Công tác tổ chức kiểm tra Đoàn TNCS HCM

Chia sẻ bởi Hoàng Sĩ Nguyên | Ngày 12/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Công tác tổ chức kiểm tra Đoàn TNCS HCM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

công tác tổ chức, kiểm tra của Đoàn và các
vấn đề về nguyên tắc tổ chức đối với người cán bộ Đoàn xã, TH? TR?N
TẬP HUẤN CÁN BỘ ĐOÀN HUYỆN VĨNH BẢO NĂM 2009
I. Công tác Tổ chức của Đoàn
1. Tổ chức cơ sở Đoàn
1.1 Những vấn đề chung
- Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng cơ sở của Đoàn, nơi triển khai mọi chủ trương nghị quyết của Đoàn, nơi rèn luyện phấn đấu của mỗi đoàn viên và nơi cầu nối giữa thanh niên với tổ chức Đoàn.
Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân và trong các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (tại Phần thứ ba, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn).
- Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết tập hợp thanh, thiếu nhi. Đơn vị có ít nhất 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ 3 đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ 01 tháng 01 lần.
- Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở.
Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết phối hợp thì có thể hình thành liên chi đoàn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi đoàn do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn (tại mục IV, Phần thứ ba, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn).
Trong các đội thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ, các địa bàn tập trung đông đoàn viên được thành lập tổ chức Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn (mục I, Phần thứ ba, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn).
1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn
Nhiệm vụ:
- Đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi. Tổ chức các hoạt động và phong trào thanh niên, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
Quyền hạn:
- Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội. Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; liên kết, phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội tạo sức mạnh đồng bộ trong công tác thanh niên.
- Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ đoàn viên, thanh niên,tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn;
- Được sử dụng con dấu hợp pháp.
2. Công tác đoàn viên
2.1 Phát triển đoàn viên mới:
- Điều kiện thủ tục kết nạp đoàn viên:
Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được học và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn và có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.
- Thanh niên vào Đoàn tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch và được một đoàn viên cùng công tác, sinh hoạt ít nhất ba tháng giới thiệu và bảo đảm. Nếu là đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu. Nếu là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi hội giới thiệu.
- Được Hội nghị chi đoàn xét đồng ý kết nạp với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) so với tổng số đoàn viên có mặt tại Hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y. Trường hợp xét kết nạp nhiều người thì phải xét và quyết định chuẩn y kết nạp từng người một.
- ở nơi chưa có tổ chức Đoàn và đoàn viên hoặc chưa có tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, thì do Đoàn cấp trên cử cán bộ, đoàn viên về làm công tác phát triển đoàn viên, hoặc do một đảng viên cùng công tác ở nơi đó giới thiệu; Ban Chấp hành (hoặc Ban Thường vụ) Đoàn cấp trên trực tiếp xét quyết định kết nạp.
- Quy trình công tác phát triển đoàn viên:
Bước 1: Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh niên, thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên.
- Lập danh sách thanh niên tiên tiến và đội viên trưởng thành.
- Lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên.
- Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng, thời gian tổ chức kết nạp.
Bước 3: Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào đoàn.
a, Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn, lựa chọn những thanh niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu niên).
b, ở những nơi không có điều kiện mở lớp tập trung thì có hình thức phù hợp để thanh niên học tập, nghiên cứu sau đó kiểm tra.

Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.
- Hướng dẫn thanh niên tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu sổ đoàn viên).
- Hội nghị chi đoàn xét, báo cáo lên Ban Chấp hành Đoàn cấp trên.
- Ban Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.
- Chi đoàn tổ chức kết nạp đoàn viên mới, trao huy hiệu Đoàn.
- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện.
Đối với những nơi không có chi đoàn, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở hoặc chi đoàn cơ sở thực hiện quy trình công tác phát triển đoàn viên và quyết định kết nạp đoàn viên.
Hồ sơ đề nghị gồm có:
+ Sổ đoàn viên.
+ Giấy giới thiệu thanh niên vào Đoàn của người đảm bảo giới thiệu.
+ Đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban Chấp hành chi đoàn (có phần trích biên bản họp chi đoàn).

- Tổ chức kết nạp đoàn viên:
* Địa điểm, thời gian, trang trí:
Khi có quyết định chuẩn y kết nạp của Đoàn cơ sở, chậm nhất là 15 ngày sau, Ban Chấp hành chi đoàn phải tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới (một lần kết nạp không nên quá 10 người).
+ Địa điểm: Lễ kết nạp đoàn viên được tổ chức trang nghiêm, gây ấn tượng sâu sắc cho đoàn viên mới. Có thể tổ chức ở phòng họp, phòng truyền thống hoặc ở những nơi có di tích lịch sử văn hóa, trong một cuộc sinh hoạt, hoạt động tập thể của chi đoàn.
+ Thời gian: Cần chọn thời điểm thích hợp, thuận lợi và có ý nghĩa gắn với các ngày lễ lớn hay các hoạt động của chi đoàn.
