Đánh giá GV Tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Chia sẻ bởi Trịnh Ngọc Sơn |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Đánh giá GV Tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Thực hiện nguyên tắc đánh giá
- Đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn phải đảm bảo:
1) Chính xác, khách quan, công khai, công bằng, dân chủ;
2) Xác định được mặt mạnh, mặt yếu về năng lực nghề nghiệp, hiệu quả công tác để phát triển khả năng giáo dục và dạy học của giáo viên;
3) Kết hợp giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của nhà trường, giữa đánh giá định lượng với đánh giá định tính.
- Để xác định giáo viên đã đạt được các tiêu chí của Chuẩn nghề nghề nghiệp ở mức độ nào (tốt, khá, trung bình, kém) cần phải dựa vào các minh chứng.
- Việc đánh giá năng lực nghề nghiệp GVTH theo quy định của Chuẩn được thực hiện theo con đường quy nạp.
Xác định minh chứng khi đánh giá
+ Đầu tiên là phải dựa vào các minh chứng để đánh giá và xếp loại tiêu chí. Đánh giá từng tiêu chí theo điểm số. Căn cứ vào điểm đạt được, phân loại các tiêu chí theo 4 mức độ (minh chứng có vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá);
+ Sau đó tổng hợp kết quả điểm số của các tiêu chí trong một yêu cầu và phân loại mỗi yêu cầu thành 4 mức độ;
+ Tổng hợp kết quả điểm số của các yêu cầu trong một lĩnh vực và phân loại mỗi lĩnh vực thành 4 mức độ;
+ Việc xếp loại chung từng giáo viên thành 4 mức độ: Xuất sắc, Khá, Trung bình, Kém dựa vào kết quả đánh giá, xếp loại của ba lĩnh vực.
- Tiến hành thu thập các minh chứng:
+ Thông qua các thành phần tham gia đánh giá giáo viên gồm: giáo viên tự đánh giá, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường.
+ Các nguồn minh chứng gồm: kết quả tự đánh giá, hồ sơ giảng dạy, kết quả đánh giá tiết dạy, sự đánh giá của hiệu trưởng, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và kết quả phỏng vấn...
Sau đây là một số ví dụ
gợi ývề xác định mức độ
và minh chứng:
Ví dụ: Tiêu chí a), Yêu cầu 1, lĩnh vực 1 về Tham gia các hoạt động xã hội. Mức độ:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức (5-6đ);
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn (7-8đ)
- Gương mẫu và vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội (9-10đ).
- Không thấy có các biểu hiện trên (dưới 5đ).
Ví dụ: Tiêu chí b), yêu cầu 2, lĩnh vực 1 có ghi: Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Mức độ:
- Thực hiện đầy đủ các quy định của ĐP (5-6).
Tự giác chấp hành các quy định của ĐP (7-8).
Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành các quy định của địa phương (9-10). (GV chỉ cần đưa ra giấy chứng nhận gia đình văn hoá).
Không thấy có biểu hiện trên (dưới 5).
Ví dụ: Tiêu chí a), yêu cầu 1, lĩnh vực kiến thức về: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, SGK của các môn học được phân công giảng dạy. Mức độ và minh chứng:
- Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung CT, SGK các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (5-6). (Nêu được một số chủ đề kiến thức cơ bản chứng tỏ nắm được nội dung như trên).
- Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung CT, SGK ở tất cả các khối lớp đối với môn học được phân công giảng dạy (7-8). (Nêu được một số nội dung kiến thức xuyên suốt các khối lớp liên quan đến chủ đề kiến thức đối với môn học được phân công giảng dạy).
- Có tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ kiến thức giữa các môn học để có thể dạy học tích hợp (9-10). (Nêu được một số VD cụ thể để giải thích được mối quan hệ kiến thức giữa các môn học).
- Không thấy có biểu hiện trên: Kém (? 5).
Ví dụ: Tiêu chí d), yêu cầu 2, lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Lời nói, rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.
Minh chứng mức độ đạt tiêu chí
- Lời nói, chữ viết rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; biết uốn nắn tư thế ngồi viết và cầm bút của học sinh . TB (5 - 6).
Biết thay đổi ngữ điệu phù hợp với từng nội dung của bài học và đối tượng học sinh để tăng hiệu quả giảng dạy; viết chữ đúng mẫu, trình bày bảng rõ ràng, hợp lý; biết hướng dẫn học sinh cách ghi vở và viết chữ đúng. Khá (7 - 8).
- Sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc, truyền cảm, thu hút sự chú ý của học sinh; chữ viết đúng mẫu và đẹp, trình bày bảng khoa học; biết rèn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp. Tốt (9 - 10).
- Không thấy có biểu hiện trên. Kém (? 5).
Minh chứng được hiểu là các dấu hiệu có thể nhận biết, quan sát, đo đếm được, phản ánh nhận thức hay hoạt động giáo dục cụ thể mà giáo viên đã thực hiện để đạt tiêu chí trong các yêu cầu của Chuẩn NNGVTH.
Mỗi minh chứng trong một tiêu chí được thể hiện theo các mức độ nâng cao dần. Minh chứng sau ở mức độ cao hơn minh chứng trước, bao hàm minh chứng trước và có thêm dấu hiệu đánh giá cao hơn.
Minh chứng giúp lượng hoá tiêu chí để đánh giá nhưng khi xem xét cụ thể có thể kết hợp đánh giá định lượng với đánh giá định tính.
Trong trường hợp đặc biệt cần căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của giáo viên, thực tế của lớp, trường và địa phương để có thể xác định các minh chứng phù hợp.
