Chuyên đề Toán 4

Chia sẻ bởi Lê Văn Tường | Ngày 12/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Toán 4 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

XIN TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
Giáo viên thực hiện:Nguyễn Thị Kim Đính
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN TỐNG
CHUYÊN ĐỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA
DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP BỐN
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TOÁN LỚP 4

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ YẾU CỦA DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP BỐN
I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA
TOÁN LỚP 4.
III.LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY
1. Toán 4 mở đầu cho giai đoạn mới của dạy học toán ở tiểu học.
- Quá trình dạy học toán trong CTTH được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn các lớp1, 2, 3 và giai đoạn các lớp 4, 5.
- Giai đoạn các lớp 1, 2, 3 có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giai đoạn này học sinh (HS )được chuẩn bị những kiến thức, những kỹ năng cơ bản nhất về đếm, đọc viết, so sánh, sắp thứ tự các số tự nhiên và bốn phép tính về số tự nhiên ( trong phạm vi các số đến 100000 ); về đo lường với các đơn vị đo và dụng cụ đo thông dụng nhất ;
I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA
TOÁN LỚP 4.
về nhận biết , vẽ các hình hình học đơn giản, thường gặp; về phát hiện và giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập và trong đời sống , chủ yếu thông qua giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn,.... Đặc biệt, ở giai đoạn này, HS được chuẩn bị về phương pháp tự học toán dựa vào các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Nhờ sự hỗ trợ của các đồ dùng học toán đơn giản, dễ làm như: que tính, hạt tính và hình vẽ, mô hình của SGK. HS được tập dượt tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới,
kết hợp học cá nhân với hợp tác trong nhóm, trong lớp, thực hiện học gắn với thực hành, vận dụng một cách linh họat,dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Với cách chuẩn bị phương pháp tự học toán như trên học sinh không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ ( nói, viết ) để diễn đạt chính xác ngắn gọn và đầy đủ các thông tin để giao tiếp khi cần thiết, không chỉ bước đầu phát triển các năng lực tư duy ( phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa đúng mức ) mà còn từng bước hình thành tư duy phê phán, biết lựa chọn và tìm cách giải quyết vấn đề một cách hợp lý
- Giai đoạn các lớp 4,5 có thể coi là giai đoạn học tập sau ( so với giai đoạn trước ). Ở các lớp 1, 2, 3 HS chủ yếu nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thực hoặc mô hình, tranh ảnh ... Do đó chủ yếu chỉ nhận biết “ cái toàn thể “,” cái riêng lẻ “, chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật hiện tượng. Giai đoạn lớp 4, 5 học sinh vẫn học tập với các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Nhiều nội dung toán học có thể coi là trừu tượng, khái quát đối với học sinh ở giai đoạn các lớp 1, 2, 3 thì đến lớp 4, 5 được nâng lên một bậc.
Học sinh có thể nhận biết và vận dụng một số tính chất của số, phép tính, hình học ở dạng khái quát hơn. Một trong những đổi mới trong dạy học toán ở giai đoạn lớp 4, 5 của CTTH là không quá nhấn mạnh lý thuyết và tính hàn lâm như trước mà cố gắng tạo điều kiện để tinh giản nội dung, tăng hoạt động thực hành – vận dụng, tăng chất liệu thực tế trong nội dung, đặc biệt tiếp tục phát huy dạy học dựa vào hoạt động của học sinh để phát triển năng lực làm việc bằng trí tuệ cá nhân và hợp tác trong nhóm với sự hỗ trợ có mức độ của thiết bị học tập
II. Một số phương pháp dạy toán
lớp BỐn
1. Phương pháp dạy học bài mới
a-GV hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi giúp học sinh sử dụng kinh nghiệm của bản thân ( hoặc kinh nghiệm của các bạn trong một nhóm nhỏ ) để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với kiến thức đã biết ( đã được học ở các lớp 1, 2, 3, hoặc tích lũy trong đời sống ... ), từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Ví dụ: khi dạy bài “so sánh hai phân số khác mẫu số” GV có thể hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học. Chẳng hạn GV nêu ví dụ: “So sánh hai phân số và ”hoặc “Trong hai phân số và phân số nào lớn hơn ?”v...v. Cho HS nhận xét đặc điểm của hai phân số và để nhận ra đó là hai phân số khác mẫu số, do đó so sánh hai phân số và là so sánh hai phân số khác mẫu số. Đây chính là vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết vấn đề của bài học, GV có thể cho HS trao đổi trong nhóm và có thể có hai cách giải quyết như sau:
+ Cách thứ nhất : lấy hai băng giấy bằng nhau . Chia băng giấy thứ nhất thành 3 phần bằng nhau, lấy hai phần, tức là lấy băng giấy. Chia băng giấy thứ hai thành 4 phần bằng nhau, lấy 3 phần, tức là lấy băng giấy . So sánh độ dài của băng giấy và băng giấy.
Dựa vào hình vẽ ( hoặc hai băng giấy thực ), ta thấy : băng giấy ngắn hơn băng giấy nên < hoặc băng giấy dài hơn băng giấy nên >