Buổi lễ kết nạp phải đảm bảo đúng thủ tục, ngắn gọn nhưng không qua loa đại khái, đặc biệt không kéo dài gây nhàm chán. Trong buổi lễ, ngoài các thủ tục nội dung quy định có thể thêm một số nội dung khác nhưng phải kết thúc đúng lúc, đúng chỗ.
+ Trang trí: Không cầu kỳ, rập khuôn máy móc. Nhất thiết phải có cờ Tổ quốc, cờ Đoàn hay huy hiệu Đoàn, và ảnh hay tượng Bác Hồ, có dòng chữ: "Lễ kết nạp đoàn viên mới". Nên có hoa để tạo không khí trang nhã vui tươi, đẹp mắt.
Cách trang trí tùy vào không gian và điều kiện cụ thể về địa điểm, nhưng phải đảm bảo cờ Đoàn hoặc huy hiệu Đoàn không cao hơn cờ Tổ quốc; tượng hoặc ảnh Bác không đặt cao hơn cờ Tổ quốc và cờ Đoàn. Nếu kết nạp ngoài trời thì dùng hình thức cờ có cán, có người đứng cầm cờ Đoàn.
- Chương trình, nội dung:
1. Ch�o c? (hỏt Qu?c ca v� b�i ca chớnh th?c c?a Do�n).
2. Tuyờn b? lý do, gi?i thi?u d?i bi?u.
3. Bỏo cỏo vi?c xột don, nờu ng?n g?n uu, khuy?t di?m trong quỏ trỡnh ph?n d?u c?a ngu?i du?c xột k?t n?p; d?c ngh? quy?t chu?n y k?t n?p l?p do�n viờn Lý T? Tr?ng.
4. Trao Ngh? quy?t, g?n huy hi?u Do�n, trao th? do�n viờn (Tru?ng h?p k?t n?p nhi?u ngu?i ph?i ti?n h�nh gi?i thi?u v� cụng b? quy?t d?nh k?t n?p t?ng ngu?i m?t).
5. Do�n viờn m?i d?c l?i h?a (Tru?ng h?p k?t n?p nhi?u ngu?i, cú th? c? d?i di?n thay m?t d?c l?i h?a). L?i h?a nờn du?c chu?n b? t? tru?c, do chớnh thanh niờn du?c k?t n?p chu?n b? v� cú s? dúng gúp ý ki?n c?a do�n viờn tr?c ti?p giỳp d?.
6. Ngu?i gi?i thi?u phỏt bi?u, h?a ti?p t?c giỳp d? do�n viờn m?i.
7. D?i bi?u Do�n c?p trờn ho?c c?p ?y phỏt bi?u giao nhi?m v?.
8. Ch�o c?, b? m?c.
2.2 Công tác quản lý đoàn viên
2.2.1- Quản lý đoàn viên về tổ chức
+ Đối với đoàn viên:
- Mỗi đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đều phải có Hồ sơ đoàn viên (bao gồm sổ đoàn viên, thẻ đoàn viên và các văn bản liên quan đến quá trình học tập, lao động, công tác, sinh hoạt của đoàn viên) và Huy hiệu Đoàn.
+ Đối với Chi đoàn:
- Ban Chấp hành chi đoàn phải có "Sổ chi đoàn" theo mẫu do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành.
+ Đối với Đoàn cơ sở phải có:
- Sổ danh sách đoàn viên.
- Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao thẻ đoàn viên.
- Sổ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn.
+ Quản lý hồ sơ đoàn viên:
- Đoàn viên, chi đoàn và Đoàn cơ sở đều có trách nhiệm bảo quản Hồ sơ đoàn viên cẩn thận, không để hư hỏng, mất mát.
- Đoàn cơ sở trực tiếp quản lý Hồ sơ đoàn viên.
- Hồ sơ đoàn viên quản lý ở cơ sở Đoàn nào thì đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đoàn viên ở cơ sở đó.
2.2.2- Quản lý đoàn viên về tư tưởng
- Thường xuyên và kịp thời nắm bắt những diễn biến tư tưởng của đoàn viên. Biết rõ những băn khoăn, thắc mắc, những khó khăn đang xảy ra cho đoàn viên, những tư tưởng không đúng đang chi phối đoàn viên... và kịp thời có hướng giúp đỡ để đoàn viên vượt qua những khó khăn về tư tưởng, sửa chữa những lệch lạc trong suy nghĩ của đoàn viên.
- Quản lý tư tưởng đoàn viên còn là bồi dưỡng tư tưởng cho đoàn viên, nhất là đoàn viên mới, làm cho đoàn viên học tập và hiểu rõ lý tưởng cách mạng của Đảng, của Đoàn.
- Tạo điều kiện để đoàn viên được rèn luyện, phấn đấu, Đoàn phải là nơi để đoàn viên trình bày tâm tư, nguyện vọng và tổ chức Đoàn phải thông cảm giúp đỡ.
