CONG TAC CHU NHIEM LOP
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Dần |
Ngày 12/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: CONG TAC CHU NHIEM LOP thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Krông Pắc, ngày 14 tháng 09 năm 2012
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ BUỔI TẬP HUẤN
NỘI DUNG TẬP HUẤN GỒM 3 CHƯƠNG
Chương I: Phương pháp kỷ luật tích cực.
Bài 1: Bối cảnh và quan điểm
Bài 2: Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực
Bài 3: Vì sao cần đưa PPKLTC vào trường học
Chương II: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh phổ thông.
Bài 1: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh tiểu học
Bài 2: Tìm hiểu về hành vi tiêu cực của trẻ
Chương III: Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường phổ thông.
Bài 1: Ứng xử tích cực trong lớp học
Bài 2: Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học đường
Bài 3: Giúp HS vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Bài 1: Bối cảnh và quan điểm
Hiện nay việc đổi mới GD trẻ em đã và đang được thực hiện ở nhà và ở trường nhưng vẫn còn nan giải. Để GD trẻ hiệu quả, nhất là đối với những HS quậy phá, mắc lỗi, người lớn thường dùng những hình ảnh phạt mang tính bạo lực để GD trẻ, khiến trẻ lì lợm hơn, chống đối… dẫn đến trẻ phát triển kém, quan hệ tồi tệ.
Chính vì lý do đó “PPKLTC” là giải pháp tốt giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ hiệu quả.
Bài 2: Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực
- Kỷ luật tích cực là dựa trên cơ sở cùng thảo luận khi có đầy đủ thông tin và tôn trọng lẫn nhau. Kỷ luật tích cực nhấn mạnh đến việc thay đổi hành vi hơn là xử phạt, theo tư duy nguyên nhân và hậu quả.
- Kỷ luật tích cực là cách giúp trẻ tự kiểm điểm bản thân, có trách nhiệm với hành vi của mình, đồng thời xây dựng cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác.
1. Phương pháp kỷ luật tích cực là gì ?
2. Phương pháp kỷ luật tích cực được thực hiện trong những nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc 1: Vì lợi ích tốt nhất của HS:
Tất cả các hành động, biện pháp kỷ luật mà giáo viên áp dụng đều nhằm mang lại lợi ích tốt cho HS, giúp HS phát huy tốt những tiềm năng của các em.
Dựa trên 4 nguyên tắc sau:
- Nguyên Tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS:
Khi sử dụng các biện pháp can thiệp phải hướng đến những hành vi tích cực của HS.
- Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau:
+ Giúp HS hiểu được những hành vi và việc làm mà HS không được vi phạm, phải thống nhất trước khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện.
+ Cách thức kỷ luật khi áp dụng nên trao đổi, vận động HS để tạo sự thỏa thuận khi sử dụng.
- Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi học sinh:
Tìm hiểu sự phát triển của trẻ theo lứa tuổi học sinh từ đó hướng tới cách phản ứng phù hợp hơn cho hành vi của các em. Giúp các em thay đổi hành vi ứng xử phù hợp.
Hệ quả tự nhiên và logic
Hệ quả tự nhiên:
Là những gì xảy ra một cách tự nhiên
Không có sự can thiệp của người lớn
Ví dụ:
Khi gặp mưa mà không có áo mưa sẽ bị ướt
Không ăn sẽ bị đói
Không ngủ sẽ mệt mỏi
Quên mặc áo ấm có thể bị cảm
Khi kéo đuôi mèo có thể bị mèo cào
3.Biện pháp thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực:
b. Hệ quả logic:
Trái với hệ quả tự nhiên, hệ quả lôgíc đòi hỏi cần có sự can thiệp của người lớn như: cha mẹ, thầy cô, anh chị và các bạn bè xung quanh
Ví dụ:
Nếu không làm bài tập sẽ bị điểm kém;
Khi trẻ nghịch ngợm phá hỏng đồ chơi mới mua, thì trong một thời gian tới, bố mẹ sẽ không mua đồ chơi cho trẻ nữa, trẻ sẽ không còn đồ chơi;
Nếu trẻ không lễ phép với ông bà cha mẹ thì trẻ sẽ không được cha mẹ dẫn đi công viên chơi…
c. Các nguyên tắc khi áp dụng hệ quả tự nhiên và logic :
Hệ quả tự nhiên:
Không gây nguy hiểm cho trẻ.
Ví dụ: Không được để trẻ nhỏ sờ vào điện, nước sôi, chạy qua đường phố đông đúc,... chỉ để dạy cho trẻ Hệ quả tự nhiên.
Không gây nguy hiểm cho người khác.
Ví dụ: Ném đá vào bạn để bạn bị đau.
Hệ quả logic:
Liên quan: Nguyên nhân và hệ quả đưa ra phải có liên quan tới nhau. Ví dụ: Nếu trẻ đổ nước ra bàn thì cần phải lau sạch nước bẩn chứ không phải phạt không cho trẻ ăn.
Tôn trọng: Nếu người lớn không tôn trọng, còn làm trẻ bị bẽ thì đó là sự mắng phạt chứ không còn là sử dụng hệ quả logic nữa.
Hợp lý: Nếu người lớn bắt trẻ làm theo một cách vô lý mà không giải thích hoặc rút kinh nghiệm cho trẻ thì trẻ sẽ không hiểu và có thể không làm theo.
Khi người lớn không tuân theo 3 quy tắc trên, trẻ sẽ có 3 dạng phản ứng tiêu cực
Oán giận: (“Thế là không công bằng. Không thể tin người lớn được”)
Trả đũa: (“Họ được lần này vì họ có quyền, nhưng lần sau mình sẽ...”)
Trốn tránh: (“Lần sau mình sẽ không để bị ‘tóm’ (khi đang viết bẩn lên bàn) nữa” hoặc giảm tự tin vào bản thân (“mình chẳng ra gì, chỉ là đứa hậu đậu”)
Điểm cần nhớ khi thiết lập nội qui ở nhà và ở trường
Nội qui đó có dựa trên thực tế hay chỉ là cảm xúc của người lớn?
Liệu nội qui đó có vì lợi ích của trẻ, giúp trẻ được an toàn?
Liệu nội qui đó có giúp trẻ tránh được va chạm, xung đột với người khác?
Liệu nội qui đó có giúp trẻ học cách suy nghĩ, cân nhắc trước khi hành động?
Hệ quả của việc tuân thủ hoặc không tuân thủ nội qui đó là gì?
