đặng thùy trâm

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: đặng thùy trâm thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2011, biết bao Đoàn viên – Thanh niên đã vĩnh viễn ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong số những Đoàn viên Thanh niên vì nước quên mình đó có một người con gái Hà Nội - một người con gái có “Tâm hồn đặc biệt thơ mộng, có cuộc sống nội tâm hết sức phong phú, sôi nổi”, dù gian khổ chiến đấu với kẻ thù, dù mệt mỏi với những cas bệnh của thương binh, những cuộc chạy càn thì chị vẫn bền bỉ đều đặn viết lại những dòng suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Để hôm nay, chúng ta được đọc những dòng nhật kí tuyệt vời đó của chị. Cô gái mà tôi muốn nói đến là liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm và quyển nhật kí “ Có số phận kì lạ” của chị: “ Nhật kí Đặng Thùy Trâm”.
BÀI THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU
"NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"
Thùy Trâm sinh ngày 26/11/1942 trong một gia đình trí thức. Bố là bác sỹ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sỹ Doãn Ngọc Trâm – Nguyên giảng viên trường ĐH khoa dược Hà Nội.
Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm xung phong công tác ở chiến trương B. Chị được kết nạp vào Đảng ngày 27/9/1968. Ngày 22/6/1970, trong một chuyến đi công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch tập kích và hy sinh anh dũng.
BÀI THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU
"NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"
Người giữ quyển Nhật Ký Đặng Thùy Trầm
Quý vị thân mến, như được sắp xếp của bàn tay định mệnh, nhật ký Đặng Thùy Trâm - Nhật ký của một nữ bác sỹ “ Việt Cộng” được cất giữ bởi một người lính Mỹ - Frederic Whitehurst, để rồi ba mươi lăm năm sau trở về với gia đình. Muốn hiểu rõ số phận của những trang viết kỳ lạ và con đường về với gia đình của cuốn nhật kí này như thế nào mời quý vị hãy đọc lời giới thiệu trong cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”.
Kính thưa quý vị tôi xin hỏi có mấy ai trong chúng ta có thói quen viết nhật kí? Tôi nghĩ là không. Tại vì sao? Vì chúng ta không có thời gian, vì chúng ta có một cuộc sống mỗi ngày đều như mọi ngày, hay vì chúng ta không tìm được sự hấp dẫn để viết nhật ký? Có lẽ vậy. Cũng như Vương Trí Nhàn đã nói : “ Trong cuộc sống không thiếu những người bước vào đời háo hức định ghi nhật ký để rồi nửa đường đứt gánh bỏ dở”. Nhưng Thùy Trâm lại khác, trong nhật kí chị ghi lại hết những cung bậc tình cảm của mình
BÀI THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU
"NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"
Chiến trường ác liệt là thế, chị vẫn dành riêng một góc tâm hồn cho nỗi nhớ về gia đình, bạn bè. Nhớ về mẹ, chị thốt lên: “Mẹ ơi! Con biết nói sao khi lòng con thương mẹ trăm nghìn triệu mà cũng đành xa mẹ ra đi”. Là một người chị, Thùy Trâm yêu các em của mình vô cùng; ở chiến trường mà chị cũng không quên được ngày sinh nhật của em:
“23/11/1969, hôm nay là ngày sinh nhật của Phương… Bao giờ cũng vậy, giữa hoàn cảnh nào cũng vậy, chị vẫn cứ giữ trọn trong lòng những kỷ niệm êm ấm của gia đình ta. Nhớ sao những ngày chủ nhật, những ngày kỷ niệm sinh nhật … Hôm nay cũng ngày chủ nhật, em tôi làm gì để kỷ niệm ngày sinh nhật của mình?”
T. Trâm
Nghĩ về bạn bè Thùy Trâm viết : “Nắng hè chói chang, mình tưởng như đang cùng bạn bè học tập và vui đùa trong những chiều hành lang đầy nắng ở bêng viện Bạch Mai”. Với đồng đội chị sống hết mình, hết lòng, tận tụy với từng thương binh, một đồng chí ngã xuống, nỗi đau sót dâng trào: “Khiêm đã hy sinh rồi! Nghe tin mình bàng hoàng không tin đó mà sự thật. Khi đã chắc chắn Khiêm chết, mình không khóc, có phần bình thản nữa. Mình đã dùng nghị lực khống chế nỗi xúc động. Nhưng mỗi dây phút qua đi, nỗi đau thương mới lớn dần và giờ đây nước mắt mình giàn giụa, mình khóc một mình bên ngọn đèn khuya, những giọt nước mắt mằn mặn chảy dài trên mặt… Hãy nghe đây là lời hứa trả thù cho Khiêm, hứa bằng đau thương xé ruột, bằng căm thù bầm gan…”
Chị suy nghĩ “ Quyển nhật ký này đâu phải chỉ là cuộc sống của riêng mình mà nó phải là những trang ghi lại mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của những con người gan thép trên mảnh đất miền Nam này”
BÀI THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU
"NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"
Để biết rõ hơn về những điều tôi vừa nói ở trên mời các bạn đọc phần I của quyển sách.
Một số tư liệu ảnh và suy nghĩ, cảm xúc của những nhà văn nhà báo về Thùy Trâm được giới thiệu trong phần II của quyển sách.
Kính thưa quý vị, tôi xin mượn lại lời của Thùy Trâm để nói về chị “ Tim chị đã ngừng đập cho trái tim Tổ quốc muôn đời đập mãi”.
Quý vị hãy đọc “ Nhật ký Đặng Thùy Trâm” để thắp lên trong tim chúng ta ngọn lửa , tạo khí thế mới trong lao động học tập và rèn luyện về sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để tưởng nhớ chị một tượng đài Đăng Thùy Trâm được đặt tại bệnh xá mang tên chị ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi
BÀI THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU
"NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"
Để tìm hiểu quan hệ tam giác giữa Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Trung Hiếu và Frederic Whitehurst, quý vị hãy tìm đọc “ Bí mật cuộc đời người lính Mỹ làm “Sống lại” Đặng Thùy Trâm”
Sẽ là một thiếu sót nếu đọc Nhật ký Đăng Thùy Trâm” mà các bạn lại bỏ qua đã bỏ qua nhật ký của một anh bộ đội chưa đầy mười tháng tuổi quân, hai mươi tuổi đời đã hy sinh trên chiến trường Quảng Trị 1972, đó là nhật ký của anh hùng Nguyễn Văn Thạc được nhà xuất bản Thanh Niên giới thiệu với tựa đề “ Mãi mãi tuổi hai
Lời cuối cùng tôi xin chúc Ban Tổ Chức, Ban Giám Khảo và các thầy cô là tổng Phụ Trách các liên đội dồi dào sức khỏe, chúc hội thi thành công tốt đẹp
BÀI THUYẾT TRÌNH GIỚI THIỆU
"NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh
Dung lượng: 100,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)