Chuyen de tlv lop2

Chia sẻ bởi Hồ Thái Hạnh | Ngày 12/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: chuyen de tlv lop2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KHỐI 2-3 KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 MỸ THẮNG
KHỐI 2-3
Chuyên đề
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐƯỢC MỘT ĐOẠN VĂN NGẮN TỪ 3-5 CÂU
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng trên. Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của HS ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, HS nghèo vốn từ ngữ.Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng.
Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho HS của lớp mình. Đây là lý do tôi chọn và áp dụng một số giải pháp để " Giúp học sinh lớp 2 viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu". Sau đây, tôi xin trình bày một số giải pháp mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua.
II. THỰC TRẠNG:
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em đựơc làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.
Khi dạy giáo viên ít chú ý đến trình tự các bước hướng dẫn HS viết đoạn văn ngắn mà thường làm mẫu bằng miệng rồi dựa vào đó cho HS làm viết.
Một số GV dạy theo kiểu đọc bài mẫu cho HS chép rồi học thuộc lòng hoặc cho học sinh chép bài văn mẫu ở các sách tham khảo mà HS có.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP MỚI:
1. Nội dung:
Để giúp HS học tốt tiết Tập làm văn viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bài, tôi thường vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh:
? Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp:
Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên cần khai thác kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng , mục đích là giúp HS tránh được kiểu kể theo liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật.
? Phương pháp thực hành giao tiếp:
Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói, trình bày miệng
bài nói, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh giúp học hoàn thiện bài viết. Với phương pháp này,tôi thường tổ chức cho học sinh luyện nói cá nhân, luyện nói trong nhóm. ( HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm )
? Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câu được hình thành thông qua thực hành luyện tập. Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn. Sử dụng phương pháp này để GV có cơ sở giúp HS nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viết câu đúng, đủ bộ phận.
? Ví dụ:
Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: " Ai - là gì?", " Ai - làm gì?", " Ai - như thế nào?", GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sau:
- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( hoặc cái gì?/ con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc làm gì?/ như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo ).
- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? ( Đảm bảo về mặt nghĩa )
Trên cơ sở đó , GV hướng dẫn HS viết dấu chấm khi hết câu.
Phương pháp sử dụng từ ngữ trong câu:
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn.
? Ví dụ:
Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm khác nhau, GV cần giúp HS chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố là bộ đội; viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè; Viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần.; để diễn tả mặt trời mùa hè cócác từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa.GV cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn HS vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết.
2. Giải pháp thực hiện :
1, Về kỹ năng:
Để tránh tình trạng học sinh không làm được bài hoặc viết lan man quá nhiều câu dẫn đến lạc đề, giáo viên giúp học sinh cần biết làm như thế nào để viết được một đoạn văn và cần phải viết những gì trong đoạn văn ấy.
a/ Giúp HS có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng:
Trong chương trình, hầu hết các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ, đầy đủ. GV có thể tranh thủ thời gian cuối tiết học hướng dẫn HS chuẩn bị, đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài viết cho tiết sau. Hoặc chuẩn bị phần tự học khi ở nhà, trước khi lên lớp. Đối với những bài không có câu hỏi gợi ý, GV có thể soạn , cung cấp cho các em.
? Ví dụ:
? Bài viết về một người thân:
- Người thân của em là ai?
- Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì?
- Tình cảm của người ấy đối với em ra sao?
- Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em?
? Bài viết về một loại quả:
- Tên loại quả ấy là gì? Em đã nhìn thấy nó ở đâu?
- Hình dáng bên ngoài ra sao? Bên trong như thế nào?
- Vì sao em thích loại quả ấy?
? Bài viết về một loài hoa:
- Loài hoa ấy có tên là gì? Em đã thấy ở đâu?
- Hoa có những đặc điểm gì ( màu sắc, các bộ phận :cánh hoa, nhụy, hương thơm.)
- Vì sao em thích loài hoa ấy?
? Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm :
- Em ( Bạn em )đã làm việc tốt khi nào? Ơ� đâu? Đó là việc gì?
- Em ( Bạn ấy ) đã làm như thế nào?
- Em suy nghĩ gì khi làm ( thấy bạn làm ) việc tốt đó?
b. Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn:
- Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết. ( Có thể diễn đạt bằng một câu )
- Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý , mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2,3 câu tùy theo năng lực học sinh.
- Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ , mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người.
? Ví dụ: Viết về một con vật:
- Con vật em định kể là con vật gì?
- Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào?
- Hoạt động của nó có gì nổi bật?
- Vì sao em thích con vật đó?
Câu mở đầu: Giới thiệu chim cánh cụt


Phát triển: Kể về chim cánh cụt











Câu kết thúc: Tình cảm của em đối với loài chim này

Trong thế giới loài chim, em thích nhất là chim cánh cụt.