2.2.3. Quản lý đoàn viên về hành động:
Ban Chấp hành chi đoàn cần phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả công tác hàng tháng của từng đoàn viên. Kịp thời biểu dương những đoàn viên hoàn thành tốt và góp ý kiến phê bình những đoàn viên không hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn giao.
Việc phân công công tác cho đoàn viên thông qua việc triển khai thực hiện chương trình: "Rèn luyện đoàn viên" mà tập trung là"Mỗi đoàn viên có một việc làm thiết thực cho Đoàn".
2.3 Chương trình "rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới"
2.3.1 ý nghĩa của việc thực hiện chương trình "Rèn luyện đoàn viên"
Chương trình "Rèn luyện đoàn viên" là một phương thức tác động trực tiếp đến từng đoàn viên. Giúp đỡ đoàn viên từ vị trí tiếp thu thụ động sang vị trí chủ động trong các hoạt động của các cơ sở Đoàn, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng hoạt động của chi đoàn, là cơ sở để BCH chi đoàn tiến hành phân loại đoàn viên, trao thẻ đoàn viên, và giới thiệu đoàn viên ưu tú với Đảng hàng năm.
2.3.2 Nội dung Chương trình "Rèn luyện đoàn viên"
Căn cứ vào tiêu chí người đoàn viên trong thời kỳ mới đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX xác định; Mỗi đoàn viên ngoài việc không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa, phải thực hiện các nội dung Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới theo 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động sau:
* 5 tiêu chí rèn luyện:
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật.
- Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
- Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
* 10 tiêu chí hành động:
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam với bạn bè trong và ngoài nước.
- Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
- Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
- Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội.
- Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thường xuyên chấp hành pháp luật.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Giới thiệu được thanh niên vào Đoàn.
Ngoài các tiêu chí trên, căn cứ tình hình và nhiệm vụ thực tế, đoàn viên có thể đăng ký thêm các nội dung mà đoàn viên quan tâm.
2.3.3 Biện pháp tổ chức thực hiện
* Đối với đoàn viên:
- Tự đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên theo hướng dẫn của Ban chấp hành chi đoàn.
- Sưu tầm tài liệu theo nội dung đã đăng ký, trao đổi ý kiến với các đoàn viên trong chi đoàn hoặc đề nghị sự giúp đỡ của Ban chấp hành chi đoàn để thực hiện nội dung rèn luyện.
- Tích cực tham gia hoạt động theo nhóm công tác do Ban chấp hành chi đoàn phân công hoặc các công trình, phần việc thanh niên do Đoàn tổ chức; thực hiện tốt các quy định sinh hoạt chi đoàn, tự giác rèn luyện phấn đấu trong lao động, học tập, công tác, tích cực vận động thanh niên tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội , Đội.
* Đối với chi đoàn và Đoàn cơ sở:
- Ban chấp hành chi đoàn hướng dẫn đoàn viên đăng ký, tổ chức ngày cùng hành động để đoàn viên đăng ký thực hiện và lập kế hoạch đoàn viên tham gia hoạt động theo các đội, nhóm công tác, các công trình, phần việc thanh niên, tạo môi trường thuận lợi để đoàn viên rèn luyện.
- Tổ chức hội nghị toạ đàm, diễn đàn thanh niên, hái hoa dân chủ theo các chủ đề; sưu tầm, trang bị tủ sách thanh niên tại cơ sở để cung cấp các thông tin và tư liệu giúp đoàn viên thực hiện nội dung đăng ký rèn luyện, đặc biệt thường xuyên đưa nội dung cuộc vận động tuổi trẻ Việt Nam làm theo lời Bác vào các buổi sinh hoạt của Đoàn.
- Thường xuyên theo dõi trong quá trình thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên, kịp thời chấn chỉnh và tiến hành sơ tổng kết hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên gắn với đánh giá Chương trình.
- Đánh giá nhận xét kết quả luyện của đoàn viên (ghi nhận xét vào sổ Rèn luyện đoàn viên); tổ chức phân loại đoàn viên và ghi nhận xét vào sổ đoàn viên.
2.3.4. Quy trình triển khai chương trình "Rèn luyện đoàn viên"
Bước 1: Chi đoàn tổ chức triển khai các nội dung rèn luyện và hướng dẫn đoàn viên đăng ký.
Bước 2: Đoàn viên đăng ký thực hiện (theo mẫu Sổ Rèn luyện đoàn viên). Chi đoàn tổng hợp danh sách đoàn viên đã đăng ký để theo dõi.
Bước 3: Chi đoàn và Đoàn cơ sở cung cấp tài liệu, tổ chức các hoạt động hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ đoàn viên thực hiện.
