CHUYÊN ĐỀ TỔ CHUYÊN MÔN.12-13

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 14/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ TỔ CHUYÊN MÔN.12-13 thuộc Mĩ thuật 5

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
DỰ CHUYÊN ĐỀ

CHUYÊN ĐỀ
QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
QUY TRÌNH DỰ GIỜ, NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY


Thực hiện tháng 10 năm 2012

[email protected]
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH PHƯỚC A
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Hiểu rõ và nắm vững nhiệm vụ của tổ chuyên môn; tổ trưởng chuyên môn; quy trình dự giờ, nhận xét, đánh giá tiết dạy.
Vận dụng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Ý thức được trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chuyên môn, hợp tác tốt để hoàn thành nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1: Tổ khối 1,2,3
Nêu nhiệm vụ tổ chuyên môn.

Nhóm 2: Tổ khối 4,5
Nêu nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA TOÅ CHUYEÂN MOÂN
1. NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Theo điều lệ trường tiểu học)

Xây dựng và thực hiện kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của trường.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
2. NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học và triển khai thực hiện kế hoạch;
Hướng dẫn GV trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân;
Triển khai các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch của trường, của tổ;
Kiểm tra hoạt động sư phạm của GV trong tổ;
Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, tham gia hội đồng thi đua của trường;
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV trong tổ;
Là đầu mối trong công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường;
Tham mưu cho HT, PHT trong công tác quản lý nhà trường.
2. NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN


3. HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Tổ chuyên môn là một tổ chức trong nhà trường, tập hợp các giáo viên có cùng chuyên môn giúp họ hành động theo mục tiêu thống nhất. Hoạt động của tổ chuyên môn là tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học – giáo dục.
4. Quy định chế độ
sinh hoạt chuyên môn hàng tháng
Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.
5. Hoạt động chuyên môn của các tổ hướng vào các hoạt động chủ yếu sau:

Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần tổ chức cho giáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình. Thống nhất những vấn đề trọng tâm.
Tổ trưởng chuyên môn dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện chương trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viên trong tổ chuyên môn.

5.1. Giúp giáo viên thực hiện chương trình dạy học


Tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện chương trình ở tổ chuyên môn, báo cáo đầy đủ thông tin theo yêu cầu của hiệu trưởng.
Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình ở các khối lớp được phân công giảng dạy. Đồng thời nghiên cứu thêm chương trình toàn cấp (các khối lớp không giảng dạy nhưng giáo viên cần nắm được để thấy vị trí và yêu cầu về trình độ kiến thức mà khối mình cần đạt). Trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần tập trung rút kinh nghiệm cho bản thân hoặc cần thảo luận ở tổ chuyên môn


5.2. Các hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị
bài dạy có chất lượng tốt
Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ trao đổi những vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị cho giảng dạy để có định hướng chung thống nhất trong tổ sau đó tổng hợp và báo cáo cho hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) những việc phải làm của tổ trong cả năm.
Trên cơ sở những yêu cầu về việc chuẩn bị giờ lên lớp, tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận kĩ những vấn đề cần thiết như:
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của chương và từng bài và có sự thống nhất trong tổ, nhóm chuyên môn;

+ Thảo luận kĩ nội dung chương trình để phát hiện những vấn đề khó khi dạy, phân tích các phương pháp có thể vận dụng, nêu rõ những chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi phương pháp, xem xét khả năng của từng giáo viên trong việc vận dụng, tuyệt đối không gò ép tất cả mọi người phải tuân theo một phương pháp duy nhất;
+ Tổ chức cho giáo viên trao đổi các tài liệu tham khảo;
+ Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng dạy học nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học của nhà trường;
+ Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáo viên trong buổi sinh hoạt tổ chuyên môn (có báo cáo kết quả kiểm tra trong biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn);
5.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên
Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học mới vào các giờ dạy.
Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong cả năm học căn cứ vào thực tế tình hình đội ngũ của tổ. Tổ chức việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy của giáo viên trong phạm vi tổ.
Động viên giáo viên đăng kí dạy tốt;
Tổ chức thao giảng về đổi mới phương pháp và hình thức dạy học;
Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra việc lên lớp theo lịch báo giảng, việc dạy thay, dạy bù, việc thực hiện nề nếp giảng dạy của giáo viên trong tổ. Kịp thời phản ánh cho hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) những việc liên quan đến giờ lên lớp để có biện pháp giải quyết.














