Chuyen de toan 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Tiền |
Ngày 12/10/2018 |
89
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de toan 1 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
I/ DẠY HỌC CÁC SỐ Ở LỚP 1:
- Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng và nêu được số chỉ số lượng của nhóm đối tượng đó.
- Biết đếm đến 100, bao gồm:
+ Đếm liên tiếp từ 1 đến 100.
+ Đếm theo từng chục.
- Biết đọc, viết các số đến 100, trong đó:
+ Viết số và ghi lại cách đọc số.
+ Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số có hai chữ số.
- Biết thứ tự và so sách các số trong phạm vi 100.
- Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của số có hai chữ số:
+ Phân tích số có hai chữ số thành số chục và đơn vị.
+ Gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số.
1/ Mục tiêu dạy học:
2/ Nội dung dạy học các số ở lớp 1:
- Khi hình thành các số trong phạm vi 10, học sinh quan sách tranh vẽ (thể hiện một nhóm đối tượng cụ thể nào đó), “Đếm” số đối tượng của một nhóm, nhận biết được “Số lượng” các đối tượng của một nhóm (“Bản số” của một tập hợp)… Đó là “con đường” hình thành “khái niệm” số ở lớp1.
- Hình thành các số trên cơ sở” bản số’ được kết hợp với hình thành các số theo” hệ đếm thập phân”.
- Trong quá trình lập số(hình thành các số) ở lớp 1, H/S được làm quen”dãy số tự nhiên” với 0 là số bé nhất, và các số được tăng liên tiếp(số liền sau lớn hơn số trước nó một đơn vị)…
a/ Sách toán 1 (CTTH mới) đã kế thừa và phát triển tư tưởng xây dựng các số tự nhiên theo quan điểm toán học hiện đại, được lồng ghép, thể hiện phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.
b/ So sánh chương trình toán lớp 1(CCGD),ở lớp1(CTTH mới) các vòng số được mở rộng hơn trước.
- H/S lớp1(CTTH mới) được học các số đến 100.
- H/S lớp1(CTCCGD) chỉ được học các số đến 10.
Việc mở rộng phạm vi số đã học đến 100 phù hợp với nhận thức của trẻ học lớp 1 hiện nay.
c/ Nội dung dạy học các số ở lớp1 được sắp xếp(cấu trúc) một các hợp lý, đan xen, làm rõ mạch số học và hỗ trợ các mạch kiến thức khác…
- Ở học kì I, H/S được học các số từ 0 đến 10, cùng với các phép cộng, trừ, bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
- Ở học kì II, H/S được học các số từ 0 đến 100, cùng với các phép cộng, trừ( không nhớ) trong phạm vi 100…H/S được học đơn vị “Xăng-ti-mét”(cm) để đo độ dài các đoạn thẳng có các số đo trong phạm vi số đã học.
d/ Quá trình xây dựng, hình thành các số(lập số) ở lớp 1 được đẩy nhanh hơn trước nhằm phù hợp với việc mở rộng các số đến 100.
- Toán1 phân loại các số từ 0 đến 10 thành hai, ba dạng để tiếp nhận một cách nhanh hơn( các số 1,2,3,4,5 là các số “trực giác”, H/S chỉ học trong 2 tiết là đủ; các số 6,7,8,9,10 hình thành theo cách”Thêm 1” vào số trước đó, riêng số 0 coi là bản số của tập rỗng,…).
3/ Phương pháp dạy học các số ở lớp 1:
3.1/ Dạy học bài tập số ở lớp1 thường theo các bước sau
- hình thành số(lập số): Chẳng hạn, hình thành số 5, H/S quan sát tranh(Có vẽ 5 ô tô hoặc 5 con vịt…), lấy ra 5 que tính, 5 hình vuông,…Từ đó nhận ra số lượng”năm”, dẫn đến có số”5”…
- Đọc, viết số: Chẳng hạn, đọc, viết số 5(Viết chữ số 5 thường…), đọc, viết số có hai chữ số…
- Thứ tự, so sánh số: Chẳng hạn, thứ tự 6 số đầu:1,2,3,4,5,6.
