ĐÁP ÁN CHUYÊN SINH TGHAIS BÌNH 08-09

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Trung Quân | Ngày 15/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ĐÁP ÁN CHUYÊN SINH TGHAIS BÌNH 08-09 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Sở Giáo dục - Đào tạo
Thái Bình
Kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên Thái Bình
Năm học 2008 - 2009
Hướng dẫn chấm và biểu điểm Môn Sinh học


Câu
Nội dung
Điểm

Câu1.
(1,0 điểm)
a) Sự biến đổi hình thái NST trong quá trình nguyên phân:



+ Kỳ trung gian: NST ở dạng sợi dài mảnh duỗi xoắn.
+ Kỳ đầu: Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn.
+ Kỳ giữa: Các NST đóng xoắn cực đại, có hình thái rõ rệt.
+ Kỳ sau: Các NST bắt đầu tháo xoắn trở về dạng sợi dài và mảnh.
+ Kỳ cuối: Các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh như ở kỳ trung gian.
0,25đ


Kết luận: Sự biến đổi hình thái NST qua nguyên phân có tính chu kỳ, đóng xoắn ở kỳ đầu đến kỳ giữa sau đó tháo xoắn ở kỳ sau và kỳ cuối.
0,25đ


b) ý nghĩa của sự biến đổi hình thái NST.



+ Sự tháo xoắn tối đa ở trạng thái sợi mảnh tạo điều kiện cho sự tự nhân đôi của NST. Sự đóng xoắn tối đa tạo điều kiện cho sự phân ly của NST
0,25đ


+ Do có sự biến đổi hình thái của NST mà nó đã thực hiện được chức năng di truyền là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
0,25đ









Câu 2.
(1,0 điểm)
a) Nguyên tắc trong cơ chế tự nhân đôi của ADN đã đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nucleotit giống phân tử ADN mẹ:



+ Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên khuôn của ADN mẹ. Các nu ở mạch khuôn liên kết với các nu tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T hay ngược lại
G liên kết với X hay ngược lại.
0,25đ


+ Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): Trong mỗi ADN có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
0,25đ


b) + ý nghĩa sinh học của quá trình nhân đôi của ADN:



 * Đảm bảo cho quá trình tự nhân đôi của NST,góp phần ổn định bộ NST và ADN của loài trong các tế bào của cơ thể cũng như qua các thế hệ kế tiếp nhau.
0,25đ


 * Quá trình tự nhân đôi của ADN là cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản.



 + ý nghĩa sinh học của quá trình tổng hợp mARN: Đảm bảo cho quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ gen đến Protein.
0,25đ









Câu 3.
(1,0 điểm)
a) Tên gọi của 3 thể đột biến



+ Thể đột biến a có 3n NST: Thể tam bội .
0,25đ


+ Thể đột biến b có (2n + 1) NST: Thể dị bội (2n + 1) hay thể tam nhiễm



+ Thể đột biến c có (2n ( 1) NST: Thể dị bội (2n – 1) hay thể một nhiễm



- Đặc điểm của thể đột biến a:



+ Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng => thể đa bội có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn => kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt.
0,25đ


+ Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật.



b) Cơ chế hình thành thể đột biến c:



+ Trong giảm phân, cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân ly tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n – 1) NST.
0,25đ


+ Khi thụ tinh, giao tử (n–1) kết hợp với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n–1) NST => phát triển thành thể dị bội (2n – 1).
0,25đ









Câu 4.
(1,0 điểm)
a) + Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống vi sinh vật được tiến hành theo phương pháp: Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu.
0,5đ


+ Một số thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống vi sinh vật



- Tạo được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Trung Quân
Dung lượng: 162,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)