CHUYEN DE TIENG VIET 1 CGD
Chia sẻ bởi Trần Ngọc Luân |
Ngày 12/10/2018 |
96
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TIENG VIET 1 CGD thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Biện pháp rèn kỹ năng đọc
cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục
Ngày 29 tháng 12 năm 2015
Tiếng Việt là công cụ để học tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác. Nếu không học được tiếng Việt, khó có thể học tốt các môn học khác. Vì vậy có thể nói môn Tiếng Việt là chìa khóa cho tất cả các môn học.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức về tiếng Việt và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Dạy và học tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Trong quá trình thực hiện chương trình Tiếng Việt 1 CGD (công nghệ giáo dục) hiện nay chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
- Luôn được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo về việc thực hiện chương trình Tiếng Việt 1 CGD.
- Phần lớn cán bộ giáo viên nhận thức được tính ưu việc của chương trình, được tham gia tập huấn và các buổi sinh hoạt chuyên đề do ngành, nhà trường tổ chức nhằm trao đổi rút kinh nghiệm.
- Phần lớn giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh, luôn tích cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy.
- Giáo viên không phải soạn bài chỉ dành thời gian để nghiên cứu thiết kế thực hiện.
- Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo viên, SGK đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch, đẹp đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học.
- Một số giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp, nắm bắt được kỹ thuật dạy học còn dạy theo lối mòn của chương trình cũ, chưa chú trọng đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm ở môn Tiếng Việt 1 CGD.
- Tổ chức tiết dạy ở phân môn này còn khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao.
- Tình trạng học sinh học thêm, thường xuyên nghỉ học, được cha mẹ hướng dẫn đọc trước ở nhà theo cách dạy truyền thống gây không ít khó khăn cho quá trình giảng dạy trên lớp của giáo viên. Lần đầu tiên tiếp cận với môn Tiếng Việt nên chưa biết gì về kiến thức cũng như các kỹ thuật vẽ mô hình, tách tiếng....
Với mục tiêu: Sau khi học xong chương trình Tiếng Việt 1 CGD học sinh phải đọc thông viết thạo, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng Việt, chiếm lĩnh được tri thức ngữ âm cơ bản và hình thành các kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Vì vậy kỹ năng đọc là một trong 4 kỹ năng quan trọng cần rèn để học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 CGD.
Muốn đọc thông viết thạo thì các em phải chiếm lĩnh được kiến thức ngữ âm cơ bản, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng Việt.
Vì vậy muốn học sinh đọc tốt trong quá trình giảng dạy giáo viên cần thực hiện tốt một số vấn đề trọng tâm sau:
Tùy mức độ kiến thức cần cung cấp cho học sinh ở mỗi bài, thông qua các thao tác tư duy cơ bản như: Phân tích ngữ âm, ghi mô hình, vận dụng mô hình bắt buộc giáo viên phải giúp cho học sinh biết về cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt gồm: Tiếng, Âm và chữ, Vần.
Mỗi tiếng trong tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết và xác định cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm 3 bộ phận độc lập: âm đầu, phần vần, thanh điệu. Trong đó, phần vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối:
- Yêu cầu học sinh biết tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời nói. Có tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn toàn, phân biệt các tiếng khác nhau một phần bằng phát âm. Tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh.
- Học sinh phải biết thao tác phân tích, thao tác ghi mô hình (tiếng có hai phần) và thao tác vận dụng mô hình.
- Cần huấn luyện các em biết cách làm việc trí óc: Biết nhận nhiệm vụ, biết thực hiện từng thao tác. Do vậy thầy cần làm kĩ từng tiết, từng việc làm, từng thao tác.
- Học sinh phải nắm được cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị (âm). Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm (nguyên âm đơn (một âm tiết), nguyên âm đôi (hai âm tiết). Khi nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại.
- Giúp các em phát triển kiến thức về ngữ âm, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp ngữ âm bằng cách thay âm đầu, thay thanh, kết hợp các nguyên âm tròn môi và không tròn môi... để tạo ra tiếng mới, vần mới.
Kiểu 1:
- Học sinh biết được tiếng Việt có sáu thanh điệu: Thanh ngang (thanh không dấu), thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng. Biết thêm thanh vào tiếng để tạo ra tiếng mới.