1< 2, 5 > 4, 6 > 5,…
- Cấu tạo, phân tích số: Chẳng hạn, số 5 gồm 3 và 2; số 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị, 36 = 30 + 6 …
Dạy học các số với đồ dùng trực quan, chẳng những minh hoạ rất hiệu quả các nội dung khái niệm về số, mà còn giúp cho đổi mới cách dạy học, tạo môi trường hoạt động, học tập tích cực của H/s. Qua quan sát, tự mình được thao tác trên đồ dùng học tập(là vật thật) mà H/s nhận biết được các “số lượng” nhóm đối tượng(là bản số), H/s có thể”đếm” cụ thể(kết quả cuối cùng của đếm là “con số” ứng với sự đếm đó.
3.2/ Cần tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy học các bài tập lập số ở lớp 1
3.3 Một số lưu ý:
- Khi hành thành 5 số đầu tiên(1,2,3,4,5) cần tận dụng “kinh nghiệm”của trẻ, để dạy học “nhanh hơn”, tránh lạm dụng quá nhiều tranh ảnh, để hình thành số như ở lớp 1 trước đây. (Các số1,2,3,4,5 được coi là các số “trực giác” có thể dạy gộp vào 2 tiết là xong).
- Khi hình thành các số 6,7,8,9,10 cần theo cách thêm 1 vào số đứng trước và ít dùng “trực quan” hơn ở giai đoạn 5 số đầu.
- Khi hình thành số 0, SGK toán 1(CTTH mới) theo“bản số của tập rỗng”(trong bình không có con cá nào, bình rỗng, dẫn đến số 0).
a/ Về dạy học các số trong phạm vi 10:
b/ Về dạy học các số trong phạm vi 100:
- Khi hình thành các số lớn hơn 10, chẳng hạn số 12, trong sách toán1 vẫn minh hoạ 12 như là “số lượng”(bản số) của 1 nhóm có 12 đối tượng cụ thể(vẽ 12 hình tam giác, 12 chấm tròn…). Tức là đã cho H/s bước đầu làm quen với cấu tạo thập phân của số khi hình thành các số có 2 chữ số.
- Khi hình thành các số trong phạm vi 100, chỉ nên “tận dụng” que tính và bó(thẻ) chục que tính để lập các số có 2 chữ số.
c/ Dạy học so sánh các số, chủ yếu so sánh bằng cách cho tương ứng 1-1(như đã nêu ở bài nhiều hơn, ít hơn ngay từ đầu SGK toán 1). Tuy nhiên, khi so sánh các số có 2 chữ số(các số trong phạm vị 100) nên cho H/s vận dụng nhận xét so sánh các chữ số theo vị trí từ hàng chục đến hàng đơn vị.
- Khi dạy học về “thứ tự các số” nên sử dụng tia số để H/s làm quen với dãy số tự nhiên(Vạch đầu tiên của tia số ứng với số 0, phần cuối tia số có mũi tên).
II/ DẠY HỌC PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ Ở LỚP 1:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép cộng và phép trừ(tên phép tính, dấu phép tính, viết và đọc phép tính, thuộc bảng tính, biết ý nghĩa ban đầu của phép cộng và phép trừ).
- Biết nêu(bằng lời) cách thực hiện phép cộng, phép trừ; viết đúng quy định về “đặt tính” cộng hoặc trừ.
1/Mục tiêu dạy học:
2/ Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ ở lớp 1:
- Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới) gồm;
+ Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
+ Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 20(dạng 14 + 3, 17 – 3,17 -7).
+ Phép cộng và phép trừ các số tròn chục.
+ Phép cộng và phép trừ các số có hai chữ số(không nhớ)
- Toán 1(cũ) chỉ dạy phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. Thực tế dạy học gần 20 năm qua xác nhận nội dung dạy học như vậy thấp hơn trình độ nhận thức của trẻ 6 tuổi nên dễ gây “nhàm chán”, không tạo được hứng thú học tập cho H/s.
- Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới) phong phú hơn trước và phù hợp với tầm nhận thức của trẻ 6 tuổi nên chắc chắn sẽ góp phần phát triển năng lực và hứng thú học toán của H/s.
* Một số đặc điểm chính của cách sắp xếp nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới).
- Các kiến thức được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, kiến thức học trước chuẩn bị cho kiến thức học sau, kiến thức học sau góp phần cũng cố kiến thức học trước.
