ĐA thi vào Chuyên Sinh Phan Bội Châu NA 2011

Chia sẻ bởi Ngô Hoàng | Ngày 15/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐA thi vào Chuyên Sinh Phan Bội Châu NA 2011 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2011-2012


HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)
Môn: SINH HỌC

Câu
Nội dung
Điểm

Câu I
Một gen chứa 2025 liên kết hiđrô. Mạch khuôn của gen đó có hiệu số X1 – T1 = 125 và G1 – A1 = 175.
a) Tính số Nuclêôtít từng loại của gen.
b) Xác định chiều dài và số chu kỳ xoắn của gen đó.
2 điểm

a)
Từ mạch khuôn ta có: (X1 – T1) + (G1 – A1) = 125 + 175
( (X1 + G1) – (T1 + A1) = 300
Trong cả gen: G – A = 300 (1)
Theo đề ra: 2A + 3G = 2025 (2)
Từ (1) và (2) tính được: A = T = 225 (nu); G = X = 525 (nu);
0,25

0,25
0,25
0,25

b)
- Lgen = (225 + 525) x 3,4 = 2550 Å
- C = 2550/34 = 75 (chu kỳ)
Thí sinh giải theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
0,5
0,5

Câu II
a) Xét một cặp NST tương đồng trong một tế bào sinh tinh có ký hiệu

Khi tế bào đó giảm phân bình thường (có thể xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm giữa B và D) thì hai tinh bào bậc II được ký hiệu như thế nào? Viết các giao tử có thể có khi tế bào trên hoàn thành giảm phân?
b)Vì sao trên mỗi nhiễm sắc thể chứa nhiều gen? Sự di truyền liên kết có ý nghĩa gì ?
3 điểm

a)
* Kí hiệu 2 tinh bào bậc II:
- Trường hợp 1: Không xẩy ra trao đổi chéo.



- Trường hợp 2: Có xẩy ra trao đổi chéo.






0,5


0,5


* Các giao tử có thể có
- Trường hợp 1: Không xẩy ra trao đổi chéo
2 giao tử ABD ; 2 giao tử Abd
- Trường hợp 2: Có xẩy ra trao đổi chéo.
1 giao tử ABD ; 1 giao tử Abd ; 1 giao tử ABd ; 1 giao tử AbD


0,5

0,5

b)
* Trên mỗi nhiễm sắc thể chứa nhiều gen là do số lượng gen lớn hơn số nhiễm sắc thể nhiều lần.
* Ý nghĩa của di truyền liên kết:
- Hạn chế biến dị tổ hợp
- Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
- Giúp chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau.
0,25


0,25
0,25
0,25

Câu III
Tuấn và Nga làm thí nghiệm cho cà chua quả đỏ lai với cà chua quả vàng, thu được F1 toàn quả đỏ, kiểu hình bình thường. Sau đó, hai bạn thấy ở F2 có một số cây cao to hơn nhiều so với cây F1. Một chuyên gia cho biết đó là những cây tam bội và tứ bội.
a) Em hãy giúp Tuấn và Nga giải thích cơ chế hình thành thể tam bội và tứ bội.
b) Hãy viết các kiểu gen có thể có của các thể đột biến tam bội và tứ bội trong thí nghiệm trên (không cần giải thích).
Quy ước: Gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng.
3 điểm

a)
- Cơ chế hình thành thể tam bội: do tác nhân vật lí, hoá học tác động vào quá trình giảm phân, làm xuất hiện giao tử đột biến 2n (đực hoặc cái). Khi giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n) thì sẽ hình thành thể tam bội (3n).
0,5


- Cơ chế hình thành thể tứ bội:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học tác động vào quá trình giảm phân, làm xuất hiện giao tử đột biến 2n (đực và cái). Khi 2 giao tử 2n kết hợp với nhau sẽ tạo thể tứ bội.
+ Do tác nhân vật lí, hoá học tác động làm cho bộ NST không phân li trong lần phân chia đầu tiên của hợp tử (2n) sẽ tạo ra tế bào 4n, từ đó hình thành thể tứ bội.
Thí sinh có thể giải thích bằng sơ đồ có chú thích, nếu đúng thì vẫn cho điểm.

0,5

0,5

b)
Theo giả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Hoàng
Dung lượng: 88,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)