- Khi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức ở các phần trên chúng ta cần lưu ý về thao tác làm mẫu, cử chỉ điệu bộ, phát âm (luồng hơi, vị trí đặt lưỡi, môi..) của giáo viên phải chuẩn, rõ ràng, chính xác từng động tác để học sinh làm theo. Đặc biệt là phải cho các em làm theo, kiểm tra chú ý cách phát âm, kiên quyết sửa lỗi cho học sinh (chậm mà chắc).. Nhận xét khen các em làm đúng, làm tốt...
- Ở bước này giáo viên cần phải làm cho vững, học sinh nắm chắc các kỹ thuật phân tích tiếng. Kiến thức phải được phát triển theo mức độ từ thấp đến cao và đảm bảo tính liên tục (học bài nào thì học sinh phải nắm vững kiến thức bài đó) thì mới có thể đọc tốt, viết tốt và học tốt môn Tiếng Việt.
- Khi đọc phải cho các em đọc trơn ngay từ đầu. Nhìn chữ c, đọc trơn /cờ/, nhìn chữ ca, đọc trơn /ca/. Nhìn chữ cá, đọc trơn /cá/. Viết xong chữ nào đọc chữ ấy (đọc trơn).
- Học sinh phải biết đọc trơn và đọc phân tích. Hai thao tác phân tích, tổng hợp phải liền nhau; đọc trơn / đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích:
ví dụ: /toan/ → /tờ/ - /oan/ - /toan/
/oan/ → /o/ - /an/ - /oan/
/an/ → /a/ -/n/ - /an/
/toàn/ → /toan/ - /huyền/ - /toàn/
Cách làm này buộc học sinh phải đọc trơn tiếng thanh ngang.
- Nếu học sinh không thể đọc trơn được, buộc phải đánh vần lùi một bước đánh vần mấp máy môi: cá → /ca/ - /sắc/ - /cá/. Nếu không đọc trơn được ca thì lùi thêm bước nữa /cờ/ - /a/ - ca.
- Khi dạy giáo viên cần phải nắm chắc cách đánh vần, kết hợp phân tích theo cơ chế hai bước (Tiếng thanh ngang và tiếng có thanh) và hướng dẫn kỹ cho học sinh 2 cách đánh vần này để học sinh không nhầm lẫn sang cách đánh vần của chương trình hiện hành.
+ Cách đánh vần tiếng có thanh ngang: ba (đọc trơn) /bờ/ - /a/ – /ba/
+ Cách đánh vần tiếng có thanh: bà (đọc trơn) /ba/ - /huyền/ - /bà/
- Nếu học sinh yếu không đánh vần được, hoặc đánh vần chậm (đặc biệt ở những tiếng có thanh) giáo viên dạy chậm lại, cho học sinh phân tích cùng thầy bằng cách: Giáo viên che dấu thanh đi để học sinh đánh vần và phân tích tiếng có thanh ngang trước, sau đó thêm thanh và đánh vần tiếng có thanh.
Thầy đọc mẫu, chọn các tiếng khó, thường nhầm lẫn cho các em đọc nhiều. Phải thực hiện đủ các hình thức luyện đọc (cá nhân – đồng thanh – tổ, lớp – cá nhân).
Khi đọc bài đọc phải theo đúng quy trình (thầm, T đọc mẫu, đồng thanh, cá nhân, thi đua theo nhóm, tổ) đúng thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (đọc phân tích mô hình; đọc âm, tiếng, từ, câu; đọc các chữ cái cuối trang) . Đọc kết hợp nhiều hình thức luyện đọc (cá nhân – đồng thanh – tổ, lớp – cá nhân), đọc ngậm miệng đọc, đọc không thành tiếng...
- Học sinh phải biết đọc các mức độ (T – N – N – T).
- Giáo viên cần lưu ý thêm: Ở sách giáo khoa tập 1 và tập 2 trang chẵn 100% học sinh trong lớp phải được đọc, đối với trang lẻ giáo viên khuyến khích học sinh khá giỏi và hướng dẫn học sinh yếu đọc thêm. Riêng ở tập 3 cả trang chẵn và trang lẻ 100% HS phải thực hiện tại lớp.