+ Cách thứ hai:
* Quy đồng mẫ số hai phân số và

= = ; = =

* So sánh hai phân số cùng mẫu số :

< hoặc >

* Kết luận : < hoặc >
b. Tạo điều kiện cho HS củng cố và tập vận dụng kiến thức mới học ngay sau khi học bài mới để HS bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Trong SGK Toán 4, sau phần bài học thường có 3 bài tập để tạo điều kiện cho HS củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu tập vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề trong học tập hoặc trong đời sống. Hai bài tập đầu thường là bài thực hành trực tiếp kiến thức mới học


GV nên tổ chức hướng dẫn mỗi HS làm bài rồi chữa bài ngay tại lớp. Nếu mỗi bài tập có nhiều “ bài tập nhỏ” GV có thể tạo điều kiện cho HS làm một số hoặc toàn bộ các “ bài tập nhỏ” đó rồi chữa bài ngay tại lớp.Khi HS chữa bài GV nên nêu câu hỏi để khi trả lời HS phải nhắc lại kiến thức mới học nhằm củng cố ghi nhớ kiến thức đó. Bài tập thứ ba thường là bài tập thực hành gián tiếp mới học, HS phải tự phát hiện vấn đề rồi tự giải quyết vấn đề trong bài tập. Chẳng hạn, sau khi học cách so sánh hai phân số khác mẫu số HS được thực hành so sánh hai phân số khác mẫu số ở bài tập 1 và bài tập 2( trong SGK Toán 4).
2. Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tậpchung,ôntập,thựchành.
Ngoài phần luyện tập, thực hành trong các tiết dạy học bài mới, SGK Toán 4 có tới 93 tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, thực hành ( gọi tắt là các bài củng cố các kiến thức HS mới chiếm lĩnh được, hình thành các kỹ năng thực hành, từng bước hệ thống hóa các kiến thức mới học, góp phần phát triển tư duy và khả năng diễn đạt của HS.


