Dao duc bac ho

Chia sẻ bởi Lê Thị Hường | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: dao duc bac ho thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Dành cho học sinh Tiểu học
CHUYÊN ĐỀ I
QUÊ HƯƠNG, GIA ĐÌNH VÀ TUỔI THƠ
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890 tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (thường gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Cụ chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Cụ đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước, tuyên truyền đoàn kết, kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của Cụ đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con. Cụ qua đời tại thị xã Cao Lãnh (Đồng Tháp) vào nǎm 1929, thọ 67 tuổi.

Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là cụ Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng sớm có ý chí tự lập, thông minh, ham học. Nǎm 1901 Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao nhưng cụ vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam phận của các quan lại trong triều đình Huế.
Tượng cụ Nguyễn Sinh Sắc trong khu lăng mộ ở thành phố Cao Lãnh
Mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh - Tỉnh Đồng Tháp
Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan sinh nǎm 1868 trong một gia đình nho học. Bà là một phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương yêu chồng con và giàu lòng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại hình ảnh về một phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hoàng Thị Loan qua đời tại Huế nǎm 1901, lúc 33 tuổi.
Chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh nǎm 1884. Bà đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt giam. BàNguyễn Thị Thanh qua đời tại quê hương nǎm 1954, thọ 70 tuổi.
Anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm,còn có tên là Nguyễn Tất Đạt sinh nǎm 1888. Từ tuổi thanh niên, Nguyễn Sinh Khiêm đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức, mở mang vǎn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến nên Nguyễn Sinh Khiêm đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Nguyễn Sinh Khiêm qua đời nǎm 1950, thọ 62 tuổi.
Nguyễn Sinh Cung sống ở căn nhà nơi quê ngoại từ nhỏ cùng bố mẹ và anh chị cho đến khi 5 tuổi.
Căn nhà Bác thưở thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa.
Chiếc giường tre quá đơn sơ,
Võng gai ru mát những trưa nắng hè,
Cuối năm 1895, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng vợ (bà Hoàng Thị Loan) và hai con trai Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung lên đường vào Huế. Con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Thanh gửi cho bà ngoại ở quê nhà, Cậu Cung còn nhỏ lúc thì được cha cõng, lúc thì ngồi trong quang gánh của mẹ, lúc thì chạy nhảy trên đường; cùng với khách bộ hành gội nắng, dầm mưa, leo đèo, lội suối; khi lách dưới chân núi hoang sơ, lúc đi trên bãi cát trắng trải dài ven biển, ăn ngủ dọc đường hàng tháng trời ròng rã mới đến kinh đô Huế.
Ăn nhờ ở đậu lân la
Mới thuê được một gian nhà hướng nam
Xế hiên một gốc mai vàng
Trước sân bông bụt một hàng rào thưa
Bên này nhà chú thợ cưa
Bên kia nhà một viên thừa bộ Binh
Dãy nhà gian ngói bếp tranh
Chênh chênh nhìn phía cổng thành Đông Ba”
Sau khi vượt quãng đường bộ mấy trăm cây số vào tới Huế, gia đình ông Sắc phải nhờ người quen tìm hộ mới thuê được một căn nhà nhỏ nằm trong khu vực Thành Nội (nay là số nhà 112 Mai Thúc Loan - Huế). Miêu tả lại căn nhà này, nhà thơ Thanh Tịnh qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đã viết :
Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc thi Hội lần thứ 2 không đỗ, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, được ông Nguyễn Viết Chuyên, nhân viên bộ Hình giúp đỡ, giới thiệu ông về dạy học ở làng Dương Nỗ (Phú Dương - Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Khiêm, Cung cùng đi với cha để ông tiện việc bảo ban học hành, còn bà Hoàng Thị Loan vẫn ở lại ngôi nhà Thành Nội, ngày ngày canh cửi để trang trải mọi sinh hoạt gia đình.
Về Dương Nỗ, gia đình ông Sắc được gia chủ giành hẳn một ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái, vách ghép ván để dạy học và sinh hoạt.
Cuối năm 1900 bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ 4 đặt tên là Nguyễn Sinh Nhuận (hay còn gọi là bé Xin), sau khi sinh bà mang bệnh nặng, ông Sắc phải nghỉ dạy học đem hai con về săn sóc vợ. Trong lúc cảnh nhà gian truân, ông Sắc lại được lệnh đi làm Đề lại ở trường thi Thanh Hoá. Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng cha, Cung ở lại chăm sóc cho mẹ và em. Sau khi ông Sắc đi, bà Loan bệnh ngày càng nặng, Ở Huế, còn lại mình cậu Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải lo liệu mọi việc, vừa chăm sóc mẹ vừa nuôi em, nhưng bà Loan vì kiệt sức do lao tâm, lao lực lại bị bệnh hậu sản nên đã lặng lẽ qua đời vào ngày 10.2.1901 (tức 22 tháng Chạp năm Canh Tý) trong nỗi xót xa của gia đình và bà con lối xóm.
Chiêc khung cửi của bà Hoàng Thị Loan
Hoàn cảnh lúc bấy giờ của Bác đã được nhà thơ Thanh Tịnh đã kể lại:

….Gần trưa cậu lại ra ngoài,
Mua cơm thường lệ như vài tháng nay.
Liễn sành quen xách đổi tay,
Đi về quen nếp bóng cây bước dồn.
Trước còn hai buổi mua cơm,
Sau cơm hoặc cháo sớm hôm hai lần.
Trưa về mới đến trước sân,
Nghe em khóc thét, cậu băng chạy vào.
Bò trên ngực mẹ em gào,
Miệng day vú mẹ sữa nào còn đâu.
Im lìm mẹ mất từ lâu,
Vào hồi giống giả trống lầu điểm trưa.
Bên ngoài trời lại đổ mưa,
Mành rơi lẩy bẩy bóng đưa vật vờ.
Tiếng gào thảm thiết trẻ thơ,
Hoà vang gió lộng dật dờ vọng xa”.

Theo quy định của triều đình Huế hồi đó, nhân dân sống trong thành nội Huế, khi chết con cái không được khóc to, không được đánh trống phát tang, vì sợ tiếng khóc ai oán, thương nhớ, tiếng trống phát tang theo nhịp điệu thê thảm đó làm ảnh hưởng đến niềm vui của đấng tối cao đang ngự trị trong lầu son, gác tía. Thi hài của người quá cố cũng không được đưa ra các cổng lớn như An Hòa, Đông Ba, Thượng Từ mà phải đưa ra cổng phụ. Đám tang đi trong tiếng nấc nghẹn ngào của bé Cung và bà con hàng xóm.
“Đường dài một sáng trời trong,
Người đi đưa đám mấy dòng leo teo.
Áo quan phất giấy hồng điều,
Nắp trên mẫu nến cắm theo dãy dài.
Bát cơm quả trứng sơ sài,
Đặt ngay chính giữa cắm vài nén hương.
Gánh khiêng có tám dân phường,
Chú Lần cầm đuốc dẫn đường đám tang.
Bà Tâm đi ở cuối hàng,
Cậu Cung lẽo đẽo theo ngang bên bà…

Thi hài bà Loan được bà con lối xóm đưa xuống thuyền qua cống Thanh Long, theo sông Đông Ba, ra sông Hương về sông An Cựu, đến gần ngã ba Giàng Xay thi hài bà được gánh bộ theo đường Ngự Bình và đưa lên mai táng ở triền núi Bân (núi Tam Tầng).

