CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Ngọc Sang |
Ngày 12/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GV thực hiện : Nguyễn Thị Danh
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐÌNH TRI
Chào mừng quý thầy cô giáo về dự Chuyên đề!
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
CHUYÊN ĐỀ
I. Đặt vấn đề:
Tầm quan trọng của Tiếng Anh hiện nay:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh hiện đại, thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho CNH và HĐH đất nước. Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo kịp các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được các thành tựu tiên tiến nhất. Nhằm đưa đất nước Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu mạnh.
Bởi vậy hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới những vấn đề cốt lõi thiết thực đó. Bộ môn Tiếng Anh tuy đưa vào phổ biến muộn hơn so với các môn học khác ở nhà trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng, nhưng nó là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại. Nó là người hướng đạo đưa ta tới với thế giới bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và lĩnh hội những tinh hoa nhân loại. Học tiếng Anh ở tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đồng thời, việc học tiếng Anh là một trong những điểm khởi đầu góp phần cho việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực
làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội. Hơn nữa, học tiếng Anh ở tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các bậc học tiếp theo cũng như học các ngôn ngữ cần thiết khác trong tương lai. Ngoài ra, việc học tiếng Anh còn giúp học sinh hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo.
2. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học:
Hơn mười năm qua, tiếng Anh là môn học tự chọn đã được đưa vào dạy và học ở cấp học Tiểu học với nhiều giáo trình như: sách Let’s learn, Let’s go, và hiện nay là chương trình tiếng Anh mới theo đề án 10 năm: Tiếng Anh 3, 4, 5 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Mặc dù là môn tự chọn trong trường tểu học, môn tiếng Anh đã ngày càng chiếm vị trí quan trọng như các môn học chính khóa. Với giáo trình được biên soạn theo đường hướng giao tiếp, giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực bằng tiếng Anh thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó chú trọng đặc biệt là kĩ năng nghe và nói.
Nội dung chương trình xoay quanh các chủ điểm giao tiếp gần gũi với học sinh như: bản thân, gia đình, nhà trường, bạn bè và thế giới xung quanh. Với thời lượng học tiếng Anh theo chương trình mới 3 tiết / tuần, học sinh đã dần nắm được các kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Những kiến thức cơ bản, chuẩn xác được truyền đạt từ phía giáo viên tiếng Anh ngay từ lúc ban đầu rất quan trọng với các em, giúp các em vững vàng, tự tin hơn trong quá trình học sau này. Tuy nhiên, việc tiếp thu ngôn ngữ một cách thụ động, rụt rè, e ngại, xấu hổ khi nói sai….. sẽ tạo thói quen không tốt và rất khó sửa, ảnh hưởng nhiều đến học tập cũng như tính cách của học sinh. Dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học chính là tạo tiền đề vững chắc, bước đầu hình thành, phát triển kiến thức, các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Bước đầu cho HS làm quen với ngôn ngữ thứ hai.
Hình thành dần cho các em các kĩ năng chủ yếu: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Tạo sự hứng thú, lòng say mê và khả năng khám phá ngôn ngữ mới, để lên các bậc học trên các em sẽ học tốt hơn.
*
II. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở trường Tiểu học hiện nay:
1. Thuận lợi:
a. Đối với giáo viên:
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vừa giảng dạy, vừa học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên dạy tiếng Anh đã được tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề huyện, cụm, trường tổ chức.
- Biên chế giáo viên đảm bảo theo nhu cầu phát triển của mỗi nhà trường; đồng thời giáo viên được đào tạo theo chuẩn, có sự nhiệt tình, năng lực, ham học hỏi, tìm tòi những phương pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh và có tích luỹ được kinh nghiệm.
. b. Đối với học sinh:
- Học sinh đang dần có cái nhìn tích cực hơn với môn học này và đa số các em rất ham học.
- Các em ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp đơn giản.
2. Khó khăn:
a. Về phía giáo viên:
- Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 3 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nhưng muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
- Hiện nay, trường chưa có phòng học đủ rộng dành riêng cho việc dạy và học môn tiếng Anh nên giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức một số hoạt động trong dạy học như trò chơi, thực hành giao tiếp tiếng Anh và rèn kĩ năng nghe cho học sinh.
b. Về phía học sinh:
- Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thành công.
