đại số 7: mặt phẳng tọa độ
Chia sẻ bởi Phạm Thị Là |
Ngày 12/10/2018 |
79
Chia sẻ tài liệu: đại số 7: mặt phẳng tọa độ thuộc Đại số 7
Nội dung tài liệu:
Dạy lớp : 73
Tuần 14 , tiết 11 Ngày soạn: 14/11/2017 Ngày dạy 17/11/2017
MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết sự cần thiết phải dùng cặp số để xác đinh vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ
Biết vẽ hệ trục tọa độ Oxy
Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng , xác định được một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó .
2. Kỹ năng:
Xác định được mặt phẳng tọa độ Oxy , và vẽ được hệ trục tọa độ Oxy , vẽ được một điểm trên mặt phẳng tọa độ
3. Thái độ:
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm ( Nhóm đôi ,nhóm tổ) phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK, bảng phụ, phấn mầu.
Học Sinh: SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( Thông qua )
3. Tổ chức dạy học :.
A/ KHỞI ĐỘNG: 5’
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
A/ KHỞI ĐỘNG – Thời gian cho hoạt động : 4 phút
GV Cho học sinh quan sát hai hình ảnh
Hình ảnh 1: Vị trí tọa độ của trường Trung học cơ sở Nguyễn Thượng Hiền trên bản đồ Việt Nam gồm cặp số là : 10055’11’B và 107001’55’Đ
Hình ảnh 2: Vé xem chiếu bóng cho biết một cặp gồm một chữ và một số là H1
HS quan sát ...
GV vào bài : Khi nói vị trí địa lí của trường Nguyễn Thượng Hiền ta dùng hai số là 10055’11’B và 107001’55’Đ , khi nói đến vé xem phim ta cũng dùng một cặp là H1 để cho biết vị trí chổ ngồi trong phòng chiếu bóng .Vậy trong toán học để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cũng dùng một cặp gồm hai số . Làm thế nào để có hai số đó ? ta tìm hiểu hoạt động HÌNH THÀNH KIẾN THỨC tìm hiểu về mặt phẳng tọa độ Oxy
B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Thời gian cho hoạt động 35 phút
GV : Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc kĩ nội dung 1a trang 86 sau đó trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Hệ trục tọa độ Oxy gồm mấy trục số ? Tên gọi các trục ? O gọi là gì trong hệ tọa độ Oxy?
HS .....
Câu 2: Mặt phẳng tọa độ Oxy là gì ? Gồm những yếu tố nào?
HS.....
GV đưa ra phương án :
Câu 1.......
Câu 2: ...................
GV: Hai trục tọa độ Oxy chia mặt phẳng thành mấy góc phần tư ?
HS:....
GV đưa ra phương án
GV : Các em hãy nhận biết hình nào trong các hình 1; hình 2 ; hình 3 là hình có hệ trục tọa độ Oxy ? Nếu phải em hãy chia sẻ với bạn nêu được trục hoành , trục tung; gốc tọa độ ? Bằng cách thực hiện trên nhóm đôi
GV đưa ra phương án
1a / Mặt phẳng tọa độ Oxy
Hệ trục tọa độ Oxy :
Trên mặt phẳng gồm hai trục số Ox và Oy , vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục số gọi là hệ trục tọa độ Oxy
+ Hai trục tọa độ : Ox và Oy.
+ O là gốc tọa độ
+ Ox là trục hoành
+ Oy là trục tung
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy
+ Hai trục tọa độ chia mặt phẳng tọa độ thành bốn góc phần tư : phần tư thứ I ; II; III; IV theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ
- Chú ý : Các đoạn chia trên hai trục số bằng nhau
1b/
Hình 2 Trong đó Trục hoành : Ox; trục tung Oy , gốc tọa độ O
GV : Giao nhiệm vụ cho HS đọc kĩ nội dung 2a “ Tọa độ điểm P” sau đó trả lời câu hỏi:
Nêu cách xác định điểm P trong mặt phẳng tọa độ Oxy?
Kí hiệu tọa độ điểm P ?