Nhà bia tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan tại núi Bân ( Huế )
Sau khi bà Loan mất một thời gian, bà Nguyễn Thị Thanh, chị gái Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vượt gần 400 km trên đôi chân trần để đưa hài cốt mẹ từ kinh đô Huế trở về quê nhà. Bà Loan được an táng trong khu vườn nhà ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại làng Kim Liên.
Ít lâu sau, ra khỏi nhà tù đế quốc Pháp, anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Khiêm cũng đáp tàu hoả từ Huế về quê. Theo lời kể của các cụ cao tuổi trong dòng họ Nguyễn Sinh, thời gian này ông cả Khiêm đã lặn lội khắp các dãy núi trong hai huyện Nam Đàn và Hưng Nguyên, tìm nơi cát địa để táng hài cốt mẹ. Ông Khiêm cát táng mộ mẹ trên núi Động Tranh vào tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942)
Mộ bà Hoàng Thị Loan (1868 - 1901) nằm trên núi Động Tranh, thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ chân núi Động Tranh đi theo lối lên phần mộ nằm ở bên trái. Năm 1985 phần mộ được xây dựng kiên cố. Năm 2011 được tôn tạo như ngày nay. Mộ có 269 bậc (con số 69 là năm Bác Hồ mất - 1969), lối xuống bên phải phần mộ có 242 bậc (con số 42 là năm ông Khiêm đưa hài cốt mẹ về đây - 1942). Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc, ứng với con số 33 là tuổi đời của bà. Phía trên mộ là giàn hoa cách điệu hình khung cửi. Hai cụm cây hoa giấy che mát phần mộ bà được lấy giống từ Huế - nơi bà mất và khu lăng mộ của ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Khe trước phần mộ trồng nhiều cây quí từ nhiều miền đất nước. Mỗi tháng có khoảng trên 300 đoàn đến thăm viếng, có đăng ký tại Ban quản lý khu mộ.
Vào những ngày giáp tết, trong khi trẻ con hàng phố nô nức kéo nhau đi chợ tết Đông Ba thì Nguyễn Sinh Cung bế em đi xin sữa. Bé Xin thiếu sữa, không có mẹ có khi gào khóc thất thanh, khiến Cung cũng khóc theo. Tiếng khóc của bé Xin vào những ngày này đã là nỗi đau khó quên trong cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguyễn Sinh Cung bế em Xin đón tết trong cảnh đại bất hạnh mất mẹ, vắng cha, vắng cả anh chị. Hình ảnh bà Hoàng Thị Loan là người phụ nữ thiệt thòi nhất trên đời này đã khắc sâu trong tâm khảm của Nguyễn Sinh Cung, không bao giờ quên được. Sau này trên con đường đấu tranh cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả tâm huyết để giải phóng cho được phụ nữ, giải phóng cho được một nửa nhân loại có nhiều thiệt thòi trong cuộc sống đời thường và cả trong công tác xã hội.


Nguyễn Sinh Xin được bà ngoại trông nom, nhưng yếu sức nên mấy tháng sau thì chết. Tại quê, Nguyễn Sinh Cung học chữ Hán với thầy Hoàng Phan Quỳnh, lớp học mở tại xóm Vang, làng Hữu Biệt, cách Hoàng Trù 3km (nay thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Thuở nhỏ Bác cũng chăn trâu
Thả diều lên tận đỉnh đầu núi Chung
Câu cá ở ao của làng
Nhà có ổi ngọt thường mang cho Điền
Người luôn chia xẻ bạn hiền
Tuổi thơ của Bác gắn liền hương quê.
Sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời, gia đình ông cử Sắc vừa đau buồn, vừa khó khăn. Không thể sống một mình nuôi con nơi đất khách quê người, ông Nguyễn Sinh Sắc đưa các con trở về Hoàng Trù (Nghệ An) gửi cho nhạc mẫu. Sau đó lại quay trở lại kinh đô dự thi Hội lần thứ 3 năm Tân Sửu.
Toàn cảnh Nhà thờ Bà Vang, còn gọi là Nhà thờ Phan Trọng - nơi Bác Hồ
học tập thời niên thiếu
Tháng 5 năm 1901, một tin vui đến với gia đình Nguyễn Sinh Cung và dân làng: Ông Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) đậu Phó bảng khoa thi Hội, Tân Sửu, năm Thành Thái thứ 13. Theo tập tục địa phương và ý nguyện bà con họ Nguyễn Sinh, ông Sắc đã vinh quy tại Làng Sen quê nội (khoảng tháng 9 năm 1901). Trước khi ông Sắc được đón về, làng Kim Liên đã cấp đất công, xuất quỹ làm cho một ngôi nhà (đó là ngôi nhà và khoản vườn hiện nay còn được bảo tồn ở Kim Liên).Nhân dịp này, ông Nguyễn Sinh Sắc làm lễ "Vào làng" cho hai con trai, với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).