- Đa số các em là con em nông dân nên việc giúp các em học tiếng Anh ở nhà còn gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết phụ huynh chỉ chăm lo giúp đỡ con học Toán, Tiếng Việt tại nhà, còn môn tiếng Anh phụ huynh chưa biết hướng dẫn bằng cách nào nên tất cả giao cho giáo viên dạy tiếng Anh ở trường.
- Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên.
III. Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho Học sinh:
- Chúng ta biết rằng Nghe - Nói - Đọc - Viết là bốn kĩ năng ngôn ngữ cần phải được rèn luyện và diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Chúng vừa là phương tiện và cũng là mục đích của việc học bộ môn này.
- Trong những năm qua, bước đầu chúng ta đã áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nhằm giúp học sinh nắm được cách học một cách chủ động, tích cực và đáp ứng được yêu cầu là học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả hơn.
- Do vậy, trong chương trình giảng dạy tiếng Anh ở trường Tiểu học hiện nay, cùng với giáo trình tiếng Anh mới đã nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một hệ thống ngữ pháp có kiểm soát cẩn thận. Học sinh được lấy làm trung tâm và luôn được khích lệ giao tiếp với nhau.
- Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm bản thân tôi đã vận dụng một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học nhằm đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc, vận dụng từ vựng vào cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp. Thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có. Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và qua những bài tập thực hành.
1. Presentation ( Giới thiệu từ ):
Đây là phần giới thiệu từ vựng. Giáo viên phải giới thiệu cho học sinh biết được hình thái ( cách phát âm và chữ viết ) và ngữ nghĩa của từ. Với phần này giáo viên có thể dùng một trong các cách sau để giới thiệu từ một cách sinh động:
Ex: Khi dạy từ table ( cái bàn) giáo viên đọc từ này ra và viết lên bảng ( giới thiệu hình thái từ) và giới thiệu nghĩa từ bằng các cách sau:
- Đồ dùng vật thật trong lớp ( realia ), hoặc các đồ chơi của trẻ em, mô hình ( toys, objects, visuals)……
- Vẽ trực tiếp hình trên bảng ( drawing), dùng tranh ảnh (pictures), biểu đồ (chats), tranh treo tường, tấm bìa có dán tranh cắt ra từ các họa baoshay tạp chí….
Ví dụ trong tiết học lớp 5- Unit 3: Let’s Read – Giáo viên đã sử dụng vật thật, và tranh ảnh để giới thiệu các từ: fin, pin, thin, hit, pit,…. Giúp học sinh dễ hiểu và năm bắt được nghĩa của từ. Tiết học cũng trở nên sôi nổi hơn.
- Cho học sinh bắt chước, giáo viên dùng hết nét mặt cử chỉ điệu bộ, hành động ( body language, action)……
- Đối chiếu, so sánh với những từ đã học ( Synonym/ Antonym- đồng nghĩa và phản nghĩa).
- Liệt kê tên ( Enumeration): Ví dụ khi dạy từ house ( ngôi nhà) giáo viên có thể liệt kê các thành phần có liên quan đến ngôi nhà như: bathroom, bedroom, living room…..
- Cho định nghĩa ( Definition); giải thích ( Explaination); diễn giảng( Paraphrasing); ví dụ ( Example) hoặc dịch nghĩa từ ( Translation).
- Đoán nghĩa và khám phá nghĩa của qua một số bài tập đơn giản như: tra từ điển, ghép từ và tranh minh họa từ, ghép từ và nghĩa…..
2. Teaching (Dạy từ):
- Khi dạy nghĩa từ, giáo viên không nên dịch nghĩa từ suông mà cần cho ví dụ minh họa cho nghĩa và cách dùng từ để học sinh hiểu và nhớ lâu. Chỉ dùng Tiếng Việt dạy nghĩa từ khi từ là một danh từ trừu tượng.
Ex: Dạy từ table, chair, desk….. giáo viên vừa giới thiệu hình thái của từ vừa giới thiệu nghĩa từ đồng thời cho một ví dụ để học sinh nhớ bằng cách:
T: ( chỉ vào cái bàn và nói): Look! This is a table. ( Đây là một cái bàn). A table. A table.