- Khai thác nội dung bài tập đọc không nên mở rộng kiến thức nhiều quá gây khó hiểu đối với học sinh lớp 1.
- Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp học sinh còn khó khăn về đọc.
- Hướng dẫn các em đọc. Nếu bài đọc quá dài thì có thể cắt bớt phần đọc ở trên lớp, hướng dẫn các em tự học thêm ở buổi thứ 2 hoặc ở nhà tùy theo đặc điểm của từng trường.
Khi dạy: Nên dùng ký hiệu hoặc lệnh rõ ràng, dứt khoát, tránh nói nhiều (Không dùng vừa lệnh, vừa ký hiệu). Khi giao nhiệm vụ cho học sinh làm hoặc đặt câu hỏi và yêu cầu cần ngắn, gọn, dễ hiểu. Hướng dẫn đến đâu chắc đến đấy, học sinh chưa hiểu hướng dẫn lại.
Như chúng ta biết thì đọc là thao tác ngược của viết 2 thao tác này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó nếu học sinh có kỹ năng đọc tốt thì sẽ viết đúng, viết tốt đáp ứng được mục tiêu của chương trình là đọc thông, viết thạo sau khi học hết chương trình Tiếng Việt CGD lớp 1.
Muốn rèn kỹ năng đọc để học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 - CGD chúng ta cần phải quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức của phân môn Tiếng Việt, thực hiện theo đúng thiết kế của tài liệu, nghiên cứu kỹ các việc trong quá trình dạy các Mẫu. Không nóng vội trong quá trình dạy học, học sinh chưa hiểu yêu cầu thì giáo viên thực hiện lại các thao tác.
- Giáo viên phải làm mẫu chuẩn xác, giao nhiệm vụ cho học sinh phải rõ ràng, phát âm chuẩn; cần phải chú ý đến rèn kỹ năng đọc cho học sinh; phải kiểm soát đến từng cá nhân học sinh trong quá trình dạy học và phải chú ý đến sự phân hóa đối tượng học sinh trong một lớp để điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đạt hiệu quả nhất; không làm sẵn, làm thay cho học sinh; không pha tạp phương pháp dạy học của chương trình hiện hành với Tiếng Việt 1 – CGD. Khi giao việc, giáo viên cần thể hiện qua các ký hiệu; linh hoạt trong tổ chức các hoạt động học tập.
- Trong quá trình dạy kết hợp với phương pháp dạy học tích cực như nhóm đôi, nhóm theo bàn để học sinh nhìn và học theo bạn cách đánh vần, đọc...
- Giáo viên phải thực sự có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, với học sinh.
- Học sinh học đến đâu phải nắm vững kiến thức đến đó, biết được các kỹ thuật phân tích tiếng, kỹ thuật tự học và tự chiếm lĩnh đối tượng theo hướng dẫn của thầy.
- Tuyên truyền phụ huynh học sinh không cho các em học thêm trước khi vào lớp một, đồng thời không dạy trước bài cho học sinh ở nhà để học sinh không nhầm lẫn với cách phát âm, đánh vần theo chương trình hiện hành.
- Phòng giáo dục tiếp tục duy trì giao lưu dự giờ môn Tiếng Việt 1 - CGD giữa các trường. Tư vấn, tổ chức thêm nhiều buổi hội thảo, chuyên đề để nâng cao kĩ năng giảng dạy cho giáo viên,
- Nhà trường tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo; ban giám hiệu thường xuyên dự giờ môn Tiếng Việt lớp 1 nắm bắt tình hình thực hiện để có sự hỗ trợ kịp thời.
- Giáo viên tích cực thay đổi phương pháp dạy học phù hợp, thường xuyên củng cố bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn nhất là đối với môn Tiếng Việt; tích cực tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn do ngành tổ chức để tự hoàn thiện mình.
Rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn chỉnh hơn.
THỰC HIỆN
CỤM 3 TV1-CGD
cho học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục
Ngày 29 tháng 12 năm 2015
Tiếng Việt là công cụ để học tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác. Nếu không học được tiếng Việt, khó có thể học tốt các môn học khác. Vì vậy có thể nói môn Tiếng Việt là chìa khóa cho tất cả các môn học.
Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức về tiếng Việt và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Dạy và học tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Trong quá trình thực hiện chương trình Tiếng Việt 1 CGD (công nghệ giáo dục) hiện nay chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:
- Luôn được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo về việc thực hiện chương trình Tiếng Việt 1 CGD.
- Phần lớn cán bộ giáo viên nhận thức được tính ưu việc của chương trình, được tham gia tập huấn và các buổi sinh hoạt chuyên đề do ngành, nhà trường tổ chức nhằm trao đổi rút kinh nghiệm.
- Phần lớn giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh, luôn tích cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy.
- Giáo viên không phải soạn bài chỉ dành thời gian để nghiên cứu thiết kế thực hiện.
- Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo viên, SGK đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch, đẹp đáp ứng nhu cầu của người dạy và người học.
- Một số giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp, nắm bắt được kỹ thuật dạy học còn dạy theo lối mòn của chương trình cũ, chưa chú trọng đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực, lấy học sinh làm trung tâm ở môn Tiếng Việt 1 CGD.
- Tổ chức tiết dạy ở phân môn này còn khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao.
- Tình trạng học sinh học thêm, thường xuyên nghỉ học, được cha mẹ hướng dẫn đọc trước ở nhà theo cách dạy truyền thống gây không ít khó khăn cho quá trình giảng dạy trên lớp của giáo viên. Lần đầu tiên tiếp cận với môn Tiếng Việt nên chưa biết gì về kiến thức cũng như các kỹ thuật vẽ mô hình, tách tiếng....
Với mục tiêu: Sau khi học xong chương trình Tiếng Việt 1 CGD học sinh phải đọc thông viết thạo, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng Việt, chiếm lĩnh được tri thức ngữ âm cơ bản và hình thành các kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Vì vậy kỹ năng đọc là một trong 4 kỹ năng quan trọng cần rèn để học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 CGD.
Muốn đọc thông viết thạo thì các em phải chiếm lĩnh được kiến thức ngữ âm cơ bản, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm tiếng Việt.
Vì vậy muốn học sinh đọc tốt trong quá trình giảng dạy giáo viên cần thực hiện tốt một số vấn đề trọng tâm sau:
Tùy mức độ kiến thức cần cung cấp cho học sinh ở mỗi bài, thông qua các thao tác tư duy cơ bản như: Phân tích ngữ âm, ghi mô hình, vận dụng mô hình bắt buộc giáo viên phải giúp cho học sinh biết về cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt gồm: Tiếng, Âm và chữ, Vần.
Mỗi tiếng trong tiếng Việt, đứng về mặt ngữ âm chính là một âm tiết và xác định cấu trúc âm tiết tiếng Việt gồm 3 bộ phận độc lập: âm đầu, phần vần, thanh điệu. Trong đó, phần vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối:
- Yêu cầu học sinh biết tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời nói. Có tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn toàn, phân biệt các tiếng khác nhau một phần bằng phát âm. Tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh.
- Học sinh phải biết thao tác phân tích, thao tác ghi mô hình (tiếng có hai phần) và thao tác vận dụng mô hình.
- Cần huấn luyện các em biết cách làm việc trí óc: Biết nhận nhiệm vụ, biết thực hiện từng thao tác. Do vậy thầy cần làm kĩ từng tiết, từng việc làm, từng thao tác.
- Học sinh phải nắm được cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị (âm). Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm (nguyên âm đơn (một âm tiết), nguyên âm đôi (hai âm tiết). Khi nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại.
- Giúp các em phát triển kiến thức về ngữ âm, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp ngữ âm bằng cách thay âm đầu, thay thanh, kết hợp các nguyên âm tròn môi và không tròn môi... để tạo ra tiếng mới, vần mới.
Kiểu 1:
- Học sinh biết được tiếng Việt có sáu thanh điệu: Thanh ngang (thanh không dấu), thanh huyền, thanh hỏi, thanh ngã, thanh sắc, thanh nặng. Biết thêm thanh vào tiếng để tạo ra tiếng mới.