Bước 4: Chi đoàn đánh giá kết quả rèn luyện của đoàn viên theo định kỳ 6 tháng và 1 năm, theo 3 mức: Tốt, đạt, chưa đạt; (Chi đoàn từ 10 đoàn viên trở xuống, do tập thể chi đoàn xét; chi đoàn trên 10 đoàn viên do Ban Chấp hành chi đoàn xét). Sau khi đánh giá kết quả rèn luyện của đoàn viên, chi đoàn tiến hành phân loại đoàn viên và báo cáo kết quả với Đoàn cấp trên và cấp uỷ cùng cấp.
2.4. Tiêu chuẩn phân loại đoàn viên: (Trích hướng dẫn số 19 HD/TWđTN ngày 17-3-1999 của Ban Bí thư Trung ương đoàn) 4 loại.
- Do�n viờn xu?t s?c:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đoàn viên theo điều lệ đoàn; thực hiện tốt chương trỡnh rèn luyện đoàn viên về nhận thức và hành động.
+ Gương mẫu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn và công tác đoàn, có một số mặt được biểu dương khen thưởng.
+ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt, hoạt động của đoàn, làm nòng cốt trong các chi hội, Câu lạc bộ, đội, nhóm thanh niên và của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; đóng đoàn phí đầy đủ.
+ được giới thiệu là đoàn viên ưu tú với chi bộ.
- Do�n viờn khỏ:
+ Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người đoàn viên, đang ký đủ 2 nội dung rèn luyện đoàn viên song chỉ thực hiện tốt một nội dung, nội dung kia thực hiện đạt mức trung bỡnh khá. Hoàn thành tốt công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao.
+ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt đoàn, các hoạt động của các chi hội, câu lạc bộ đội, nhóm và đóng đoàn phí đầy đủ. Không vi phạm kỷ luật.
- Do�n viờn trung bỡnh:
+ Có ý thức thực hiện nhiệm vụ của người đoàn viên, đã đang ký từ 1 đến 2 nội dung rèn luyện đoàn viên và chỉ thực hiện đạt mức trung bỡnh. Hoàn thành công tác chuyên môn, nhiệm vụ được giao. Tham gia sinh hoạt Đoàn và các hoạt động của các chi hội, câu lạc bộ, đội nhóm không thường xuyên; đóng đoàn phí không đầy đủ.
- Do�n viờn y?u kộm:
+ Thiếu ý thức thực hiện nhiệm vụ được giao, không đang ký thực hiện chương trỡnh rèn luyện đoàn viên. ít tham gia sinh hoạt Doàn và hoạt động của các chi hội, câu lạc bộ, đội nhóm, đóng đoàn phí không đầy đủ.
+ Vi phạm khuyết điểm, chưa có ý thức tự giác kiểm điểm và sửa ch?a. * Phân loại đoàn viên do tập thể chi đoàn xét quyết định (có thể bỏ phiếu kín) sau đó BCH chi đoàn xem xét và báo cáo lên đoàn cơ sở. Dối với đoàn viên xuất sắc được công nhận là đoàn viên ưu tú giới thiệu cho D?ng xem xét kết nạp thỡ BCH Doàn cơ sở ra quyết định chuẩn y và giới thiệu.
2.5 Trưởng thành đoàn viên.
2.5.1 Quy định chung:
- Đoàn viên tròn 30 tuổi, chi đoàn làm thủ tục trưởng thành Đoàn, lễ trưởng thành cho đoàn viên khi hết tuổi đoàn viên được tiến hành vào các dịp kỷ niệm ngày: 26-3, 19-5, 15-10, và ngày 22-12 hàng năm (4 đợt). Hoặc trong những hoạt động, sinh hoạt truyền thống của chi đoàn. Lễ trưởng thành Đoàn được tổ chức ở Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở hoặc chi đoàn.
2.5.2 Quy trình tiến hành trưởng thành Đoàn:
- Hàng năm, Ban Chấp hành Đoàn lập danh sách những đoàn viên tròn 30 tuổi, không giữ nhiệm vụ trong cơ quan lãnh đạo hay công tác chuyên môn của Đoàn và thông báo cho đoàn viên đó biết. Khi có danh sách đoàn viên tròn 30 tuổi, Ban Chấp hành chi đoàn cần tổ chức gặp mặt để nắm nguyện vọng của số đoàn viên có yêu cầu tiếp tục ở lại sinh hoạt Đoàn, đồng thời lập danh sách báo cáo với Ban Chấp hành Đoàn cơ sở số đoàn viên trưởng thành để xét và ra quyết định.
- Lễ trưởng thành phải được chuẩn bị thật chu đáo, trang trọng và tạo được không khí thân mật. Nếu đoàn viên trưởng thành là đoàn viên ưu tú trong buổi lễ trưởng thành Đoàn cần tiến hành luôn việc giới thiệu đoàn viên ưu tú đó cho Đảng xem xét bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.5.3 Chương trình lễ trưởng thành Đoàn
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; Giới thiệu tóm tắt quá trình sinh hoạt Đoàn và những thành tích đóng góp của đoàn viên trưởng thành; Trao "Giấy chứng nhận đoàn viên trưởng thành" và tặng phẩm kỷ niệm (nếu có) cho đoàn viên trưởng thành; Đại diện đoàn viên trưởng thành phát biểu cảm tưởng; Đại diện đoàn viên đang sinh hoạt Đoàn (nên là đoàn viên mới) phát biểu; Đại biểu cấp ủy và các đại biểu khác phát biểu; Kết thúc.
