Chuyện kể về Trương Định

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Hoanh | Ngày 16/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Chuyện kể về Trương Định thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

CHUYỆN TRƯƠNG ĐỊNH VÀ HAI NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG



 CHUYỆN TRƯƠNG ĐỊNH VÀ HAI NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG Lê Hồng Khánh
Câu chuyện về lãnh tụ kháng chiến Trương Định và 2 vị quan lại triều đình đồng hương Quảng Ngãi của ông mà chúng tôi cố gắng kết nối nhờ một số tài liệu, giai thoại, gia phả, thư khố trong và ngoài nước và kể lại sau đây có thể góp phần rọi chút ánh sáng vào những bí ẩn lịch sử mà đến hôm nay hậu thế vẫn còn phân vân.
  
Tượng đài Trương Định ở Gò Công, Tiền Giang.
Hai người đồng hương của Anh hùng dân tộc Trương Định nói đến trong câu chuyện này là các ông Trương Đăng Quế và Đỗ Thúc Tịnh. Trương Đăng Quế (1793-1865) tự là Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê, người làng Mỹ Khê, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (Xem thêm về Danh Thần Trương Đăng Quế tại đây). Ông đỗ Hương tiến (cử nhân) tại trường thi Thừa Thiên năm 1819 (Gia Long thứ 18) và là người “khai khoa” của sĩ tử Quảng Ngãi, làm quan trải 3 triều vua nhà Nguyễn (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) và giữ nhiều chức vụ quan trọng hàng đầu trong triều đình. Trương Đăng Quế có những đóng góp lớn trên lĩnh vực văn hóa, là tác giả Quảng Khê văn tập, Quảng Khê tiên sinh thi tập, Sứ trình vạn lý tập...; chủ trì hoặc biên tập nhiều bộ sách lớn thời Nguyễn như: Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên), Đại Nam liệt truyện (tiền biên), Hoàng Nguyễn thực lục... Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, ông là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình. Nhiều tài liệu của các nhà sử học trong và ngoài nước cho thấy Trương Đăng Quế là một trong những vị đại thần nhà Nguyễn mà bọn thực dân Pháp ở Đông Dương thù ghét nhất. Đỗ Thúc Tịnh (1818 – 1861) tự Cấn Trai, huý Như Cương, sinh năm 1818, tại làng La Châu huyện Hoà Vang tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở làng Phú Lộc, phủ Bình Sơn, nay thuộc thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ông đỗ Cử nhân năm 1846, năm 1848 đỗ Tiến sĩ. Năm 1853, Đỗ Thúc Tịnh được bổ làm Tri phủ Diên Khánh (Khánh Hòa). Ông giúp dân dựng nhà ở, khai khẩn đất hoang, đẩy mạnh sản xuất, lập ấp, mở thêm ba thôn, mở mang chợ búa. Nhờ vậy Diên Khánh đã có thêm 242 mẫu ruộng, 960 gia đình an cư lập nghiệp. Năm 1856 ông được thăng chức án sát tỉnh Khánh Hòa, hai năm sau làm Bố chính tỉnh nàỵ Năm 1861, ông về triều giữ chức Binh bộ hữu thị lang. Năm 1859, giặc Pháp chiếm thành Gia Định, hai năm sau chúng chiếm tiếp thành Định Tường (tỉnh Mỹ Tho). Đỗ Thúc Tịnh dâng sớ tình nguyện xin Tự Đức cho vào Nam cùng quân dân chống giặc. Ông được phong làm Hồng lô tự khanh và giao giữ chức Tuần vũ Định Tường kiêm chức khâm phái biện sự quân vụ. Ngày ông lên đường vào Nam, Tự Đức cấp 30 lạng bạc, ngựa trạm và giao một tờ dụ để chiêu mộ nghĩa dân. Vào Nam, Đỗ Thúc Tịnh phối hợp với Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương... góp phần đánh thắng giặc Pháp nhiều trận, xuất sắc nhất là trận đốt cháy tàu Esperance của Pháp tại vàm Nhật Tảo năm 1861. Tháng 11 năm 1861, Đỗ Thúc Tịnh được thăng chức lại bộ hữu thị lang. Trong khi đang cùng với quan quân tập trung sức đánh đuổi giặc Pháp, lo toan thu hồi các tỉnh miền Đông thì ông lâm bệnh và mất tại quân thứ Vĩnh Long, thọ 45 tuổi.
 Đền thờ Trương Định ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi.
Ông được triều đình truy tặng chức Tuần vũ Định Tường, phái quan khâm mạng đến nhà tổ chức lễ phúng điếu trọng thể khi thi hài của ông được đưa về Quảng Nam an táng. Vào thời điểm Đỗ Thúc Tịnh được cử vào Nam, Trương Đăng Quế đang giữ hàm Thượng thư Bộ binh, Tổng tài Quốc sử quán, Cơ mật viện đại thần, là bậc cố mệnh lương thần, được vua Tự Đức tin cẩn và triều đình nể trọng. Nhiều tài liệu cho thấy chính Trương Đăng Quế là người lựa chọn và tấu trình vua Tự Đức cho Đỗ Thúc Tịnh được nhận sứ mệnh quan trọng vào Nam. Trước khi lên đường, Đỗ Thúc Tịnh đã đến chào Thượng thư Trương Đăng Quế tại phủ đường và bậc trọng thần đứng đầu Bộ binh đã bí mật giao cho người đồng hương họ Đỗ mang những chỉ thị bí mật của triều đình truyền đạt cho Trương Định. Vì thế, khi vào Nam kỳ, việc đầu tiên của Đỗ Thúc Tịnh là liên lạc và phối hợp với nghĩa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Hoanh
Dung lượng: 79,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)