CV 3757- đánh giá HS VNEN

Chia sẻ bởi Đặng Châu Hiền | Ngày 12/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: CV 3757- đánh giá HS VNEN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Công văn 5737 hướng dẫn
đánh giá học sinh tiểu học VNEN
Mục đích, yêu cầu Đánh giá học sinh: gồm những hoạt động quan sát, kiểm tra; kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để có những nhận định định tính và định lượng nhằm mục đích giúp:
1. Giáo viên.
-Điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động GD. Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và những khó khăn để hướng dẫn, giúp đỡ...
-Đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được (ưu điểm và hạn chế) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, rèn luyện của học sinh.
2. Học sinh.( Điểm mới)
-Tham gia đánh giá, tự đánh giá, tự điều chỉnh, bồi dưỡng hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn.
3. Các lược lượng GD khác. .( Điểm mới)
Cha mẹ học sinh, cộng đồng quan tâm và biết tham gia đánh giá; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
4. Cán bộ quản lí giáo dục các cấp Kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phương pháp dạy học/giáo dục, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.
II. Nguyên tắc đánh giá
1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh
- coi trọng : động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS;
Đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan và toàn diện.
2. Đánh giá những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo mục tiêu GD tiểu học
- Dựa trên thái độ, hành vi, kết quả về kiến thức, kĩ năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh.
-Áp dụng các kĩ thuật đánh giá phù hợp với đặc điểm tổ chức lớp học, quá trình HĐ dạy học/GD trong VNEN.
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên .( Điểm mới) .
Cùng với đánh giá của giáo viên là các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường, cha mẹ HS và tự đánh giá của HS. (Trong đó, đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất).
4. Đánh giá không tạo áp lực cho học sinh .( Điểm mới) .
Đánh giá sự tiến bộ của mỗi em, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
III. Nội dung đánh giá
1.Kiến Thức.
Đánh giá hoạt động học tập, sự tiến bộ, kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình GD tiểu học theo từng môn học và hoạt động GD.
2. Năng lực, phẩm chất ( Kĩ năng sống). .( Điểm mới)
Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực chung của HS tiểu học:
Tự phục vụ, tự quản.
b) Giao tiếp, hợp tác.
c) Tự học và giải quyết vấn đề.
3. Thái độ.
Đánh giá sự hình thành, phát triển các phẩm chất của học sinh tiểu học:
yêu cha mẹ, gia đình; yêu bạn bè, trường lớp; yêu quê hương, đất nước, con người;...
tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm. ( Điểm mới hơn)
trung thực, kỉ luật.
chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao.
IV. Các hình thức đánh giá
1. Đánh giá thường xuyên
a) Đánh giá quá trình học tập trên lớp học theo bài học, các hoạt động GD ở nhà trường và trong cuộc sống hàng ngày của HS ở gia đình và cộng đồng.
b) Tham gia đánh giá gồm: giáo viên; học sinh (tự đánh giá và đánh giá bạn qua hoạt động của tổ, nhóm, hội đồng tự quản…); phụ huynh. ( Điểm mới )
c) Cách đánh giá :
- Giáo viên: +( Về tiến độ) Dựa trên đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà HS phải thực hiện trong bài học- GV thường xuyên quan sát, theo dõi ... để có nhận định, động viên hoặc gợi ý, hỗ trợ kịp thời đối với từng việc làm, từng nhiệm vụ của HS; nếu hoàn thành nhiệm vụ thứ nhất thì chuyển sang nhiệm vụ thứ hai cho đến khi hoàn thành bài học; chấp nhận sự khác nhau (nếu có) về thời gian, tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ học tập của các HS trong lớp. ( Điểm mới)
+ (Về phẩm chất và năng lực ) GV quan sát từng HS để kịp thời đưa ra những nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của HS; từ đó, động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, sửa chữa khuyết điểm để ngày càng tiến bộ.
Trong quá trình đánh giá, GV ghi Sổ Nhật kí đánh giá những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với học sinh. ( Điểm mới )
IV. Các hình thức đánh giá
1. Đánh giá thường xuyên
c) Cách đánh giá :
- Giáo viên :
-Học sinh ( Điểm mới ):
+ Học sinh tự đánh giá: sau khi thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn với bạn /nhóm bạn hoặc giáo viên (để giúp bạn hoặc được bạn hay giáo viên giúp đỡ kịp thời; )báo cáo kết quả cuối cùng với giáo viên để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm.
+ Học sinh đánh giá bạn: ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, Gv hướng dẫn HS tham gia đánh giá bạn hoặc nhóm bạn trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. GVcó thể đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của HS cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các em.
+Phụ huynh đánh giá: phụ huynh được mời tham gia hoặc quan sát các HĐ dạy học/giáo dục của nhà trường (nhất là những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng)và ghi nhận định vào phiếu đánh giá. Qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng tự nhiên và văn hóa, lịch sử, nghề truyền thống ... của địa phương.
IV. Các hình thức đánh giá
1. Đánh giá thường xuyên
2. Đánh giá định kì kết quả học tập
Đánh giá định kì các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí vào cuối học kì I và cuối năm học bằng bài kiểm tra định kì.
