Đặc điểm của trạng ngữ

Chia sẻ bởi Phạm Văn Duyên | Ngày 28/04/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đặc điểm của trạng ngữ thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Gv: lê Thị Hạnh
Đặc điểm của trạng ngữ:
- Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
ví dụ:
a, Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau rằm tháng giêng
[.] . Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt
đầu thay thế cho mưa phùn, không làm cho nền trời đùng đục như
màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt
xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng
sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng
hồng rung động như cánh con ve mới lột.

b, Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.

Thời gian
Thời gian
Thời gian
Nơi chốn
Nơi chốn
Thời gian
( Vũ Bằng )

( Đoàn Giỏi )

Ví dụ:
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
( Đặng Thai Mai )

Bài tập: Cho biết bộ phận trạng ngữ ở câu nào có thể tách thành câu riêng.
A) Chị là người là người ở đây lâu nhất
Bằng trí thông minh của mình, Thỏ đã cho Gấu một bài học nhớ đời.
Qua cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mà mẹ nó bắt làm.
Với từng quyển sách ấy, tôi có thể đọc ròng rã một tháng chưa chắc đã xong.
từ ngày đầu mới mở cổng trường.
D)
C)
B)
B)
D)
C)
So sánh hai trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng sau đây:

Trường hợp 1:

- Bóng họ ngả vào nhau ở cuối đường.
- Bóng họ ngả vào nhau. ở cuối đường.

Trường hợp 2:

- Qua cái băng giấy, Kha bỗng nhìn thấy Lý bên đường.
- Qua cái băng giấy. Kha bỗng nhìn thấy Lý bên đường.
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
(Mùa Xuân Chín-Hàn Mặc Tử)
Bài tập 1: Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau:
a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự hoạ rất rõ nét và sinh động của nhà thơ.
ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.
ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự nối tiếp truyền thống thi ca lâu đời của phương đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, . đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, .
( Theo Đặng Thai Mai)
b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng không? Không sao đâu vì.[.] Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn hoá, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.
(Theo Trái tim có điều kì diệu)
Chỉ cách thức
Chỉ nơi chốn
Chỉ thời gian
Chỉ phương tiện
Bài 2: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng trong các chuỗi câu dưới đây. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành.
a, Bố cháu đã hi sinh. Năm 72
(Theo Báo Văn nghệ)


b, Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
(Anh Đức)
Trạng ngữ chỉ thời gian "Năm 72" được tách thành câu riêng có tác dụng nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu đứng trước.
Trạng ngữ chỉ thời gian "Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn" được tách thành câu riêng có tác dụng nhấn mạnh, làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu.
Bài 3: Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của Tiếng Việt. chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)