NỘI QUI KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA / HỢP TÁC KHÔNG HỢP TÁC, CHỐNG ĐỐI
Cấu trúc của một cuộc họp lớp / họp gia đình
Bắt đầu bằng khích lệ, khen ngợi để giảm cơ chế tự vệ và tăng thái độ hợp tác.
Điểm lại xem trong chương trình lớp/gia đình muốn thảo luận những vấn đề gì.
Giải quyết vấn đề.
Lập kế hoạch thực hiện (chú ý cho trẻ được lựa chọn: bắt đầu từ hôm nay hay ngày mai trẻ phải thực hiện đề xuất đã được thông qua, nhất trí).
Điểm cần nhớ khi củng cố, duy trì nội quy với trẻ
Hướng dẫn rõ ràng, cụ thể
Nhắc nhở: Những lời nhắc nhở giúp trẻ suy nghĩ, nhớ lại và sau đó quyết định hành động.
Cho phép trẻ được chọn 1 trong 2 khả năng mà ta đều mong muốn và chấp nhận quyết định của trẻ.
Cho trẻ biết hệ quả với hành vi lựa chọn.
Cảnh báo: Nhắc nhở trẻ nghĩ về hậu quả xấu có thể xảy ra với một hành vi nào đó.
Thể hiện mong muốn: Là cách khích lệ trẻ có một hành vi cụ thể nào đó.
Tóm lại: Thiết lập nội quy, nề nếp trong gia đình và lớp học là một phương pháp quan trọng để duy trì trật tự, nề nếp trong gia đình, lớp học và ngoài xã hội. Khi thiết lập nội quy cả người lớn và trẻ em được cùng tham gia đều cảm thấy mình thoải mái và hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra các quyết định đó. Vì thế xác xuất làm theo các quyết định đó cao hơn nhiều so với bị áp đặt.
Bài 3: Vì sao cần đưa phương pháp kỷ luật tích cực vào trường học
Phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam :”Đào tạo con người toàn diện ...”
Mang lại lợi ích cho học sinh:
Có nhiều cơ hội tham gia, chia sẻ
HS được tôn trọng, quan tâm, được lắng nghe
Nhận ra được lỗi lầm, hạn chế, tự giác khắc phục, sửa chữa hoàn thiện bản thân
Tích cực chủ động và tự tin.
Phát huy được tiềm năng, những mặt tích cực của mình
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH PHỔ THÔNG
*Sự phát triển về thể chất của trẻ em lứa tuổi học sinh Tiểu học
Sự phát triển diễn ra chậm hơn so với các giai đoạn trước. Quá trình diễn ra êm ả, đồng đều theo xu hướng hoàn thiện về cấu tạo giải phẫu và chức năng của các hệ cơ quan đã được hình thành và trưởng thành suốt từ 0 đến 11 tuổi.
Não phát triển không đáng kể.
Hệ xương tiếp tục phát triển và chưa cốt hóa hoàn toàn, còn nhiều mô sụn. Cột sống có những thay đổi lớn.
Bài 1: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi
học sinh Tiểu học
*Một số đặc điểm phát triển bình thường của trẻ giai đoạn 6 – 12 tuổi:
Giai đoạn này trẻ vẫn rất nhạy cảm với việc bị trừng phạt khi mắc lỗi. Vì trẻ đang tập thích nghi với trường học. Nếu bị phạt khi mắc lỗi trẻ dễ thu mình, thấy không an toàn, giảm hứng thú dẫn đến không muốn đi học.
Cần coi sự mắc lỗi của trẻ là bình thường, coi đó là cơ hội giúp trẻ học tập, không đồng nhất với tính cách, con người của trẻ.
Cha mẹ, thầy cô có thể ảnh hưởng dẫn đến hình thành sự thiên lệch về mặt văn hóa, thái độ của trẻ.
Chức năng thích nghi của trẻ được củng cố và hình thành thói quen chăm chỉ học tập, giúp đỡ gia đình… cần có sự nâng đỡ, khích lệ trẻ đạt được những gì người lớn mong đợi.
Bài 2: Tìm hiểu về hành vi tiêu cực của trẻ
1.Tại sao phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của trẻ:
Khi trẻ hư hoặc có vấn đề thì người lớn bắt đầu lo lắng và nhiều người dùng biện pháp mạnh để thay đổi hành vi không mong muốn. Nhiều người cho rằng trẻ hư là do bản thân trẻ hay gây gổ, nuông chiều, hoặc là do anh chị đều hư, nhà nghèo,…có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng lại không lý giải được mục đích hành vi tiêu cực của trẻ. Chính vì lý do đó nên người lớn cần xác định mục tiêu hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp để hiểu được tại sao trẻ lại làm như vậy và có cách xử trí tích hợp, hiệu quả.
Khi trẻ không có ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Nếu người lớn hỏi tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả lời “không biết” hoặc đưa ra một vài lý do, nguyên cớ để bao biện.
2.Thu hút sự chú ý và thể hiện quyền lực là hai mục đích phổ biến nhất của hành vi tiêu cực thường gặp của trẻ ở nhà và ở trường.
Thu hút sự chú ý: Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ trẻ nào. Nếu không thu hút sự chú ý thông qua hành vi tích cực thì trẻ sẽ làm bằng cách tiêu cực. Đó là mục đích trẻ tìm hiểu. Vì vậy, trẻ càng có hành vi làm người lớn thấy khó chịu hơn.
Thể hiện quyền lực: Trẻ luôn cố gắng khám phá xem mình mạnh đến mức nào ? → sai lệch → người lớn rất dễ phạt trẻ.
Trả đũa: Trẻ cảm thấy bị tổn thương vì không được yêu quý, không được đối xử công bằng → tìm cách trả đũa.
VD: Từ chối hợp tác, nhìn ánh mắt thù địch… Đây là lúc trẻ đang cảm thấy chán, buồn phiền.
Thể hiện sự không thích hợp: Là hành vi rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của mọi người → chán nản. Nếu bị chế nhạo → càng tiếp tục thể hiện hành vi đang làm.
3.Người lớn cần ứng xử thế nào trước hành vi tiêu cực của trẻ:
Xác định mục đích sai lệch của hành vi tiêu cực ở trẻ:
+ Dựa vào cảm giác.
+ Dựa vào phản hồi của HS khi người lớn cố gắng thay đổi hành vi của trẻ.
Thái độ ứng xử của người lớn: Người lớn cần bình tĩnh, hiểu trẻ, tôn trọng trẻ và dùng các phương pháp kỉ luật tích cực, lắng nghe tích cực, khích lệ, kiềm chế để giải quyết.
Người lớn nên làm gì nếu không trừng phạt ?