Sts: A table.
T: ( chỉ vào cái bàn): What’s it?
Sts: A table.
T: In Vietnamese?
Sts: Cái bàn.
Như vậy học sinh vừa biết được nghĩa của từ table vừa biết đặt câu với từ table.
( Tiếp tục với các từ còn lại.)
- Sau khi giới thiệu nghĩa từ, để kiểm tra lại mức độ tiếp thu của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh nói lại nghĩa của từ bằng tiếng Anh/ Việt tùy trình độ. Bước này giúp cho học sinh hiểu và khuyến khích các em lắng nghe cách dùng từ trong văn cảnh tiếng Anh. Ví dụ muốn kiểm tra lại học sinh nghĩa của từ house, giáo viên có thể dùng một số hình vẽ trong đó có hình ngôi nhà và học sinh sẽ chỉ ra nghĩa của từ house.
- Đối với học sinh tiểu học thì việc học và nhớ nghĩa từ là điều vô cùng quan trọng trong việc học tiếng. Vì thế giáo viên không nên cho học sinh ngồi lặp lại từ quá nhiều lần, điều này dễ làm cho các em chán và không đem lại hiệu quả cho việc nhớ nghĩa của từ. Các em sẽ được kiểm tra cách đọc và nghĩa từ kết hợp bằng cách khuyến khích các cá nhân hoặc các tổ thi xem em nào nói đúng nghĩa hoặc đọc đúng từ mà giáo viên đưa ra sẽ được tuyên dương. Đây là một hoạt động gây nhiều hứng thú nhất ở lứa tuổi của các em.
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi dễ học theo cái gì sẵn có. Vì thế giáo viên không nên giải thích nhiều về cấu trúc trong các đơn vị từ. Trong chương trình tiếng Anh lớp 4, các em học mẫu câu “Would you like some milk?”. Mặc dù đây là một cấu trúc hoàn chỉnh, nhưng với chương trình tiếng Anh giao tiếp theo phương pháp chức năng/ ý niệm, thì giáo viên cần xem nó là một đơn vị từ vựng tránh việc phân tích cấu trúc và chỉ đơn giản giải thích cho các em hiểu nghĩa của câu này là dùng để “ mời ai một thứ gì” và chỉ cần đưa ra thêm một số ví dụ nữa là đủ: “ Would you like some water?”, “ Would you like some ice – cream?” …
- Đôi lúc giáo viên cần phải giải thích sự khác biệt về nghĩa chứ không chỉ cho nghĩa của từ. Ngôn ngữ là một hệ thống, vì vậy việc giải thích nghĩa nên thông qua hình ảnh và so sánh đối chiếu. Ví dụ để dạy nghĩa của hai từ “long” và “short”, giáo viên chỉ cần vẽ lên bảng 2 thước kẻ một cái dài và một cái ngắn như vậy học sinh sẽ hình dung ra ngay nghĩa của từng từ.
- Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, một từ thường có những liên hệ với các từ khác. Vì vậy việc dạy từ theo mối quan hệ đồng nghĩa và phản nghĩa cũng rất hiệu quả. Đồng nghĩa không có nghĩa là giống hệt nhau mà chúng có nghĩa tương tự: ví dụ như từ “ see” ( nhìn, thấy, xem) và từ “look” ( nhìn ); hoặc từ “ table” và từ “ desk” ( cái bàn).
- Việc dạy từ vựng đã là một vấn đề quan trọng nhưng việc học như thế nào để nhớ được từ lâu cũng quan trọng không kém. Giáo viên không nên ép buộc học sinh phải học theo một cách gò bó nhất định mà khuyến khích động viên học sinh chủ động nghĩ ra cách học thuộc từ theo kiểu của riêng mình. Tuy nhiên giáo viên có thể đưa ra một số kinh nghiệm của mình làm tâm điểm giúp học sinh bước đầu thử nghiệm.
