CHUYEN DE TOAN LOP 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Sơn | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TOAN LOP 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thảo luận chuyên đề Toán lớp 2
Khối 4
Nội dung thảo luận : Anh chị hãy chia sẻ kinh nghiệm khi thiết kế và sử dụng câu hỏi về dạy toán
-Thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy học toán là rất cần thiết. Hệ thống câu hỏi có thể được sử dụng trong đàm thoại khi vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề có tính chất toán học, khuyến khích học sinh suy nghĩ…Đặt câu hỏi là một kĩ năng vô cùng quan trọng được sử dụng trong tất cả các phần của bài học.
-Việc thiết kế hệ thống câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy học toán được vận dụng linh hoạt vào từng phần của bài học cụ thể và phải phù hợp với nội dung kiến thức môn toán
- Câu hỏi cần rõ ràng,làm cho người học tìm tòitrên cơ sở vận dụng những điều đã biết
- Câu hỏi khuyến khích người học hiểu hơn là ghi nhớmà không hiểủ
- Câu hỏi đem lại phản hồi tức thì về kết quả học cho cả GVvà HS

- Câu hỏi đảm bảo để bài học được triển khai vừa sức với trình độ HS
a/Mục đích ý nghĩa , yêu cầu:
1. C�âu hỏi đóng :
Câu hỏi đóng là câu hỏi mà câu trả lời là "Có" hoặc "không", hoặc là câu hỏi mà chỉ có một câu trả lời đúng duy nhất. Dạng câu hỏi này để gợi nhớ thông tin và gợi nhớ kiến thức cần thiết, đòi hỏi rất ít tư duy câu trả lời mang tính chính xác. Nó có thể được dùng để kiểm tra bài cũ, đánh giá mức độ hiểu của học sinh `trong phần kết luận hay cuối phần giới thiệu bài`.
Ví d?�
b/ Các loại câu hỏi thường sử dụng trong dạy học môn Toán
Ví dụ:
-Lớp 4: Hãy so sánh góc nhọn với góc vuông TL:Góc nhọn bé hơn góc vuông
-Lớp 1 : 5+3 bằng mấy?
TL: bằng 8
-Lớp 2 :Nêu các thành phần trong phép nhân TL:Thừa số x thừa số = tích

2 C�u h?i m?
Câu hỏi mở là câu hỏi mà học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời và câu trả loời chi tiết hơn, yêu cầu học sinh đưa ra quan điểm, ý kiến và quan niệm của mình, đòi hỏi tư duy nhiều. Dạng câu hỏi mở có chức năng hướng dẫn, gợi mở, kích thích và mở rộng tư duy giúp học sinh phát triển ngôn ngữ nói, làm rõ và phát triển ý kiến mang tính chất dạy nhiều hơn đánh giá, rất hữu ích torng phần giới thiệu và phát triển bài
Đặt đề toán phù hợp với sơ đồ tóm tắt sau
Ví dụ:
Lớp 4
Lớp 3
Bài:Bảng nhân 6
Đặt đề toán giải bằng một phép nhân có thừa số thứ nhất là 6 theo dạng bài 2
Em có nhận xét gì về dãy số : 6,12,18,24,30,36,42,54,60. Chọn 1 số trong dãy số đó là tích của phép nhân nào trong bảng nhân 6 ?
3 C�u h?i cĩ v?n d?
Là câu hỏi dùng để tạo tình huống gợi vấn đề có tính chất toán học. Có thể đặt câu hỏi để gợi ý cho HS dự đoán nhờ nhận xét trực quan và thực nghiệm; lật ngược vấn đề; xem xét tương tự; khái quát hóa; tìm lời giải và chưa biết thuật giải để giải trực tiếp; tìm, phát hiện nguyên nhân và cách sửa chữa sai lầm
Ví dụ
Lớp 4 :
Bài :Phân số bằng nhau
-GV phát cho mỗi nhóm 2 băng giấy bằng nhau
-1 băng chia làm 4 phần bằng nhau tô 3
-1 băng chia làm 8 phần bằng nhau tô 6
-Hỏi hãy viết phân số chữ số phần tô màu ở mỗi băng ?
-So sánh số phần đã tô màuở 2 băng giấy ?
Nhân với số có 3 chữ số
-Viết phép tính



Hãy nhận xét cách thực hiện trên đúng hay sai ?

456
203
1368
912
2280
x
C.Một số lưu ý khi hỏi và sử dụng câu hỏi
1.Chú ý đến mục đích của câu hỏi :
-Để hướng dẫn , gợi mở cho học sinh suy nghĩ,dẫn dắt học sinh đạt được mục đích yêu cầu hay để kiểm tra hoặc đánh giá mức độ hiểu của học sinh(trong phần giới thiệu bài :để gợi mở cho học sinh,kích thích hs suy nghĩ,kiểm tra xem hs đã hiểu hếtcác hướng dẫn về hoạt động chưa ;Trong phần phát triển bài :nhằn gợi mở kích thích suy nghĩ để đánh giá mức độ hiểu của hs; Trong phần kết luận:để đánh giá mức độ hiểu và dẫn dắt hs tự đánh giá)
2.Đặt câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh để các em có thể trả lời và phải cố gắng mới trả lời được.
3.Hỏi các câu hỏi đơn giản để dẫn dắt đến các câu hỏi phức tạp hơn.
4.Sử dụng ngôn ngữ sao cho gần gũi và có ý nghĩa đối với hs.
5.Trong thực hành luyện tập,đặt câu hỏi để giúp hs nhận ra kiến thức mới học hoặc đã học trong các bài tập;gợi mở giúp hs tự thực hành,luyện tập,khuyến khích hs hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau,tự kiểm tra kết quả thực hành,luyện tập;tập cho học sinh có thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề.
6.Trong dạy học bài mới,đặt câu hỏi để giúp học sinh:tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học; tập khái quát hóa(theo mức độ phù hợp) cách giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới,cách thức phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới,thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học,phát triển trình độ tư duy toán học và khả năng diễn đạt bằng lời ,hình ảnh, kí hiệu . . )
KÍNH CHÀO CÁC THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Sơn
Dung lượng: 105,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)