Dàn bài mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Thành | Ngày 12/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Dàn bài mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Dàn bài mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Dàn bài 1
I.MB: -Chúng ta ai cũng được cha mẹ sinh ra, chăm sóc, dạy dỗ. Có thể nói công lao mà cha mẹ dành cho chúng ta từ trước đến nay là rất lớn. -Dù là vậy nhưng chúng ta vẫn không biết làm cách gì để đền đáp công ơn ấy II.TB: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!” a) Nói sơ lược về giá trị của câu ca dao -Bài ca dao được miêu tả qua những hình ảnh thiên nhiên, cần thiết đối với cuộc sống. -“Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.“Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.=> Điều đó cho thấy tình cha nghĩa mẹ to lớn thế nào. -Tình cảm cha mẹ không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kì vĩ. =>Từ câu ca dao, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ. b) Nói về tình cảm cha mẹ dành con con cái -Cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ từ khi vừa mới lọt lòng. -Cha mẹ là những tấm khiên bảo vệ cho con bới những tác động từ bên ngoài khi còn nhỏ. -Cha mẹ dạy ta phép lịch sự, dạy ta học, dạy ta biết cách làm người, dạy cho ta biết bao nhiêu điều hay lẻ phải. =>Tạo lập niềm tin và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời c) Đạo làm con -Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ -Ngoan ngoãn, vâng lời, làm theo những lời cha mẹ dạy -Cố gắng học tập thật tốt và làm những việc để cha mẹ vui lòng. => Có như vậy mới tròn chữ "HIẾU" d) Quan niệm chữ hiếu hiện nay -Nhiều học sinh hiện nay rất hỗn láo, thường xuyên cãi cha mắng mẹ -Các teen nữ thường ham chơi, không ở nhà phụ giúp cha mẹ -Họ nghĩ rằng điều cha mẹ làm với con cái như thế là lẽ đương nhiên, nhưng chúng ta nỡ lòng nào không quan tâm tới họ mỗi khi có việc. => Cha mẹ không bao giờ mong đợi chúng ta trả công nuôi dưỡng, nhưng chúng ta đã bao giờ biết quý trọng những sự hy sinh vô điều kiện này không. III.KB: -Bài ca dao răn dạy chúng ta bài học bổ ích đó là hãy trân trọng những gì cha mẹ làm cho mình và hãy đền đáp lại những gì mình có thể làm được. -Liên hệ bản thân... Bạn dựa theo dàn ý này mà làm thành một đoạn văn Bài của 
Dàn bài 2
A. Mở bài Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người bình dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Câu ca dao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về đạo làm con. B. Thân bài 1) Giải thích Người bình dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thắm thía. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn “thờ mẹ kính cha”, phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. 2) Bình luận Khẳng định:
Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.
Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.
Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén, bao gian truân cơ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được con, mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra con,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Thành
Dung lượng: 16,36KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)