Sau khi đỗ Phó Bảng, 5 năm sau ( 1906) ông cùng hai con trai Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành vào Huế nhậm chức Thừa Biện Bộ Lễ, đánh dấu thời kỳ lần thứ hai gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Huế sinh sống. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, Nguyễn Tất Thànhvào học tại trường Quốc học Huế,
Trường Quốchọc Huế
Vào khoảng tháng 8 - 9 năm 1910 cho đến tháng 2 – 1911, Nguyễn Tất Thành từ cố đô Huế vào dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh. Thầy dạy chữ Quốc Ngữ và Hán văn lớp nhì, có lúc còn thêm một số giờ tiếng Pháp, đồng thời duy nhất tại trường, Người được tổ chức ra và trực tiếp phụ trách môn thể dục - thể thao. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy ở đây chỉ một năm, song học trò ai cũng thương mến thầy, vì tính tình bao dung, hiền lành, thương cảm học trò dẫu xa hay gần khi vào trường Dục Thanh học. Các học trò không chỉ lớp thầy dạy mà từ lớp nhất đến lớp tư đều được thầy khuyên nhủ chu đáo khi trả bài các môn do thầy Thành dạy.
Trường Dục Thanh
nơI thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học
Sáng ngày 14/6/1957, sau hơn 50 năm xa quê tìm đường cứu nước, Bác mới có dịp về thăm quê. Bác còn nói rằng, người ta đi xa lâu ngày thì mừng mừng tủi tủi còn Bác thì mừng chứ không tủi,vì khi ra đi nước nhà còn nô lệ, bây giờ về nước nhà đã được độc lập, tự do. Nói rồi Bác đọc haicâu thơ: "Quê hương nghĩa nặng tình cao/ Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình", nhiều ngườidân xã kim Liên có mặt ở đó không khỏi xúc động bởi tình cảm sâu nặng bác dành cho quê hương"
Bác Hồ về thăm quê hương lần thứ nhất, năm 1957 (Ảnh tư liệu)
Bác Hồ về thăm quê ở Kim Liên, Nghệ An năm 1961. Ảnh Tư liệu
Ôi sáng hè vui, Bác trở về
Vẫn không quên lối cũ, tình quê
Bạn xưa, còn nhớ khi câu cá
Nhớ quả cà ngon, nhớ gốc chè....
Trả lời câu hỏi
1.Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ? Ở đâu?
2. Kể một vài chi tiết về tuổi thơ của Bác mà em nhớ nhất ?
3. Khi theo cha vàoHuế, Bác học ở những trường nào ?
CHUYÊN ĐỀ II
SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
( Dành cho HS khối 4-5)
.Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ giã quê hương, lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin sang phương Tây, mang theo mình một khát vọng cháy bỏng tìm đường cứu nước để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.
Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết:
Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác,
Khi bờ bãi dần xa, làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre….
Với bí danh văn Ba, Người làm phụ bếp trên con tàu đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước. Người vừa lao động để sống, vừa học tập, nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Ngày 6/7/1911 Người đến nước Pháp
Ở Pháp một thời gian rồi Người qua Hoa Kỳ. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối 1912-cuối 1913), Người đến nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn, học tiếng Anh, và ở London cho đến cuối năm 1916.
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, Người đã nhận rõ đây là đường lối duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Đầu năm đó,Người gửi đến Hội nghị Véc-xây (Pháp) “Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam”, đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do và bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
(Nguyễn A`i Quốc phát biểu tại  Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháphọp tại thành phố Tours nǎm 1920)
Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo “Người cùng khổ” ở Pháp.
Nguyễn Ái Quốc và những người bạn Pháp tại Paris vào năm 1921
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi



Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng
Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện, đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động.
( Phòng họp của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chi Hội )
Mùa thu 1928, Hồ Chí Minh từ châu Âu đến Thái Lan, với bí danh Thầu Chín để tuyên truyền và huấn luyện cho Việt Kiều, đồng thời móc nối một số thanh thiếu niên Việt Nam sang Thái Lan hoạt động..
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại U- don – tha – ni Thái Lan
Bác Hồ trong vai một nhà sư
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930.
Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc đã có mặt ở Liên Xô để dự Đại hội lần thứ 7 Quốc tế Cộng sản (từ ngày 25/7 đến ngày 20/8 năm 1935.
Mùa xuân năm 1941, nhân dân Pác Pó vinh dự và tự hào thay mặt nhân dân cả nước đón Bác Hồ tại mốc 108 biên giới Việt -Trung sau hơn 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước trở về Tổ quốc; ngày 28/01 (tức ngày mùng 2 tết Âm lịch năm Tân Tỵ Khi vừa đặt chân lên mảnh đất quê hương, Bác đứng lặng đi bên cột mốc số 108, đưa mắt ngắm nhìn núi rừng trùng điệp quê hương rồi cúi xuống cầm nắm đất Tổ quốc lên hôn mà đôi mắt Bác rưng rưng.
Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về !. Im lặng con chim hót.
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ. ( Tố Hữu)
Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ huy phong trào cách mạng trong nước. Bác sống và làm việc trong hang Pác Pó thuộc huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng. ( hang Pác Pó - Suối Lê –nin)
Đây suối Lê – Nin, kia núi Mác
Hai tay gây dựng một sơn hà.
Ngày 22.12.1944, theo chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, Cao Bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ Tịch ủy nhiệm lãnh đạo quân đội.
Ngày 24 tháng 5, Bác Hồ từ Cao Bằng về đến Tân Trào để chỉ đạo phong trào cách mạng. Lán Nà Lừa là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945, để chuẩn bị và lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.
Ngày 17 tháng 8, ngay sau Đại hội Quốc dân, Bác Hồ ra lời kêu gọi, đồng bào cả nước Tổng khởi nghĩa, động viên quân dân ta nhất tề xông lên giành lấy chính quyền, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do.
Ngày 22 tháng 8, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Ngày 2/9/1945, tại vườn hoa Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Người đọc tuyên ngôn.... Rồi chợt hỏi:
"Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
Tháng 9/1945 câu kết với các đế quốc Mỹ, Anh và bọn phản động Quốc dân Đảng Trung Quốc, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, âm mưu xóa bỏ mọi thành quả của Cách mạng tháng Tám. Bác Hồ cùng đoàn ngoại giao sang Pháp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước Việt – Pháp ngày 14-9-1946
Bác Hồ thức. Nǎm canh không ngủ
Nghe phong ba gào thét đá ghềnh
Vững tay lái. Ôi người thuỷ thủ
Đã từng quen bốn biển lênh đênh!
Người trông gió bỏ buồm, chọn lúc
Nước cờ hay, xoay vạn kiêu binh
Lòng nhẫn nhục quyết không khuất phục
Yêu hoà bình, đâu sợ chiến chinh!
Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra chiếm đóng miền Bắc,âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Sau đó Người trở lại Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Ở chiến khu mọi sinh hoạt và làm việc của Bác đều rất đơn sơ.Trong 9 năm, trường kỳ kháng chiến, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trải chín nǎm trường, đi kháng chiến
Gót chân trơn càng luyện tinh thần
Con suối nhỏ cũng mang hồn biển
Mỗi đời riêng lớn giữa lòng dân.
Ta có Bác dẫn đường lên trước
Bác cùng ta, mỗi bước gian lao
Vui sao buổi hành quân nắng lửa
Bỗng gặp Người, lưng ngựa đèo cao...
Tố Hữu
Bác tham gia chiến dịch Biên Giới năm 1950
Thương sao, sáng lên đường ra trận
Người đến thǎm ta, vượt lũ nguồn
Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn
Người đứng trông ta đánh diệt đồn!  
Bỏc H? cựng Bỏc Ph?m Van D?ng v� Bỏc Vừ Nguyờn Giỏp
Vào tháng 12 năm 1953, Bác và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Bác trao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tổng chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Từ khi chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, Bác Hồ luôn theo dõi sát trận địa, gởi thư động viên, nhắc nhở và khi thắng trận, Bác còn làm thơ báo tiệp.
Ngay khi chiến dịch thắng lợi, Bác đã có mấy câu tập Kiều như sau:
Cùng trong một cuộc Điện Biên 
Ta mừng thắng lợi, Pháp phiền xấu xa 
Trăm năm trong cõi người ta
Bên chính ắt thắng, bên tà ắt thua
Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến, quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Kết thúc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi trả lời một chính khách nước ngoài, Đại tướng nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là công đầu thuộc Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh là một nhà chiến lược thiên tài, là người cha thân yêu của các LLVT nhân dân Việt Nam. Những biến đổi phi thường của lịch sử Việt Nam trong mấy chục năm qua đều gắn liền công lao và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch”
Trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Đền Hùng. Tại đây Người căn dặn cán bộ, chiến sĩ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cùng các cơ quan Trung ương, Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về tiếp quản thủ đô Hà Nội, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đi đến thống nhất cả nước.
Vào dịp sinh nhật năm 1958, Bác Hồ đã chuyển sang ở ngôi nhà này cho tới ngày 17/8/1969.Ngôi nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn của đồng bào dân tộc: dài 10,5m rộng 6,2m, có hai tầng, tầng trên có hai phòng: mỗi phòng rộng trên dưới 10m2 dùng làm phòng ngủ và phòng làm việc về mùa đông. Tầng dưới là nơi Bác Hồ thường làm việc về mùa hè, nơi họp Bộ Chính trị quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cách mạng Việt Nam, nơi tiếp khách thân mật. Nhà sàn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.
Trả lời câu hỏi
1.Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm
nào ? ở đâu ?
2.Bác đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà vào thời gian nào ? Ở đâu ? ?
3.Qua chuyên đề này em học tập ở Bác những đức tình gì ?
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Dành cho học sinh Tiểu học
CHUYÊN ĐỀ III
PHONG CÁCH GIẢN DỊ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
 