- Khi hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh kiến thức ở các phần trên chúng ta cần lưu ý về thao tác làm mẫu, cử chỉ điệu bộ, phát âm (luồng hơi, vị trí đặt lưỡi, môi..) của giáo viên phải chuẩn, rõ ràng, chính xác từng động tác để học sinh làm theo. Đặc biệt là phải cho các em làm theo, kiểm tra chú ý cách phát âm, kiên quyết sửa lỗi cho học sinh (chậm mà chắc).. Nhận xét khen các em làm đúng, làm tốt...
- Ở bước này giáo viên cần phải làm cho vững, học sinh nắm chắc các kỹ thuật phân tích tiếng. Kiến thức phải được phát triển theo mức độ từ thấp đến cao và đảm bảo tính liên tục (học bài nào thì học sinh phải nắm vững kiến thức bài đó) thì mới có thể đọc tốt, viết tốt và học tốt môn Tiếng Việt.
- Khi đọc phải cho các em đọc trơn ngay từ đầu. Nhìn chữ c, đọc trơn /cờ/, nhìn chữ ca, đọc trơn /ca/. Nhìn chữ cá, đọc trơn /cá/. Viết xong chữ nào đọc chữ ấy (đọc trơn).
- Học sinh phải biết đọc trơn và đọc phân tích. Hai thao tác phân tích, tổng hợp phải liền nhau; đọc trơn / đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích:
ví dụ: /toan/ → /tờ/ - /oan/ - /toan/
/oan/ → /o/ - /an/ - /oan/
/an/ → /a/ -/n/ - /an/
/toàn/ → /toan/ - /huyền/ - /toàn/
Cách làm này buộc học sinh phải đọc trơn tiếng thanh ngang.
- Nếu học sinh không thể đọc trơn được, buộc phải đánh vần lùi một bước đánh vần mấp máy môi: cá → /ca/ - /sắc/ - /cá/. Nếu không đọc trơn được ca thì lùi thêm bước nữa /cờ/ - /a/ - ca.
- Khi dạy giáo viên cần phải nắm chắc cách đánh vần, kết hợp phân tích theo cơ chế hai bước (Tiếng thanh ngang và tiếng có thanh) và hướng dẫn kỹ cho học sinh 2 cách đánh vần này để học sinh không nhầm lẫn sang cách đánh vần của chương trình hiện hành.
+ Cách đánh vần tiếng có thanh ngang: ba (đọc trơn) /bờ/ - /a/ – /ba/
+ Cách đánh vần tiếng có thanh: bà (đọc trơn) /ba/ - /huyền/ - /bà/
- Nếu học sinh yếu không đánh vần được, hoặc đánh vần chậm (đặc biệt ở những tiếng có thanh) giáo viên dạy chậm lại, cho học sinh phân tích cùng thầy bằng cách: Giáo viên che dấu thanh đi để học sinh đánh vần và phân tích tiếng có thanh ngang trước, sau đó thêm thanh và đánh vần tiếng có thanh.
Thầy đọc mẫu, chọn các tiếng khó, thường nhầm lẫn cho các em đọc nhiều. Phải thực hiện đủ các hình thức luyện đọc (cá nhân – đồng thanh – tổ, lớp – cá nhân).
Khi đọc bài đọc phải theo đúng quy trình (thầm, T đọc mẫu, đồng thanh, cá nhân, thi đua theo nhóm, tổ) đúng thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới (đọc phân tích mô hình; đọc âm, tiếng, từ, câu; đọc các chữ cái cuối trang) . Đọc kết hợp nhiều hình thức luyện đọc (cá nhân – đồng thanh – tổ, lớp – cá nhân), đọc ngậm miệng đọc, đọc không thành tiếng...
- Học sinh phải biết đọc các mức độ (T – N – N – T).
- Giáo viên cần lưu ý thêm: Ở sách giáo khoa tập 1 và tập 2 trang chẵn 100% học sinh trong lớp phải được đọc, đối với trang lẻ giáo viên khuyến khích học sinh khá giỏi và hướng dẫn học sinh yếu đọc thêm. Riêng ở tập 3 cả trang chẵn và trang lẻ 100% HS phải thực hiện tại lớp.