- Dạy học kĩ về từng phép tính trước khi giới thiệu về quan hệ của phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
- Công tác thực hành, vận dụng các kiến thức về phép cộng và phép trừ rất được coi trọng trong toán 1(mới). Không chỉ thực hành khi luyện tập, củng cố mà thực hành ngay khi học bài mới để tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự tìm ra các công thức cộng, trừ… Đặc biệt, toán 1(mới) nêu ra nhiều dạng bài tập về cộng, trừ vừa củng cố các kĩ năng vừa gây hứng thú học tập cho H/s.
a/ Tính: 3 + 2 = …
b/ Tính: 3
2
c/ ?
d/ Nối phép tính với số thích hợp:
Ví vụ: Cùng là phép cộng 3 + 2 nhưng toán 1(mới) đã đưa ra các dạng bài như:
Số
+
3
+ 2
3 + 2
2 + 1
1 + 3
3
5
4
e/ Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
4
2
1
5
g/ ?
số
5
3
2
h/ ?
số
2
+ 1
+ 2
- Dạy học phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 về thực chất là sự ứng dụng mở rộng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Nhờ dạy học kĩ về phép cộng, trừ trong phạm vi 10(41 tiết) và chủ động dạy học làm tính theo cột dọc, nên khi dạy học các số trong phạm vi 100 đã kết hợp dạy học số với dạy học phép tính.
* Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới) được trình bày theo tư tưởng của toán học hiện đại, nhưng chưa sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu của toán học hiện đại, mà sử dụng ngôn ngữ và vốn sống của H/s, nên vừa đảm bảo tính khoa học vừa phù hợp với trình độ nhận thức của H/s.
- Phép cộng được xây dựng trên cơ sở phép hợp của hai tập hợp không có phần tử chung và theo quy trình.
+ H/s quan sát(tranh, ảnh hoặc vật thực thể hiện hai tập hợp không có phần tử chung).
+ Thông qua ví dụ cụ thể về hai tập hợp có các phần tử cùng loại.
+ GV nêu(hoặc hướng dẫn H/s tự nêu) sơ đồ khái quát của phép cộng
3
1
2
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- Phép trừ được xây dựng với ý nghĩa là phép tính ngược của phép cộng:
+ Phép cộng: biết hai số, tìm tổng của hai số đó.
+ Phép trừ: biết tổng của hai số và một trong hai số đó, tìm số kia.
3/ Phương pháp dạy học phép cộng và phép trừ ở lớp 1:
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng GV tổ chức, hướng dẫn H/s tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm giúp H/s tự mình phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
3.1/ Dạng bài tập bảng cộng(hoặc bảng trừ)
Quy trình tổ chức các hoạt động của H/s:
- Lập một công thức trong bảng cộng hoặc bảng trừ:
+ Quan sát tranh, hình trong SGK để nêu vấn đề mà giải quết vấn đề đó sẽ dẫn tới thực hiện phép cộng(hoặc phép trừ).
+ Dùng vật thực, hoặc hình tròn bằng bìa,… để thể hiện vấn đề(bài toán) vừa nêu rồi giải quyết vấn đề đó.
+ Viết rồi đọc toàn bộ phép tính(trong bảng tính), chẳng hạn: viết 3 + 2 = 5, đọc:” ba cộng hai bằng năm”.
- Tổ chức cho H/s ghi nhớ bảng tính:
+ Cho H/s đọc thành tiếng, đọc thầm bảng tính theo thứ tự khác nhau.
+ Cho H/s tái hiện số bị xoá(hoặc bị che lấp đi) trong một số công thức của bảng tính.
+ Cho H/s tái hiện một phần của bảng tính.
+ Cho H/s tái hiện toàn bộ bảng tính.
- Tổ chức cho H/s thực hành, vận dụng bảng tính để giải quyết các bài tập trong SGK hoặc VBT.
+ H/s tự làm các bài tập trong SGK hoặc trong VBT toán 1 theo thứ tự từ bài 1 đến bài cuối.
+ Khi sữa bài nên yêu cầu nhắc lại 1 công thức hoặc 1 số công thức trong bảng tính để củng cố việc ghi nhớ bảng tính.
+ Nên chuyển một bài tập(thường là bài tập thực hành có nội dung gần giống với trò chơi học tập) thành trò chơi học tập.