+ Giảm thiểu (không chú ý) →hành vi của trẻ khi có thể, chủ động chú ý vào lúc khác, những lúc phù hợp.
Với loại hành vi nhằm thể hiện quyền lực: Người lớn nên bình tĩnh ; sử dụng khuyến khích trẻ hợp tác ; cho trẻ thấy sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực ; quyết định xem mình sẽ làm gì, lập nội dung hay lịch trình dành cho trẻ.
Với loại hành vi nhằm trả đũa:
+ Người lớn nên kiên nhẫn. Rút khỏi vòng luẩn quẩn, tránh dùng hình thức trách phạt. Duy trì tâm lý bình thường.
+ Khích lệ hợp tác, xây dựng lòng tin từ trẻ, tâm sự → giải quyết khó khăn, khích lệ cho trẻ thấy được yêu thương, tôn trọng. Lập nội quy hay lịch trình dành cho trẻ.
Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp, né tránh thất bại:
Người lớn nên: Không phê phán, chê bai trẻ ; dành thời gian phụ đạo cho trẻ ; chia nhỏ nhiệm vụ → trẻ có thể đạt được thành công ; khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của trẻ ; không thể hiện thương hại ; không đầu hàng ; giúp trẻ, dành thời gian thường xuyên cho trẻ.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Bài 1: Ứng xử tích cực trong lớp học
1. Ứng xử tích cực trong lớp học là gì?
Để thực hiện các mục tiêu dạy học và giáo dục được thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể do giáo viên thiết kế để HS tham gia trong vai trò của một chủ thể tích cực. Dạy học và giáo dục được thực hiện bởi một chuỗi các hành vi của thầy và trò. Ứng xử của thầy và trò tạo ra môi trường tâm lý trong dạy học và giáo dục.
Hành vi ứng xử tích cực trong lớp học là những hành vi tương tác giữa GV và HS, HS-HS mang tính tích cực của mỗi chủ thể và thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt các mục tiêu dạy học và GD đề ra.
Là chủ thể của các hành vi ứng xử, GV&HS hoàn toàn chủ động để có những ứng xử tích cực và được sự đánh giá của người khác cùng tham gia theo tình huống cụ thể trong những pha giao tiếp.
Sự hài lòng sau một pha giao tiếp hoặc sau tương tác cho thấy các hành vi ứng xử trong tương tác, giao tiếp thường là:
+ Cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
+ Thấy mình được tôn trọng.
+ Cảm thấy người khác lắng nghe mình.
+ Thấy tự tin và phát huy được khả năng của bản thân.
+ Muốn được tiếp tục.
*Vì sao cần ứng xử tích cực trong lớp học ?
Đối với HS: Ứng xử tích cực sẽ khiến học sinh thấy tự tin trước đám đông, tích cực, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và giáo dục do đó mà phát huy được khả năng của bản thân. Các em có thêm nhiều cơ hội để chia sẻ với thầy cô và bạn học, cảm nhận được giá trị của mình vì thấy được người khác quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
Đối với GV: Ứng xử tích cực sẽ giúp HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật, nhờ đó giảm được áp lực quản lý lớp học, được học sinh tin tưởng, tôn trọng →hiệu quả do GV thiết kế, tổ chức sẽ cao hơn.
Tạo được MT học tập thân thiện, tạo niềm tin với cộng đồng & XH, góp phần hạn chế chi phí không cần thiết, khắc phục hậu quả của PP giáo dục lạc hậu.
2.1. Lắng nghe tích cực:
Lắng nghe chân thành (bằng cả ánh mắt và trái tim)
Phản ánh lại nội dung của người nói
Phản ánh lại cảm xúc của người nói. Khi phản hồi dùng các câu như Có phải con/em nói là…?, Có phải ý con/em là…, Bố mẹ nghe con vừa nói là… vừa khích lệ trẻ nói, vừa giúp người lớn khám phá và hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề hay khó khăn của trẻ.
2. Một số kỹ năng giúp GV ứng xử tích cực:
Các rào cản lắng nghe tích cực gồm:
Không chú ý/chú tâm, sao nhãng, mất tập trung (Thôi nói chuyện khác đi, đừng nghĩ đến chuyện này nữa…)
Ngắt lời (nhưng mà…thế còn…tại sao…)
Phán xét, chỉ trích/phê bình, quở trách (Bạn/con đúng là…Đã nói bao nhiêu lần, bạn không nên…Sao lại…thế bạn không biết…Chắc vì…cho nên)
Đổ lỗi (Bạn lúc nào cũng gây chuyện/gây lộn xộn; đó là tại bạn/đó là lỗi của bạn)
Hạ thấp, xem thường (Bạn thì chỉ đến thế là cùng, đúng là đồ…Sẽ chẳng làm nên tích sự gì)
Đưa ra lời khuyên/giải pháp, thuyết trình/rao giảng về đạo đức (tôi biết bạn phải làm gì rồi, trước hết…Đừng ngớ ngẩn, cái đó không cần/không quan trọng; Tôi đã bảo thế rồi còn gì? Tôi biết ngay mà; Bạn phải)
Ra lệnh/đe doạ (bạn/con phải…nếu con còn nói với bố mẹ một lần nữa thì…Bố đã cấm con không bao giờ được…)
Thương cảm (bạn thật tội nghiệp/bạn khổ thật, chả lúc nào gặp may/luôn luôn gặp chuyện không may/xui xẻo) - Sự thương cảm “thông cảm theo kiểu này làm mất sức mạnh).
Đồng tình (bạn làm đúng rồi; anh ấy sai rồi..)
2.2. Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ của học sinh:
Các nguyên tắc trong khích lệ học sinh:
Việc có thật và cụ thể: Khi HS có lỗi, GV vẫn có thể khích lệ được HS (làm cơ sở để HS nhận thấy lỗi lầm) bằng việc tìm ra được điểm gì đó là tích cực trong chuỗi hành vi của HS.
Cụ thể và gọi tên một phẩm chất: Khen ngợi và khích lệ phải nhằm vào một việc cụ thể, từ đó thể hiện một phẩm chất tốt cụ thể của học sinh.
Chân thành: Trong khen ngợi và khích lệ, chính tình cảm và sự yêu thương chân thành của GV là quan trọng nhất. Điều này khiến HS cảm thấy mình được tôn trọng.
Luôn để lại cảm xúc tích cực: GV cần diễn đạt sự khen ngợi, khích lệ của mình sao cho HS đón nhận sự khích lệ đó với cảm xúc tích cực.
