Con người biết dùng lửa khi nào ?
Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Tiên |
Ngày 12/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: Con người biết dùng lửa khi nào ? thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Con người biết dùng lửa khi nào?
TT - Nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiến hành xét nghiệm than củi từ một nền lò sưởi tại khu vực khảo cổ Pedra Furada (thuộc công viên quốc gia Serra da Capivara, Brazil).
Họ sử dụng kỹ thuật được cho là tiên tiến hơn phương pháp xác định thời gian bằng carbon phóng xạ và phát hiện những con người đầu tiên biết dùng lửa để sưởi ấm trong những hang đá ít nhất 56.000 năm trước đây. Kết quả này xem ra đã sớm hơn 40.000 năm so với quan niệm thống nhất về thời điểm con người đặt chân tới châu Mỹ từ trước tới nay.
Khu vực Pedra Furada vốn có nhiều hang đá - nơi trú ngụ của người tiền sử, chứa rất nhiều giá trị khảo cổ về những dấu tích của con người. Các nhà khoa học vẫn băn khoăn rằng những bếp lửa đó có phải là tác phẩm của con người hay chỉ đơn giản là dấu tích tự tạo của thiên nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy bếp lửa đó được tạo nên một cách độc lập với những hòn đá được tìm thấy bên ngoài trong cùng tầng địa chất, vì vậy có thể loại bỏ khả năng những hòn đá được nung nóng bởi lửa tự nhiên.
NG.SINH (Theo ABC News
Rượu ra đời đầu tiên ở đâu?
TT - TS Patrick McGovern (Trường đại học Pennsylvania, Mỹ) cho biết các cuộc thí nghiệm trên hũ gốm lấy từ làng Giả Hồ, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã tìm ra dấu vết của những thức uống lên men làm từ gạo, mật ong và nho hay táo gai.
Theo ông, có lẽ rượu đã xuất phát đầu tiên ở chính miền bắc đất nước đông dân nhất thế giới này ít nhất từ năm 7000 trước Công nguyên, tức là sớm hơn so với sự tiên đoán của nhiều nhà khoa học trước đây là có ở Hajji Firuz Tepe (Iran) từ năm 5400 trước Công nguyên.
TS McGovern đã nghiên cứu khu vực khai quật tại Giả Hồ, ở lưu vực sông Hoàng Giang. Trong số những thứ được phát hiện có nhà cổ, lò gạch, bình đồng, hình khắc bằng ngọc xanh, công cụ bằng đá và sáo làm từ xương.
Để rút ra kết luận nêu trên, ông đã phân tích một loại rượu cổ trong bình đồng lấy ra từ các ngôi mộ thuộc triều đại nhà Thương, bên lưu vực sông Hoàng Giang (ảnh). Nó không màu, tỏa ra mùi hương thoang thoảng tương tự như aceton hay vecni.
P.BÌNH DƯƠNG (New Scientists
TT - Nhóm nghiên cứu quốc tế đã tiến hành xét nghiệm than củi từ một nền lò sưởi tại khu vực khảo cổ Pedra Furada (thuộc công viên quốc gia Serra da Capivara, Brazil).
Họ sử dụng kỹ thuật được cho là tiên tiến hơn phương pháp xác định thời gian bằng carbon phóng xạ và phát hiện những con người đầu tiên biết dùng lửa để sưởi ấm trong những hang đá ít nhất 56.000 năm trước đây. Kết quả này xem ra đã sớm hơn 40.000 năm so với quan niệm thống nhất về thời điểm con người đặt chân tới châu Mỹ từ trước tới nay.
Khu vực Pedra Furada vốn có nhiều hang đá - nơi trú ngụ của người tiền sử, chứa rất nhiều giá trị khảo cổ về những dấu tích của con người. Các nhà khoa học vẫn băn khoăn rằng những bếp lửa đó có phải là tác phẩm của con người hay chỉ đơn giản là dấu tích tự tạo của thiên nhiên. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy bếp lửa đó được tạo nên một cách độc lập với những hòn đá được tìm thấy bên ngoài trong cùng tầng địa chất, vì vậy có thể loại bỏ khả năng những hòn đá được nung nóng bởi lửa tự nhiên.
NG.SINH (Theo ABC News
Rượu ra đời đầu tiên ở đâu?
TT - TS Patrick McGovern (Trường đại học Pennsylvania, Mỹ) cho biết các cuộc thí nghiệm trên hũ gốm lấy từ làng Giả Hồ, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã tìm ra dấu vết của những thức uống lên men làm từ gạo, mật ong và nho hay táo gai.
Theo ông, có lẽ rượu đã xuất phát đầu tiên ở chính miền bắc đất nước đông dân nhất thế giới này ít nhất từ năm 7000 trước Công nguyên, tức là sớm hơn so với sự tiên đoán của nhiều nhà khoa học trước đây là có ở Hajji Firuz Tepe (Iran) từ năm 5400 trước Công nguyên.
TS McGovern đã nghiên cứu khu vực khai quật tại Giả Hồ, ở lưu vực sông Hoàng Giang. Trong số những thứ được phát hiện có nhà cổ, lò gạch, bình đồng, hình khắc bằng ngọc xanh, công cụ bằng đá và sáo làm từ xương.
Để rút ra kết luận nêu trên, ông đã phân tích một loại rượu cổ trong bình đồng lấy ra từ các ngôi mộ thuộc triều đại nhà Thương, bên lưu vực sông Hoàng Giang (ảnh). Nó không màu, tỏa ra mùi hương thoang thoảng tương tự như aceton hay vecni.
P.BÌNH DƯƠNG (New Scientists
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Quang Tiên
Dung lượng: 31,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)