3.2/ Dạng bài luyện tập:
+ Giúp H/s nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau.
+ Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của H/s
+ Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữ các đối tượng H/s
+ Khuyến khích H/s tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập
+ Tập cho H/s thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có
3.3/ Các dạng bài còn lại đều đã được gợi ý trong SGK toán 1.
III/ Giải toán có lời văn:
Mức độ yêu cầu từ thấp đến cao:
- Nhìn hình vẽ điền phép tính thích hợp.
- Nhìn hình vẽ biết nêu tình huống thích hợp.
- Nhận biết các thành phần của bài toán có lời văn.
- Giải bài toán có lời văn, các phần của bài toán.
- Trình bày bài giải hoàn chỉnh.
- Giải bài toán về thêm bớt có 1 phép tính.
IV/ Chú ý sử dụng SGK:
- SGk được biên soạn theo hướng thiết kế các hoạt động cho H/s. G/v cần khai thác triệt để nội dung SGK, sử dụng sáng tạo SGK, coi SGK như là đồ dùng dạy học toán để hướng dẫn H/s thực hiện các hoạt động học tập.
- Mỗi bài tập trong SGK toán 1 gồm 2 phần bài học và phần các bài tập thực hành:
+ Phần bài học nêu tình huống (bằng hình ảnh) để H/s hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo hướng dẫn của G/v.
+ Phần thực hành là các luyện tập để cũng cố kiến thức mới học được sắp xếp từ dễ đến khó dần. Tuy theo khả năng của học sinh có thể hoàn thành toàn bộ hoặc một phần số bài thực hành ngay trong tiết học.
- H/s cần có vở viết riêng. Không viết, vẽ, tô màu vào SGK(khi thực hiện các bài tập trong SGK, G/v cần hướng dẫn học sinh có thể trả lời miệng, viết vào bảng con, hoặc viết lời giải của bài tập vào vở).
- Nhận biết số lượng của một nhóm đối tượng và nêu được số chỉ số lượng của nhóm đối tượng đó.
- Biết đếm đến 100, bao gồm:
+ Đếm liên tiếp từ 1 đến 100.
+ Đếm theo từng chục.
- Biết đọc, viết các số đến 100, trong đó:
+ Viết số và ghi lại cách đọc số.
+ Nhận biết giá trị theo vị trí của các chữ số có hai chữ số.
- Biết thứ tự và so sách các số trong phạm vi 100.
- Nhận biết bước đầu về cấu tạo thập phân của số có hai chữ số:
+ Phân tích số có hai chữ số thành số chục và đơn vị.
+ Gộp số chục và số đơn vị thành số có hai chữ số.
1/ Mục tiêu dạy học:
2/ Nội dung dạy học các số ở lớp 1:
- Khi hình thành các số trong phạm vi 10, học sinh quan sách tranh vẽ (thể hiện một nhóm đối tượng cụ thể nào đó), “Đếm” số đối tượng của một nhóm, nhận biết được “Số lượng” các đối tượng của một nhóm (“Bản số” của một tập hợp)… Đó là “con đường” hình thành “khái niệm” số ở lớp1.
- Hình thành các số trên cơ sở” bản số’ được kết hợp với hình thành các số theo” hệ đếm thập phân”.
- Trong quá trình lập số(hình thành các số) ở lớp 1, H/S được làm quen”dãy số tự nhiên” với 0 là số bé nhất, và các số được tăng liên tiếp(số liền sau lớn hơn số trước nó một đơn vị)…
a/ Sách toán 1 (CTTH mới) đã kế thừa và phát triển tư tưởng xây dựng các số tự nhiên theo quan điểm toán học hiện đại, được lồng ghép, thể hiện phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học.
b/ So sánh chương trình toán lớp 1(CCGD),ở lớp1(CTTH mới) các vòng số được mở rộng hơn trước.
- H/S lớp1(CTTH mới) được học các số đến 100.
- H/S lớp1(CTCCGD) chỉ được học các số đến 10.