3. Nh?ng vấn đề về tổ chức của đoàn TNCS Hồ Chí Minh
3.1 Thành lập và gi?i thể một tổ chức đoàn:
- Thành lập chi đoàn, liên chi đoàn, Doàn bộ phận mới và gi?i thể chi đoàn, liên chi đoàn, đoàn bộ phận do Doàn cơ sở quyết định (dối với các Trường đại học và cao đẳng do Doàn trường quyết định) và quy định nhiệm vụ quyền hạn cụ thể.
- Thành lập đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở mới và giai thể đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở do đoàn cấp huyện (tương đương) quyết định. (đối với lực lượng vũ trang do cấp ủy D?ng trực tiếp hoặc cơ quan chính trị cấp trên quyết định).
- Thành lập Đoàn cấp huyện (tương đương) và nâng cấp một tổ chức cơ sở thành Đoàn tương đương cấp huyện hoặc giải thể Đoàn cấp huyện (tương đương) do Đoàn cấp tỉnh (tương đương) quyết định. Thành lập Đoàn cấp tỉnh, hoặc tương đương do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định. Những địa bàn tâp trung đông đoàn viên là lao động tự do nhưng có đăng ký tam trú thì Đoàn xã, phường, thị trấn hoặc Đoàn cấp huyện (tương đương) nơi có thể thành lập cơ sở Đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động.
- Thành lập chi đoàn tạm thời:
Trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ nếu có thời gian từ 1 tháng và có từ 3 đoàn viên trở lên chuyển đến sinh hoạt, lao động, công tác ở cùng một địa bàn thì Đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra các đội hình trên có thể ra quyết định hành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ định Ban Chấp hành lâm thời, Bí thư của chi đoàn và bàn giao cho nơi nhận. Sau khi thành lập hoặc giải thể một tổ chức Đoàn do yêu cầu nhiệm vụ, cấp ra quyết định phải báo cáo với Đoàn cấp trên trực tiếp để thông báo cho các đơn vị liên quan thuộc phạm vi quản lý của cấp bộ Đoàn cấp trên.
3.2 Lễ ra mắt một tổ chức Đoàn mới
1- Chào cờ, hát Quốc ca và bài ca chính thức của Đoàn
2- Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu
3- Công bố và trao quyết định thành lập hoặc nâng cấp tổ chức Đoàn mới và chỉ định BCH lâm thời, các chức danh bí thư, phó bí thư, ủy viên BTV
4- BCH lâm thời ra mắt
5- Đại diện BCH lâm thời thông qua chương trình hành động
6- Đại biểu phát biểu
7- Bế mạc (chào cờ)
3.3 Nội dung và hình thức sinh hoạt chi đoàn
3.3 1 Khái niệm về sinh hoạt chi đoàn
Sinh hoạt chi đoàn là một buổi sinh hoạt về chính trị, thời sự, van hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn nhằm mục đích giáo dục của chi đoàn.
Lưu ý: Sinh hoạt chi đoàn là hoạt động của chi đoàn với sự tham gia của đoàn viên, nh?ng người chưa là đoàn viên thỡ không dự sinh hoạt chi đoàn. Chi đoàn có thể tổ chức sinh hoạt gắn với các hoạt động tâp hợp đoàn kết giáo dục thanh niên (có các đối tượng tham gia) song nội dung sinh hoạt thỡ ph?i tổ chức riêng trước hoặc sau khi kết thúc hoạt động này.
3.3.2 Nội dung và hình thức sinh hoạt của chi đoàn
Nội dung sinh hoạt của chi đoàn:
a) Sinh hoạt chi đoàn hoạt động theo chủ đề giáo dục (chuyên đề): Hội thảo, tọa đàm theo chủ đề.
* Sau mỗi lần sinh hoạt chi đoàn, đoàn viên phải nâng cao được nhận thức của mình, hoặc để lại một ấn tượng tốt đẹp, một điều gì đó mới mẻ mang tính thuyết phục cao. Phải biết chọn đề tài mới gắn với vấn đề thời sự nóng bỏng của cuộc sống và gắn với nhu cầu cần thiết của đoàn viên.
* Đề tài đó gần gũi, phù hợp với trình độ của đoàn viên, và phải được thường xuyên thay đổi, tránh sự nhàm chán.
b) Sinh hoạt chi đoàn để xây dựng chương trình công tác:
* Có thể xây dựng chương trỡnh công tác của chi đoàn theo quý (ba tháng một lần)
+ Ph?i nắm được tỡnh hỡnh thời sự chính trị trong quý, biết đề ra nhiệm vụ trọng tâm của mỗi tháng và hàng tháng sẽ sinh hoạt theo nội dung và hỡnh thức nào.