- Để quá trình dạy và học từ vựng có hiệu quả không nhàm chán, giáo viên phải luôn thay đổi cách dạy nghĩa từ; có nghĩa là luôn thay đổi các kĩ thuật dạy từ vựng sao cho lôi cuốn và làm cho học sinh dễ nhớ. Cụ thể các phương pháp gây hứng thú cũng như sự hiếu kì của học sinh tiểu học như: vẽ hình trực tiếp lên bảng không cần sắc sảo mà chỉ cần bằng những hình que ( stick figures). Hoặc là dùng các đồ vật thật chẳng hạn như đồ chơi hay là diễn tả bằng hành động….. Sinh động và sôi nổi hơn nữa giáo viên có thể cho học sinh bắt chước thực hiện việc vẽ hình, đưa các đồ vật hoặc làm những hành động cho các từ đã được học. Đây là những cách mà thật sự thu hút sự tập trung chú ý của học sinh đồng thời giúp các em nhớ từ lâu hơn.
- Ngoài những phương pháp cụ thể, giáo viên có thể kết hợp một lúc nhiều kỹ thuật để dạy từ nhưng yêu cầu thao tác phải nhanh tránh mất thời gian. Ví dụ để dạy từ “ walking”, sau khi đọc và viết từ lên bảng, giáo viên nói:
T: Look at the picture. He’s walking. Now, look at me. I’m walking, too.( bắt chước hành động đang đi). Walking, walking. It’s an action. Repeat. Walking.
Sts: walking
T: Good. St A, what does “ walking” mean in Vietnamese?
Sts: đang đi bộ
3. Practice ( Luyện tập):
- Sau khi học sinh đã hiểu nghĩa từ giáo viên có thể cho học sinh luyện tập bằng cách làm một số bài tập để các em hiểu rõ thêm cách dùng từ qua các hoạt động trong lớp đồng thời giúp học sinh rèn luyện thêm một số kỹ năng khác như nghe, nói, ….. Một số các hoạt động gợi ý như sau:
+ Phản ứng toàn thân ( Total Physical Response – TPR):
Ex: T: Stand up.
Sts: ( thực hiện hành động đứng lên).
T: Sit down.
Sts: ( thực hiện hành động ngồi xuống) v..v…
+ Xếp từ theo nhóm, chủ điểm ( Word groups, topics)
Ex: Put the words in the right columns:
English twelve ruler Science
Ten Art map Maths
Seventeen notebook eleven pencil
+ Circle the odd one out ( loại bỏ từ khác nhóm/ nghĩa):
Ex: Circle the odd one out:
May April June birthday
+ Chuỗi bài tập liên hoàn:
Ex1: Complete the dialogue using the words given ( Hoàn thành các câu/ đoạn hội thoại dùng các từ được cho sẵn):
sing – Thursday – When – Do – during
A: (1)…………… you like Music?
B: Yes, I do.
A: (2)…………….. do you have it?
B: On Monday and (3)………………..
A: What do you do (4)……………Music lessons?
B: We (5)………………songs in Vietnamese and English.
Ex2: Complete the words: ( Hoàn thành từ):
A: He _ _ o, h _ w are you?
B: I’m f _ n_ . Thank you. _ _ _ you?
A: I’m fine. Th _ _ _ _ .
+ Matching ( nối ): Nối các từ/ cụm từ ở cột A với các từ/ cụm từ ở cột B; nối từ/ cụm từ với tranh/ đồ vật v.v….
Ex: Nối từ/ cụm từ với tranh:
+ Trò chơi và hoạt động dạy ( Game and Activities):
Matching pairs ( ghép đôi): Dùng nhóm thẻ A ( viết các từ tiếng Anh); nhóm thẻ B ( viết nghĩa của các từ đó). Xáo trộn 2 nhóm thẻ. Sau đó phát cho từng nhóm, học sinh mỗi nhóm một bộ thẻ gồm cả nhóm A và nhóm B. Quy định thời gian xem nhóm nào ghép đúng các thẻ nhiều hơn.
Crossword Puzzle ( Ô chữ)
Rub out and remember.
Slap the board.
What and where.
Picture drill.
Guess the picture.
Snakes and ladders.
Bingo.
Chinese Whisper.
Real drill.
Board drill.
Ordering.