Việc mở rộng phạm vi số đã học đến 100 phù hợp với nhận thức của trẻ học lớp 1 hiện nay.
c/ Nội dung dạy học các số ở lớp1 được sắp xếp(cấu trúc) một các hợp lý, đan xen, làm rõ mạch số học và hỗ trợ các mạch kiến thức khác…
- Ở học kì I, H/S được học các số từ 0 đến 10, cùng với các phép cộng, trừ, bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10
- Ở học kì II, H/S được học các số từ 0 đến 100, cùng với các phép cộng, trừ( không nhớ) trong phạm vi 100…H/S được học đơn vị “Xăng-ti-mét”(cm) để đo độ dài các đoạn thẳng có các số đo trong phạm vi số đã học.
d/ Quá trình xây dựng, hình thành các số(lập số) ở lớp 1 được đẩy nhanh hơn trước nhằm phù hợp với việc mở rộng các số đến 100.
- Toán1 phân loại các số từ 0 đến 10 thành hai, ba dạng để tiếp nhận một cách nhanh hơn( các số 1,2,3,4,5 là các số “trực giác”, H/S chỉ học trong 2 tiết là đủ; các số 6,7,8,9,10 hình thành theo cách”Thêm 1” vào số trước đó, riêng số 0 coi là bản số của tập rỗng,…).
3/ Phương pháp dạy học các số ở lớp 1:
3.1/ Dạy học bài tập số ở lớp1 thường theo các bước sau
- hình thành số(lập số): Chẳng hạn, hình thành số 5, H/S quan sát tranh(Có vẽ 5 ô tô hoặc 5 con vịt…), lấy ra 5 que tính, 5 hình vuông,…Từ đó nhận ra số lượng”năm”, dẫn đến có số”5”…
- Đọc, viết số: Chẳng hạn, đọc, viết số 5(Viết chữ số 5 thường…), đọc, viết số có hai chữ số…
- Thứ tự, so sánh số: Chẳng hạn, thứ tự 6 số đầu:1,2,3,4,5,6.
1< 2, 5 > 4, 6 > 5,…
- Cấu tạo, phân tích số: Chẳng hạn, số 5 gồm 3 và 2; số 36 gồm 3 chục và 6 đơn vị, 36 = 30 + 6 …
Dạy học các số với đồ dùng trực quan, chẳng những minh hoạ rất hiệu quả các nội dung khái niệm về số, mà còn giúp cho đổi mới cách dạy học, tạo môi trường hoạt động, học tập tích cực của H/s. Qua quan sát, tự mình được thao tác trên đồ dùng học tập(là vật thật) mà H/s nhận biết được các “số lượng” nhóm đối tượng(là bản số), H/s có thể”đếm” cụ thể(kết quả cuối cùng của đếm là “con số” ứng với sự đếm đó.
3.2/ Cần tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy học các bài tập lập số ở lớp 1
3.3 Một số lưu ý:
- Khi hành thành 5 số đầu tiên(1,2,3,4,5) cần tận dụng “kinh nghiệm”của trẻ, để dạy học “nhanh hơn”, tránh lạm dụng quá nhiều tranh ảnh, để hình thành số như ở lớp 1 trước đây. (Các số1,2,3,4,5 được coi là các số “trực giác” có thể dạy gộp vào 2 tiết là xong).
- Khi hình thành các số 6,7,8,9,10 cần theo cách thêm 1 vào số đứng trước và ít dùng “trực quan” hơn ở giai đoạn 5 số đầu.
- Khi hình thành số 0, SGK toán 1(CTTH mới) theo“bản số của tập rỗng”(trong bình không có con cá nào, bình rỗng, dẫn đến số 0).
a/ Về dạy học các số trong phạm vi 10:
b/ Về dạy học các số trong phạm vi 100:
- Khi hình thành các số lớn hơn 10, chẳng hạn số 12, trong sách toán1 vẫn minh hoạ 12 như là “số lượng”(bản số) của 1 nhóm có 12 đối tượng cụ thể(vẽ 12 hình tam giác, 12 chấm tròn…). Tức là đã cho H/s bước đầu làm quen với cấu tạo thập phân của số khi hình thành các số có 2 chữ số.
