Chyen de 6- Mo rong quan he doi nhoai
Chia sẻ bởi Võ Đức Tấn |
Ngày 12/10/2018 |
47
Chia sẻ tài liệu: Chyen de 6- Mo rong quan he doi nhoai thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
QUẬN ỦY BÌNH TÂN
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
CHUYÊN ĐỀ 7:
MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
BÁO CÁO VIÊN: THẠC SỸ NGUYỄN THANH GIANG
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. VỀ KIẾN THỨC:
- Nắm được chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay; hiểu được bản chất của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
2. VỀ KỸ NĂNG:
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng về công tác đối ngoại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
3. VỀ THÁI ĐỘ:
- Có thái độ tích cực trong nghiên cứu, học tập các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
II. QUAN ĐIỂM, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG NHỮNG NĂM TỚI
III. VỀ CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
1. Dự báo tình hình thế giới và khu vực những năm sắp tới
- Về thời cơ, thuận lợi:
Một là, trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn.
Hai là, toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia dân tộc.
Ba là, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn.
Bốn là, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng.
1. Dự báo tình hình thế giới và khu vực những năm sắp tới
- Về khó khăn, thách thức:
Một là, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt.
Hai là, quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Ba là, có nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết.
Bốn là, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, biển đảo, tài nguyên giữa các nước lớn. Một số nước có nguy cơ bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội.
2. Dự báo tình hình trong nước
- Về thuận lợi:
+ Mở rộng được các quan hệ hợp tác quốc tế, đang chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới và phát triển KT- XH với nhịp độ nhanh hơn.
+ Có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới, có quan hệ ngoại giao với 167 nước.
+ Việt Nam đã là thành viên và tích cực đóng góp vòa hoạt động của các tổ chức quốc tế, khu vực như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...
+ Uy tín, vị thế của nước ta trên thế giới và khu vực không ngừng tăng lên.
- Về những thách thức:
Một là, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH vẫn tồn tại.
Hai là, các thế lực thù địch âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong quan hệ với nước ta, họ vẫn gắn các vấn đề trên với các vấn đề kinh tế.
II. QUAN ĐIỂM, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1. Quan điểm mở rộng quan hệ đối ngoại
Đại hội Đảng X đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” (tr.112).
Một là, Đại hội X kế thừa và phát triển đường lối, chính sách đối ngoại được khẳng định tại các đại hội trước.
Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Ba là, kiên trì chủ trương Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
2. Nhiệm vụ và giải pháp mở rộng quan hệ đối ngoại
a. Nhiệm vụ chung:
Đại hội X đã xác định: Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
b. Nhiệm vụ cụ thể (8):
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
- Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng các quan hệ với các đảng cầm quyền.
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, phát triển công bằng, bền vững, dân chủ và tiến bộ xã hội.
b. Nhiệm vụ cụ thể (8):
- Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
- Đổi mới công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại, làm cho thế giới hiểu và ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có năng lực và trình độ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy tối đa trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học.
- Bảo đảm sự thống nhất của Đảng, sự quản lí tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại, quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.
III. VỀ CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KTQT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
a. Nhận thức và hình thành chính sách hội nhập KTQT:
- 12.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực (HCM TT, t4, tr.470, HN 2002).
- ĐH VI, Đảng ta chủ trương: “tham gia sự phân công lao động quốc tế…; tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế quốc tế và khoa học kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi” (ĐHVI, tr.81, HN 1987).
- ĐH VII: “Mở rộng, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”.
- NQTƯ 4 khóa VIII: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế…”.
- ĐH IX: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.
1. Về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
a. Nhận thức và hình thành chính sách hội nhập KTQT:
b. Về cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Đó là quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiện đại, xây dựng nền kinh tế có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; giải phóng mọi sức sản xuất; từng bước tự do hóa các hoạt động kinh tế, tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; mở cửa thị trường; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - thương mại – tài chính giữa nước ta với các quốc gia trên thế giới.
- Là cơ hội để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
- Thách thức đối với chúng ta là do trình độ phát triển kinh tế thấp, ảnh hưởng của tư duy cũ, bao cấp còn nặng nề, có sự do dự, chần chừ, ỷ lại vào Nhà nước…
- Các luật lệ vô cùng phức tạp, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng…
c. Về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- Hoàn toàn chủ động đường lối, chính sách phát triển KT-XH nói chung, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế nói riêng.
- Chủ động là nắm vững quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu.
- Khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn; từ trung ương đến địa phương; tích cực và không trông chờ, ỷ lại ở sự bao cấp của Nhà nước.
- Là sự nghiệp và ý chí, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, toàn dân; của mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của toàn xã hội.
2. Về tiến trình hội nhập KTQT và những tổ chức KTQT nước ta đã tham gia.
- 28.7.1995 là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- 3.1996 tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập.
- 11.1998 gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- 10.1. 2007 , nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO
I. Khái quát đặc điểm tình hình Đông Nam Á
Đặc điểm về địa lý, kinh tế
I. Khái quát đặc điểm tình hình Đông Nam Á
Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia
Diện tích: 4,5 triệu km2
Dân số: hơn 530 triệu người
Với vị trí chiến lược mang ý nghĩa toàn cầu, Đông Nam Á có đầy đủ mọi điều kiện và tiềm năng phát triển nền kinh tế hiện đại, tiên tiến.
Khu vực phát triển năng động, đang vươn lên.
Chỉ số phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á (Nguồn:http://www.aseansec.org.13100.htm2003
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ X tại Lào (29/11/2004)
I. Đặc điểm vị trí chiến lược của châu Á – Thái Bình Dương
Đặc điểm về địa lý, kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nước, vùng lãnh thổ ở châu Á, ven bờ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Diện tích lớn, dân cư đông nhất thế giới
-Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản rất phong phú.
Châu Á – Thái Bình Dương là vựa lúa gạo lớn nhất thế giới
Nơi đây tập trung các nền kinh tế năng động nhất, đang vươn lên mạnh mẽ.
2. Đặc điểm về chính trị
Các nước XHCN giữ vững ổn định về chính trị, công cuộc cải cách, đổi mới bước đầu có hiệu quả
Bên cạnh các nước tư bản phát triển, loại nước đang phát triển chiếm đa số. Có một số nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ…
3.Đặc điểm về văn hóa
Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại
Khu vực tập trung các tôn giáo lớn trên thế giới
Một số quốc gia có nền văn minh từ cổ đến hiện đại đều đặc sắc, giàu tính truyền thống, mở rộng giao lưu quốc tế
Màn biểu diễn của Trung Quốc tại Lễ nhận cờ Olympic 2008 tại Athen 2004
II. Chiến lược của một số nước lớn và xu hướng phát triển của khu vực
Chiến lược của một số nước lớn
a/ Hoa Kỳ với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích: 9,4 triệu Km2
Dân số: 283,2 triệu người
Mục tiêu chiến lược toàn cầu: Mỹ muốn bá chủ thế giới
Kinh tế: tạo ra thế áp đảo, giành vị trí bá quyền duy nhất thông qua viện trợ, hợp tác, đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại (có lợi cho Mỹ)
Chính trị: ngọn cờ dân chủ, nhân quyền, đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị
Quân sự: từ phòng ngự sang chủ động tấn công trong cùng tồn tại hòa bình. Mỹ thực hiện chiến lược “buông ra để nắm cho chặt
b/ Nhật Bản với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích; 0,37 triệu km2
Dân số: hơn 127 triệu dân
Mục tiêu chiến lược: vươn lên vị trí siêu cường trước hết ở khu vực
Nhật thực hiện chiến lược “thoát Mỹ nhập Á”:
+ tăng cường đối thoại về an ninh, chính trị
+ viện trợ, đầu tư, mở cửa kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương
+ Quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Nga…
c/Trung Quốc với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích; 9,6 triệu km2 (thứ 3 thế giới)
Dân số 1,3 tỷ người (thứ 1 thế giới)
Mục tiêu chiến lược: tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp hiện đại hóa, cải cách ở trong nước
Trung Quốc thực hiện chiến lược biên giới mềm:
+ Chọn Đông Nam Á – Thái Bình Dương là hướng chủ yếu phát triển kinh tế, quân sự
+ Quan hệ hợp tác, giữ khoảng cách với Mỹ
+ Khôi phục quan hệ truyền thống với các nước
+ Lợi dụng ưu thế của nước lớn
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Phương châm 24 chữ vàng do Đặng Tiểu Bình đưa ra chỉ đạo đường lối đối ngoại hiện nay của Trung Quốc:
Tỉnh táo quan sát
Chân trụ vững vàng
Bình tĩnh ứng phó
Không bộc lộ minh
Làm nên công tích
Quyết không đi đầu
Phương châm 16
chữ vàng chỉ đạo quan hệ Trung -Việt
Láng giềng hữu nghị
Hợp tác toàn diện
Ổn định lâu dài
Hướng đến tương lai
d/ Cộng hòa Liên bang Nga với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích: 17triệu km2
Dân số: gần 160 triệu người
Mục tiêu chiến lược: lợi dụng điều kiện bên ngoài xác lập lại vị thế, vai trò của nước Nga trên thế giới
Nga thực hiện chiến lược ngoại giao hậu Liên xô mềm dẻo, kiên quyết:
+ tạo thế cân bằng Đông – Tây
+ định hướng Âu – Á; ngoại giao đồng rúp
+Khôi phục quan hệ hữu nghị, truyền thống với các nước thuộc châu Á
+ Nga coi Mỹ là “người láng giềng phương Đông gần nhất”
APEC với Việt Nam
Năm 2006 – năm APEC Việt Nam
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
APEC: Asia Pacific Economic Cooperation
APEC thành lập tháng 11 năm 1989 tại Australia với 12 thành viên ban đầu là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, Niudilân và 6 nước ASEAN.