4. Ngoài việc thực hành để hiểu và nhớ từ bằng các hình thức bài tập nêu trên, giáo viên còn có thể cho học sinh thực hành thêm nhằm mục đích củng cố hay tổng kết lại các nội dung hoặc lĩnh vực từ vựng mà các em đã được học ( Further Practice) bằng cách tổ chức các trò chơi nhỏ như: Lucky numbers, Jumble words; Dictation Lists; Network; Finding Friends; Wordstorm; Noughts and Crosses.......
Cụ thể như trong tiết dạy tiếng Anh lớp 3 minh họa chuyên đề, nhằm khởi động tiết học đầu giờ, đồng thời kiểm tra những từ vựng đã học: grandmother, grandfather, father, mother… giáo viên đã sử dụng trò chơi Guesing game. Trò chơi này không những giúp giáo viên kiểm tra kiến thức cũ mà còn tạo sự hưng phấn để giúp học sinh bước vào bài học mới.
Sau khi học sinh đã hiểu và nắm bắt được nghĩa của các từ vựng mà giáo viên đã giới thiệu, giáo viên tiến hành kiểm tra từ mới của hoc sinh bằng thủ thuật “ Rub out and Remember”.
Cuối bài học, giáo viên tổ chức trò chơi “ Xếp từ theo nhóm, chủ điểm ( Word groups, topics)”.Đây là trò chơi sôi nổi nhằm củng cố lại từ vựng cho học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà.
a/ Chuẩn bị từ vựng.
b/ Học thuộc lòng từ vựng.
IV. Kết luận:
Chuyên đề này giúp học sinh học tốt hơn nữa môn tiếng Anh: thực hành tốt mẫu câu, đối thoại trôi chảy, lưu loát; Giúp học sinh tiếp cận và bước đầu sử dụng ngôn ngữ thứ hai thật chuẩn và chính xác, tạo tiền đề cho những lớp học, cấp học sau này được tốt hơn.
Qua quá trình vận dụng chuyên đề, tôi nhận thấy việc áp dụng một số phương pháp học từ vựng như đã nêu trên đã đem lại hiệu quả cao. Giờ học sôi nổi, hầu hết học sinh ghi nhớ, khắc sâu bài học.
V. Đề nghị:
- Đối với nhà trường: Xây dựng phòng học có không gian đủ rộng và trang thiết bị cần thiết để giúp cho việc dạy và học Tiếng Anh tốt hơn.
- Đối với Phòng GD & ĐT: Đầu tư trang thiết bị dạy học cần thiết trong đó có bộ môn tiếng Anh.
Chân thành cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi.
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe!
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN ĐÌNH TRI
Chào mừng quý thầy cô giáo về dự Chuyên đề!
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
CHUYÊN ĐỀ
I. Đặt vấn đề:
Tầm quan trọng của Tiếng Anh hiện nay:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của nền văn minh hiện đại, thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho CNH và HĐH đất nước. Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo kịp các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được các thành tựu tiên tiến nhất. Nhằm đưa đất nước Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu mạnh.
Bởi vậy hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới những vấn đề cốt lõi thiết thực đó. Bộ môn Tiếng Anh tuy đưa vào phổ biến muộn hơn so với các môn học khác ở nhà trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng, nhưng nó là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại. Nó là người hướng đạo đưa ta tới với thế giới bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và lĩnh hội những tinh hoa nhân loại. Học tiếng Anh ở tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đồng thời, việc học tiếng Anh là một trong những điểm khởi đầu góp phần cho việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực
làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội. Hơn nữa, học tiếng Anh ở tiểu học còn tạo nền tảng cho việc tiếp tục học tiếng Anh ở các bậc học tiếp theo cũng như học các ngôn ngữ cần thiết khác trong tương lai. Ngoài ra, việc học tiếng Anh còn giúp học sinh hình thành năng lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo.