+ Công việc đề ra cho mỗi tháng ph?i cụ thể, thiết thực.
* Ph?i dự báo, tổng hợp được nhiệm vụ cơ b?n của một quý đề ra chương trỡnh hoạt động cho thích hợp.
* Ph?i đánh giá được nh?ng nhiệm vụ đã được thực hiện trong quí, có phân tích cụ thể nh?ng thành công và hạn chế, rút ra bài học cho quí sau.
c) Sinh hoạt chi đoàn để nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở Đoàn:
* Xây dựng Đảng:
+ Góp ý kiến xây dựng cho cán bộ, đảng viên và cán bộ lãnh đạo.
+ Tham mưu cho Đảng về công tác thanh niên, góp ý cho nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Nhận xét và giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng.
* Xây dựng Doàn
+ Xét và tổ chức kết nạp đoàn viên
+ Bỡnh bầu, phân loại đoàn viên sáu tháng 1 lần.
+ Góp ý cho lãnh đạo của Ban Chấp hành Doàn các cấp.
Hinh thức sinh hoạt chi đoàn:
Hinh thức sinh hoạt chi đoàn phai được c?i tiến và thường xuyên thay đổi phù hợp với tâm lý đoàn viên. đây là một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi mỗi chi đoàn phai tích cực chủ động và sáng tạo để tim ra hinh thức sinh hoạt thích hợp nhất.
a) Sinh hoạt chi đoàn tại phòng họp:
* Hinh thức sinh hoạt này thích hợp với nội dung sinh hoạt theo chuyên đề giáo dục va cần yên tĩnh, có trang trí hài hòa để tạo ấn tượng.
* Cần sắp xếp vị trí ngồi trong một không gian thích hợp, cách tốt nhất là ngồi theo hinh chu U hoặc nửa hinh tròn có chậu hoa ở trước.
b) Sinh hoạt chi đoàn tại nơi di tích danh lam thắng canh theo hinh thức tham quan, du khao, dã ngoại...(trường hợp này có thể gắn với hoạt động của chi đoàn để mở rộng đối tượng. Song cần bố trí thời gian để đoàn viên sinh hoạt riêng).
* Chọn nhung di tích lịch sử hoặc nhung danh lam thắng canh là nơi sinh hoạt chi đoàn, nhung trò chơi dân gian thích hợp trong mỗi lần sinh hoạt.
* Phát động đoàn viên tập viết ngắn về nhung di tích lịch sử, danh lam thắng c?nh (có tặng quà cho các bài viết tốt, có ý nghĩa). Trao đổi, hỏi đáp về các di tích, lịch sử, cam nhận sau khi tham quan.
c) Sinh hoạt chi đoàn tại nhà đoàn viên:
Chọn nhà đoàn viên có đủ điều kiện để tổ chức sinh hoạt và có thể quay vòng theo định kỳ. Phát động đóng góp cơ sở vật chất như: sách, báo, truyện, tăng âm, loa đài cho hình thức sinh hoạt này của chi Đoàn.
d) Sinh hoạt chi đoàn theo hinh thức hội thao, hái hoa dân chủ, tọa đàm
* Hinh thức này thích hợp trong các buổi sinh hoạt giao lưu giua các chi đoàn với nhau. Phổ biến trước cho đoàn viên biết chủ đề hoặc câu hỏi cho đoàn viên chuẩn bị. Bàn giúp nhau mưu sinh lập nghiệp, trợ giúp nhau làm kinh tế, trao đổi kinh nghiệm san xuất...
f) Sinh hoạt chi đoàn vào ngày kỷ niệm, ngày sinh nhật của đoàn viên:
* Gắn nội dung sinh hoạt với các nội dung của ngày lễ, ngày kỷ niệm để sinh hoạt có chủ đề, chủ điểm. Có chuẩn bị quà tặng của Ban Chấp hành cho đoàn viên có ngày sinh nhật. Đoàn viên có thể tặng quà hoặc chúc mừng người được tổ chức sinh nhật.
3.4 Công tác chuẩn bị và tiến hành sinh hoạt chi đoàn:
3.4.1 Công tác chuẩn bị
- Họp BCH chi đoàn, phân công người chuẩn bị nội dung và điều khiển chương trinh sinh hoạt. Thông báo cho đoàn viên thời gian và nội dung sinh hoạt.
3.4.2 Tiến hành sinh hoạt
Trong sinh hoạt chi đoàn phai bao đam tính giáo dục, tính dân chủ và tính chiến đấu. Một trong các cách sinh hoạt tiến hành như sau:
- ổn định tổ chức bằng một số tiết mục van nghệ. điểm danh đoàn viên
- Giới thiệu chủ tọa và thư ký
- đại diện ban chấp hành chi đoàn hoặc đoàn viên được phân công phụ trách chuyên đề, trinh bày nội dung sinh hoạt.