Cánh cụt sống ở những nơi lạnh giá, đầy băng tuyết. Nó có đôi cánh giống như hai mái chèo. Dáng đi của nó lũn chũn, trông rất buồn cười. Là một loài chim nhưng em chẳng thấy nó bay bao giờ. Thế nhưng nó lặn sâu dưới nước để bắt cá rất cừ.


Em thích chim cánh cụt vì chúng là những con vật hiền lành, dễ thương.
Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, GV phải kiên nhẫn luôn tái hiện và lặp lại kiến thức cho HS trong suốt năm học, giúp HS có được nền móng tốt cho việc học tập môn Tập làm văn ở các lớp trên.
2. Về kiến thức:
a. Tổ chức ôn tập tốt cho học sinh: Giáo viên phải nắm các dạng đề Tập làm văn ở lớp 2 để tổ chức ôn tập cho HS. Có thể tập hợp từ chương trình một số đề bài sau đây:
Viết một đoạn văn ngắn về:
* Gia đình
* Một người thân
* Cô giáo ( hoặc thầy giáo )của em
* Các mùa trong năm
* Một loài chim
* Một con vật
* Tả ngắn về biển
* Tả ngắn về một loài cây
* Một loài hoa
* Viết về Bác Hồ
* Một em bé
* Kể một việc làm tốt
Khi học sinh được ôn tập tốt, kiến thức được hệ thống hóa một cách chắc chắn, phân biết rõ đặc điểm của các đối tượng sẽ giúp các em tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng bài viết của các em.
b. Tăng cường củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả.
? Ví dụ:
Khi học về chủ đề " Ông bà" "Cha mẹ", "Anh em" ( từ tuần 10 đến tuần 16), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho HS�, ngoài việc giúp HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho HS thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài, hướng cho HS liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài ( ông bà, cha mẹ, anh em ) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới ( viết về người thân ), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em.
3.Hướng dẫn học sinh hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý :
? Các bước hình thành:
- Hướng dẫn học sinh làm miệng, trả lời miệng từng câu hỏi.
- Gợi ý cho học sinh trả lời bằng nhiều ý kiến khác nhau.
- Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng ; cung cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thế cho từ cũ, có thể hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn sinh động hơn ( khuyến khích học sinh khá giỏi vận dụng, không bắt buộc tất cả các đối tượng học sinh thực hiện vì đây là phần kiến thức chưa học, giáo viên hướng dẫn mẫu và cung cấp các thành ngữ so sánh , cách nhân hóa nhưng không đưa những thuật ngữ này ra với đối tượng học sinh lớp 2 ).
- Hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu trả lời đó theo một trật tự hợp lý để hoàn chỉnh bài làm miệng.
- Cho một số học sinh làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn học sinh viết liền mạch các câu trả lời thành một đoạn văn.
- Giới thiệu những bài văn hay của học sinh ở năm học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của học sinh.
4. Thực hiện nghiêm túc việc chấm và chữa bài:
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp học sinh nhận ra lỗi sai để điều chỉnh , sửa chữa, hoàn chỉnh bài văn. Học sinh lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai . trong quá trình chấm bài, GV phát hiện, giúp HS khắc phục, biết lựa chọn, thay thế các từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay, GV giúp học sinh gọt giũa, trau chuốt thêm cho bài văn được hay hơn.
Khi sửa bài , GV nên giới thiệu những bài làm hay ở năm học trước, hoặc những bài hay của học sinh trong lớp cho các em tham khảo, từ đó nhận thấy sự khác nhau về cac�h diễn đạt trong cùng một đề tài để các em hiểu rằng những bài làm thể hiện suy nghĩ độc lập của cá nhân luôn được khích lệ và tôn trọng.
III. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện trong giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ qua từng tiết học. Giải pháp này được áp dụng cho giáo viên giảng dạy lớp 2. Chắc chắn rằng giải pháp đưa ra còn nhiều hạn chế , thiếu sót do đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của chúng tôi. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng sư phạm nhà trường.

Xin chân thành cảm ơn !

Mỹ Thắng, ngày 10 tháng 11 năm 2010
Người viết




Hồ Thái Hạnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thái Hạnh
Dung lượng: 79,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)