đánh giá môn mi thuật
Chia sẻ bởi Phan Thị Hương |
Ngày 12/10/2018 |
126
Chia sẻ tài liệu: đánh giá môn mi thuật thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
môn Mĩ thuật cấp tiểu học
Theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Lợi ích của việc đánh giá thường xuyên
1. Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra
nhận định đúng về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp HS có năng lực tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ HS tham gia vào đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Ví dụ một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên
Giáo viên đánh giá
- Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học, GV cần tiến hành một số việc như sau:
+ Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện
nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học.
+ Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của HS.
+ Quan tâm đến tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ HS vượt qua khó khăn. Do năng lực của HS
không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành hiệm vụ. + Hằng tuần, GV lưu ý đến những HS có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để HS biết cách hoàn thành.
+ Hằng tháng, GV ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung của hoạt động GDMT; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những HS chưa hoàn thành nội dung học tập của hoạt động GDMT trong tháng.
+ Khi nhận xét, GV cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp HS tự tin vươn lên.
Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn
- HS tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với GV.
- HS tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ học tập trong các hoạt động GDMT; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá
Cha mẹ HS được khuyến khích phối hợp với GV và nhà trường
động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện; GV hướng dẫn cách thức
quan sát, động viên các hoạt động của HS hoặc cùng HS tham gia các hoạt động; trao đổi với GV các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.
Tổng hợp đánh giá định kỳ
1 Xác định nội dung đánh giá
1.1 Đánh giá khả năng chiếm lĩnh kiến thức, mức độ nhận thức của HS:
Theo tiến trình hoạt động của từng bài học/Chủ đề dạy học, là một chuỗi hành động theo quy trình giúp HS tiếp thu thẩm mĩ, sẽ có những kiến thức đã học, đã biết và kiến thức mới cần tiếp cận phát triển, để HS vận dụng giải quyết từng nội dung vấn đề theo nhiệm vụ học tập.
- GV cần xác định rõ các nội dung kiến thức nào liên quan đến yêu cầu nhiệm vụ học tập hay vấn đề cần giải quyết đối với HS trong tiết học.
- Những nội dung/ hoạt động cần thực hiện trong quá trình học tập.
- Việc sử dụng những kiến thức đó như thế nào; áp dụng với những phương án nào (cách thực hiện khác nhau), nhằm đạt kết quả của nhiệm vụ học tập của từng nội dung bài học/chủ đề.
- Hiệu quả, chất lượng hoạt động và sản phẩm sau quá trình học tập.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
2 .Đánh giá các kỹ năng trong học tập của HS:
Nội dung đánh giá đòi hỏi GV phải xác định các kỹ năng sẽ được dùng và cách sử dụng hiệu quả trong từng nội dung/hoạt động của bài học/chủ đề; cũng như nhằm hoàn thành sản phẩm, đáp ứng kết quả hoạt động cuối bài học/chủ đề.
- Những kỹ năng, kỹ thuật của HS được rèn luyện và phát triển trong học tập:
+ Nhóm kỹ năng thực hành mĩ thuật: Vẽ hình, màu; sử dụng các loại màu sắc; xé dán giấy màu; nặn và tạo hình 3D bằng đất, dây thép, phế liệu sạch và các vật liệu khác tự tìm chọn.
+ Kỹ năng sử dụng công cụ: dao, kéo, kìm, keo hồ dán, băng dính…
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
- Kỹ năng tích hợp với lĩnh vực chuyên môn khác:
+ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (nói, viết) qua diễn đạt trình bày giới thiệu, trao đổi nhận xét theo các nội dung học tập (Xây dựng cốt truyện, …).
+ Kỹ năng vận động cơ thể (Sắm vai, Vẽ theo nhạc).
- Kỹ năng xã hội (hợp tác, phối hợp với bạn học và GV)
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
3. Đánh giá thái độ học tập của HS:
Kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của HS phụ thuộc vào tinh thần ý thức trong quá trình học tập. Đánh giá thái độ học tập của HS nhằm hoàn tất hoạt động đánh giá theo mục tiêu bài học/chủ đề dạy học; bao gồm các tiêu chí sau:
- Mức độ chú ý và tính tích cực trong hoạt động học tập.
- Sự hứng thú, chủ động trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Tinh thần hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm, cả lớp; cũng như trao đổi với GV.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
4 .Đánh giá nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS:
Đánh giá học tập cần hướng tới phẩm chất, năng lực cá nhân là sự phát triển mang ý nghĩa thực tế của cuộc sống, qua việc vận dung các nội dung về KTKN, thái độ của HS, nhằm đảm bảo mục tiêu GD môn học mĩ thuật và GD tiểu học.
