Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải Duyên |
Ngày 12/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TỔ 1 KÍNH CHÀO THẦY GIÁO
VÀ TẬP THỂ LỚP CỬ NHÂN TIỂU HỌC KHÓA 4
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP CỬ NHÂN TIỂU HỌC KHÓA 4 – GÒ VẤP
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
HỌC SINH TIỂU HỌC
GVHD:
Thuyết trình viên: 1. Nguyễn Thị Hải Duyên
2. Phùng Thị Hà
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Ở LỨA TUỔI TIỂU HỌC
Hiện nay, sự phát triển kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hoá đã "buộc" các bậc cha mẹ "phải làm việc quên mình" và dường như "quên luôn cả những đặc điểm tâm sinh lý của con em mình". Đặc biệt khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trước mắt trẻ là một môi trường hoàn toàn mới. Vì thế mà không ít trường hợp các gia đình hiện nay lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nam" vì con cái. Vì vậy, hôm nay nhóm 1 sẽ đại diện cho cả lớp trình bày những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản nhất của học sinh tiểu học. Hi vọng bài thuyết trình sẽ cho chúng ta, những người sắp làm thầy làm cô có được những kinh nghiệm khi đứng lớp.
Câu hỏi: Tìm những hoạt động nhận thức ở học sinh tiểu học?
Hoạt động học tập
Hoạt động vui chơi
Hoạt động lao động
Hoạt động xã hội
Hoạt động khác
I. HỆ THỐNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Ở LỨA TUỔI TIỂU HỌC
1. Cảm giác:
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta
Tuy nhiên, ở Tiểu học, Cảm giác đã hòa vào dạng nhận thức cảm tính phức tạp nhất,đó là tri giác, đến nỗi hoàn toàn không thể nghiên cứu riêng hai quá trình này
Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
2. Tri giác:
Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn dưới hình thức hình tượng những sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
* Mức độ phát triển của tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định
- Khi bắt đầu đến trường Tiểu học: Trẻ chưa có khả năng điều khiển tri giác của mình, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết.
Con thỏ
- Vào cuối tuổi học sinh tiểu học: Các em đã nắm được kỹ thuật tri giác, phân biệt được những dấu hiệu chủ yếu và quan trọng của sự vật.
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
3. Chú ý:
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
II. NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY HỌC SINH TIỂU HỌC
Cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
Phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,....
Nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian.
Phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ.
Để bồi dưỡng năng lực cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
Nêm khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn.
Không nên "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
Bài tham luận nhóm 1 đã kết thúc
VÀ TẬP THỂ LỚP CỬ NHÂN TIỂU HỌC KHÓA 4
TRƯỜNG ĐHSP TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP CỬ NHÂN TIỂU HỌC KHÓA 4 – GÒ VẤP
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
HỌC SINH TIỂU HỌC
GVHD:
Thuyết trình viên: 1. Nguyễn Thị Hải Duyên
2. Phùng Thị Hà
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Ở LỨA TUỔI TIỂU HỌC
Hiện nay, sự phát triển kinh tế thị trường cùng với xu hướng toàn cầu hoá đã "buộc" các bậc cha mẹ "phải làm việc quên mình" và dường như "quên luôn cả những đặc điểm tâm sinh lý của con em mình". Đặc biệt khi trẻ bắt đầu vào lớp 1, trước mắt trẻ là một môi trường hoàn toàn mới. Vì thế mà không ít trường hợp các gia đình hiện nay lâm vào cảnh "tiến thoái lưỡng nam" vì con cái. Vì vậy, hôm nay nhóm 1 sẽ đại diện cho cả lớp trình bày những đặc điểm tâm sinh lý cơ bản nhất của học sinh tiểu học. Hi vọng bài thuyết trình sẽ cho chúng ta, những người sắp làm thầy làm cô có được những kinh nghiệm khi đứng lớp.
Câu hỏi: Tìm những hoạt động nhận thức ở học sinh tiểu học?
Hoạt động học tập
Hoạt động vui chơi
Hoạt động lao động
Hoạt động xã hội
Hoạt động khác
I. HỆ THỐNG NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Ở LỨA TUỔI TIỂU HỌC
1. Cảm giác:
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta
Tuy nhiên, ở Tiểu học, Cảm giác đã hòa vào dạng nhận thức cảm tính phức tạp nhất,đó là tri giác, đến nỗi hoàn toàn không thể nghiên cứu riêng hai quá trình này
Các cơ quan cảm giác: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
2. Tri giác:
Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh một cách trọn vẹn dưới hình thức hình tượng những sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
* Mức độ phát triển của tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định
- Khi bắt đầu đến trường Tiểu học: Trẻ chưa có khả năng điều khiển tri giác của mình, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách tỉ mỉ và chi tiết.
Con thỏ
- Vào cuối tuổi học sinh tiểu học: Các em đã nắm được kỹ thuật tri giác, phân biệt được những dấu hiệu chủ yếu và quan trọng của sự vật.
Ở đầu tuổi tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập.
3. Chú ý:
Ở cuối tuổi tiểu học trẻ dần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình. Trong sự chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn của yếu tố thời gian, trẻ đã định lượng được khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó và cố gắng hoàn thành công việc trong khoảng thời gian quy định.
II. NHỮNG KINH NGHIỆM KHI DẠY HỌC SINH TIỂU HỌC
Cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
Phải trau dồi vốn ngôn ngữ cho trẻ trong giai đoạn này bằng cách hướng hứng thú của trẻ vào các loại sách báo có lời và không lời, có thể là sách văn học, truyện tranh, truyện cổ tích, báo nhi đồng,....
Nên giao cho trẻ những công việc hay bài tập đòi hỏi sự chú ý của trẻ và nên giới hạn về mặt thời gian.
Phải giúp các em biết cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ.
Để bồi dưỡng năng lực cho học sinh tiểu học đòi hỏi ở nhà giáo dục sự kiên trì bền bỉ trong công tác giáo dục, muốn vậy thì trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ.
Nêm khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em; nên dẫn dắt các em đi từ hình ảnh trực quan sinh động, hấp dẫn.
Không nên "chụp mũ" nhân cách của trẻ, trái lại phải dùng những lời lẽ nhẹ nhàng mang tính gợi mở và chờ đợi, phải hướng trẻ đến với những hình mẫu nhân cách tốt đẹp mà không đâu xa, chính cha mẹ và thầy cô là những hình mẫu nhân cách ấy.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
Bài tham luận nhóm 1 đã kết thúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải Duyên
Dung lượng: 4,31MB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)