Đáp án đề thi chuyên SINH KHTN năm 2011

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 15/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: Đáp án đề thi chuyên SINH KHTN năm 2011 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - MÔN SINH HỌC
Năm học 2011 - 2012
Câu
Các ý cần trả lời
Điểm

1
a)
Giảm phân I
Giảm phân II



Giống

Các NST ở trạng thái bắt đầu co xoắn; mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử chị em đính với nhau ở tâm động; tâm động của NST gắn lên thoi vô sắc.
(Thí sinh chỉ cần nêu 2 trong 3 ý)
0,25


Khác
Cặp NST tương đồng tiếp hợp, bắt chéo và có thể xảy ra trao đổi chéo
Không có sự tiếp hợp (bắt cặp) của các NST tương đồng
0,25


b) Hầu hết các cây lai giữa cải bắp và cải củ bất thụ là do các NST có nguồn gốc từ hai loài không tương đồng, vì vậy không thể tiếp hợp và bắt cặp trong kỳ đầu của giảm phân I dẫn đến quá trình giảm phân và hình thành giao tử không diễn ra được bình thường ( bất thụ (không có khả năng sinh sản hữu tính)
0,25


Có thể thu được cây lai hữu thụ bằng cách tạo ra con lai đa bội (dị đa bội), bằng 1 trong các cách sau:
- Tạo các cây cải củ và cải bắp tứ bội (4n) bằng xử lý hạt với cônxixin, rồi cho lai giữa các cây tứ bội này với nhau.
- Xử lý trực tiếp hạt lai bất thụ với cônxixin để thu được hạt đa bội (dị tứ bội), rồi cho nảy mầm thành cây.
- Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào thực vật để tạo ra các tế bào lai xôma và nuôi chúng thành cây dị đa bội hoàn chỉnh.
- Gây đột biến tạo ra giao tử lưỡng bội từ cây đơn bội rồi cho hạt phấn lưỡng bội kết hợp với noãn lưỡng bội tạo ra hợp tử tứ bội phát triển thành cây.
(Thí sinh chỉ cần nêu 1 trong 4 cách)
0,25


Tổng điểm câu 1
1,00

2
a) Nguyên tắc kết cặp bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T hay ngược lại, G liên kết với X hay ngược lại (bán bảo toàn)
0,25


 Nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa các nuclêôtit đảm bảo cho hai phân tử ADN con được tạo ra giống nhau và giống ADN mẹ.
0,25


b) - Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ một gen hay một nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định; kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
0,25



 - Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần cho các cá thể có cùng kiểu gen sinh trưởng, phát triển trong những điều kiện môi trường khác nhau rồi theo dõi sự biểu hiện kiểu hình của chúng; ví dụ: với các cây sinh sản sinh dưỡng có thể cắt cành từ cùng một cây đem trồng trong những môi trường khác nhau rồi theo dõi đặc điểm của chúng.
0,25


Tổng điểm câu 2
1,00

3
a) Đột biến mất đoạn NST. Vì thường dẫn đến sự mất thông tin di truyền (mất một hoặc một số gen).
0,25



b) - NST Y chứa các gen quy định giới tính nam (gen SRY/TDF).
0,25


 - Nếu có NST Y nguyên vẹn thì hợp tử sẽ phát triển thành nam giới bất kể có hay không sự hiện diện của NST X. Nếu không có NST Y thì hợp tử sẽ phát triển thành nữ.
0,25



 - Vì vùng đầu vai ngắn của NST Y bị mất dẫn đến kiểu hình nữ giới, nên có thể suy ra gen quy định giới tính nam nằm trên vùng đầu vai ngắn của NST Y
0,25


Tổng điểm câu 3
1,00

4
Xét phép lai 1:
P1: cánh dài × cánh dài ( F1: 3 cánh dài : 1 cánh ngắn ( cánh dài là trội so với cánh ngắn. Quy ước: B: cánh dài, b: cánh ngắn
P1: Bb × Bb (1)
Xét phép lai 2:
P2: mắt đỏ × mắt đỏ ( F1: 3 mắt đỏ : 1 mắt nâu ( mắt đỏ là trội so với mắt nâu. Quy ước: A: mắt đỏ; a: mắt nâu (2)
P2: Aa × Aa
P2: cánh dài × cánh ngắn ( F1: 1 cánh dài : 1 cánh ngắn ( P2: Bb × bb
0,25
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 3,47MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)