Ngay lập tức: Một hành vi tích cực mới xuất hiện cần được nhận sự phản hồi tích cực. Việc khích lệ thường xuyên rất cần thiết để thiết lập một hành vi mới, nhưng đến khi hành vi này trở thành thói quen thì có thể giảm dần sự khích lệ.
Sự khác nhau giữa khen và khích lệ
Thực hiện sau khi thành tích đã đạt được, khi trẻ đã thành công
Người lớn hài lòng, đánh giá (gia đình, thầy cô vui lòng)
Mong chờ - thái độ người bề trên (phải được điểm 10 mới gọi là giỏi chứ)
…
Thực hiện trước khi một hành động nào đó diễn ra, không chỉ thành công mà có khi cả thất bại (như sự cố gắng, tiến bộ, đóng góp của trẻ)
Tự trẻ đánh giá (cho gia đình, thầy cô biết mình có thể làm được)
Đánh giá, tôn trọng (con/em là rất tốt, ai cho cô biết cách giải phần này thế nào?)
…
Một số kỹ năng khích lệ:
Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh
Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh và những đóng góp của học sinh
Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo một cách khác
Kỹ năng tập trung vào những cố gắng tiến bộ mới của HS.
Bài 2: Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học đường:
1. Hoạt động giáo dục: Là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đặt ra. Chủ thể của hoạt động này là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ HS, các tổ chức GD xã hội và các cơ sở giáo dục của nhà nước.
Các hoạt động giáo dục được chia làm hai bộ phận:
- Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học.
- Các hoạt động giáo dục ngoài môn học.
Các hoạt động giáo dục chỉ là môi trường hoạt động của học sinh, chúng có cơ cấu, nội dung, mục tiêu, phương tiện tương đối khách quan với học sinh, không nhất thiết được học sinh thừa nhận là của mình. Hoạt động giáo dục hướng về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng của HS. Khi tham gia các hoạt động giáo dục, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung và những biện pháp chung, nhờ vậy HS được giáo dục theo những tiêu chí chung, tuy hoạt động của mỗi học sinh luôn diễn ra ở mức độ cá nhân.
2. Xây dựng nội quy lớp học
Khi tổ chức xây dựng nội quy lớp học, GV cần chú ý:
Bám sát mục tiêu giáo dục và Quy chế trường học.
Nghiên cứu trước các tài liệu có liên quan đến quyền trẻ em
Nội quy lớp học được xây dựng từ đầu năm học và có thể bổ sung sau mỗi học kỳ.
Sự cần thiết HS tham gia:
Hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính HS đề ra
Rèn khả năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và ra quyết định
Phát huy tinh thần tập thể,nâng cao tính trách nhiệm
3. Tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho học sinh:
Nhà trường và GV cần đổi mới nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt nhằm giúp học sinh thoải mái bày tỏ suy nghĩ, ý kiến về các chủ đề liên quan đến kỷ luật, đạo đức học sinh.
Hình thức sinh hoạt cần chuẩn bị chu đáo, cụ thể có phân công rõ ràng, cụ thể sinh hoạt vào giờ cuối tuần, giờ sinh hoạt ngoại khóa, trong lớp học, ngoài trời,… GV chuẩn bị chủ đề, các câu hỏi gợi ý, tình huống và các tài liệu cần thiết, HS có thể trao đổi nhóm, góp ý kiến cá nhân,… có xen kẽ trò chơi tạo hứng thú cho HS tham gia. Nội dung sinh hoạt cần biên soạn phù hợp theo lứa tuổi, ngắn gọn, dễ hiểu, nhiều hình ảnh minh họa, ví dụ thực tiễn.
4. Tổ chức các buổi sinh hoạt chung để giải quyết vấn đề:
Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, hợp tác các gia đình nhằm thống nhất nội dung, hình thức giáo dục, biện pháp giải quyết vấn đề vướng mắc của lớp, của trường.
Thành phần tham dự Hội đồng GD trường, đại diện CMHS, đại diện hội đồng giáo dục địa phương, các ban ngành, đoàn thể,…
5. Hộp thư “Điều em muốn nói”:
Hộp thư là nơi để các em được bày tỏ ý kiến mong muốn, đề nghị,… mà các em chưa dám nói trực tiếp.
Cần đặt hộp thư tại vị trí thuận tiện để các em dễ tham gia.
Nên quan tâm mở hộp thư để giải quyết hàng ngày kịp thời. Trước khi trả lời ý kiến của các em cần cân nhắc lựa chọn các hình thức phù hợp.
Bài 3: Giúp HS vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực:
1. Thế nào là một người học chán nản và mất động cơ:
Người học thiếu tính tích cực trong học tập, thiếu tự tin ở năng lực học tập của bản thân và thường không thực hiện nhiệm vụ học tập một cách trọn vẹn.
Người học có tiềm năng nhưng lại cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Những người này tin rằng mình không thể khá lên được, đánh giá thấp về bản thân, kém tự tin, dễ bỏ việc đang làm giữa chừng.
2. Do đâu mà học sinh chán nản và mất động cơ:
Do học sinh không đáp ứng các mong muốn cũng như các yêu cầu, chuẩn mực mà xã hội/nhà trường đặt ra.
Khi chán nản, người học không còn hứng thú và động cơ học tập nữa.
3. Căng thẳng và cách thức giảm sự căng thẳng:
3.1. Căng thẳng là gì ?
Căng thẳng là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lý con người.
Khi căng thẳng, con người thường có các biểu hiện về các mặt sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức.
+ Về sinh lý: Đau đầu, mệt mỏi, tim đập mạnh, ăn không ngon miệng…
+ Về hành vi: Nói lắp, nhiều lỗi hơn thường lệ,…
+ Về cảm xúc: Sợ, lo lắng, tức giận, ấm ức, khó chịu,…
+ Về nhận thức: Thiếu sáng tạo, thiếu tập trung,…
3.2. Giảm bớt sự căng thẳng như thế nào ?
Công thức căng thẳng
Giảm áp lực cuộc sống một cách tích cực, tạo sự cân bằng.
Tăng nội lực bản thân và tìm kiếm một số phương pháp hỗ trợ.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ ĐÃ HỢP TÁC!
CHÚC QÚY THẦY CÔ VẬN DỤNG PPKLTC THÀNH CÔNG TẠI ĐƠN VỊ
NĂM HỌC: 2012 - 2013
Krông Pắc, ngày 14 tháng 09 năm 2012
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ BUỔI TẬP HUẤN
NỘI DUNG TẬP HUẤN GỒM 3 CHƯƠNG
Chương I: Phương pháp kỷ luật tích cực.