Ngày 14/11/1998, Hội nghị Bộ trưởng APEC 10 tại Malaysia kết nạp 3 thành viên mới là Việt Nam, Peru, Nga.
Nay APEC có 21 thành viên, chiếm 52% diện tích, gần 60% dân số, 70% tài nguyên thiên nhiên, hơn 70% kim ngạch thương mại toàn cầu
APEC là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; 75% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, hơn 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Tháng 11/2006, Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 tổ chức tại Việt Nam. APEC sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nước ta
3. Chủ trương, giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới.
- Một là, chủ động và tích cực hội nhập KTQT theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Hai là, tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tương đối đủ về số lượng, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch.
- Ba là, phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ!
CHÚC CÁC ĐỒNG CHÍ MẠNH KHỎA, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT!
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ
CHUYÊN ĐỀ 7:
MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
BÁO CÁO VIÊN: THẠC SỸ NGUYỄN THANH GIANG
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. VỀ KIẾN THỨC:
- Nắm được chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay; hiểu được bản chất của vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
2. VỀ KỸ NĂNG:
- Có kỹ năng phân tích, tổng hợp các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng về công tác đối ngoại và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế.
3. VỀ THÁI ĐỘ:
- Có thái độ tích cực trong nghiên cứu, học tập các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
II. QUAN ĐIỂM, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG NHỮNG NĂM TỚI
III. VỀ CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
1. Dự báo tình hình thế giới và khu vực những năm sắp tới
- Về thời cơ, thuận lợi:
Một là, trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn.
Hai là, toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển cho các quốc gia dân tộc.
Ba là, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn.
Bốn là, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục gia tăng.
1. Dự báo tình hình thế giới và khu vực những năm sắp tới
- Về khó khăn, thách thức:
Một là, tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gay gắt.
Hai là, quá trình toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.
Ba là, có nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phối hợp giải quyết.
Bốn là, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, biển đảo, tài nguyên giữa các nước lớn. Một số nước có nguy cơ bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội.
2. Dự báo tình hình trong nước
- Về thuận lợi:
+ Mở rộng được các quan hệ hợp tác quốc tế, đang chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ môi trường hòa bình, tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới và phát triển KT- XH với nhịp độ nhanh hơn.
+ Có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới, có quan hệ ngoại giao với 167 nước.
+ Việt Nam đã là thành viên và tích cực đóng góp vòa hoạt động của các tổ chức quốc tế, khu vực như Liên Hợp Quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...
+ Uy tín, vị thế của nước ta trên thế giới và khu vực không ngừng tăng lên.
- Về những thách thức:
Một là, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH vẫn tồn tại.
Hai là, các thế lực thù địch âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong quan hệ với nước ta, họ vẫn gắn các vấn đề trên với các vấn đề kinh tế.
II. QUAN ĐIỂM, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG NHỮNG NĂM TỚI
1. Quan điểm mở rộng quan hệ đối ngoại
Đại hội Đảng X đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” (tr.112).
Một là, Đại hội X kế thừa và phát triển đường lối, chính sách đối ngoại được khẳng định tại các đại hội trước.
Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.
Ba là, kiên trì chủ trương Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
2. Nhiệm vụ và giải pháp mở rộng quan hệ đối ngoại
a. Nhiệm vụ chung:
Đại hội X đã xác định: Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
b. Nhiệm vụ cụ thể (8):
- Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế theo các nguyên tắc: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
- Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tiếp tục mở rộng các quan hệ với các đảng cầm quyền.