- đoàn viên thao luận
- đại biểu phát biểu
- Chủ tọa tổng hợp ý kiến và kết luận
- Thư ký thông qua biên ban, biểu quyết. Bế mạc.
4. Công tác tổ chức và hoạt động của các cơ sở Doàn khu vực nông thôn
4.1 Hỡnh thái tổ chức:
- đoàn xã gồm các chi đoàn theo địa bàn dân cư (thôn, ấp, b?n...) và các chi đoàn trường học. Ngoài ra can cứ điều kiện thực tế, được sự đồng ý của đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp, BCH đoàn xã có thể thành lập các chi đoàn dân quân tự vệ, an ninh quốc phòng, các chi đoàn ngành nghề (nếu có). Nếu số lượng đoàn viên đông, nhiều chi đoàn có thể thành lập liên chi đoàn trực thuộc Đoàn xã, quyền hạn của liên chi đoàn do BCH đoàn xã quy định theo điều lệ và hướng dẫn thực hiện điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
4.2 Nội dung hoạt động:
Hoạt động của chi đoàn cần tập trung vào 3 nội dung sau:
- Các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, hoạt động xã hội - từ thiện và văn hóa lành mạnh đáp ứng nhu cầu van hóa, tinh thần của đoàn viên thanh niên, khơi dậy tỡnh làng nghĩa xóm trong đoàn viên thanh niên nông thôn. Hoạt động giu gin trật tự trị an trên địa bàn và bao vệ Tổ quốc.
- Các hoạt động giúp đoàn viên thanh niên xây dựng các chương trình phát triển kinh tế hộ gia đinh, góp phần xây dựng kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoạt động tinh nguyện vi cuộc sống cộng đồng. Triển khai các hoạt động "Kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới và mô hinh mới" trong thanh niên Nông thôn. Các hoạt động xây dựng tổ chức đoàn, tổ chức đang và chính quyền; âhm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.
4.3 Hướng dẫn một số hỡnh thức hoạt động:
- Trợ vốn cho đoàn viên thanh niên lập thân lập nghiệp phát triển san xuất, kinh doanh: (Cần chủ động để khai thác các nguồn trợ vốn cho đoàn viên thanh niên theo các hướng: từ ban thân thanh niên và gia đinh, từ ngân hàng, từ quỹ quốc gia giai quyết việc làm, từ quỹ xóa đói giam nghèo từ ngân sách địa phương, từ các tổ chức kinh tế xã hội; từ sự tương trợ giúp nhau trong thanh niên thông qua các dự án hoặc kế hoạch san xuất, thông qua các quỹ tín dụng tiết kiệm, các quỹ tương thân tương trợ...)
- Mở các lớp tập huấn KHKT; tổ chức dạy nghề (trồng trọt, chan nuôi, nuôi trồng thủy san, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ...) cho đoàn viên thanh niên góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở các địa phương.
- Xây dựng các điểm, các mô hinh chuyển giao ứng dụng các tiến bộ KHKT vào san xuất kinh doanh (các điểm trinh diễn). Tham gia chương trinh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. đam nhận các công trinh xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông thôn như (đường xá, cầu cống, thủy lợi...) các chương trinh về nước sạch và vệ sinh môi trường... cần tổ chức ký kết hợp đồng giua đoàn thanh niên và chính quyền hoặc các tổ chức kinh tế, đam bao kết hợp 3 lợi ích trong đó chú ý đến lợi ích cá nhân của từng đoàn viên thanh niên tham gia công trinh.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa tham quan di tích, về nguồn thể thao nhân các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm lớn trong năm... (đặc biệt là hình thức tổ chức cuộc thi "Thanh niên thanh lịch giỏi nghề nông"). Tổ chức các đợt vận động, các ngày hoạt động xã hội với nhiều loại hình phong phú như thăm gia đình chính sách. Tặng quà thiếu nhi nghèo, tổ chức lớp học tình thương, thành lập các đội công tác xã hội phục vụ cho công việc hiếu hỷ.
- Tổ chức phổ biến nghị quyết của Đảng của Đoàn, xây dựng triển khai kế hoạch công tác, phân loại đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp, góp ý phê bình cán bộ đảng viên, làm công tác thi đua khen thưởng. Phân công đoàn viên nòng cốt xây dựng các chi hội, tổ, nhóm câu lạc bộ thanh niên theo ngành, nghề, sở thích phù hợp với nhu cầu của thanh niên tại cơ sở.
II. Công tác kiểm tra của Đoàn
1- Công tác kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác của Đoàn.
- Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đoàn. Tổ chức Đoàn phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức Đoàn, đoàn viên và cán bộ Đoàn chịu sự kiểm tra của Đoàn.