Bài 1: Bối cảnh và quan điểm
Bài 2: Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực
Bài 3: Vì sao cần đưa PPKLTC vào trường học
Chương II: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh phổ thông.
Bài 1: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi học sinh tiểu học
Bài 2: Tìm hiểu về hành vi tiêu cực của trẻ
Chương III: Vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh ở trường phổ thông.
Bài 1: Ứng xử tích cực trong lớp học
Bài 2: Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học đường
Bài 3: Giúp HS vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Bài 1: Bối cảnh và quan điểm
Hiện nay việc đổi mới GD trẻ em đã và đang được thực hiện ở nhà và ở trường nhưng vẫn còn nan giải. Để GD trẻ hiệu quả, nhất là đối với những HS quậy phá, mắc lỗi, người lớn thường dùng những hình ảnh phạt mang tính bạo lực để GD trẻ, khiến trẻ lì lợm hơn, chống đối… dẫn đến trẻ phát triển kém, quan hệ tồi tệ.
Chính vì lý do đó “PPKLTC” là giải pháp tốt giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng giáo dục trẻ hiệu quả.
Bài 2: Những vấn đề cơ bản của phương pháp kỷ luật tích cực
- Kỷ luật tích cực là dựa trên cơ sở cùng thảo luận khi có đầy đủ thông tin và tôn trọng lẫn nhau. Kỷ luật tích cực nhấn mạnh đến việc thay đổi hành vi hơn là xử phạt, theo tư duy nguyên nhân và hậu quả.
- Kỷ luật tích cực là cách giúp trẻ tự kiểm điểm bản thân, có trách nhiệm với hành vi của mình, đồng thời xây dựng cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác.
1. Phương pháp kỷ luật tích cực là gì ?
2. Phương pháp kỷ luật tích cực được thực hiện trong những nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc 1: Vì lợi ích tốt nhất của HS:
Tất cả các hành động, biện pháp kỷ luật mà giáo viên áp dụng đều nhằm mang lại lợi ích tốt cho HS, giúp HS phát huy tốt những tiềm năng của các em.
Dựa trên 4 nguyên tắc sau:
- Nguyên Tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS:
Khi sử dụng các biện pháp can thiệp phải hướng đến những hành vi tích cực của HS.
- Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau:
+ Giúp HS hiểu được những hành vi và việc làm mà HS không được vi phạm, phải thống nhất trước khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện.
+ Cách thức kỷ luật khi áp dụng nên trao đổi, vận động HS để tạo sự thỏa thuận khi sử dụng.
- Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm sự phát triển của lứa tuổi học sinh:
Tìm hiểu sự phát triển của trẻ theo lứa tuổi học sinh từ đó hướng tới cách phản ứng phù hợp hơn cho hành vi của các em. Giúp các em thay đổi hành vi ứng xử phù hợp.
Hệ quả tự nhiên và logic
Hệ quả tự nhiên:
Là những gì xảy ra một cách tự nhiên
Không có sự can thiệp của người lớn
Ví dụ:
Khi gặp mưa mà không có áo mưa sẽ bị ướt
Không ăn sẽ bị đói
Không ngủ sẽ mệt mỏi
Quên mặc áo ấm có thể bị cảm
Khi kéo đuôi mèo có thể bị mèo cào
3.Biện pháp thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực:
b. Hệ quả logic:
Trái với hệ quả tự nhiên, hệ quả lôgíc đòi hỏi cần có sự can thiệp của người lớn như: cha mẹ, thầy cô, anh chị và các bạn bè xung quanh
Ví dụ:
Nếu không làm bài tập sẽ bị điểm kém;
Khi trẻ nghịch ngợm phá hỏng đồ chơi mới mua, thì trong một thời gian tới, bố mẹ sẽ không mua đồ chơi cho trẻ nữa, trẻ sẽ không còn đồ chơi;
Nếu trẻ không lễ phép với ông bà cha mẹ thì trẻ sẽ không được cha mẹ dẫn đi công viên chơi…
c. Các nguyên tắc khi áp dụng hệ quả tự nhiên và logic :
Hệ quả tự nhiên:
Không gây nguy hiểm cho trẻ.
Ví dụ: Không được để trẻ nhỏ sờ vào điện, nước sôi, chạy qua đường phố đông đúc,... chỉ để dạy cho trẻ Hệ quả tự nhiên.
Không gây nguy hiểm cho người khác.
Ví dụ: Ném đá vào bạn để bạn bị đau.
Hệ quả logic:
Liên quan: Nguyên nhân và hệ quả đưa ra phải có liên quan tới nhau. Ví dụ: Nếu trẻ đổ nước ra bàn thì cần phải lau sạch nước bẩn chứ không phải phạt không cho trẻ ăn.
Tôn trọng: Nếu người lớn không tôn trọng, còn làm trẻ bị bẽ thì đó là sự mắng phạt chứ không còn là sử dụng hệ quả logic nữa.
Hợp lý: Nếu người lớn bắt trẻ làm theo một cách vô lý mà không giải thích hoặc rút kinh nghiệm cho trẻ thì trẻ sẽ không hiểu và có thể không làm theo.
Khi người lớn không tuân theo 3 quy tắc trên, trẻ sẽ có 3 dạng phản ứng tiêu cực
Oán giận: (“Thế là không công bằng. Không thể tin người lớn được”)
Trả đũa: (“Họ được lần này vì họ có quyền, nhưng lần sau mình sẽ...”)
Trốn tránh: (“Lần sau mình sẽ không để bị ‘tóm’ (khi đang viết bẩn lên bàn) nữa” hoặc giảm tự tin vào bản thân (“mình chẳng ra gì, chỉ là đứa hậu đậu”)
Điểm cần nhớ khi thiết lập nội qui ở nhà và ở trường
Nội qui đó có dựa trên thực tế hay chỉ là cảm xúc của người lớn?
Liệu nội qui đó có vì lợi ích của trẻ, giúp trẻ được an toàn?
Liệu nội qui đó có giúp trẻ tránh được va chạm, xung đột với người khác?
Liệu nội qui đó có giúp trẻ học cách suy nghĩ, cân nhắc trước khi hành động?
Hệ quả của việc tuân thủ hoặc không tuân thủ nội qui đó là gì?
NỘI QUI KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA / HỢP TÁC KHÔNG HỢP TÁC, CHỐNG ĐỐI
Cấu trúc của một cuộc họp lớp / họp gia đình
Bắt đầu bằng khích lệ, khen ngợi để giảm cơ chế tự vệ và tăng thái độ hợp tác.
Điểm lại xem trong chương trình lớp/gia đình muốn thảo luận những vấn đề gì.