1.4. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa
cho học sinh

Tổ trưởng chuyên môn căn cứ vào kế hoạch năm học của tổ, phân công giáo viên phụ trách từng hoạt động, giáo viên đó chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức thực hiện.
1.5. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu

Tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên phân loại học sinh yếu, tìm nguyên nhân học yếu của học sinh. Từ đó có biện pháp phụ đạo phù hợp với từng đối tượng học sinh.

1. Tổ trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có), thông qua nội dung họp tổ.
2. Tổ trưởng hoặc Tổ phó báo cáo kết quả thực hiện tháng qua và kế hoạch tháng tới.
3. Ý kiến trao đổi:
- ND chuyên môn, bài điển hình sắp dạy tới cần chuẩn bị những gì.
- Sử dụng thời gian từng buổi; Trình tự một phân môn; Phong trào, hội thi….
4. Tổ trưởng + GV đưa giải pháp về các vấn đề đưa ra
5. Tổ trưởng thông báo nội dung BGH đề nghị tổ phải làm.
6. Ý kiến đề nghị, đề xuất với BGH.
7. Tổ trưởng dặn dò chuẩn bị cho phiên họp tới.
8. Mời đại diện BGH có ý kiến (nếu có BGH dự).
9. Thư ký tổ thông qua biên bản.



TRÌNH TỰ HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
(gợi ý)


QUY TRÌNH DỰ MỘT GIỜ DẠY
NHẬN XÉT TIẾT DẠY
Bước 1: Chuẩn bị dự giờ
Bước 2: Tiến hành dự giờ
Bước 3: Phân tích giờ dạy
Bước 4: Trao đổi với giáo viên
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1: Tổ khối 1,2,3
Bước 1: Chuẩn bị dự giờ
Bước 3: Phân tích giờ dạy
Nhóm 2: Tổ khối 4,5
Bước 2: Tiến hành dự giờ
Bước 4: Trao đổi với giáo viên
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ DỰ GIỜ
Nắm được mục đích yêu cầu; nội dung của bài giảng và những dự kiến thực hiện giờ dạy của GV;
Nghiên cứu nắm vững tình hình học tập của HS lớp sẽ dự;
Phác thảo nội dung cần quan sát.
Là hệ thống những quan sát về diễn biến thực tế của giờ lên lớp nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Người dự giờ phải làm tốt việc ghi chép. Khi dự giờ cần chú ý quan sát những vấn đề sau:
BƯỚC 2: TIẾN HÀNH DỰ GIỜ
khâu kiểm tra bài cũ
Giáo viên nêu câu hỏi có rõ ràng không? Câu hỏi có kiểm tra kiến thức trọng tâm của bài trước không? Vấn đề kiểm tra có liên hệ với kiến thức bài mới không? Câu hỏi có phát huy tư duy học sinh không?
Gọi HS trả lời câu hỏi như thế nào? Nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS như thế nào?
khâu giới thiệu bài mới
Có lôgíc và gợi mở gây hứng thú cho HS khi học bài mới không?
khâu triển khai bài mới
Nội dung bài giảng: Nội dung có phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng không? Phù hợp với trình độ tiếp thu của HS không? Nội dung có chính xác , hệ thống và có đảm bảo tính giáo dục không?
Hoạt động của thầy và trò: Thầy dẫn dắt HS tiếp thu kiến thức mới như thế nào? (chú ý các phương pháp dạy học mà giáo viên đang sử dụng có phát huy tính tích cực của HS không?). Rèn kĩ năng, củng cố kiến thức cho HS như thế nào? Phát huy tính tích cực tự giác của HS, động viên cả lớp tham gia vào quá trình dạy học (quan sát hoạt động của thầy và hoạt động của trò). Chú ý đến mọi HS trong lớp giúp các em đều nắm được bài. Người dự giờ cần tập trung quan sát một số hoạt động sau:
Sử dụng ĐDDH trên lớp như thế nào, có hiệu quả không?
Tổ chức nề nếp tự học, công việc tự làm của HS trên lớp, không khí học tập của HS trên lớp;
Hệ thống câu hỏi và bài tập rèn kĩ năng: đánh giá số lượng và chất lượng câu hỏi và bài tập;
Mối quan hệ hợp tác giữa thầy và trò; giữa trò và trò;
Giáo viên có quan tâm đến vấn đề sức khỏe không? Phấn, bảng, chữ viết, tư thế ngồi học của HS trong lớp;
khâu củng cố bài
Nội dung củng cố có phải là kiến thức trọng tâm của bài không? Cách củng cố như thế nào (bài tập thực hành, trò chơi, giải quyết tình huống, …)? Có giúp HS khắc sâu kiến thức không?
khâu dặn dò học sinh