Các bài tập trong các bài luyện tập, thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đế khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt hơn.
GV có thể tổ chức dạy học các bài luyện tập, thực hành như sau:
a. Giúp HS nhận ra các kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới trong nội dung các bài tập đa dạng và phong phú.
Nếu HS tự học ( đọc thành tiếng hoặc đọc thầm ) đề bài và tự nhận ra được dạng bài tương tự hoặc các kiến thức đã học trong các mối quan hệ cụ thể của nôi dung bài tập thì tự HS sẽ biết cách làm bài. Nếu học sinh nào chưa nhận ra được dạng bài tương tự hoặc có kiến thức đã học trong bài tập thì GV nên giúp HS bằng cách hướng dẫn, gợi ý để tự HS nhớ lại kiến thức, cách làm ( hoặc để HS khác giúp bạn nhớ lại), Không nên vội làm thay HS.
Ví dụ 1: Khi HS thực hành tính, chảng hạn phải thực hiện phép nhân 3167 x 204 trong phần ôn tập cuối năm học,
nếu HS quên cách thực hiện phép nhân dạng này thì GV có thể nêu các câu hỏi để khi trả lời thì HS nhớ lại đặc điểm của phép nhân dạng này ( thừa số thứ hai là số có ba chữ số, chữ số hàng chục là 0) và từ đó nhớ lại kĩ thuật tính ( không viết tính riêng thứ hai; viết tính riêng thứ ba lùi sang bên trái hai cột so với tính riêng thứ nhất)...
Ví dụ 2: Khi HS giải các bài toán liên quan đến tỉ số ( chẳng hạn : Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó ) GV nên yêu cầu HS phải tự tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi căn cứ vào sơ đồ mà nhớ lại dạng bài tương tự đã học và nhớ lại cách giải cũng như cách trình bày bài giải dạng bài tập này
Trong SGK Toán 4 có một số bài tập giới thiệu kiến thức mới cho HS. Chẳng hạn, các bài tập về lập ( hoặc sử dụng ) công thức tính chu vi, diện tích một số hình đã học; các bài tập giói thiệu tính chất của phép cộng và phép nhân phân số; ... Khi hướng dẫn HS giải các bài tập này, GV cũng nên khuyến khích HS nêu các kiến thức đã học và có liên quan trực tiếp đến kiến thức mới trong bài tập, sao cho HS nhận ra rằng, kiến thức mới chỉ là sự thể hiện khác của kiến thức đã học hoặc kiến thức mới và kiến thức đã học tương tự với nhau ...

b. Giúp HS tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng HS.
GV nên yêu cầu học sinh phải làm lần lượt các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong SGK ( hoặc do GV sắp xếp, lựa chọn ) không tự ý bỏ qua bài tập nào , kể cả các bài tập HS cho là dễ. ( các bài tập củng cố trực tiếp kiến thức và kỹ năng cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc).
-Không nên bắt buộc HS phải chờ đợi nhau trong qua trình làm bài. HS đã làm xong bài tập nào nên tự kiểm tra ( hoặc nhờ bạn trong nhóm hoặc nhờ GV kiểm tra) rồi chuyển sang làm bài tập tiếp theo.
GV nên chấp nhận tình trạng: Trong cùng một khoảng thời gian, có HS làm được nhiều bài tập hơn HS khác. GV nên trực tiếp giúp hoặc tổ chức cho HS khác giúp đỡ HS yếu cách làm bài, không làm thay HS. GV hãy giúp HS khá, giỏi hoàn thành các bài tập trong SGK ngay trong tiết học và hỗ trợ các bạn làm bài chậm hơn khi chữa bài trong nhóm,trong lớp. Nói chung, ở trên lớp GV nên giúp mọi HS làm hết các bài tập củng cố hết các kiến thức và kĩ năng cơ bản do GV đã lựa chọn các bài tập trong SGK. GV cần quan tâm giúp HS làm bài đúng, trình bày gọn, rõ ràng và cố gắng tìm được cách giải quyết hợp lí.
c. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa cácđốitượngHS.
- Sự hỗ trợ giữa các HS trong nhóm, trong lớp phải giúp HS tự tin vào khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài của mình và tự điều chỉnh, sửa chữa những thiếu sót ( nếu có) của bản thân.
d. Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả luyện tập, thực hành.
e. Tập cho HS thói quen tìm hiểu phương án và lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.

III.LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY.
1.Mục tiêu.
+ Kiến thức
+ Kĩ năng
+ Giáo dục
2.Đồ dùng dạy học.
Đồ dùng chuẩn bị cho giáo viên, học sinh.
3.Các hoạt động dạy – học.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ.
Chúc năm mới an khang- thịnh vượng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Tường
Dung lượng: 206,65KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)