Đáp án 7
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Hà |
Ngày 11/10/2018 |
45
Chia sẻ tài liệu: Đáp án 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
Năm học 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10,0 làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4.0 điểm):
a. Chỉ ra được từ láy: mếu máo, liêu xiêu => 1.0 điểm (mỗi từ 0,5 điểm).
b. Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe.
TN CN VN => 1.5 điểm (mỗi thành phần đúng 0.5 điểm).
c. Thí sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý => 1.5 điểm.
Sau đây là một số gợi ý:
- Nhân vật người em muốn con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ được gần nhau => mong muốn hai anh em mình được đoàn tụ mà không phải xa nhau.
- Thể hiện lòng nhân hậu của người em…
- Gợi lên cho mọi người sự suy ngẫm về mong ước của trẻ con về cuộc sống gia đình…
…
Hoặc thí sinh có thể phát hiện ra nhiều ý nghĩa khác nữa.
Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải trình bày hết các khía cạnh khác nhau trong ý nghĩa của sự việc miễn là thí sinh hiểu ý.
Câu 2 ( 6.0 điểm):
1. Đáp án:
- Về kiến thức:
+ Giới thiệu được câu tục ngữ.
+ Gải thích câu tục ngữ:
* Nội dung câu tục ngữ: khuyên con người cần biết yêu thương người khác như yêu thương chính mình…
* Làm rõ được vì sao phải yêu thương người khác như yêu thương chính mình…
* Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ đem lại (Nhắc nhở con người về lòng tương thân tương ái; đánh giá về lòng nhân ái của con người; thể hiện triết lý sống đầy tính nhân văn của nhân dân ta…).
- Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng xác định yêu cầu của đề, biết làm một bài văn giải thích.
+ Viết được bài văn với bố cục hợp lý (mở bài, thân bài, kết bài).
+ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Biểu điểm:
- Viết được bài văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 6.0 điểm.
- Bài văn đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 5.0 điểm.
- Bài văn đảm bảo được một số yêu cầu về kiến thức, còn có một số hạn chế về kỹ năng => 4.0 điểm.
- Bài văn còn sơ sài => 2.0 điểm
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
Năm học 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
( Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo.
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện : kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một cách chính xác, khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 10,0 làm tròn đến 0,25 điểm.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (4.0 điểm):
a. Chỉ ra được từ láy: mếu máo, liêu xiêu => 1.0 điểm (mỗi từ 0,5 điểm).
b. Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe.
TN CN VN => 1.5 điểm (mỗi thành phần đúng 0.5 điểm).
c. Thí sinh có thể trả lời theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý => 1.5 điểm.
Sau đây là một số gợi ý:
- Nhân vật người em muốn con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ được gần nhau => mong muốn hai anh em mình được đoàn tụ mà không phải xa nhau.
- Thể hiện lòng nhân hậu của người em…
- Gợi lên cho mọi người sự suy ngẫm về mong ước của trẻ con về cuộc sống gia đình…
…
Hoặc thí sinh có thể phát hiện ra nhiều ý nghĩa khác nữa.
Lưu ý: Thí sinh không nhất thiết phải trình bày hết các khía cạnh khác nhau trong ý nghĩa của sự việc miễn là thí sinh hiểu ý.
Câu 2 ( 6.0 điểm):
1. Đáp án:
- Về kiến thức:
+ Giới thiệu được câu tục ngữ.
+ Gải thích câu tục ngữ:
* Nội dung câu tục ngữ: khuyên con người cần biết yêu thương người khác như yêu thương chính mình…
* Làm rõ được vì sao phải yêu thương người khác như yêu thương chính mình…
* Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ đem lại (Nhắc nhở con người về lòng tương thân tương ái; đánh giá về lòng nhân ái của con người; thể hiện triết lý sống đầy tính nhân văn của nhân dân ta…).
- Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng xác định yêu cầu của đề, biết làm một bài văn giải thích.
+ Viết được bài văn với bố cục hợp lý (mở bài, thân bài, kết bài).
+ Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
2. Biểu điểm:
- Viết được bài văn bảo đảm các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 6.0 điểm.
- Bài văn đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng => 5.0 điểm.
- Bài văn đảm bảo được một số yêu cầu về kiến thức, còn có một số hạn chế về kỹ năng => 4.0 điểm.
- Bài văn còn sơ sài => 2.0 điểm
Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Hà
Dung lượng: 37,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)