- Về phẩm chất được biểu hiện trong quá trình học tập:
+ Tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên và con người; tình cảm với gia đình, người thân và bạn bè.
+ Đức tính trung thực, thẳng thắn, tự tin, chủ động tích cực trong học tập, trong các hoạt động hợp tác với bạn (hoạt động nhóm, cả lớp); chia sẻ thông tin, chăm chỉ học tập…
+ Ý thức tập thể, tinh thần trách nhiệm, cố gắng trong học tập, hoạt động thực hành ở lớp và các hoạt động chung khác.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
- Về năng lực cá nhân, ngoài những năng lực chung như: tự học và giải quyết vấn đề, tự phục vụ bản thân; giao tiếp, hợp tác; sử dụng và biểu đạt ngôn ngữ tiếng Việt; cần phát triển những năng lực đặc trưng của môn học mĩ thuật:
+ Năng lực quan sát, khám phá và sáng tạo thể hiện qua các bài thực hành mĩ thuật.
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ biểu hiện qua những xúc cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm mĩ thuật (kể cả các bài thực hành của HS).
+ Năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ tạo hình với các hình thức nghệ thuật khác nhau, lựa chọn và sử dụng hiệu quả các công cụ và chất liệu trong học tập mĩ thuật.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
2. Phương pháp đánh giá
Tuỳ mục đích, yêu cầu và nội dung đánh giá để thực hiện hoạt động đánh giá theo từng thời điểm trong quá trình dạy học và sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp.
(1)- Trao đổi, phỏng vấn: được thực hiện đơn giản qua đối thoại trực tiếp với đối tượng được đánh giá (HS, nhóm HS) về những nội dung liên quan đến nhiệm vụ học tập, trong các thời điểm: trước, trong và sau quá trình học tập.
(2)- Quan sát: thu nhận thông tin đánh giá thông qua việc quan sát cá nhân, nhóm HS trong quá trình hoạt động học và thực hành của HS (các thao tác việc làm, tinh thần thái độ học tập và hợp tác), giúp GV nắm vững quá trình chiếm lĩnh KTKN, nhận định bước đầu về thực tế học tập của HS trong lớp
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
(3)- Kết quả thực hành: sau từng phần của quy trình hoạt động theo bài học/chủ đề đều có kết quả nội dung/hoạt động học tập đó, hoặc những kết quả thực hành chuẩn bị cho nội dung hoạt động tiếp nối của Chủ đề (cũng có thể là sản phẩm đơn lẻ).
- Đánh giá kết quả học tập của HS biểu hiện qua kết quả nội dung /hoạt động hoặc bài thực hành, để GV có những nhận định tổng hợp về KTKN, thái độ HS trong từng phần nội dung của Chủ đề dạy học hoặc kết thúc một bài học/chủ đề.
Biện pháp đánh giá học tập thông qua kết quả thực hành, cần phối hợp các hình thức đánh giá, trước hết tạo cơ hội để HS “tự đánh giá” và “đánh giá đồng đẳng” tại nhóm và trước cả lớp, sau đó thực hiện “đánh giá hợp tác” với những ý kiến trao đổi nhận xét của GV.
- Hoạt động đánh giá cần quan tâm tới đặc điểm của đối tượng HS; dựa vào yêu cầu học tập của bài học/chủ đề và Chuẩn KTKN, thái độ HS hướng tới hình thành phát triển một số phẩm chất và năng lực ở HS.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
(4) Hồ sơ học tập cá nhân: còn gọi là “Bộ sưu tập cá nhân” do HS tập hợp trong suốt quá trình học tập mĩ thuật. Tuỳ theo điều kiện thực tế và khả năng HS/lớp, hồ sơ tập bao gồm:
- Các bài thực hành, phiếu học tập của HS;
- Những hình ảnh, tư liệu khai thác từ sách báo liên quan đến nội dung học tập;
Những ghi chép cá nhân về những điều đã thực hiện, những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong học tập mĩ thuật.
* Đánh giá qua “Hồ sơ học tập cá nhân” có thể áp dụng ở các khối lớp 3; 4; 5 tuỳ theo các yêu cầu mức độ về nội dung sưu tập và ghi chép. Đối với khối lớp đầu cấp, có thể hướng dẫn HS lưu giữ các bài thực hành theo thứ tự thời gian và ý thích.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
Phân nhóm
Thực hành – Trao đổi
-Làm bưu thiếp
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
môn Mĩ thuật cấp tiểu học
Theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Lợi ích của việc đánh giá thường xuyên
1. Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra
nhận định đúng về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp HS có năng lực tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ HS tham gia vào đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm
chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Ví dụ một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên
Giáo viên đánh giá
- Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học, GV cần tiến hành một số việc như sau:
+ Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện
nhiệm vụ của HS, nhóm HS theo tiến trình dạy học.
+ Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với HS hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của HS.
+ Quan tâm đến tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ HS vượt qua khó khăn. Do năng lực của HS
không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành hiệm vụ. + Hằng tuần, GV lưu ý đến những HS có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để HS biết cách hoàn thành.
+ Hằng tháng, GV ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung của hoạt động GDMT; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những HS chưa hoàn thành nội dung học tập của hoạt động GDMT trong tháng.
+ Khi nhận xét, GV cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp HS tự tin vươn lên.
Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn
- HS tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với GV.
- HS tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ học tập trong các hoạt động GDMT; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.
Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá
Cha mẹ HS được khuyến khích phối hợp với GV và nhà trường
động viên, giúp đỡ HS học tập, rèn luyện; GV hướng dẫn cách thức
quan sát, động viên các hoạt động của HS hoặc cùng HS tham gia các hoạt động; trao đổi với GV các nhận xét, đánh giá HS bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.
Tổng hợp đánh giá định kỳ
1 Xác định nội dung đánh giá
1.1 Đánh giá khả năng chiếm lĩnh kiến thức, mức độ nhận thức của HS:
Theo tiến trình hoạt động của từng bài học/Chủ đề dạy học, là một chuỗi hành động theo quy trình giúp HS tiếp thu thẩm mĩ, sẽ có những kiến thức đã học, đã biết và kiến thức mới cần tiếp cận phát triển, để HS vận dụng giải quyết từng nội dung vấn đề theo nhiệm vụ học tập.
- GV cần xác định rõ các nội dung kiến thức nào liên quan đến yêu cầu nhiệm vụ học tập hay vấn đề cần giải quyết đối với HS trong tiết học.
- Những nội dung/ hoạt động cần thực hiện trong quá trình học tập.
- Việc sử dụng những kiến thức đó như thế nào; áp dụng với những phương án nào (cách thực hiện khác nhau), nhằm đạt kết quả của nhiệm vụ học tập của từng nội dung bài học/chủ đề.
- Hiệu quả, chất lượng hoạt động và sản phẩm sau quá trình học tập.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
2 .Đánh giá các kỹ năng trong học tập của HS:
Nội dung đánh giá đòi hỏi GV phải xác định các kỹ năng sẽ được dùng và cách sử dụng hiệu quả trong từng nội dung/hoạt động của bài học/chủ đề; cũng như nhằm hoàn thành sản phẩm, đáp ứng kết quả hoạt động cuối bài học/chủ đề.
- Những kỹ năng, kỹ thuật của HS được rèn luyện và phát triển trong học tập:
+ Nhóm kỹ năng thực hành mĩ thuật: Vẽ hình, màu; sử dụng các loại màu sắc; xé dán giấy màu; nặn và tạo hình 3D bằng đất, dây thép, phế liệu sạch và các vật liệu khác tự tìm chọn.
+ Kỹ năng sử dụng công cụ: dao, kéo, kìm, keo hồ dán, băng dính…
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
- Kỹ năng tích hợp với lĩnh vực chuyên môn khác:
+ Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (nói, viết) qua diễn đạt trình bày giới thiệu, trao đổi nhận xét theo các nội dung học tập (Xây dựng cốt truyện, …).
+ Kỹ năng vận động cơ thể (Sắm vai, Vẽ theo nhạc).
- Kỹ năng xã hội (hợp tác, phối hợp với bạn học và GV)
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
3. Đánh giá thái độ học tập của HS:
Kết quả học tập cũng như sự tiến bộ của HS phụ thuộc vào tinh thần ý thức trong quá trình học tập. Đánh giá thái độ học tập của HS nhằm hoàn tất hoạt động đánh giá theo mục tiêu bài học/chủ đề dạy học; bao gồm các tiêu chí sau:
- Mức độ chú ý và tính tích cực trong hoạt động học tập.
- Sự hứng thú, chủ động trong việc giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Tinh thần hợp tác với bạn trong hoạt động nhóm, cả lớp; cũng như trao đổi với GV.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
4 .Đánh giá nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS:
Đánh giá học tập cần hướng tới phẩm chất, năng lực cá nhân là sự phát triển mang ý nghĩa thực tế của cuộc sống, qua việc vận dung các nội dung về KTKN, thái độ của HS, nhằm đảm bảo mục tiêu GD môn học mĩ thuật và GD tiểu học.
- Về phẩm chất được biểu hiện trong quá trình học tập:
+ Tình yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên và con người; tình cảm với gia đình, người thân và bạn bè.
