Chuyên đề văn 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát | Ngày 11/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 – PHẦN TIẾNG VIỆT
Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát”

Chủ đề: Các phép tu từ:
A – ĐIỆP NGỮ:
I – Kiến thức cơ bản:
1. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dung biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

2. Các dạng điệp ngữ:
Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

II – Luyện tập:
1.Tìm điệp ngữ trong những ví dụ sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh những điều gì ?
a) Ở đâu đẹp núi, đẹp sông,
Đây đẹp ruộng đồng, đẹp những hàng cây.
Đẹp hơn là những bàn tay
Vừa lo giữ nước, vừa xây xóm làng.
( Nguyễn Văn Chương )
b) Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.
( Hồ Chí Minh )
c) Học, học nữa, học mãi!
( Lê-nin )
d) Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh.
( Nguyễn Duy )
e) Đối với gan vàng dạ sắt của đồng bào, toàn thể quốc dân không bao giờ quên. Tổ quốc không bao giờ quên. Chính phủ không bao giờ quên.
( Hồ Chí Minh )
f) Còn bao nhiêu hơi sức, chúng tôi hát, hát cho vang mặt biển, hát cho át tiếng sóng, cho kéo ngắn đường dài và nhất là để che dấu xúc động, để cố tĩnh tâm đón chờ phút cảm động khi đặt chân lên đất nước.
( Trần Trung Kiên )
g) Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao.
( Tố Hữu )
2. Xác định điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ có trong các ví dụ sau đây:
1
Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát”

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
( Chinh Phụ ngâm khúc )
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.
( Hồ Chí Minh )
Một đèo…một đèo…lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
( Hồ Xuân Hương )
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào

Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hót
Làm xanh da trời
( Huy Cận )
Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bong chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm…
( Nguyễn Kiên )
…Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, mới khắc được những tranh lợn ráy có những cái khoáy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, mới ngả được nền giấy vẽ ra màu hoa hiên trên đó hằn lên những nét gợn thuốc cái…
( Nguyễn Tuân )
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
( Hồ Chí Minh )
3. Hãy viết một đoạn văn có sử dụng điệp ngữ.
4. Điền các điệp ngữ vào chỗ trống trong bài ca dao sau đây:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất ?
Khăn…
Khăn vắt lên vai ?
Khăn…
Khăn chùi nước mắt ?
Đèn…
Mà đèn chẳng tắt ?
2
Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát”

Mắt…
Mắt không ngủ yên ?
B – CHƠI CHỮ:
I – Kiến thức cơ bản:
1. Thế nào là chơi chữ ?
Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm câu văn hấp dẫn thú vị.


2. Các lối chơi chữ:
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: 80,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)