Chuyen de viec 4-tieng viet lop 1 CNGD

Chia sẻ bởi Dương Thị Hiền | Ngày 12/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: chuyen de viec 4-tieng viet lop 1 CNGD thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VIỆC 4- VIẾT CHÍNH TẢ- CHƯƠNG
TRÌNH TV 1- CGD

PHẦN 1: THỰC TRẠNG DẠY HỌC VIỆC 4- TV1-CGD: - Nội dung một số bài viết chính tả còn dài.
- Học sinh về cơ bản nắm vững việc 1 và việc 2 song ở việc 3 lại còn gặp khá nhiều lúng túng. Còn rất nhiều em đọc chậm, thậm chí có những em nhận dạng âm còn khó khăn. Đọc khó khăn tất yếu dẫn đến nghe- viết chính tả chưa hiệu quả.
- Thời gian dành cho việc 1, 2, 3 hầu như chiếm hết thời lượng 2 tiết học nên hầu hết GV không đủ thời gian đảm bảo các bước của việc 4
- HS lớp 1 mới bắt đầu làm quen nên việc hướng dẫn một số em cách trình bày còn khó khăn.
- Giáo viên đôi khi còn bỏ sót một số thao tác, đặc biệt là viết bảng con trước khi viết vào vở hay là nhận xét, đánh giá bài viết của học sinh.
- Học sinh cầm bút chưa đúng cách, nhất là nhiều em cầm thấp, tốc độ viết chậm, nét chữ chưa đều.
- Học sinh viết sai lỗi chính tả còn phổ biến (quên, sai dấu thanh, nhầm lẫn âm đầu, khoảng cách, nét nối, luật chính tả….)
PHẦN 2: CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC VIỆC 4 *TV1 -CGD
Việc 4 là cơ hội kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh ba việc đã làm: có phải học gì được nấy, học đâu chắc đấy?
Viết chính tả là cách “ làm việc trí óc”, không như tập chép nhìn chữ có sẵn rồi copy lại.
Biện pháp 1: Nắm chắc quy trình viết chính tả.
- Quy trình viết chính tả:
T đọc một lần (một tiếng, hai tiếng…)
H làm 4 thao tác theo trật tự:
1. Nhắc lại tiếng
2. Phân tích tiếng
3.Viết (theo luật chính tả)
4. Đọc lại
- Viết chính tả chính là viết chữ ghi tiếng
+ Viết từng tiếng rời
+ Viết hai tiếng liền
- Các bước trong việc 4:
+ Bước 1: Viết ở bảng con (chọn các tiếng có âm mới, vần mới. Vật liệu ở trang chẵn)
Đối với những bài chính tả có dấu , . !, ?, : “”…giáo viên cần hướng dẫn viết các dấu đó trước. Đọc cho học sinh viết các chữ ghi tiếng có âm vần đã học.
+ Bước 2: Viết vào vở
Vật liệu lấy ở trang lẻ
Viết chính tả là cách ôn tập tích cực, củng cố những gì đã học trong sách (ở trang đang học và trang trước đó)
Viết chính tả phải đúng luật chính tả. Mỗi khi có dịp, cần yêu cầu nhắc lại luật chính tả phải dùng.
Biện pháp 2: Đảm bảo việc viết ở bảng con
Khi tiến hành việc viết chính tả có thể cho học sinh viết trước các tiếng khó vào bảng con, và sau khi học sinh viết xong, giáo viên có thể viết mẫu lên bảng cho học sinh so sánh, chữa lại, nhưng khi đọc cho học sinh viết bài chính tả thì tuyệt đối không cho học sinh “nhìn chép” (xóa các tiếng khó giáo viên đã viết).
Biện pháp 3: Hướng dẫn cách trình bày tỉ mỉ, cẩn thận, trực quan và sinh động:
- GV hướng dẫn học sinh cách lùi vào 1 ô trước khi viết, xuống dòng viết sát lề, khoảng cách các chữ, mục bài…một cách tỉ mỉ, cẩn thận
- Có thể viết bài viết ra bảng phụ: đây là biện pháp hữu ích nhất. Học sinh được nhìn thấy một bài mẫu vừa đẹp vừa đúng thì những điều giáo viên nói sẽ có hiệu quả hơn.
