Đánh giá tình hình và 5 nội dung YTHĐ
Chia sẻ bởi Cao Văn Ninh |
Ngày 12/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Đánh giá tình hình và 5 nội dung YTHĐ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN KRÔNG BÔNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TẬP HUẤN
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC 2011-2012
Krông Bông, ngày tháng năm 2011
I. Thực trạng công tác YTTH
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Y tế trong các trường học, trong những năm qua, ngành Y tế, Giáo dục đã có nỗ lực trong việc bảo vệ, CSSK HS và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ nên công tác Y tế trường học (YTTH) còn nhiều tồn tại:
1. Mạng lưới nhân viên Y tế: Còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng
2. Cơ sở vật chất: Toàn huyện chỉ mới một vài đơn vị có phòng Y tế. Tỷ lệ trường học có đủ nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp, chủ yếu là nhà vệ sinh tạm bợ.
3. Công tác khám sức khỏe định kỳ (SKĐK):
Công tác khám SKĐK đã được các trường thực hiện song chỉ dừng lại ở mức độ “chiếu lệ” (Chủ yếu là đo chiều cao và cân nặng).
Chưa phân loại SK HS, không phân tích mô hình bệnh tật, không thông báo về gia đình.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa được thực hiện đầy đủ.
Do đó, việc thu thập số liệu và báo cáo còn nhiều lúng túng.
4. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:
Toàn huyện chưa có đơn vị nào tổ chức bếp ăn tập thể đúng theo quy định.
Một số đơn vị tổ chức ăn tại trường nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
5. Kinh phí cho công tác YTTH: chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động.
- Trang thiết bị phục vụ cho việc đo đạc đã cũ và lạc hậu.
- KP chủ yếu là trích lại từ quỹ bảo hiểm tự nguyện HS, nhưng hầu như sử dụng ít hiệu quả do không có CB y tế.
6. Công tác truyền thông: Chỉ mới dừng lại ở mức độ nhất định.
7. Công tác kiểm tra: Hầu hết chỉ dừng lại ở “Tự kiểm tra”, số trường được ngành Y tế kiểm tra là 02 = 5,1%
Trình độ cán bộ làm công tác y tế tại các trường học
(Số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk)
II. Nội dung hoạt động của YTTH:
1. Các nội dung chính của Y tế trường học:
- Nội dung hoạt động và công tác tổ chức YTTH hiện nay
- Tổ chức hoạt động quản lý mô hình YTTH
- Năm nội dung chính của công tác YTTH
- Công tác KSK định kỳ tại các TH
- Công tác quản lý hồ sơ sổ sách tại các Phòng y tế TH
2. Sức khỏe trường học bao gồm:
- Vệ sinh trường học
- Y tế trường học
3. Vệ sinh trường học là gì ?
Vệ sinh trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng, nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường (tự nhiên và xã hội) lên trạng thái, chức năng của cơ thể học sinh, trên cơ sở đó ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh và thực hiện các biện pháp dự phòng nhằm bảo vệ và không ngừng nâng cao sức khỏe cho học sinh.
4. Vệ sinh trường học thể hiện:
Quy định về quy cách xây dựng ngôi trường thế nào cho hợp vệ sinh, bao gồm:
- Các yếu tố vi khí hậu tốt nhất cho hoc sinh (Nhiệt độ, độ ẩm…)
- Chiếu sáng, tiếng ồn, vi sinh không khí, bụi
- Vệ sinh môi trường
- Vấn đề giải quyết các chất thải học sinh như phân, nước tiểu, rác thải
- Thiết bị học tập: bàn ghế, bảng phù hợp tầm vóc
- Trang phục, văn phòng phẩm phục vụ học tập
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: phải đảm bảo dinh dưỡng và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
5. Khái niệm về Y tế trường học:
Y tế trường học là hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe học sinh và biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường.
6. Y tế trường học thể hiện:
- Theo dõi quản lý sức khỏe học sinh;
- Các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho học sinh như sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thường xảy ra cho học sinh trong thời gian học tại trường;
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và quản lý hồ sơ sức khỏe;
- Triển khai các chương trình Y tê Quốc gia vào trường học như Nha học đường, Mắt học đường, Vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương tích;
- Tham gia và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về Y tế trường học cho giáo viên, cán bộ công chức và học sinh do ngành y tế tổ chức.