2. Vị trí, vai trò của môn Tiếng Anh ở trường Tiểu học:
Hơn mười năm qua, tiếng Anh là môn học tự chọn đã được đưa vào dạy và học ở cấp học Tiểu học với nhiều giáo trình như: sách Let’s learn, Let’s go, và hiện nay là chương trình tiếng Anh mới theo đề án 10 năm: Tiếng Anh 3, 4, 5 của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Mặc dù là môn tự chọn trong trường tểu học, môn tiếng Anh đã ngày càng chiếm vị trí quan trọng như các môn học chính khóa. Với giáo trình được biên soạn theo đường hướng giao tiếp, giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực bằng tiếng Anh thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó chú trọng đặc biệt là kĩ năng nghe và nói.
Nội dung chương trình xoay quanh các chủ điểm giao tiếp gần gũi với học sinh như: bản thân, gia đình, nhà trường, bạn bè và thế giới xung quanh. Với thời lượng học tiếng Anh theo chương trình mới 3 tiết / tuần, học sinh đã dần nắm được các kiến thức cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Những kiến thức cơ bản, chuẩn xác được truyền đạt từ phía giáo viên tiếng Anh ngay từ lúc ban đầu rất quan trọng với các em, giúp các em vững vàng, tự tin hơn trong quá trình học sau này. Tuy nhiên, việc tiếp thu ngôn ngữ một cách thụ động, rụt rè, e ngại, xấu hổ khi nói sai….. sẽ tạo thói quen không tốt và rất khó sửa, ảnh hưởng nhiều đến học tập cũng như tính cách của học sinh. Dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học chính là tạo tiền đề vững chắc, bước đầu hình thành, phát triển kiến thức, các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Bước đầu cho HS làm quen với ngôn ngữ thứ hai.
Hình thành dần cho các em các kĩ năng chủ yếu: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Tạo sự hứng thú, lòng say mê và khả năng khám phá ngôn ngữ mới, để lên các bậc học trên các em sẽ học tốt hơn.
*
II. Thực trạng dạy và học Tiếng Anh ở trường Tiểu học hiện nay:
1. Thuận lợi:
a. Đối với giáo viên:
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Phòng Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên vừa giảng dạy, vừa học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên dạy tiếng Anh đã được tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề huyện, cụm, trường tổ chức.
- Biên chế giáo viên đảm bảo theo nhu cầu phát triển của mỗi nhà trường; đồng thời giáo viên được đào tạo theo chuẩn, có sự nhiệt tình, năng lực, ham học hỏi, tìm tòi những phương pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả dạy học môn tiếng Anh và có tích luỹ được kinh nghiệm.
. b. Đối với học sinh:
- Học sinh đang dần có cái nhìn tích cực hơn với môn học này và đa số các em rất ham học.
- Các em ngày càng mạnh dạn hơn trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp đơn giản.
2. Khó khăn:
a. Về phía giáo viên:
- Theo phân phối chương trình hiện nay, môn tiếng Anh tiểu học mỗi tuần 3 tiết, mà hầu như tiết nào cũng có từ mới trong bài học và kể cả trong bài tập. Nhưng muốn dạy tốt từ vựng để tiết học sinh động hơn, giáo viên phải làm tranh ảnh, đồ dùng để minh hoạ, tạo điều kiện cho các em nhớ từ dễ dàng và hướng sự chú ý của các em vào chủ đề hay trọng tâm bài học.
- Hiện nay, trường chưa có phòng học đủ rộng dành riêng cho việc dạy và học môn tiếng Anh nên giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức một số hoạt động trong dạy học như trò chơi, thực hành giao tiếp tiếng Anh và rèn kĩ năng nghe cho học sinh.
b. Về phía học sinh:
- Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thành công.
- Đa số các em là con em nông dân nên việc giúp các em học tiếng Anh ở nhà còn gặp rất nhiều khó khăn, hầu hết phụ huynh chỉ chăm lo giúp đỡ con học Toán, Tiếng Việt tại nhà, còn môn tiếng Anh phụ huynh chưa biết hướng dẫn bằng cách nào nên tất cả giao cho giáo viên dạy tiếng Anh ở trường.
- Ngoài ra, cách học từ vựng của học sinh cũng là điều đáng được quan tâm, học sinh thường học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng Anh và cố nhớ nghĩa bằng tiếng Việt, có viết trong tập viết cũng là để đối phó với giáo viên, chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại mình, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế cho nên, các em rất mau quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này với từ khác. Do vậy, nhiều học sinh đâm ra chán học và bỏ quên.