HS : Từ P kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox cắt trục Ox tại 1,5 .T từ P kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy cắt Oy tại 3 ta có cặp số ( 1,5 ; 3) Cặp số này gọi là tọa độ điểm P . Ta viết P (1,
Tuần 14 , tiết 11 Ngày soạn: 14/11/2017 Ngày dạy 17/11/2017
MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Biết sự cần thiết phải dùng cặp số để xác đinh vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ
Biết vẽ hệ trục tọa độ Oxy
Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng , xác định được một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó .
2. Kỹ năng:
Xác định được mặt phẳng tọa độ Oxy , và vẽ được hệ trục tọa độ Oxy , vẽ được một điểm trên mặt phẳng tọa độ
3. Thái độ:
Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp vấn đáp, phương pháp trực quan,
Phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm ( Nhóm đôi ,nhóm tổ) phương pháp luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: SGK, bảng phụ, phấn mầu.
Học Sinh: SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( Thông qua )
3. Tổ chức dạy học :.
A/ KHỞI ĐỘNG: 5’
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
A/ KHỞI ĐỘNG – Thời gian cho hoạt động : 4 phút
GV Cho học sinh quan sát hai hình ảnh
Hình ảnh 1: Vị trí tọa độ của trường Trung học cơ sở Nguyễn Thượng Hiền trên bản đồ Việt Nam gồm cặp số là : 10055’11’B và 107001’55’Đ
Hình ảnh 2: Vé xem chiếu bóng cho biết một cặp gồm một chữ và một số là H1
HS quan sát ...
GV vào bài : Khi nói vị trí địa lí của trường Nguyễn Thượng Hiền ta dùng hai số là 10055’11’B và 107001’55’Đ , khi nói đến vé xem phim ta cũng dùng một cặp là H1 để cho biết vị trí chổ ngồi trong phòng chiếu bóng .Vậy trong toán học để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng ta cũng dùng một cặp gồm hai số . Làm thế nào để có hai số đó ? ta tìm hiểu hoạt động HÌNH THÀNH KIẾN THỨC tìm hiểu về mặt phẳng tọa độ Oxy
B/ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Thời gian cho hoạt động 35 phút
GV : Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc kĩ nội dung 1a trang 86 sau đó trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Hệ trục tọa độ Oxy gồm mấy trục số ? Tên gọi các trục ? O gọi là gì trong hệ tọa độ Oxy?
HS .....
Câu 2: Mặt phẳng tọa độ Oxy là gì ? Gồm những yếu tố nào?
HS.....
GV đưa ra phương án :
Câu 1.......
Câu 2: ...................
GV: Hai trục tọa độ Oxy chia mặt phẳng thành mấy góc phần tư ?
HS:....
GV đưa ra phương án
GV : Các em hãy nhận biết hình nào trong các hình 1; hình 2 ; hình 3 là hình có hệ trục tọa độ Oxy ? Nếu phải em hãy chia sẻ với bạn nêu được trục hoành , trục tung; gốc tọa độ ? Bằng cách thực hiện trên nhóm đôi
GV đưa ra phương án
1a / Mặt phẳng tọa độ Oxy
Hệ trục tọa độ Oxy :
Trên mặt phẳng gồm hai trục số Ox và Oy , vuông góc với nhau tại gốc O của mỗi trục số gọi là hệ trục tọa độ Oxy
+ Hai trục tọa độ : Ox và Oy.
+ O là gốc tọa độ
+ Ox là trục hoành
+ Oy là trục tung
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy
+ Hai trục tọa độ chia mặt phẳng tọa độ thành bốn góc phần tư : phần tư thứ I ; II; III; IV theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ
- Chú ý : Các đoạn chia trên hai trục số bằng nhau
1b/
Hình 2 Trong đó Trục hoành : Ox; trục tung Oy , gốc tọa độ O
GV : Giao nhiệm vụ cho HS đọc kĩ nội dung 2a “ Tọa độ điểm P” sau đó trả lời câu hỏi:
Nêu cách xác định điểm P trong mặt phẳng tọa độ Oxy?
Kí hiệu tọa độ điểm P ?
HS : Từ P kẻ đường thẳng vuông góc với trục Ox cắt trục Ox tại 1,5 .T từ P kẻ đường thẳng vuông góc với trục Oy cắt Oy tại 3 ta có cặp số ( 1,5 ; 3) Cặp số này gọi là tọa độ điểm P . Ta viết P (1,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Là
Dung lượng: 2,71MB|
Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)