7. Nội dung hoạt động và công tác tổ chức YTTH hiện nay:
Theo “Quy định về hoạt động YT trong các trường TH, trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học” ban hành kèm theo Quyết định số: 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, mục đích của công tác YTTH trong các trường PT nhằm bảo vệ, GD và CSSK cho HS, GV, CB và NV nhà trường, công tác YTTH được xác định như sau:
7.1. Quản lý và CSSK trong nhà trường:
- Tổ chức KSK định kỳ và phân loại sức khoẻ cho HS ít nhất mỗi năm một lần vào đầu năm học;
- Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khoẻ của HS;
- Mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định;
- Sơ cứu, cấp cứu ban đầu, CSSK ban đầu theo quy định của Bộ YT; Chuyển bệnh nhân đến CSYT trong những trường hợp cần thiết.
7.2. Tuyên truyền, GD, tư vấn các vấn đề liên quan đến SK cho HS, GV, CBNV nhà trường và cha mẹ HS. Vận động HS tham gia bảo hiểm YT tự nguyện.
7.3. Tổ chức thực hiện VS học đường, VSMT, phòng chống các dịch bệnh, tật học đường, đảm bảo VSATTP, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh XH và thực hiện các hoạt động khác về YTTH.
7.4. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành YT địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ.
7.5. Phối hợp với CSYT, các đơn vị liên quan tại địa phương, các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong trường triển khai, thực hiện các hoạt động YTTH và các hoạt động YT khác, xây dựng MT trường học lành mạnh, an toàn.
7.6. Sơ kết, tổng kết và BC kết quả công tác YTTH theo quy định.
8. Phương thức tổ chức YTTH:
8.1- Tổ chức, cán bộ
- Trường thành lập BCĐ công tác YTTH (Ban SK), trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu nhà trường, các thành viên là đại diện các đoàn thể trong nhà trường, CBYT trường, các GV và đại diện hội cha mẹ HS.
- Số lượng CB YTTH chuyên trách theo quy định biên chế viên chức hiện hành của Nhà nước (Hiện nay là thực hiện theo TTLT 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV).
- Trình độ của CB làm công tác YTTH từ trung cấp y trở lên. CB chuyên trách công tác YTTH được tham gia các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác YT do ngành GD, ngành YT và các ban, ngành khác của địa phương tổ chức. Đối với CB GV làm kiêm nhiệm công tác YTTH phải được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác YT trường học.
- CB YTTH chuyên trách thuộc biên chế Tổ Văn phòng; được hưởng lương, chế độ, chính sách, phụ cấp ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
8.2. Phòng làm việc: Mỗi trường PT bố trí một phòng phòng YT học đường đảm bảo các yêu cầu:
- Vệ sinh.
- Diện tích từ 12m2 trở lên.
- Thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và vận chuyển bệnh nhân.
8.3. Trang thiết bị và thuốc:
- Phòng YT học đường có tủ thuốc đảm bảo đủ cơ số thuốc thiết yếu; Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu theo quy định của Bộ YT về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong Phòng YT học đường (số 1220/QĐ-BYT và 1221/QĐ-BYT ngày 07/4/2008); có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định.
- Có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi.
- Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác.
8.4. Kinh phí:
- Ngân sách NN chi cho sự nghiệp GD và đào tạo hằng năm của các cơ sở GD theo phân cấp ngân sách hiện hành;
KP được để lại từ Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm YT học sinh;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
(Hướng dẫn tại TT 14/BTC ngày 8/3/2007)
- Kinh phí chi cho công tác YTTH được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định hiện hành.
- Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán KP thực hiện công tác YTTH được thực hiện theo quy định hiện hành.
9. Tổ chức hoạt động quản lý mô hình Y tế trường học cấp trường:
- Thành lập BCĐ công tác YTTH của nhà trường: Trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu, thường trực là CB YT chuyên trách của trường, các thành viên là đại diện của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: công đoàn CS, Đoàn TNCS HCM, phụ trách Đội, đại diện Hội chữ thập đỏ, đại diện PHHS...
- Phối hợp với CS YT tại địa phương và các đơn vị liên quan trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động YTTH trong trường.