Giải quyết vấn đề.
Lập kế hoạch thực hiện (chú ý cho trẻ được lựa chọn: bắt đầu từ hôm nay hay ngày mai trẻ phải thực hiện đề xuất đã được thông qua, nhất trí).
Điểm cần nhớ khi củng cố, duy trì nội quy với trẻ
Hướng dẫn rõ ràng, cụ thể
Nhắc nhở: Những lời nhắc nhở giúp trẻ suy nghĩ, nhớ lại và sau đó quyết định hành động.
Cho phép trẻ được chọn 1 trong 2 khả năng mà ta đều mong muốn và chấp nhận quyết định của trẻ.
Cho trẻ biết hệ quả với hành vi lựa chọn.
Cảnh báo: Nhắc nhở trẻ nghĩ về hậu quả xấu có thể xảy ra với một hành vi nào đó.
Thể hiện mong muốn: Là cách khích lệ trẻ có một hành vi cụ thể nào đó.
Tóm lại: Thiết lập nội quy, nề nếp trong gia đình và lớp học là một phương pháp quan trọng để duy trì trật tự, nề nếp trong gia đình, lớp học và ngoài xã hội. Khi thiết lập nội quy cả người lớn và trẻ em được cùng tham gia đều cảm thấy mình thoải mái và hài lòng vì mình đã góp phần đưa ra các quyết định đó. Vì thế xác xuất làm theo các quyết định đó cao hơn nhiều so với bị áp đặt.
Bài 3: Vì sao cần đưa phương pháp kỷ luật tích cực vào trường học
Phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam :”Đào tạo con người toàn diện ...”
Mang lại lợi ích cho học sinh:
Có nhiều cơ hội tham gia, chia sẻ
HS được tôn trọng, quan tâm, được lắng nghe
Nhận ra được lỗi lầm, hạn chế, tự giác khắc phục, sửa chữa hoàn thiện bản thân
Tích cực chủ động và tự tin.
Phát huy được tiềm năng, những mặt tích cực của mình
CHƯƠNG II
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH PHỔ THÔNG
*Sự phát triển về thể chất của trẻ em lứa tuổi học sinh Tiểu học
Sự phát triển diễn ra chậm hơn so với các giai đoạn trước. Quá trình diễn ra êm ả, đồng đều theo xu hướng hoàn thiện về cấu tạo giải phẫu và chức năng của các hệ cơ quan đã được hình thành và trưởng thành suốt từ 0 đến 11 tuổi.
Não phát triển không đáng kể.
Hệ xương tiếp tục phát triển và chưa cốt hóa hoàn toàn, còn nhiều mô sụn. Cột sống có những thay đổi lớn.
Bài 1: Đặc điểm phát triển của lứa tuổi
học sinh Tiểu học
*Một số đặc điểm phát triển bình thường của trẻ giai đoạn 6 – 12 tuổi:
Giai đoạn này trẻ vẫn rất nhạy cảm với việc bị trừng phạt khi mắc lỗi. Vì trẻ đang tập thích nghi với trường học. Nếu bị phạt khi mắc lỗi trẻ dễ thu mình, thấy không an toàn, giảm hứng thú dẫn đến không muốn đi học.
Cần coi sự mắc lỗi của trẻ là bình thường, coi đó là cơ hội giúp trẻ học tập, không đồng nhất với tính cách, con người của trẻ.
Cha mẹ, thầy cô có thể ảnh hưởng dẫn đến hình thành sự thiên lệch về mặt văn hóa, thái độ của trẻ.
Chức năng thích nghi của trẻ được củng cố và hình thành thói quen chăm chỉ học tập, giúp đỡ gia đình… cần có sự nâng đỡ, khích lệ trẻ đạt được những gì người lớn mong đợi.
Bài 2: Tìm hiểu về hành vi tiêu cực của trẻ
1.Tại sao phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của trẻ:
Khi trẻ hư hoặc có vấn đề thì người lớn bắt đầu lo lắng và nhiều người dùng biện pháp mạnh để thay đổi hành vi không mong muốn. Nhiều người cho rằng trẻ hư là do bản thân trẻ hay gây gổ, nuông chiều, hoặc là do anh chị đều hư, nhà nghèo,…có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng lại không lý giải được mục đích hành vi tiêu cực của trẻ. Chính vì lý do đó nên người lớn cần xác định mục tiêu hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp để hiểu được tại sao trẻ lại làm như vậy và có cách xử trí tích hợp, hiệu quả.
Khi trẻ không có ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Nếu người lớn hỏi tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả lời “không biết” hoặc đưa ra một vài lý do, nguyên cớ để bao biện.
2.Thu hút sự chú ý và thể hiện quyền lực là hai mục đích phổ biến nhất của hành vi tiêu cực thường gặp của trẻ ở nhà và ở trường.
Thu hút sự chú ý: Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ trẻ nào. Nếu không thu hút sự chú ý thông qua hành vi tích cực thì trẻ sẽ làm bằng cách tiêu cực. Đó là mục đích trẻ tìm hiểu. Vì vậy, trẻ càng có hành vi làm người lớn thấy khó chịu hơn.
Thể hiện quyền lực: Trẻ luôn cố gắng khám phá xem mình mạnh đến mức nào ? → sai lệch → người lớn rất dễ phạt trẻ.
Trả đũa: Trẻ cảm thấy bị tổn thương vì không được yêu quý, không được đối xử công bằng → tìm cách trả đũa.
VD: Từ chối hợp tác, nhìn ánh mắt thù địch… Đây là lúc trẻ đang cảm thấy chán, buồn phiền.
Thể hiện sự không thích hợp: Là hành vi rút lui, né tránh thất bại vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của mọi người → chán nản. Nếu bị chế nhạo → càng tiếp tục thể hiện hành vi đang làm.
3.Người lớn cần ứng xử thế nào trước hành vi tiêu cực của trẻ:
Xác định mục đích sai lệch của hành vi tiêu cực ở trẻ:
+ Dựa vào cảm giác.
+ Dựa vào phản hồi của HS khi người lớn cố gắng thay đổi hành vi của trẻ.
Thái độ ứng xử của người lớn: Người lớn cần bình tĩnh, hiểu trẻ, tôn trọng trẻ và dùng các phương pháp kỉ luật tích cực, lắng nghe tích cực, khích lệ, kiềm chế để giải quyết.
Người lớn nên làm gì nếu không trừng phạt ?
+ Giảm thiểu (không chú ý) →hành vi của trẻ khi có thể, chủ động chú ý vào lúc khác, những lúc phù hợp.