+ Đức tính trung thực, thẳng thắn, tự tin, chủ động tích cực trong học tập, trong các hoạt động hợp tác với bạn (hoạt động nhóm, cả lớp); chia sẻ thông tin, chăm chỉ học tập…
+ Ý thức tập thể, tinh thần trách nhiệm, cố gắng trong học tập, hoạt động thực hành ở lớp và các hoạt động chung khác.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
- Về năng lực cá nhân, ngoài những năng lực chung như: tự học và giải quyết vấn đề, tự phục vụ bản thân; giao tiếp, hợp tác; sử dụng và biểu đạt ngôn ngữ tiếng Việt; cần phát triển những năng lực đặc trưng của môn học mĩ thuật:
+ Năng lực quan sát, khám phá và sáng tạo thể hiện qua các bài thực hành mĩ thuật.
+ Năng lực cảm thụ thẩm mĩ biểu hiện qua những xúc cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm mĩ thuật (kể cả các bài thực hành của HS).
+ Năng lực biểu đạt bằng ngôn ngữ tạo hình với các hình thức nghệ thuật khác nhau, lựa chọn và sử dụng hiệu quả các công cụ và chất liệu trong học tập mĩ thuật.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
2. Phương pháp đánh giá
Tuỳ mục đích, yêu cầu và nội dung đánh giá để thực hiện hoạt động đánh giá theo từng thời điểm trong quá trình dạy học và sử dụng các phương pháp đánh giá phù hợp.
(1)- Trao đổi, phỏng vấn: được thực hiện đơn giản qua đối thoại trực tiếp với đối tượng được đánh giá (HS, nhóm HS) về những nội dung liên quan đến nhiệm vụ học tập, trong các thời điểm: trước, trong và sau quá trình học tập.
(2)- Quan sát: thu nhận thông tin đánh giá thông qua việc quan sát cá nhân, nhóm HS trong quá trình hoạt động học và thực hành của HS (các thao tác việc làm, tinh thần thái độ học tập và hợp tác), giúp GV nắm vững quá trình chiếm lĩnh KTKN, nhận định bước đầu về thực tế học tập của HS trong lớp
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
(3)- Kết quả thực hành: sau từng phần của quy trình hoạt động theo bài học/chủ đề đều có kết quả nội dung/hoạt động học tập đó, hoặc những kết quả thực hành chuẩn bị cho nội dung hoạt động tiếp nối của Chủ đề (cũng có thể là sản phẩm đơn lẻ).
- Đánh giá kết quả học tập của HS biểu hiện qua kết quả nội dung /hoạt động hoặc bài thực hành, để GV có những nhận định tổng hợp về KTKN, thái độ HS trong từng phần nội dung của Chủ đề dạy học hoặc kết thúc một bài học/chủ đề.
Biện pháp đánh giá học tập thông qua kết quả thực hành, cần phối hợp các hình thức đánh giá, trước hết tạo cơ hội để HS “tự đánh giá” và “đánh giá đồng đẳng” tại nhóm và trước cả lớp, sau đó thực hiện “đánh giá hợp tác” với những ý kiến trao đổi nhận xét của GV.
- Hoạt động đánh giá cần quan tâm tới đặc điểm của đối tượng HS; dựa vào yêu cầu học tập của bài học/chủ đề và Chuẩn KTKN, thái độ HS hướng tới hình thành phát triển một số phẩm chất và năng lực ở HS.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
(4) Hồ sơ học tập cá nhân: còn gọi là “Bộ sưu tập cá nhân” do HS tập hợp trong suốt quá trình học tập mĩ thuật. Tuỳ theo điều kiện thực tế và khả năng HS/lớp, hồ sơ tập bao gồm:
- Các bài thực hành, phiếu học tập của HS;
- Những hình ảnh, tư liệu khai thác từ sách báo liên quan đến nội dung học tập;
Những ghi chép cá nhân về những điều đã thực hiện, những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong học tập mĩ thuật.
* Đánh giá qua “Hồ sơ học tập cá nhân” có thể áp dụng ở các khối lớp 3; 4; 5 tuỳ theo các yêu cầu mức độ về nội dung sưu tập và ghi chép. Đối với khối lớp đầu cấp, có thể hướng dẫn HS lưu giữ các bài thực hành theo thứ tự thời gian và ý thích.
II. Thực hiện “Đánh giá thường xuyên” trong dạy - học mĩ thuật
Phân nhóm
Thực hành – Trao đổi
-Làm bưu thiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Hương
Dung lượng: 3,85MB|
Lượt tài: 6
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)