III. Một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho Học sinh:
- Chúng ta biết rằng Nghe - Nói - Đọc - Viết là bốn kĩ năng ngôn ngữ cần phải được rèn luyện và diễn ra một cách đồng thời trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Chúng vừa là phương tiện và cũng là mục đích của việc học bộ môn này.
- Trong những năm qua, bước đầu chúng ta đã áp dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy Tiếng Anh nhằm giúp học sinh nắm được cách học một cách chủ động, tích cực và đáp ứng được yêu cầu là học sinh phải sử dụng được ngữ liệu đã học vào các hoạt động giao tiếp một cách có hiệu quả hơn.
- Do vậy, trong chương trình giảng dạy tiếng Anh ở trường Tiểu học hiện nay, cùng với giáo trình tiếng Anh mới đã nhấn mạnh vào khả năng giao tiếp theo một hệ thống ngữ pháp có kiểm soát cẩn thận. Học sinh được lấy làm trung tâm và luôn được khích lệ giao tiếp với nhau.
- Qua nhiều năm dạy tiếng Anh cùng với sự trải nghiệm bản thân tôi đã vận dụng một số phương pháp dạy từ vựng tiếng Anh cho học sinh tiểu học nhằm đảm bảo cho học sinh nắm được cấu trúc, vận dụng từ vựng vào cấu trúc để hoàn thiện chức năng giao tiếp. Thiết lập mối quan hệ giữa cấu trúc mới và vốn từ đã có. Khắc sâu vốn từ trong trí nhớ của học sinh thông qua các mẫu câu và qua những bài tập thực hành.
1. Presentation ( Giới thiệu từ ):
Đây là phần giới thiệu từ vựng. Giáo viên phải giới thiệu cho học sinh biết được hình thái ( cách phát âm và chữ viết ) và ngữ nghĩa của từ. Với phần này giáo viên có thể dùng một trong các cách sau để giới thiệu từ một cách sinh động:
Ex: Khi dạy từ table ( cái bàn) giáo viên đọc từ này ra và viết lên bảng ( giới thiệu hình thái từ) và giới thiệu nghĩa từ bằng các cách sau:
- Đồ dùng vật thật trong lớp ( realia ), hoặc các đồ chơi của trẻ em, mô hình ( toys, objects, visuals)……
- Vẽ trực tiếp hình trên bảng ( drawing), dùng tranh ảnh (pictures), biểu đồ (chats), tranh treo tường, tấm bìa có dán tranh cắt ra từ các họa baoshay tạp chí….
Ví dụ trong tiết học lớp 5- Unit 3: Let’s Read – Giáo viên đã sử dụng vật thật, và tranh ảnh để giới thiệu các từ: fin, pin, thin, hit, pit,…. Giúp học sinh dễ hiểu và năm bắt được nghĩa của từ. Tiết học cũng trở nên sôi nổi hơn.
- Cho học sinh bắt chước, giáo viên dùng hết nét mặt cử chỉ điệu bộ, hành động ( body language, action)……
- Đối chiếu, so sánh với những từ đã học ( Synonym/ Antonym- đồng nghĩa và phản nghĩa).
- Liệt kê tên ( Enumeration): Ví dụ khi dạy từ house ( ngôi nhà) giáo viên có thể liệt kê các thành phần có liên quan đến ngôi nhà như: bathroom, bedroom, living room…..
- Cho định nghĩa ( Definition); giải thích ( Explaination); diễn giảng( Paraphrasing); ví dụ ( Example) hoặc dịch nghĩa từ ( Translation).
- Đoán nghĩa và khám phá nghĩa của qua một số bài tập đơn giản như: tra từ điển, ghép từ và tranh minh họa từ, ghép từ và nghĩa…..
2. Teaching (Dạy từ):
- Khi dạy nghĩa từ, giáo viên không nên dịch nghĩa từ suông mà cần cho ví dụ minh họa cho nghĩa và cách dùng từ để học sinh hiểu và nhớ lâu. Chỉ dùng Tiếng Việt dạy nghĩa từ khi từ là một danh từ trừu tượng.