Với loại hành vi nhằm thể hiện quyền lực: Người lớn nên bình tĩnh ; sử dụng khuyến khích trẻ hợp tác ; cho trẻ thấy sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực ; quyết định xem mình sẽ làm gì, lập nội dung hay lịch trình dành cho trẻ.
Với loại hành vi nhằm trả đũa:
+ Người lớn nên kiên nhẫn. Rút khỏi vòng luẩn quẩn, tránh dùng hình thức trách phạt. Duy trì tâm lý bình thường.
+ Khích lệ hợp tác, xây dựng lòng tin từ trẻ, tâm sự → giải quyết khó khăn, khích lệ cho trẻ thấy được yêu thương, tôn trọng. Lập nội quy hay lịch trình dành cho trẻ.
Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp, né tránh thất bại:
Người lớn nên: Không phê phán, chê bai trẻ ; dành thời gian phụ đạo cho trẻ ; chia nhỏ nhiệm vụ → trẻ có thể đạt được thành công ; khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của trẻ ; không thể hiện thương hại ; không đầu hàng ; giúp trẻ, dành thời gian thường xuyên cho trẻ.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Bài 1: Ứng xử tích cực trong lớp học
1. Ứng xử tích cực trong lớp học là gì?
Để thực hiện các mục tiêu dạy học và giáo dục được thực hiện thông qua các hoạt động cụ thể do giáo viên thiết kế để HS tham gia trong vai trò của một chủ thể tích cực. Dạy học và giáo dục được thực hiện bởi một chuỗi các hành vi của thầy và trò. Ứng xử của thầy và trò tạo ra môi trường tâm lý trong dạy học và giáo dục.
Hành vi ứng xử tích cực trong lớp học là những hành vi tương tác giữa GV và HS, HS-HS mang tính tích cực của mỗi chủ thể và thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt các mục tiêu dạy học và GD đề ra.
Là chủ thể của các hành vi ứng xử, GV&HS hoàn toàn chủ động để có những ứng xử tích cực và được sự đánh giá của người khác cùng tham gia theo tình huống cụ thể trong những pha giao tiếp.
Sự hài lòng sau một pha giao tiếp hoặc sau tương tác cho thấy các hành vi ứng xử trong tương tác, giao tiếp thường là:
+ Cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
+ Thấy mình được tôn trọng.
+ Cảm thấy người khác lắng nghe mình.
+ Thấy tự tin và phát huy được khả năng của bản thân.
+ Muốn được tiếp tục.
*Vì sao cần ứng xử tích cực trong lớp học ?
Đối với HS: Ứng xử tích cực sẽ khiến học sinh thấy tự tin trước đám đông, tích cực, chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và giáo dục do đó mà phát huy được khả năng của bản thân. Các em có thêm nhiều cơ hội để chia sẻ với thầy cô và bạn học, cảm nhận được giá trị của mình vì thấy được người khác quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
Đối với GV: Ứng xử tích cực sẽ giúp HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật, nhờ đó giảm được áp lực quản lý lớp học, được học sinh tin tưởng, tôn trọng →hiệu quả do GV thiết kế, tổ chức sẽ cao hơn.
Tạo được MT học tập thân thiện, tạo niềm tin với cộng đồng & XH, góp phần hạn chế chi phí không cần thiết, khắc phục hậu quả của PP giáo dục lạc hậu.
2.1. Lắng nghe tích cực:
Lắng nghe chân thành (bằng cả ánh mắt và trái tim)
Phản ánh lại nội dung của người nói
Phản ánh lại cảm xúc của người nói. Khi phản hồi dùng các câu như Có phải con/em nói là…?, Có phải ý con/em là…, Bố mẹ nghe con vừa nói là… vừa khích lệ trẻ nói, vừa giúp người lớn khám phá và hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề hay khó khăn của trẻ.
2. Một số kỹ năng giúp GV ứng xử tích cực:
Các rào cản lắng nghe tích cực gồm:
Không chú ý/chú tâm, sao nhãng, mất tập trung (Thôi nói chuyện khác đi, đừng nghĩ đến chuyện này nữa…)
Ngắt lời (nhưng mà…thế còn…tại sao…)
Phán xét, chỉ trích/phê bình, quở trách (Bạn/con đúng là…Đã nói bao nhiêu lần, bạn không nên…Sao lại…thế bạn không biết…Chắc vì…cho nên)
Đổ lỗi (Bạn lúc nào cũng gây chuyện/gây lộn xộn; đó là tại bạn/đó là lỗi của bạn)
Hạ thấp, xem thường (Bạn thì chỉ đến thế là cùng, đúng là đồ…Sẽ chẳng làm nên tích sự gì)
Đưa ra lời khuyên/giải pháp, thuyết trình/rao giảng về đạo đức (tôi biết bạn phải làm gì rồi, trước hết…Đừng ngớ ngẩn, cái đó không cần/không quan trọng; Tôi đã bảo thế rồi còn gì? Tôi biết ngay mà; Bạn phải)
Ra lệnh/đe doạ (bạn/con phải…nếu con còn nói với bố mẹ một lần nữa thì…Bố đã cấm con không bao giờ được…)
Thương cảm (bạn thật tội nghiệp/bạn khổ thật, chả lúc nào gặp may/luôn luôn gặp chuyện không may/xui xẻo) - Sự thương cảm “thông cảm theo kiểu này làm mất sức mạnh).
Đồng tình (bạn làm đúng rồi; anh ấy sai rồi..)
2.2. Khích lệ nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ của học sinh:
Các nguyên tắc trong khích lệ học sinh:
Việc có thật và cụ thể: Khi HS có lỗi, GV vẫn có thể khích lệ được HS (làm cơ sở để HS nhận thấy lỗi lầm) bằng việc tìm ra được điểm gì đó là tích cực trong chuỗi hành vi của HS.
Cụ thể và gọi tên một phẩm chất: Khen ngợi và khích lệ phải nhằm vào một việc cụ thể, từ đó thể hiện một phẩm chất tốt cụ thể của học sinh.
Chân thành: Trong khen ngợi và khích lệ, chính tình cảm và sự yêu thương chân thành của GV là quan trọng nhất. Điều này khiến HS cảm thấy mình được tôn trọng.
Luôn để lại cảm xúc tích cực: GV cần diễn đạt sự khen ngợi, khích lệ của mình sao cho HS đón nhận sự khích lệ đó với cảm xúc tích cực.
Ngay lập tức: Một hành vi tích cực mới xuất hiện cần được nhận sự phản hồi tích cực. Việc khích lệ thường xuyên rất cần thiết để thiết lập một hành vi mới, nhưng đến khi hành vi này trở thành thói quen thì có thể giảm dần sự khích lệ.