- Khi hình thành các số trong phạm vi 100, chỉ nên “tận dụng” que tính và bó(thẻ) chục que tính để lập các số có 2 chữ số.
c/ Dạy học so sánh các số, chủ yếu so sánh bằng cách cho tương ứng 1-1(như đã nêu ở bài nhiều hơn, ít hơn ngay từ đầu SGK toán 1). Tuy nhiên, khi so sánh các số có 2 chữ số(các số trong phạm vị 100) nên cho H/s vận dụng nhận xét so sánh các chữ số theo vị trí từ hàng chục đến hàng đơn vị.
- Khi dạy học về “thứ tự các số” nên sử dụng tia số để H/s làm quen với dãy số tự nhiên(Vạch đầu tiên của tia số ứng với số 0, phần cuối tia số có mũi tên).
II/ DẠY HỌC PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ Ở LỚP 1:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép cộng và phép trừ(tên phép tính, dấu phép tính, viết và đọc phép tính, thuộc bảng tính, biết ý nghĩa ban đầu của phép cộng và phép trừ).
- Biết nêu(bằng lời) cách thực hiện phép cộng, phép trừ; viết đúng quy định về “đặt tính” cộng hoặc trừ.
1/Mục tiêu dạy học:
2/ Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ ở lớp 1:
- Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới) gồm;
+ Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
+ Phép cộng và phép trừ không nhớ trong phạm vi 20(dạng 14 + 3, 17 – 3,17 -7).
+ Phép cộng và phép trừ các số tròn chục.
+ Phép cộng và phép trừ các số có hai chữ số(không nhớ)
- Toán 1(cũ) chỉ dạy phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. Thực tế dạy học gần 20 năm qua xác nhận nội dung dạy học như vậy thấp hơn trình độ nhận thức của trẻ 6 tuổi nên dễ gây “nhàm chán”, không tạo được hứng thú học tập cho H/s.
- Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới) phong phú hơn trước và phù hợp với tầm nhận thức của trẻ 6 tuổi nên chắc chắn sẽ góp phần phát triển năng lực và hứng thú học toán của H/s.
* Một số đặc điểm chính của cách sắp xếp nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới).
- Các kiến thức được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, kiến thức học trước chuẩn bị cho kiến thức học sau, kiến thức học sau góp phần cũng cố kiến thức học trước.
- Dạy học kĩ về từng phép tính trước khi giới thiệu về quan hệ của phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10.
- Công tác thực hành, vận dụng các kiến thức về phép cộng và phép trừ rất được coi trọng trong toán 1(mới). Không chỉ thực hành khi luyện tập, củng cố mà thực hành ngay khi học bài mới để tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự tìm ra các công thức cộng, trừ… Đặc biệt, toán 1(mới) nêu ra nhiều dạng bài tập về cộng, trừ vừa củng cố các kĩ năng vừa gây hứng thú học tập cho H/s.
a/ Tính: 3 + 2 = …
b/ Tính: 3
2
c/ ?
d/ Nối phép tính với số thích hợp:
Ví vụ: Cùng là phép cộng 3 + 2 nhưng toán 1(mới) đã đưa ra các dạng bài như:
Số
+
3
+ 2
3 + 2
2 + 1
1 + 3
3
5
4
e/ Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
4
2
1
5
g/ ?
số
5
3
2
h/ ?
số
2
+ 1
+ 2
- Dạy học phép cộng và phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 về thực chất là sự ứng dụng mở rộng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
- Nhờ dạy học kĩ về phép cộng, trừ trong phạm vi 10(41 tiết) và chủ động dạy học làm tính theo cột dọc, nên khi dạy học các số trong phạm vi 100 đã kết hợp dạy học số với dạy học phép tính.
* Nội dung dạy học phép cộng và phép trừ trong toán 1(mới) được trình bày theo tư tưởng của toán học hiện đại, nhưng chưa sử dụng ngôn ngữ và kí hiệu của toán học hiện đại, mà sử dụng ngôn ngữ và vốn sống của H/s, nên vừa đảm bảo tính khoa học vừa phù hợp với trình độ nhận thức của H/s.
- Phép cộng được xây dựng trên cơ sở phép hợp của hai tập hợp không có phần tử chung và theo quy trình.
+ H/s quan sát(tranh, ảnh hoặc vật thực thể hiện hai tập hợp không có phần tử chung).
+ Thông qua ví dụ cụ thể về hai tập hợp có các phần tử cùng loại.