3. Đánh giá cuối học kì I, cuối năm học ( Điểm mới )
Giáo viên sử dụng tổng hợp các đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì kết quả học tập các môn học để ghi Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học về quá trình học tập, rèn luyện của từng học sinh, cụ thể:
- Mức độ hoàn thành các bài học trong chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng(đã hoàn thành đến nội dung cụ thể của bài học nào; năng khiếu, hứng thú về từng môn học/hoạt động giáo dục).
Những biểu hiện, sự tiến bộ và mức độ đạt được của từng nhóm phẩm chất,
(năng lực;ưu điểm, hạn chế, đặc điểm, năng khiếu và thành tích nổi bật của HS). Góp ý với HS và khuyến nghị với nhà trường, phụ huynh.
- Các thành tích được tuyên dương, khen thưởng.
Phiếu đánh giá cuối học kì I, cuối năm học là bản chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định nhiệm vụ bắt đầu khi vào học kì II, vào năm học mới của từng HS. Đối với HS chưa hoàn thành, cần ghi rõ đã hoàn thành đến nội dung cụ thể của bài học nào để giáo viên có kế hoạch tiếp tục hướng dẫn
IV. Các hình thức đánh giá
1. Đánh giá thường xuyên
2. Đánh giá định kì kết quả học tập
3. Đánh giá cuối học kì I, cuối năm học.
4. Đối với các môn: Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc
Việc đánh giá thường xuyên và định kì kết quả học tập các môn: Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc thực hiện theo Điều 7 tại Quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo..
5. Đối với học sinh khuyết tật
Căn cứ điều kiện cụ thể, học sinh khuyết tật được đánh giá theo điểm a) Khoản 1, Điều 10 tại Quy định Đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và vận dụng ở mức độ phù hợp với các hướng dẫn của công văn này.
V. Hồ sơ đánh giá ( Khác hoàn toàn thông tư 32)
Mỗi học sinh có bộ hồ sơ đánh giá trong năm học, bao gồm:
1. Những trang nhật kí đánh giá của giáo viên (ghi những lưu ý đặc biệt trong quá trình đánh giá thường xuyên về học sinh)
2. Các bài kiểm tra định kì đã được giáo viên đánh giá.
3. Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học.
4. Phiếu đánh giá của phụ huynh.
5. Nhật kí tự đánh giá của học sinh (nếu có).
6. Các sản phẩm hoặc các vật thay thế sản phẩm của hoạt động giáo dục, văn hoá, nghệ thuật,…(nếu có).
7. Các loại giấy chứng nhận, giấy khen, thư cảm ơn, xác nhận thành tích,…của học sinh trong năm học (nếu có).
Bộ hồ sơ là minh chứng của sự tiến bộ trong quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, đồng thời là phương tiện liên lạc giữa học sinh, giáo viên, nhà trường và gia đình học sinh.
VI. Sử dụng kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá được sử dụng để:
1. Xây dựng, điều chỉnh kịp thời cách thức tổ chức dạy học/giáo dục của giáo viên, học sinh nhằm đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất...
2. Xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học.
3. Xét tuyên dương, khen thưởng:
- Cuối học kì I, cuối năm học:
+ Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc: HS có nhiều thành tích nổi bật về cả 3 nội dung đánh giá được GV, các bạn trong nhóm, phụ huynh công nhận.
+ Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến: HS có nhiều thành tích, tiến bộ về cả 3 nội dung đánh giá được GV, các bạn trong nhóm, phụ huynh công nhận.
+ Khen thưởng thành tích từng lĩnh vực: HS hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập thuộc một môn học/hoạt động giáo dục hoặc một trong 3 nội dung đánh giá được GV, các bạn trong nhóm, phụ huynh công nhận.
- Học sinh có thành tích nổi bật vào các dịp tổng kết các phong trào thi đua hoặc những thành tích đột xuất khác.
GV hướng dẫn HS bình bầu, kết hợp với đề xuất của phụ huynh, tổng hợp và quyết định danh sách khen thưởng đề xuất với Hiệu trưởng. Hình thức và số lượng học sinh được tuyên dương, khen thưởng do các nhà trường quyết định.
.
VII. Tổ chức thực hiện
1. Thời gian, đối tượng.
- Công văn này được áp dụng từ năm học 2013-2014, không áp dụng các quy định trái với công văn này trong việc đánh giá học sinh tiểu học VNEN.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Căn cứ công văn này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn Tài liệu hướng dẫn đánh giá học sinh; tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên cốt cán; chỉ đạo thực hiện và rút kinh nghiệm, điều chỉnh (nếu cần).
3.Sở giáo dục ĐT, phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trường tiểu học .
Các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, hiệu trưởng trường tiểu học tổ chức nghiên cứu văn bản này và tài liệu hướng dẫn đánh giá học sinh; tập huấn giáo viên, cán bộ quản lí; chỉ đạo thực hiện, rút kinh nghiệm; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn, vướng mắc, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) để kịp thời hỗ trợ, giải quyết.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Châu Hiền
Dung lượng: 162,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)