- Các cấp bộ Đoàn lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức Đoàn và đoàn viên trong việc chấp hành Điều lệ Đoàn, các nghị quyết, chương trình công tác của Đoàn.
2- Uỷ ban kiểm tra của Đoàn.
- Cơ quan tham mưu tích cực cho Ban Chấp hành Đoàn các cấp để tiến hành công tác kiểm tra là Uỷ ban kiểm tra. Uỷ ban kiểm tra của Đoàn được thành lập từ Trung ương đến cấp huyện (tương đương) do Ban Chấp hành cùng cấp bầu ra. Cấp Đoàn cơ sở, chi đoàn cử một đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành hoặc UV Ban Thường vụ (nếu có) phụ trách công tác kiểm tra.
- UBKT có một số uỷ viên BCH, song không quá một phần hai (1/2) số lượng uỷ viên UBKT. Cơ cấu UBKT mỗi cấp gồm Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm và một số uỷ viên. Nhiệm kỳ của UBKT mỗi cấp theo nhiệm kỳ của BCH Đoàn cùng cấp.
- Uỷ ban kiểm tra các cấp làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của BCH Đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo của Uỷ ban kiểm tra cấp trên.
- Uỷ ban kiểm tra các cấp được sử dụng con dấu riêng.
2.1- Chức năng của Uỷ ban kiểm tra
- Kiểm tra, giám sát cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn thực hiện các nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn, chấp hành Điều lệ Đoàn; tham mưu cho các cấp bộ Đoàn đại diện quyền lợi chính đáng của cán bộ đoàn viên, thanh niên.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.
- Tham mưu cho Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp về công tác kiểm tra.
2.2- Nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp
- Tham mưu cho các cấp bộ Đoàn kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương của Đoàn. Kiểm tra cán bộ, đoàn viên (kể cả uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp) và tổ chức Đoàn cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ của Đoàn.
- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Đoàn cấp dưới. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn; tham mưu cho cấp bộ Đoàn về việc thi hành kỷ luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.
- Kiểm tra công tác Đoàn phí, việc sử dụng các nguồn quỹ khác của các đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành cùng cấp và tổ chức Đoàn cấp dưới.
2.3- Quyền của Uỷ ban kiểm tra các cấp
- Quyền được kiểm tra cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn, Uỷ ban kiểm tra cấp dưới. Quyền được yêu cầu tổ chức Đoàn cấp dưới và cán bộ, đoàn viên báo cáo, cung cấp tài liệu và những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Quyền được đề nghị Đoàn cấp trên, các cơ quan của Đảng, Nhà nước trả lời, giải quyết những đơn thư khiếu tố của ĐVTN. Đề nghị cấp bộ Đoàn thi hành kỷ luật CB, ĐV và đề nghị xoá tên các UVBCH hay UV Ban kiểm tra cùng cấp và cấp dưới.
- Quyền được đề nghị chuẩn y, thay đổi hoặc xoá bỏ các quyết định về kỷ luật của tổ chức Đoàn và Uỷ ban kiểm tra cấp dưới. Quyền được dự các hội nghị của BCH cùng cấp và cấp dưới liên quan đến công tác kiểm tra.
3. Tăng cường công tác kiểm tra của Đoàn đáp ứng yêu cầu của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn mới.
- Tạo ra sự chuyển biến nhận thức một cách sâu sắc, toàn diện trong các cấp bộ Đoàn, của cán bộ Đoàn và đoàn vi#n về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của công tác kiểm tra và UBKT các cấp trong công tác xây dựng Đoàn nói chung và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp bộ Đoàn. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của từng cán bộ Đoàn, đoàn viên và cấp bộ Đoàn đối với việc thực hiện công tác kiểm tra.
- Tăng cường đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra góp phần nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn, chất lượng tổ chức và chất lượng phong trào. Thường xuyên chăm lo kiện toàn UBKT các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đủ số lượng, nâng cao chất lượng. Xây dựng cơ chế, điều kiện để UBKT và cán bộ kiểm tra hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ công tác kiểm tra do điều lệ Đoàn quy định.
nội dung, giải pháp chủ yếu
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của BCH Đoàn và người đứng đầu tổ chức Đoàn về công tác kiểm tra:
- Thường xuyên quán triệt trong các cấp bộ Đoàn, cán bộ Đoàn trước hết là người đứng đầu tổ chức Đoàn, đoàn viên mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của công tác kiểm tra từ đó giúp cấp bộ Đoàn, từng cán bộ Đoàn và đoàn viên xác định rõ trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, đồng thời phải chịu sự kiểm tra của Đoàn.
- Quán triệt trong các cấp bộ Đoàn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBKT các cấp, các mối quan hệ giữa UBKT các cấp với cấp bộ Đoàn từ đó tăng cường định hướng, chỉ đạo UBKT các cấp thực hiện công tác kiểm tra.
- BCH, BTV Đoàn các c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Sĩ Nguyên
Dung lượng: 451,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)