III. Năm nội dung chính của công tác Y tế trường học:
1. Vệ sinh học đường: Bao gồm VS cá nhân, VSMT, VS chế độ học tập và sinh hoạt, VSATTP…
2. Phòng chống các bệnh gây dịch:
- Gồm 4 loại bệnh: Bệnh truyền qua đường hô hấp, Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, Bệnh truyền qua đường máu và Bệnh truyền qua đường da và niêm mạc.
- Quan trọng là phải phát hiện sớm, cách ly kịp thời và đúng đắn, bao vây dập tắt nhanh không để dịch lây lan và gây tác hại đến học tập, giảng dạy, đến người và của. Sát trùng tẩy uế những nơi nghi ngờ theo hướng dẫn của cơ quan VS phòng dịch.
3. Phòng các bệnh tật thường gặp khác:
- Phòng chống các bệnh thuộc các CTYTQG hoặc địa phương cần sự phối hợp của YTTH và phòng chống các bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi HS; một số bệnh theo mô hình của các nước công nghiệp như làm mẹ sớm, nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện ma tuý,…
- Muốn giải quyết cần 4 biện pháp sau:
+ Giáo dục cách phòng tránh, nêu rõ cơ chế, tác hại của bệnh và hành vi (theo tuổi và giới);
+ Tổ chức tốt mạng lưới giám sát của trường và biết phát hiện sớm;
+ Có phòng YT và CBYT, nhân viên tư vấn SK, nhà tâm lý;
+ Có các hình thức khen, phê bình và phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức hữu quan.
4. Chăm sóc và vệ sinh răng miệng:
- Tổ chức súc miệng với dung dịch Fluor 0,2% hàng tuần;
- Tổ chức khám răng định kỳ và trám bít hố rãnh trên mặt nhai.
5. Sơ, cấp cứu ban đầu: Xử lý các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh tật thông thường xảy ra tại TH.
IV. Khám sức khỏe định kỳ tại các trường học:
1. Mục đích của KSK định kỳ và quản lý SK HS:
- Kiểm tra thể lực cho HS
- Đánh giá tình trạng bệnh tật, phân loại sức khỏe
- Có biện pháp giải quyết ngay đối với những HS đang mắc bệnh
- Đề nghị chế độ sinh hoạt, thể dục, lao động thích hợp đối với những trường hợp bệnh lý đặc biệt
- Hướng dẫn và tư vấn cho phụ huynh việc CSSK các em tại gia đình
- Xây dựng KH cho công tác dự phòng và có biện pháp bổ sung cho công tác VS phòng bệnh tại TH nhằm nâng cao SK của HS.
2. Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị: CBYT lập kế hoạch, báo cáo BGH, liên hệ đơn vị YT xếp lịch khám và phân công người hỗ trợ trong công tác tổ chức khám.
- Khám:
+ Cân đo thể lực
+ Khám đủ các chuyên khoa để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường.
- Đánh giá tổng quát:
+ Phân loại thể lực HS, tình trạng bệnh tật, phân loại SK;
+ Thống kê báo cáo BGH tình hình sức khoẻ bệnh tật HS,
+ Danh sách các HS có bệnh cần can thiệp
3. Đánh giá tổng kết:
- Thông báo và tư vấn cho PHHS những em có bệnh lý cấp tính cần điều trị hoặc những bệnh lý đặc biệt cần có chế độ sinh hoạt, thể dục, lao động và chăm sóc thích hợp tại gia đình
- Xây dựng KH cho công tác dự phòng và có biện pháp bổ sung cho công tác VS phòng bệnh tại TH trong năm học.
V. Công tác quản lý hồ sơ sổ sách:
1. Cán bộ YTTH phải xây dựng kế hoạch hoạt động YTTH theo từng năm học để tham mưu cho BGH nhà trường.
2. Quản lý hồ sơ sức khỏe của HS và có sổ sách theo dõi các hoạt động YTTH:
Sổ xuất nhập thuốc, vật tư y tế
Sổ theo dõi khám bệnh, cấp thuốc
Sổ theo dõi SK các HS có bệnh mãn tính cần can thiệp
Các biên bản kiểm tra VSTH, kiểm tra VSATTP
Báo cáo công tác YTTH định kỳ...