Nội dung dặn dò có liên quan đến bài học sau không? Có hướng dẫn cụ thể những công việc mà HS cần thực hiện ở nhà không? HS có ghi nhận được những điều giáo viên dặn dò không?
BƯỚC 3: phân tích giờ dạy

Phân tích giờ dạy là sự khái quát hóa sư phạm nâng lên những nhận xét cụ thể thành những nhận định tổng quát hơn và nêu lên các lý lẽ của những nhận định đó bằng cách xác định tất cả các mối quan hệ của những hiện tượng quan sát được với các căn cứ khoa học của tâm lý học và giáo dục học.
Phân tích giờ học trên lớp là chỉ ra các ưu khuyết điểm và nguyên nhân của chúng trong 3 thành tố:
Hoạt động dạy của giáo viên: Công tác chuẩn bị, nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, phân phối thời gian (thể hiện việc đổi mới PP dạy học);
Hoạt động học của học sinh: Nề nếp học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu kiến thức kĩ năng, kết quả học tập;
Quan hệ giao tiếp: Quan hệ thầy – trò; quan hệ trò – trò; việc xử lí tình huống xảy ra trong giờ học của giáo viên.
Khi phân tích cần xem xét từng tiêu chí, sau đó tổng hợp để thấy kết quả giờ dạy trong hệ thống các yếu tố và chỉ ra được: Thông qua khối lượng tài liệu giáo khoa đã qui định, một nội dung bài lên lớp nhất định, trong thời gian nhất định GV đã xây dựng được nhiều nhất cái đáng xây dựng trong tâm hồn, trí tuệ HS.
BƯỚC 4: trao đổi với giáo viên

Trước tiên giáo viên tự nhận xét giờ dạy của mình bằng cách trả lời được câu hỏi – Mục tiêu của giờ dạy là gì? (Nội dung kiến thức những kĩ năng cần rèn cho học sinh, hình thành phương pháp học cho HS, giáo dục tinh thần thái độ học tập, giáo dục tư tưởng… qua bài dạy). Giáo viên đã tổ chức hoạt động học tập của HS như thế nào? GV tự đánh giá mức độ đạt mục tiêu của bài dạy.


Căn cứ vào những thông tin thu được thu thập được qua quan sát giờ dạy, người dự nêu lên những câu hỏi những gợi ý để GV trình bày những chủ ý của mình khi tiến hành giờ dạy, sau đó góp ý cho GV sửa chữa những thiếu sót, khích lệ GV phát huy ưu điểm.

Cần đặc biệt chú ý đến thái độ của mình khi trao đổi đánh giá giờ dạy: Việc trao đổi ý kiến ở đây là sự thảo luận giữa hai người có năng lực cùng tiến đến một điều tốt đẹp, vì thế phải trao đổi bình đẳng. Biết nhận ra những dụng ý tốt những cố gắng của người dạy, biết cùng người dạy tìm ra những điều chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu sư phạm, để tìm biện pháp đi đến hiệu quả cao
TẠM BIỆT
Xin trân trọng cảm ơn!
HẸN GẶP LẠI!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 13,70MB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)