CLBH2-DA

Chia sẻ bởi Mam Mam Mam | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: CLBH2-DA thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢI ĐỀ CÂU LẠC BỘ HOÁ HỌC LỚP 10, 11, 12 – SỐ 2/THÁNG 10
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ LỚP 10:
Câu 1: Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5.
1. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của M trong bảng tuần hoàn. Cho biết M là kim loại gì?
2. Trong điều kiện không có không khí, cho M cháy trong khí Cl2 thu được một chất A và nung hỗn hợp bột (M và S) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hóa học, hãy nhận biết thành phần và hóa trị của các nguyên tố trong A và B.
Bài giải : 1. Theo bài ra ta có cấu hình e của M: 1s22s22p6 3s23p63d64s2 Tổng số electron của nguyên tử M là 26. Số thứ tự 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. Vậy M là Fe.
2. - Fe cháy trong khí clo: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3
Hòa tan sản phẩm thu được vào nước thu được dung dịch. Lấy vài ml dung dịch cho tác dụng với dung dịch AgNO3, có kết tủa trắng chứng tỏ có gốc clorua:
FeCl3 + 3AgNO3  Fe(NO3)3 + 3AgCl
Lặp lại thí nghiệm với dung dịch NaOH, có kết tủa nâu đỏ chứng tỏ có Fe(III): FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl
- Nung hỗn hợp bột Fe và bột S: Fe + S  FeS
Cho B vào dung dịch H2SO4 loãng, có khí mùi trứng thối bay ra chứng tỏ có gốc sunfua:
FeS + H2SO4  FeSO4 + H2S  (trứng thối)
Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch thu được, có kết tủa trắng xanh chứng tỏ có Fe(II): FeSO4 + 2NaOH  Na2SO4 + Fe(OH)2 (trắng xanh)
Câu 2: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:
- Tổng số proton trong hợp chất bằng 46.
- Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.
- Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm  khối lượng.
1. Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X.
2. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X.
3. Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết trong hợp chất đó.
Bài giải: 1. Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46 nên : 2p + p’ = 46. (1)
Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm  khối lượng nên:
     39p’ = 8(2p + 1). (2)
Từ (1), (2) ta tìm được: p = 19; p’ = 8.
2. M là kali (K) và X là oxi (O).
3. Liên kết trong hợp chất K2O là liên kết ion vì K là k/loại điển hình, O là phi kim điển hình.
Sơ đồ hình thành liên kết:
O + 2e  O2-
2K  2K+ + 21e
Các ion K+ và O2- tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất K2O: 2K+ + O2-  K2O
Câu 3: Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro.
a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxit.
b. Trong hợp chất của R với hiđro, R chiếm  phần khối lượng.
Không dùng bảng tuần hoàn, cho biết kí hiệu của nguyên tử R.
c. Dựa vào bảng tuần hoàn cho biết R là nguyên tố gì? Viết công thức electron và công thức cấu tạo oxit cao nhất của R.
Bài giải:
a. Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n.
Hóa trị cao nhất của R trong oxit là m nên ở lớp ngoài cùng nguyên tử R có m electron.
Hóa trị trong hợp chất của R với hiđro là n nên để đạt được cấu hình 8 electron bão hòa của khí hiếm, lớp ngoài cùng nguyên tử R cần nhận thêm n electron.
Như vậy ta có: m + n = 8. Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m =6; n = 2.
b. Công thức hợp chất R với hiđro là H2R. Theo bài:  nên R = 32.
Gọi tổng số hạt proton, nơtron của R là P, N. Ta có P + N = 32.
Ta có: P  1,5P  P  1,5P  12,8  16.
Mặt khác, R thuộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mam Mam Mam
Dung lượng: 214,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)