Trân trọng cảm ơn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TẬP HUẤN
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC 2011-2012
Krông Bông, ngày tháng năm 2011
I. Thực trạng công tác YTTH
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Y tế trong các trường học, trong những năm qua, ngành Y tế, Giáo dục đã có nỗ lực trong việc bảo vệ, CSSK HS và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí cũng như sự phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ nên công tác Y tế trường học (YTTH) còn nhiều tồn tại:
1. Mạng lưới nhân viên Y tế: Còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng
2. Cơ sở vật chất: Toàn huyện chỉ mới một vài đơn vị có phòng Y tế. Tỷ lệ trường học có đủ nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn còn thấp, chủ yếu là nhà vệ sinh tạm bợ.
3. Công tác khám sức khỏe định kỳ (SKĐK):
Công tác khám SKĐK đã được các trường thực hiện song chỉ dừng lại ở mức độ “chiếu lệ” (Chủ yếu là đo chiều cao và cân nặng).
Chưa phân loại SK HS, không phân tích mô hình bệnh tật, không thông báo về gia đình.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa được thực hiện đầy đủ.
Do đó, việc thu thập số liệu và báo cáo còn nhiều lúng túng.
4. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm:
Toàn huyện chưa có đơn vị nào tổ chức bếp ăn tập thể đúng theo quy định.
Một số đơn vị tổ chức ăn tại trường nhưng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
5. Kinh phí cho công tác YTTH: chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động.
- Trang thiết bị phục vụ cho việc đo đạc đã cũ và lạc hậu.
- KP chủ yếu là trích lại từ quỹ bảo hiểm tự nguyện HS, nhưng hầu như sử dụng ít hiệu quả do không có CB y tế.
6. Công tác truyền thông: Chỉ mới dừng lại ở mức độ nhất định.
7. Công tác kiểm tra: Hầu hết chỉ dừng lại ở “Tự kiểm tra”, số trường được ngành Y tế kiểm tra là 02 = 5,1%
Trình độ cán bộ làm công tác y tế tại các trường học
(Số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk)
II. Nội dung hoạt động của YTTH:
1. Các nội dung chính của Y tế trường học:
- Nội dung hoạt động và công tác tổ chức YTTH hiện nay
- Tổ chức hoạt động quản lý mô hình YTTH
- Năm nội dung chính của công tác YTTH
- Công tác KSK định kỳ tại các TH
- Công tác quản lý hồ sơ sổ sách tại các Phòng y tế TH
2. Sức khỏe trường học bao gồm:
- Vệ sinh trường học
- Y tế trường học
3. Vệ sinh trường học là gì ?
Vệ sinh trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng, nghiên cứu tác động của các yếu tố môi trường (tự nhiên và xã hội) lên trạng thái, chức năng của cơ thể học sinh, trên cơ sở đó ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh và thực hiện các biện pháp dự phòng nhằm bảo vệ và không ngừng nâng cao sức khỏe cho học sinh.
4. Vệ sinh trường học thể hiện:
Quy định về quy cách xây dựng ngôi trường thế nào cho hợp vệ sinh, bao gồm:
- Các yếu tố vi khí hậu tốt nhất cho hoc sinh (Nhiệt độ, độ ẩm…)
- Chiếu sáng, tiếng ồn, vi sinh không khí, bụi
- Vệ sinh môi trường
- Vấn đề giải quyết các chất thải học sinh như phân, nước tiểu, rác thải
- Thiết bị học tập: bàn ghế, bảng phù hợp tầm vóc
- Trang phục, văn phòng phẩm phục vụ học tập
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: phải đảm bảo dinh dưỡng và không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
5. Khái niệm về Y tế trường học:
Y tế trường học là hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khỏe học sinh và biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường.
6. Y tế trường học thể hiện:
- Theo dõi quản lý sức khỏe học sinh;
- Các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cho học sinh như sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thường xảy ra cho học sinh trong thời gian học tại trường;
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ và quản lý hồ sơ sức khỏe;
- Triển khai các chương trình Y tê Quốc gia vào trường học như Nha học đường, Mắt học đường, Vệ sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương tích;
- Tham gia và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về Y tế trường học cho giáo viên, cán bộ công chức và học sinh do ngành y tế tổ chức.