+ GV nêu(hoặc hướng dẫn H/s tự nêu) sơ đồ khái quát của phép cộng
3
1
2
2 + 1 = 3
1 + 2 = 3
- Phép trừ được xây dựng với ý nghĩa là phép tính ngược của phép cộng:
+ Phép cộng: biết hai số, tìm tổng của hai số đó.
+ Phép trừ: biết tổng của hai số và một trong hai số đó, tìm số kia.
3/ Phương pháp dạy học phép cộng và phép trừ ở lớp 1:
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng GV tổ chức, hướng dẫn H/s tham gia vào các hoạt động học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm giúp H/s tự mình phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới.
3.1/ Dạng bài tập bảng cộng(hoặc bảng trừ)
Quy trình tổ chức các hoạt động của H/s:
- Lập một công thức trong bảng cộng hoặc bảng trừ:
+ Quan sát tranh, hình trong SGK để nêu vấn đề mà giải quết vấn đề đó sẽ dẫn tới thực hiện phép cộng(hoặc phép trừ).
+ Dùng vật thực, hoặc hình tròn bằng bìa,… để thể hiện vấn đề(bài toán) vừa nêu rồi giải quyết vấn đề đó.
+ Viết rồi đọc toàn bộ phép tính(trong bảng tính), chẳng hạn: viết 3 + 2 = 5, đọc:” ba cộng hai bằng năm”.
- Tổ chức cho H/s ghi nhớ bảng tính:
+ Cho H/s đọc thành tiếng, đọc thầm bảng tính theo thứ tự khác nhau.
+ Cho H/s tái hiện số bị xoá(hoặc bị che lấp đi) trong một số công thức của bảng tính.
+ Cho H/s tái hiện một phần của bảng tính.
+ Cho H/s tái hiện toàn bộ bảng tính.
- Tổ chức cho H/s thực hành, vận dụng bảng tính để giải quyết các bài tập trong SGK hoặc VBT.
+ H/s tự làm các bài tập trong SGK hoặc trong VBT toán 1 theo thứ tự từ bài 1 đến bài cuối.
+ Khi sữa bài nên yêu cầu nhắc lại 1 công thức hoặc 1 số công thức trong bảng tính để củng cố việc ghi nhớ bảng tính.
+ Nên chuyển một bài tập(thường là bài tập thực hành có nội dung gần giống với trò chơi học tập) thành trò chơi học tập.
3.2/ Dạng bài luyện tập:
+ Giúp H/s nhận ra kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau.
+ Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của H/s
+ Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữ các đối tượng H/s
+ Khuyến khích H/s tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập
+ Tập cho H/s thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có
3.3/ Các dạng bài còn lại đều đã được gợi ý trong SGK toán 1.
III/ Giải toán có lời văn:
Mức độ yêu cầu từ thấp đến cao:
- Nhìn hình vẽ điền phép tính thích hợp.
- Nhìn hình vẽ biết nêu tình huống thích hợp.
- Nhận biết các thành phần của bài toán có lời văn.
- Giải bài toán có lời văn, các phần của bài toán.
- Trình bày bài giải hoàn chỉnh.
- Giải bài toán về thêm bớt có 1 phép tính.
IV/ Chú ý sử dụng SGK:
- SGk được biên soạn theo hướng thiết kế các hoạt động cho H/s. G/v cần khai thác triệt để nội dung SGK, sử dụng sáng tạo SGK, coi SGK như là đồ dùng dạy học toán để hướng dẫn H/s thực hiện các hoạt động học tập.
- Mỗi bài tập trong SGK toán 1 gồm 2 phần bài học và phần các bài tập thực hành:
+ Phần bài học nêu tình huống (bằng hình ảnh) để H/s hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo hướng dẫn của G/v.
+ Phần thực hành là các luyện tập để cũng cố kiến thức mới học được sắp xếp từ dễ đến khó dần. Tuy theo khả năng của học sinh có thể hoàn thành toàn bộ hoặc một phần số bài thực hành ngay trong tiết học.
- H/s cần có vở viết riêng. Không viết, vẽ, tô màu vào SGK(khi thực hiện các bài tập trong SGK, G/v cần hướng dẫn học sinh có thể trả lời miệng, viết vào bảng con, hoặc viết lời giải của bài tập vào vở).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Tiền
Dung lượng: 274,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)