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Về nước năm 1941, Bác sống ở hang Păc Pó – Cao Bằng, cuộc sống giản dị
Bác Hồ có một văn cách rất giản dị trong lời ăn tiếng nói. Người nói và viết cho tất cả mọi người, kể cả những người ít học, những người mù chữ khi nghe cũng đều hiểu được. Người thường dùng ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ tích hoặc dân gian để dễ đi vào nhận thức người dân bình thường. Nội dung bao giờ cũng khảng khái, thấm thía, giàu tính dân tộc và nhân văn, đi vào tình cảm của con người, chinh phục cả trái tim khối óc của mọi người.
Việc ăn uống của Bác cũng rất giản dị, thanh đạm với những món ăn dân tộc như cá thịt kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa, v.v...
         Bác viết: Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung
Bữa cơm đơn sơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi công tác Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Ôi những chiều mưa đầm lá cọ
Bác vào, tươi mỗi lán lều con...
Bữa cơm muối, mǎng non bí đỏ
Tháng ngày vui có Bác mà ngon!

GIẢN DỊ – THƯƠNG YÊU CÁN BỘ: Bác chan hòa sinh hoạt với cán bộ. Khi có ai thiếu sót, Bác thẳng thắn phê bình, nhưng không đao to búa lớn. Bác rất quan tâm đến việc học tập và sức khoẻ của cán bộ. Có một lần đi chiến dịch biên giới, đoàn 7 người nhưng chỉ có một con ngựa dành cho Bác, Bác không chịu đi ngựa và bảo tất cả toàn đoàn đều đi bộ, dành ngựa thồ hành lý đỡ cho anh em. Bác vừa đi đường vừa kể chuyện cho anh em nghe, vừa quên mệt, vừa nâng cao kiến thức cho anh em.
Nhà sàn đầu tiên của Bác ở Vai Cày, Đại Từ, Thái Nguyên
Nơi Bác ở: sàn mây vách gió
Sáng nghe chim rừng gáy bên nhà
Đêm trắng một ngọn đèn khêu nhỏ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa .
GIẢN DỊ – TÔN TRỌNG DÂN: Hầu hết các tỉnh miền Bắc, Bác Hồ đã đặt chân đến và đến đâu Bác cũng gặp gỡ nói chuyện thân mật với bà con địa phương. Nhiều người trước chưa gặp Bác rất ngạc nhiên khi thấy Bác quá giản dị trong ăn mặc và đối xử với bà con. Bác xắn quần thăm ruộng và tát nước với bà con, hướng dẫn kỹ thuật cho bà con giống như một lão nông tri điền.
Bác đang cùng bà con nông dân thử nghiệm máy cấy mới ở ngoại thành Hà Nội năm 1961
Bác Hồ cùng nhân dân tát nước chống hạn ở cánh đồng Quang Tó, xã Đại Thanh, tỉnh Hà Tây
năm 1958
Bác vẫn đi kia... giữa cánh đồng
Thǎm từng ruộng lúa, hỏi từng bông
Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm
Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong....
Tình cảm lớn của Bác là yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ. Người thường mang theo những món quà nhỏ tặng những cháu ngoan, các vị cao niên gương mẫu, những người phụ nữ lao động giỏi. Đặc biệt Bác không bao giờ nhận sự tiếp đón tốn kém, không muốn phiền hà địa phương, Bác thường mang theo thức ăn, nước uống. Có lúc đi đường có nơi nào cảnh đẹp là Bác cho dừng xe lại để ăn cơm, như những người đi du lịch ngoại cảnh.
Đâu chẳng vang lời Bác thiết tha?
Đời vui tiếng Bác ấm muôn nhà
Bác đi... Đâu cũng nghe chân bước
Như gió xuân về, đất nở hoa....
Là lãnh tụ tối cao của dân tộc, nhưng Người sống hết mực giản dị và thanh bạch. Sự giản dị và thanh bạch đó thể hiện trong ngôi nhà sàn nho nhỏ của Người. Nơi đó có khu vườn xanh thơm hương hoa quả, có tiếng chim hót líu lo, có tiếng cá quẩy trong vuông ao gần đó. Nhân dân ta và cả bạn bè quốc tế, mỗi khi có dịp đến thăm nơi ở của Người đều ghi lại những cảm nghĩ vô cùng chân thật và sâu sắc.
Tuổi xế chiều, Bác Hồ đã về sống ở đây, đúng như mong muốn của Người được sống trong ngôi nhà nhỏ, có vườn cây, ao cá, sớm chiều bầu bạn với các cụ già em nhỏ, xa lánh vòng danh lợi. Cuộc sống vật chất của Người chỉ nhỏ bé vậy thôi, trái ngược với ham muốn to lớn của Người:Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Đúng như lời điếu bác Lê Duẩn đọc trong lễ tang của Bác :“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, và non sông đất nước ta.”
Anh dắt em vào cõi Bác xưa
Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
Có hồ nước lặng sôi tăm cá
Có bưởi cam thơm mát bóng dừa…
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về.
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ, măng tre.
Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn


Còn đôi dép cũ mòn quai gót
Bác vẫn thường đi giữa thế gian.
Những chiếc bút, kéo, thước kẻ, Bác dùng hàng ngày.
Chiếc đồng hồ của Bác
Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
Như dòng sông chảy, nặng phù sa.

Như đỉnh non cao tự giấu hình
Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh
Bác mong con cháu mau khôn lớn
Nối gót ông cha, bước kịp mình.

Trả lời câu hỏi
1.Kể một câu chuyện về đức tính giản dị của Bác mà em thích nhất ?
2. Đọc một bài thơ nói về Bác trong chương trình Tiểu học ?
CHUYÊN ĐỀ IV
BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI
THIẾU NHI VỚI BÁC HỒ

Dù bận trăm công ngàn việc, song bao giờ Bác cũng dành tình cảm thương yêu nhất cho các cháu Thiếu niên – Nhi đồng
BÀI THƠ KÊU GỌI THIẾU NHI
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan
Chẳng may vận nước gian nan
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng
Học hành giáo dục đã không
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa
Sức còn yếu, tuổi còn thơ
Mà đã khó nhọc cũng như người già
Có khi lìa mẹ lìa cha
Để làm tôi tớ người ta bên ngoài
Vì ai nên nỗi thế này?
Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn
Khiến ai nước mất nhà tan
Trẻ em cũng chịu cơ hàn xót xa
Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay…
Bao giờ đuổi hết Nhật Tây
Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng.
Tháng 9-1941, lúc này cách mạng nước ta đang đứng trước những khó khăn của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Bác viết bài thơ Kêu gọi thiếu nhi ngày 21-9,
Hình ảnh Bác Hồ bón cơm cho em bé tại Tân Trào (Sơn Dương) trong kháng chiến chống Pháp.
Và các em, có hiểu vì sao
Lòng Bác mênh mông vẫn dạt dào
Yêu nụ mầm non, yêu tuổi trẻ?
Biển thường yêu vậy sóng xôn xao..
..“Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.”
Sau khi đất nước giành được độc lập, trong ngày khai trường đầu tiên năm 1945, Bác đã gửi thư cho các cháu học sinh. Trong thư Bác căn dặn:
Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:
Bác mong các cháu chăm ngoan
Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng
Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng
Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam.
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung…”
Nhân dịp Trung thu năm 1951, khicuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta đi vào giai đoạn phản công, trong niềm vui chung ấy, niềm yêu thương của Bác đối với thiếu niên nhi đồng đã được bộc lộ bằng vần thơ tha thiết yêu thương:
Tình cảm trìu mến đó cũng là niềm mong mỏi của Bác đối với lớp mầm non tương lai của đất nước:
Ai yêu các Nhi đồng
Bằng bác Hồ Chí Minh
Tính các cháu ngoan ngoãn
Mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tùy theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Và gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh.
Thư Trung thu 1952
(Thư Trung thu - 1953)
Mùa thu 1953, ta đang dồn sức để tổng tấn công giặc ở chiến trường Điện Biên Phủ, ngày đêm Bác rất bận chỉ đạo chiến dịch, nhưng Bác vẫn dành thời gian viết thơ tặng các cháu:

Chín Tết Trung thu
Tám năm kháng chiến
Các cháu khôn lớn
Bác rất vui lòng
Thu này Bác gửi thơ chung
Bác hôn các cháu khắp vùng gần xa
Thu này hơn những Thu qua
Kháng chiến thắng lợi gấp ba, bốn lần.
Các cháu vui thay!
Bác cũng vui thay!
Thu sau so với thu này vui hơn.
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Thanh Hoá.
Trung thu năm 1954 là “Trung thu hòa bình đầu tiên sau 9 năm kháng chiến của nhân dân ta”. Trong thư Bác khen ngợi sự đóng góp của thiếu nhi cho cuộc kháng chiến. Bác viết: “Trăng thu trong đẹp, sáng rọi khắp nơi, từ Nam đến Bắc. Cũng như lòng Bác yêu quý tất cả các cháu miền Bắc cũng như miền Nam”. Cuối thư Bác thể hiện lòng mong đợi thiết tha: “Đến ngày Nam Bắc một nhà.
Các cháu xúm xít thì ta vui lòng”.
Nhân dịp Tết Nguyên đán đầu tiên sau hòa bình, các cháu thiếu nhi thủ đô đến chúc tết Bác Hồ và múa hát quanh Bác tại Phủ Chủ tịch (ngày 9-2-1955).
Bác Hồ với thiếu nhi Việt Bắc - Năm 1960

 
Năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam,theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:  

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Bác Hồ thăm các cháu ở trường Mầm Non – Thanh Hoá
Bác Hồ múa hát cùng các cháu
Bác Hồ với các cháu lưu học sinh tại Đức
Miền Bắc giải phóng, Miền Nam vẫn bị đế quốc Mỹ xâm lược. Bác luôn nhớ đến các cháu Miến Nam. Mỗi lần có đoàn học sinh miền Nam ra Bắc học tập,Bác đều gặp gỡ các cháu và nói chuyện, hỏi thăm về đồng bào Miền Nam
Bác Hồ thăm các cháu ở Trại Nhi đồng Miền Nam
Nghe tin các cháu đoàn thiếu nhi Dũng sĩ miền Nam ra Miến Bắc. Bác Hồ đã gọi các cháu đến chơi . Bác Hồ và Bác Tôn chụp ảnh cùng các cháu (1969)
9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, từ nơi đây truyền đến cho nhân dân Việt Nam và nhân loại nỗi đau: Bác Hồ ra đi mãi mãi. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:




Như thế, Người đi... Phút cuối cùng
Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung
Lời Di chúc gửi, êm bên gối
Quên nỗi mình đau, để nhớ chung…
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa ….
Ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu tiễn đưa Người về với thế giới người hiền. ( lễ tang Bác tại Quảng trường Ba Đình )
Các em học sinh khóc thương, tưởng nhớ Bác Hồ

Trong di chúc, Bác Hồ muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do "theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân", quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác,
là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lăng Bácđược chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận chín.
Lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức vào các buổi sáng: Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm. Gần bốn mươi năm đã trôi qua, kể từ ngày Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chính thức mở cửa cho đồng bào, chiến sĩ cả nước và bạn bè quốc tế vào viếng Người. Tính đến tháng 7 năm 2013, Lăng Bác đã đón tiếp 7.157.054 lượt khách quốc tế của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ; 1.061 đoàn nguyên thủ quốc gia, đoàn ngoại giao và các đoàn khách quốc tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hường
Dung lượng: 11,17MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)