- Khai thác nội dung bài tập đọc không nên mở rộng kiến thức nhiều quá gây khó hiểu đối với học sinh lớp 1.
- Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp học sinh còn khó khăn về đọc.
- Hướng dẫn các em đọc. Nếu bài đọc quá dài thì có thể cắt bớt phần đọc ở trên lớp, hướng dẫn các em tự học thêm ở buổi thứ 2 hoặc ở nhà tùy theo đặc điểm của từng trường.
Khi dạy: Nên dùng ký hiệu hoặc lệnh rõ ràng, dứt khoát, tránh nói nhiều (Không dùng vừa lệnh, vừa ký hiệu). Khi giao nhiệm vụ cho học sinh làm hoặc đặt câu hỏi và yêu cầu cần ngắn, gọn, dễ hiểu. Hướng dẫn đến đâu chắc đến đấy, học sinh chưa hiểu hướng dẫn lại.
Như chúng ta biết thì đọc là thao tác ngược của viết 2 thao tác này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó nếu học sinh có kỹ năng đọc tốt thì sẽ viết đúng, viết tốt đáp ứng được mục tiêu của chương trình là đọc thông, viết thạo sau khi học hết chương trình Tiếng Việt CGD lớp 1.
Muốn rèn kỹ năng đọc để học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 - CGD chúng ta cần phải quan tâm đến một số yếu tố sau:
- Giáo viên phải nắm vững kiến thức của phân môn Tiếng Việt, thực hiện theo đúng thiết kế của tài liệu, nghiên cứu kỹ các việc trong quá trình dạy các Mẫu. Không nóng vội trong quá trình dạy học, học sinh chưa hiểu yêu cầu thì giáo viên thực hiện lại các thao tác.
- Giáo viên phải làm mẫu chuẩn xác, giao nhiệm vụ cho học sinh phải rõ ràng, phát âm chuẩn; cần phải chú ý đến rèn kỹ năng đọc cho học sinh; phải kiểm soát đến từng cá nhân học sinh trong quá trình dạy học và phải chú ý đến sự phân hóa đối tượng học sinh trong một lớp để điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đạt hiệu quả nhất; không làm sẵn, làm thay cho học sinh; không pha tạp phương pháp dạy học của chương trình hiện hành với Tiếng Việt 1 – CGD. Khi giao việc, giáo viên cần thể hiện qua các ký hiệu; linh hoạt trong tổ chức các hoạt động học tập.
- Trong quá trình dạy kết hợp với phương pháp dạy học tích cực như nhóm đôi, nhóm theo bàn để học sinh nhìn và học theo bạn cách đánh vần, đọc...
- Giáo viên phải thực sự có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, với học sinh.
- Học sinh học đến đâu phải nắm vững kiến thức đến đó, biết được các kỹ thuật phân tích tiếng, kỹ thuật tự học và tự chiếm lĩnh đối tượng theo hướng dẫn của thầy.
- Tuyên truyền phụ huynh học sinh không cho các em học thêm trước khi vào lớp một, đồng thời không dạy trước bài cho học sinh ở nhà để học sinh không nhầm lẫn với cách phát âm, đánh vần theo chương trình hiện hành.
- Phòng giáo dục tiếp tục duy trì giao lưu dự giờ môn Tiếng Việt 1 - CGD giữa các trường. Tư vấn, tổ chức thêm nhiều buổi hội thảo, chuyên đề để nâng cao kĩ năng giảng dạy cho giáo viên,
- Nhà trường tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, hội thảo; ban giám hiệu thường xuyên dự giờ môn Tiếng Việt lớp 1 nắm bắt tình hình thực hiện để có sự hỗ trợ kịp thời.
- Giáo viên tích cực thay đổi phương pháp dạy học phù hợp, thường xuyên củng cố bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn nhất là đối với môn Tiếng Việt; tích cực tham dự các buổi sinh hoạt chuyên môn do ngành tổ chức để tự hoàn thiện mình.
Rất mong quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề hoàn chỉnh hơn.
THỰC HIỆN
CỤM 3 TV1-CGD
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ngọc Luân
Dung lượng: 293,70KB|
Lượt tài: 3
Loại file: pptx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)