- Theo sát từng học sinh và nhắc nhở các em sửa ngay những lỗi sai về trình bày.
Biện pháp 4: Nâng dần độ khó trong viết chính tả
- Đối với bài Âm: Giáo viên đọc từng tiếng, học sinh phân tích, viết và đọc lại. Nhưng giáo viên cần nâng dần độ khó lên bằng cách đọc hai tiếng một lần.
Đến bài Vần: Giáo viên đọc 2- 3 tiếng một lần. Và khi học sinh đã thành thạo, giáo viên mới có thể bỏ qua bước “ phân tích tiếng”, đọc nhiều tiếng một lần, thậm chí là cả câu ngắn một lần.
Biện pháp 5: Đối với học sinh viết chậm do đọc chậm
GV nên dừng lại nhiều hơn ở em đó, yêu cầu em phân tích lại tiếng đó theo hình thức tách đôi, nếu học sinh chưa biết thì đưa các em về phân tích tiếng có thanh ngang.
GV yêu cầu chậm, tỉ mỉ, nói vừa đủ cho học sinh ấy nghe, không làm ảnh hưởng đến học sinh khác.
Đặt ra yêu cầu thấp hơn đối với đối tượng học sinh này. Đặc biệt, chú trọng yêu cầu viết đúng chứ chưa yêu cầu viết đẹp.
Biện pháp 6: Coi trọng việc chấm chữa bài
Đây là việc làm hết sức quan trọng, có đôi lúc vì nhiều lí do mà chúng ta “ lãng quên”. Tuy nhiên, mỗi lời động viên, khen ngợi, nụ cười ấm áp của giáo viên là động lực phấn đấu rất lớn cho các em. Giáo viên đọc cho HS nghe những lời nhận xét của mình, cố gắng tìm những ưu điểm của các em để khen ngợi, còn phê bình thì phải khéo léo, tế nhị, tránh gây tổn thương cho học sinh. Những bài viết đúng, đẹp, sạch sẽ cần là sản phẩm trưng bày trang trọng trước lớp.
Biện pháp 7: Quan tâm nhiều đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút
Giáo viên cần quan tâm nhiều đến tư thế ngồi viết, khoảng cách và kĩ thuật cầm bút của học sinh; một số học sinh sử dụng bút chì bi nên không cố định được khoảng cách cầm bút (cầm bút thấp), học sinh lớp 1 phải sử dụng bút chì (2B hoặc 3B) do cô giáo gọt để kiểm soát được khoảng cách cầm bút (cầm trên lát gọt) và viết nhẹ tay (học sinh viết bị gãy chì là còn nặng tay) - Trong lâu dài học sinh chỉ có thể viết nhanh và đẹp khi các em cầm bút cao và viết nhẹ tay. Cần nhớ rằng việc tập viết của học sinh lớp 1 ở giai đoạn này quan trọng nhất là tập kĩ thuật, khoảng cách  cầm bút và phương vị viết các nét, các dấu thanh; và tập viết là để nhớ chữ ghi âm, vần vừa học, bời vậy không nên yêu cầu quá cao đối với học sinh về “viết chữ đẹp”.
Biện pháp 8: Tuân thủ các lệnh, kí hiệu
GV cần tạo cho học sinh thói quen nhận lệnh và làm ngay, các kí hiệu cần được sử dụng tối đa trong việc 4 này. Làm sao để hầu như trong toàn bộ việc 4 giáo viên chỉ đọc cho học sinh viết chứ không có thêm những lời thừa nào.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học việc 4 trong chương trình Tiếng Việt- CGD. Mong được chia sẻ và hi vọng nhận được thêm những góp ý bổ sung của đồng nghiệp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hiền
Dung lượng: 332,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)