7. Nội dung hoạt động và công tác tổ chức YTTH hiện nay:
Theo “Quy định về hoạt động YT trong các trường TH, trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học” ban hành kèm theo Quyết định số: 73/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, mục đích của công tác YTTH trong các trường PT nhằm bảo vệ, GD và CSSK cho HS, GV, CB và NV nhà trường, công tác YTTH được xác định như sau:
7.1. Quản lý và CSSK trong nhà trường:
- Tổ chức KSK định kỳ và phân loại sức khoẻ cho HS ít nhất mỗi năm một lần vào đầu năm học;
- Quản lý và lưu hồ sơ theo dõi sức khoẻ của HS;
- Mua, bảo quản và cấp thuốc theo quy định;
- Sơ cứu, cấp cứu ban đầu, CSSK ban đầu theo quy định của Bộ YT; Chuyển bệnh nhân đến CSYT trong những trường hợp cần thiết.
7.2. Tuyên truyền, GD, tư vấn các vấn đề liên quan đến SK cho HS, GV, CBNV nhà trường và cha mẹ HS. Vận động HS tham gia bảo hiểm YT tự nguyện.
7.3. Tổ chức thực hiện VS học đường, VSMT, phòng chống các dịch bệnh, tật học đường, đảm bảo VSATTP, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh XH và thực hiện các hoạt động khác về YTTH.
7.4. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành YT địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ.
7.5. Phối hợp với CSYT, các đơn vị liên quan tại địa phương, các đơn vị, tổ chức, đoàn thể trong trường triển khai, thực hiện các hoạt động YTTH và các hoạt động YT khác, xây dựng MT trường học lành mạnh, an toàn.
7.6. Sơ kết, tổng kết và BC kết quả công tác YTTH theo quy định.
8. Phương thức tổ chức YTTH:
8.1- Tổ chức, cán bộ
- Trường thành lập BCĐ công tác YTTH (Ban SK), trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu nhà trường, các thành viên là đại diện các đoàn thể trong nhà trường, CBYT trường, các GV và đại diện hội cha mẹ HS.
- Số lượng CB YTTH chuyên trách theo quy định biên chế viên chức hiện hành của Nhà nước (Hiện nay là thực hiện theo TTLT 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV).
- Trình độ của CB làm công tác YTTH từ trung cấp y trở lên. CB chuyên trách công tác YTTH được tham gia các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác YT do ngành GD, ngành YT và các ban, ngành khác của địa phương tổ chức. Đối với CB GV làm kiêm nhiệm công tác YTTH phải được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác YT trường học.
- CB YTTH chuyên trách thuộc biên chế Tổ Văn phòng; được hưởng lương, chế độ, chính sách, phụ cấp ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
8.2. Phòng làm việc: Mỗi trường PT bố trí một phòng phòng YT học đường đảm bảo các yêu cầu:
- Vệ sinh.
- Diện tích từ 12m2 trở lên.
- Thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và vận chuyển bệnh nhân.
8.3. Trang thiết bị và thuốc:
- Phòng YT học đường có tủ thuốc đảm bảo đủ cơ số thuốc thiết yếu; Được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên môn thiết yếu theo quy định của Bộ YT về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong Phòng YT học đường (số 1220/QĐ-BYT và 1221/QĐ-BYT ngày 07/4/2008); có sổ quản lý, kiểm tra và đối chiếu xuất, nhập thuốc theo quy định.
- Có ít nhất 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân để theo dõi.
- Có bàn, ghế, tủ, thiết bị làm việc thông thường khác.
8.4. Kinh phí:
- Ngân sách NN chi cho sự nghiệp GD và đào tạo hằng năm của các cơ sở GD theo phân cấp ngân sách hiện hành;
KP được để lại từ Quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm YT học sinh;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
Các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
(Hướng dẫn tại TT 14/BTC ngày 8/3/2007)
- Kinh phí chi cho công tác YTTH được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định hiện hành.
- Công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán KP thực hiện công tác YTTH được thực hiện theo quy định hiện hành.
9. Tổ chức hoạt động quản lý mô hình Y tế trường học cấp trường:
- Thành lập BCĐ công tác YTTH của nhà trường: Trưởng ban là đại diện Ban giám hiệu, thường trực là CB YT chuyên trách của trường, các thành viên là đại diện của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường: công đoàn CS, Đoàn TNCS HCM, phụ trách Đội, đại diện Hội chữ thập đỏ, đại diện PHHS...
- Phối hợp với CS YT tại địa phương và các đơn vị liên quan trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động YTTH trong trường.