Sự khác nhau giữa khen và khích lệ
Thực hiện sau khi thành tích đã đạt được, khi trẻ đã thành công
Người lớn hài lòng, đánh giá (gia đình, thầy cô vui lòng)
Mong chờ - thái độ người bề trên (phải được điểm 10 mới gọi là giỏi chứ)
…
Thực hiện trước khi một hành động nào đó diễn ra, không chỉ thành công mà có khi cả thất bại (như sự cố gắng, tiến bộ, đóng góp của trẻ)
Tự trẻ đánh giá (cho gia đình, thầy cô biết mình có thể làm được)
Đánh giá, tôn trọng (con/em là rất tốt, ai cho cô biết cách giải phần này thế nào?)
…
Một số kỹ năng khích lệ:
Kỹ năng thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận học sinh
Kỹ năng tập trung vào điểm mạnh và những đóng góp của học sinh
Kỹ năng tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo một cách khác
Kỹ năng tập trung vào những cố gắng tiến bộ mới của HS.
Bài 2: Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động học đường:
1. Hoạt động giáo dục: Là hoạt động do người lớn tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo dục nhằm đạt các mục tiêu giáo dục đặt ra. Chủ thể của hoạt động này là nhà trường, các giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ HS, các tổ chức GD xã hội và các cơ sở giáo dục của nhà nước.
Các hoạt động giáo dục được chia làm hai bộ phận:
- Các hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học.
- Các hoạt động giáo dục ngoài môn học.
Các hoạt động giáo dục chỉ là môi trường hoạt động của học sinh, chúng có cơ cấu, nội dung, mục tiêu, phương tiện tương đối khách quan với học sinh, không nhất thiết được học sinh thừa nhận là của mình. Hoạt động giáo dục hướng về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng của HS. Khi tham gia các hoạt động giáo dục, người học tiến hành các hoạt động của mình theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung và những biện pháp chung, nhờ vậy HS được giáo dục theo những tiêu chí chung, tuy hoạt động của mỗi học sinh luôn diễn ra ở mức độ cá nhân.
2. Xây dựng nội quy lớp học
Khi tổ chức xây dựng nội quy lớp học, GV cần chú ý:
Bám sát mục tiêu giáo dục và Quy chế trường học.
Nghiên cứu trước các tài liệu có liên quan đến quyền trẻ em
Nội quy lớp học được xây dựng từ đầu năm học và có thể bổ sung sau mỗi học kỳ.
Sự cần thiết HS tham gia:
Hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính HS đề ra
Rèn khả năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và ra quyết định
Phát huy tinh thần tập thể,nâng cao tính trách nhiệm
3. Tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho học sinh:
Nhà trường và GV cần đổi mới nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt nhằm giúp học sinh thoải mái bày tỏ suy nghĩ, ý kiến về các chủ đề liên quan đến kỷ luật, đạo đức học sinh.
Hình thức sinh hoạt cần chuẩn bị chu đáo, cụ thể có phân công rõ ràng, cụ thể sinh hoạt vào giờ cuối tuần, giờ sinh hoạt ngoại khóa, trong lớp học, ngoài trời,… GV chuẩn bị chủ đề, các câu hỏi gợi ý, tình huống và các tài liệu cần thiết, HS có thể trao đổi nhóm, góp ý kiến cá nhân,… có xen kẽ trò chơi tạo hứng thú cho HS tham gia. Nội dung sinh hoạt cần biên soạn phù hợp theo lứa tuổi, ngắn gọn, dễ hiểu, nhiều hình ảnh minh họa, ví dụ thực tiễn.
4. Tổ chức các buổi sinh hoạt chung để giải quyết vấn đề:
Nhà trường cần tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, hợp tác các gia đình nhằm thống nhất nội dung, hình thức giáo dục, biện pháp giải quyết vấn đề vướng mắc của lớp, của trường.
Thành phần tham dự Hội đồng GD trường, đại diện CMHS, đại diện hội đồng giáo dục địa phương, các ban ngành, đoàn thể,…
5. Hộp thư “Điều em muốn nói”:
Hộp thư là nơi để các em được bày tỏ ý kiến mong muốn, đề nghị,… mà các em chưa dám nói trực tiếp.
Cần đặt hộp thư tại vị trí thuận tiện để các em dễ tham gia.
Nên quan tâm mở hộp thư để giải quyết hàng ngày kịp thời. Trước khi trả lời ý kiến của các em cần cân nhắc lựa chọn các hình thức phù hợp.
Bài 3: Giúp HS vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực:
1. Thế nào là một người học chán nản và mất động cơ:
Người học thiếu tính tích cực trong học tập, thiếu tự tin ở năng lực học tập của bản thân và thường không thực hiện nhiệm vụ học tập một cách trọn vẹn.
Người học có tiềm năng nhưng lại cảm thấy chán nản về năng lực của mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Những người này tin rằng mình không thể khá lên được, đánh giá thấp về bản thân, kém tự tin, dễ bỏ việc đang làm giữa chừng.
2. Do đâu mà học sinh chán nản và mất động cơ:
Do học sinh không đáp ứng các mong muốn cũng như các yêu cầu, chuẩn mực mà xã hội/nhà trường đặt ra.
Khi chán nản, người học không còn hứng thú và động cơ học tập nữa.
3. Căng thẳng và cách thức giảm sự căng thẳng:
3.1. Căng thẳng là gì ?
Căng thẳng là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho cơ thể và tâm lý con người.
Khi căng thẳng, con người thường có các biểu hiện về các mặt sinh lý, hành vi, cảm xúc và nhận thức.
+ Về sinh lý: Đau đầu, mệt mỏi, tim đập mạnh, ăn không ngon miệng…
+ Về hành vi: Nói lắp, nhiều lỗi hơn thường lệ,…
+ Về cảm xúc: Sợ, lo lắng, tức giận, ấm ức, khó chịu,…
+ Về nhận thức: Thiếu sáng tạo, thiếu tập trung,…
3.2. Giảm bớt sự căng thẳng như thế nào ?
Công thức căng thẳng
Giảm áp lực cuộc sống một cách tích cực, tạo sự cân bằng.
Tăng nội lực bản thân và tìm kiếm một số phương pháp hỗ trợ.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY CÔ ĐÃ HỢP TÁC!
CHÚC QÚY THẦY CÔ VẬN DỤNG PPKLTC THÀNH CÔNG TẠI ĐƠN VỊ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Dần
Dung lượng: 847,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)