Thực hiện nguyên tắc đánh giá
- Đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn phải đảm bảo:
1) Chính xác, khách quan, công khai, công bằng, dân chủ;
2) Xác định được mặt mạnh, mặt yếu về năng lực nghề nghiệp, hiệu quả công tác để phát triển khả năng giáo dục và dạy học của giáo viên;
3) Kết hợp giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của nhà trường, giữa đánh giá định lượng với đánh giá định tính.
- Để xác định giáo viên đã đạt được các tiêu chí của Chuẩn nghề nghề nghiệp ở mức độ nào (tốt, khá, trung bình, kém) cần phải dựa vào các minh chứng.
- Việc đánh giá năng lực nghề nghiệp GVTH theo quy định của Chuẩn được thực hiện theo con đường quy nạp.
Xác định minh chứng khi đánh giá
+ Đầu tiên là phải dựa vào các minh chứng để đánh giá và xếp loại tiêu chí. Đánh giá từng tiêu chí theo điểm số. Căn cứ vào điểm đạt được, phân loại các tiêu chí theo 4 mức độ (minh chứng có vai trò quan trọng trong quá trình đánh giá);
+ Sau đó tổng hợp kết quả điểm số của các tiêu chí trong một yêu cầu và phân loại mỗi yêu cầu thành 4 mức độ;
+ Tổng hợp kết quả điểm số của các yêu cầu trong một lĩnh vực và phân loại mỗi lĩnh vực thành 4 mức độ;
+ Việc xếp loại chung từng giáo viên thành 4 mức độ: Xuất sắc, Khá, Trung bình, Kém dựa vào kết quả đánh giá, xếp loại của ba lĩnh vực.
- Tiến hành thu thập các minh chứng:
+ Thông qua các thành phần tham gia đánh giá giáo viên gồm: giáo viên tự đánh giá, đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, hiệu trưởng nhà trường.
+ Các nguồn minh chứng gồm: kết quả tự đánh giá, hồ sơ giảng dạy, kết quả đánh giá tiết dạy, sự đánh giá của hiệu trưởng, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và kết quả phỏng vấn...
Sau đây là một số ví dụ
gợi ývề xác định mức độ
và minh chứng:
Ví dụ: Tiêu chí a), Yêu cầu 1, lĩnh vực 1 về Tham gia các hoạt động xã hội. Mức độ:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức (5-6đ);
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, góp phần phát triển đời sống văn hóa cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn (7-8đ)
- Gương mẫu và vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội (9-10đ).
- Không thấy có các biểu hiện trên (dưới 5đ).
Ví dụ: Tiêu chí b), yêu cầu 2, lĩnh vực 1 có ghi: Thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương. Mức độ:
- Thực hiện đầy đủ các quy định của ĐP (5-6).
Tự giác chấp hành các quy định của ĐP (7-8).
Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành các quy định của địa phương (9-10). (GV chỉ cần đưa ra giấy chứng nhận gia đình văn hoá).
Không thấy có biểu hiện trên (dưới 5).
Ví dụ: Tiêu chí a), yêu cầu 1, lĩnh vực kiến thức về: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, SGK của các môn học được phân công giảng dạy. Mức độ và minh chứng:
- Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung CT, SGK các môn học ở lớp được phân công giảng dạy (5-6). (Nêu được một số chủ đề kiến thức cơ bản chứng tỏ nắm được nội dung như trên).
- Có tìm hiểu, nghiên cứu để nắm được nội dung CT, SGK ở tất cả các khối lớp đối với môn học được phân công giảng dạy (7-8). (Nêu được một số nội dung kiến thức xuyên suốt các khối lớp liên quan đến chủ đề kiến thức đối với môn học được phân công giảng dạy).
- Có tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ kiến thức giữa các môn học để có thể dạy học tích hợp (9-10). (Nêu được một số VD cụ thể để giải thích được mối quan hệ kiến thức giữa các môn học).
- Không thấy có biểu hiện trên: Kém (? 5).
Ví dụ: Tiêu chí d), yêu cầu 2, lĩnh vực kỹ năng sư phạm: Lời nói, rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp.
Minh chứng mức độ đạt tiêu chí
- Lời nói, chữ viết rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; biết uốn nắn tư thế ngồi viết và cầm bút của học sinh . TB (5 - 6).
Biết thay đổi ngữ điệu phù hợp với từng nội dung của bài học và đối tượng học sinh để tăng hiệu quả giảng dạy; viết chữ đúng mẫu, trình bày bảng rõ ràng, hợp lý; biết hướng dẫn học sinh cách ghi vở và viết chữ đúng. Khá (7 - 8).
- Sử dụng ngôn ngữ có chọn lọc, truyền cảm, thu hút sự chú ý của học sinh; chữ viết đúng mẫu và đẹp, trình bày bảng khoa học; biết rèn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp. Tốt (9 - 10).
- Không thấy có biểu hiện trên. Kém (? 5).
Minh chứng được hiểu là các dấu hiệu có thể nhận biết, quan sát, đo đếm được, phản ánh nhận thức hay hoạt động giáo dục cụ thể mà giáo viên đã thực hiện để đạt tiêu chí trong các yêu cầu của Chuẩn NNGVTH.
Mỗi minh chứng trong một tiêu chí được thể hiện theo các mức độ nâng cao dần. Minh chứng sau ở mức độ cao hơn minh chứng trước, bao hàm minh chứng trước và có thêm dấu hiệu đánh giá cao hơn.
Minh chứng giúp lượng hoá tiêu chí để đánh giá nhưng khi xem xét cụ thể có thể kết hợp đánh giá định lượng với đánh giá định tính.
Trong trường hợp đặc biệt cần căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của giáo viên, thực tế của lớp, trường và địa phương để có thể xác định các minh chứng phù hợp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Ngọc Sơn
Dung lượng: 127,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)