III. Năm nội dung chính của công tác Y tế trường học:
1. Vệ sinh học đường: Bao gồm VS cá nhân, VSMT, VS chế độ học tập và sinh hoạt, VSATTP…
2. Phòng chống các bệnh gây dịch:
- Gồm 4 loại bệnh: Bệnh truyền qua đường hô hấp, Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, Bệnh truyền qua đường máu và Bệnh truyền qua đường da và niêm mạc.
- Quan trọng là phải phát hiện sớm, cách ly kịp thời và đúng đắn, bao vây dập tắt nhanh không để dịch lây lan và gây tác hại đến học tập, giảng dạy, đến người và của. Sát trùng tẩy uế những nơi nghi ngờ theo hướng dẫn của cơ quan VS phòng dịch.
3. Phòng các bệnh tật thường gặp khác:
- Phòng chống các bệnh thuộc các CTYTQG hoặc địa phương cần sự phối hợp của YTTH và phòng chống các bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi HS; một số bệnh theo mô hình của các nước công nghiệp như làm mẹ sớm, nạo phá thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nghiện ma tuý,…
- Muốn giải quyết cần 4 biện pháp sau:
+ Giáo dục cách phòng tránh, nêu rõ cơ chế, tác hại của bệnh và hành vi (theo tuổi và giới);
+ Tổ chức tốt mạng lưới giám sát của trường và biết phát hiện sớm;
+ Có phòng YT và CBYT, nhân viên tư vấn SK, nhà tâm lý;
+ Có các hình thức khen, phê bình và phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức hữu quan.
4. Chăm sóc và vệ sinh răng miệng:
- Tổ chức súc miệng với dung dịch Fluor 0,2% hàng tuần;
- Tổ chức khám răng định kỳ và trám bít hố rãnh trên mặt nhai.
5. Sơ, cấp cứu ban đầu: Xử lý các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh tật thông thường xảy ra tại TH.
IV. Khám sức khỏe định kỳ tại các trường học:
1. Mục đích của KSK định kỳ và quản lý SK HS:
- Kiểm tra thể lực cho HS
- Đánh giá tình trạng bệnh tật, phân loại sức khỏe
- Có biện pháp giải quyết ngay đối với những HS đang mắc bệnh
- Đề nghị chế độ sinh hoạt, thể dục, lao động thích hợp đối với những trường hợp bệnh lý đặc biệt
- Hướng dẫn và tư vấn cho phụ huynh việc CSSK các em tại gia đình
- Xây dựng KH cho công tác dự phòng và có biện pháp bổ sung cho công tác VS phòng bệnh tại TH nhằm nâng cao SK của HS.
2. Các bước thực hiện:
- Chuẩn bị: CBYT lập kế hoạch, báo cáo BGH, liên hệ đơn vị YT xếp lịch khám và phân công người hỗ trợ trong công tác tổ chức khám.
- Khám:
+ Cân đo thể lực
+ Khám đủ các chuyên khoa để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý bất thường.
- Đánh giá tổng quát:
+ Phân loại thể lực HS, tình trạng bệnh tật, phân loại SK;
+ Thống kê báo cáo BGH tình hình sức khoẻ bệnh tật HS,
+ Danh sách các HS có bệnh cần can thiệp
3. Đánh giá tổng kết:
- Thông báo và tư vấn cho PHHS những em có bệnh lý cấp tính cần điều trị hoặc những bệnh lý đặc biệt cần có chế độ sinh hoạt, thể dục, lao động và chăm sóc thích hợp tại gia đình
- Xây dựng KH cho công tác dự phòng và có biện pháp bổ sung cho công tác VS phòng bệnh tại TH trong năm học.
V. Công tác quản lý hồ sơ sổ sách:
1. Cán bộ YTTH phải xây dựng kế hoạch hoạt động YTTH theo từng năm học để tham mưu cho BGH nhà trường.
2. Quản lý hồ sơ sức khỏe của HS và có sổ sách theo dõi các hoạt động YTTH:
Sổ xuất nhập thuốc, vật tư y tế
Sổ theo dõi khám bệnh, cấp thuốc
Sổ theo dõi SK các HS có bệnh mãn tính cần can thiệp
Các biên bản kiểm tra VSTH, kiểm tra VSATTP
Báo cáo công tác YTTH định kỳ...
Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cao Văn Ninh
Dung lượng: 1,23MB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)