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, phát triển công bằng, bền vững, dân chủ và tiến bộ xã hội.
b. Nhiệm vụ cụ thể (8):
- Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
- Đổi mới công tác thông tin đối ngoại và văn hóa đối ngoại, làm cho thế giới hiểu và ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và sự hợp tác hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có năng lực và trình độ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy tối đa trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học.
- Bảo đảm sự thống nhất của Đảng, sự quản lí tập trung của nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại, quốc phòng và an ninh; thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.
III. VỀ CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KTQT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
a. Nhận thức và hình thành chính sách hội nhập KTQT:
- 12.1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực (HCM TT, t4, tr.470, HN 2002).
- ĐH VI, Đảng ta chủ trương: “tham gia sự phân công lao động quốc tế…; tranh thủ mở mang quan hệ kinh tế quốc tế và khoa học kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi” (ĐHVI, tr.81, HN 1987).
- ĐH VII: “Mở rộng, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi”.
- NQTƯ 4 khóa VIII: “Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là về những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và thị trường quốc tế…”.
- ĐH IX: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.
1. Về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
a. Nhận thức và hình thành chính sách hội nhập KTQT:
b. Về cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Đó là quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng hiện đại, xây dựng nền kinh tế có chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; giải phóng mọi sức sản xuất; từng bước tự do hóa các hoạt động kinh tế, tháo gỡ những trói buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; mở cửa thị trường; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế - thương mại – tài chính giữa nước ta với các quốc gia trên thế giới.
- Là cơ hội để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững
- Thách thức đối với chúng ta là do trình độ phát triển kinh tế thấp, ảnh hưởng của tư duy cũ, bao cấp còn nặng nề, có sự do dự, chần chừ, ỷ lại vào Nhà nước…
- Các luật lệ vô cùng phức tạp, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng…
c. Về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
- Hoàn toàn chủ động đường lối, chính sách phát triển KT-XH nói chung, chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế nói riêng.
- Chủ động là nắm vững quy luật, tính tất yếu của sự vận động kinh tế toàn cầu.
- Khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn; từ trung ương đến địa phương; tích cực và không trông chờ, ỷ lại ở sự bao cấp của Nhà nước.
- Là sự nghiệp và ý chí, quyết tâm của Đảng, Nhà nước, toàn dân; của mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế của toàn xã hội.
2. Về tiến trình hội nhập KTQT và những tổ chức KTQT nước ta đã tham gia.
- 28.7.1995 là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
- 3.1996 tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập.
- 11.1998 gia nhập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).
- 10.1. 2007 , nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO
I. Khái quát đặc điểm tình hình Đông Nam Á
Đặc điểm về địa lý, kinh tế
I. Khái quát đặc điểm tình hình Đông Nam Á
Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia
Diện tích: 4,5 triệu km2
Dân số: hơn 530 triệu người
Với vị trí chiến lược mang ý nghĩa toàn cầu, Đông Nam Á có đầy đủ mọi điều kiện và tiềm năng phát triển nền kinh tế hiện đại, tiên tiến.
Khu vực phát triển năng động, đang vươn lên.
Chỉ số phát triển kinh tế các nước Đông Nam Á (Nguồn:http://www.aseansec.org.13100.htm2003
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ X tại Lào (29/11/2004)
I. Đặc điểm vị trí chiến lược của châu Á – Thái Bình Dương
Đặc điểm về địa lý, kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nước, vùng lãnh thổ ở châu Á, ven bờ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Diện tích lớn, dân cư đông nhất thế giới
-Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản rất phong phú.
Châu Á – Thái Bình Dương là vựa lúa gạo lớn nhất thế giới
Nơi đây tập trung các nền kinh tế năng động nhất, đang vươn lên mạnh mẽ.
2. Đặc điểm về chính trị
Các nước XHCN giữ vững ổn định về chính trị, công cuộc cải cách, đổi mới bước đầu có hiệu quả
Bên cạnh các nước tư bản phát triển, loại nước đang phát triển chiếm đa số. Có một số nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ…
3.Đặc điểm về văn hóa
Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những cái nôi văn hóa của nhân loại
Khu vực tập trung các tôn giáo lớn trên thế giới
Một số quốc gia có nền văn minh từ cổ đến hiện đại đều đặc sắc, giàu tính truyền thống, mở rộng giao lưu quốc tế
Màn biểu diễn của Trung Quốc tại Lễ nhận cờ Olympic 2008 tại Athen 2004
II. Chiến lược của một số nước lớn và xu hướng phát triển của khu vực
Chiến lược của một số nước lớn
a/ Hoa Kỳ với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích: 9,4 triệu Km2
Dân số: 283,2 triệu người
Mục tiêu chiến lược toàn cầu: Mỹ muốn bá chủ thế giới
Kinh tế: tạo ra thế áp đảo, giành vị trí bá quyền duy nhất thông qua viện trợ, hợp tác, đầu tư, mở rộng quan hệ thương mại (có lợi cho Mỹ)
Chính trị: ngọn cờ dân chủ, nhân quyền, đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị
Quân sự: từ phòng ngự sang chủ động tấn công trong cùng tồn tại hòa bình. Mỹ thực hiện chiến lược “buông ra để nắm cho chặt
b/ Nhật Bản với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích; 0,37 triệu km2
Dân số: hơn 127 triệu dân
Mục tiêu chiến lược: vươn lên vị trí siêu cường trước hết ở khu vực
Nhật thực hiện chiến lược “thoát Mỹ nhập Á”:
+ tăng cường đối thoại về an ninh, chính trị
+ viện trợ, đầu tư, mở cửa kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương
+ Quan hệ hữu nghị truyền thống với Trung Quốc, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Nga…
c/Trung Quốc với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích; 9,6 triệu km2 (thứ 3 thế giới)
Dân số 1,3 tỷ người (thứ 1 thế giới)
Mục tiêu chiến lược: tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp hiện đại hóa, cải cách ở trong nước
Trung Quốc thực hiện chiến lược biên giới mềm:
+ Chọn Đông Nam Á – Thái Bình Dương là hướng chủ yếu phát triển kinh tế, quân sự
+ Quan hệ hợp tác, giữ khoảng cách với Mỹ
+ Khôi phục quan hệ truyền thống với các nước
+ Lợi dụng ưu thế của nước lớn
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Phương châm 24 chữ vàng do Đặng Tiểu Bình đưa ra chỉ đạo đường lối đối ngoại hiện nay của Trung Quốc:
Tỉnh táo quan sát
Chân trụ vững vàng
Bình tĩnh ứng phó
Không bộc lộ minh
Làm nên công tích
Quyết không đi đầu
Phương châm 16
chữ vàng chỉ đạo quan hệ Trung -Việt
Láng giềng hữu nghị
Hợp tác toàn diện
Ổn định lâu dài
Hướng đến tương lai
d/ Cộng hòa Liên bang Nga với châu Á – Thái Bình Dương
Diện tích: 17triệu km2
Dân số: gần 160 triệu người
Mục tiêu chiến lược: lợi dụng điều kiện bên ngoài xác lập lại vị thế, vai trò của nước Nga trên thế giới
Nga thực hiện chiến lược ngoại giao hậu Liên xô mềm dẻo, kiên quyết:
+ tạo thế cân bằng Đông – Tây
+ định hướng Âu – Á; ngoại giao đồng rúp
+Khôi phục quan hệ hữu nghị, truyền thống với các nước thuộc châu Á
+ Nga coi Mỹ là “người láng giềng phương Đông gần nhất”
APEC với Việt Nam
Năm 2006 – năm APEC Việt Nam
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
APEC: Asia Pacific Economic Cooperation
APEC thành lập tháng 11 năm 1989 tại Australia với 12 thành viên ban đầu là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, Niudilân và 6 nước ASEAN.
Ngày 14/11/1998, Hội nghị Bộ trưởng APEC 10 tại Malaysia kết nạp 3 thành viên mới là Việt Nam, Peru, Nga.
Nay APEC có 21 thành viên, chiếm 52% diện tích, gần 60% dân số, 70% tài nguyên thiên nhiên, hơn 70% kim ngạch thương mại toàn cầu
APEC là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam; 75% tổng số vốn đầu tư nước ngoài, hơn 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Tháng 11/2006, Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 tổ chức tại Việt Nam. APEC sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho nước ta
3. Chủ trương, giải pháp đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới.
- Một là, chủ động và tích cực hội nhập KTQT theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Hai là, tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tương đối đủ về số lượng, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch.
- Ba là, phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ!
CHÚC CÁC ĐỒNG CHÍ MẠNH KHỎA, HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Đức Tấn
Dung lượng: 423,73KB|
Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)