Ex: Dạy từ table, chair, desk….. giáo viên vừa giới thiệu hình thái của từ vừa giới thiệu nghĩa từ đồng thời cho một ví dụ để học sinh nhớ bằng cách:
T: ( chỉ vào cái bàn và nói): Look! This is a table. ( Đây là một cái bàn). A table. A table.
Sts: A table.
T: ( chỉ vào cái bàn): What’s it?
Sts: A table.
T: In Vietnamese?
Sts: Cái bàn.
Như vậy học sinh vừa biết được nghĩa của từ table vừa biết đặt câu với từ table.
( Tiếp tục với các từ còn lại.)
- Sau khi giới thiệu nghĩa từ, để kiểm tra lại mức độ tiếp thu của học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh nói lại nghĩa của từ bằng tiếng Anh/ Việt tùy trình độ. Bước này giúp cho học sinh hiểu và khuyến khích các em lắng nghe cách dùng từ trong văn cảnh tiếng Anh. Ví dụ muốn kiểm tra lại học sinh nghĩa của từ house, giáo viên có thể dùng một số hình vẽ trong đó có hình ngôi nhà và học sinh sẽ chỉ ra nghĩa của từ house.
- Đối với học sinh tiểu học thì việc học và nhớ nghĩa từ là điều vô cùng quan trọng trong việc học tiếng. Vì thế giáo viên không nên cho học sinh ngồi lặp lại từ quá nhiều lần, điều này dễ làm cho các em chán và không đem lại hiệu quả cho việc nhớ nghĩa của từ. Các em sẽ được kiểm tra cách đọc và nghĩa từ kết hợp bằng cách khuyến khích các cá nhân hoặc các tổ thi xem em nào nói đúng nghĩa hoặc đọc đúng từ mà giáo viên đưa ra sẽ được tuyên dương. Đây là một hoạt động gây nhiều hứng thú nhất ở lứa tuổi của các em.
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi dễ học theo cái gì sẵn có. Vì thế giáo viên không nên giải thích nhiều về cấu trúc trong các đơn vị từ. Trong chương trình tiếng Anh lớp 4, các em học mẫu câu “Would you like some milk?”. Mặc dù đây là một cấu trúc hoàn chỉnh, nhưng với chương trình tiếng Anh giao tiếp theo phương pháp chức năng/ ý niệm, thì giáo viên cần xem nó là một đơn vị từ vựng tránh việc phân tích cấu trúc và chỉ đơn giản giải thích cho các em hiểu nghĩa của câu này là dùng để “ mời ai một thứ gì” và chỉ cần đưa ra thêm một số ví dụ nữa là đủ: “ Would you like some water?”, “ Would you like some ice – cream?” …
- Đôi lúc giáo viên cần phải giải thích sự khác biệt về nghĩa chứ không chỉ cho nghĩa của từ. Ngôn ngữ là một hệ thống, vì vậy việc giải thích nghĩa nên thông qua hình ảnh và so sánh đối chiếu. Ví dụ để dạy nghĩa của hai từ “long” và “short”, giáo viên chỉ cần vẽ lên bảng 2 thước kẻ một cái dài và một cái ngắn như vậy học sinh sẽ hình dung ra ngay nghĩa của từng từ.
- Trong tiếng Anh cũng như tiếng Việt, một từ thường có những liên hệ với các từ khác. Vì vậy việc dạy từ theo mối quan hệ đồng nghĩa và phản nghĩa cũng rất hiệu quả. Đồng nghĩa không có nghĩa là giống hệt nhau mà chúng có nghĩa tương tự: ví dụ như từ “ see” ( nhìn, thấy, xem) và từ “look” ( nhìn ); hoặc từ “ table” và từ “ desk” ( cái bàn).
- Việc dạy từ vựng đã là một vấn đề quan trọng nhưng việc học như thế nào để nhớ được từ lâu cũng quan trọng không kém. Giáo viên không nên ép buộc học sinh phải học theo một cách gò bó nhất định mà khuyến khích động viên học sinh chủ động nghĩ ra cách học thuộc từ theo kiểu của riêng mình. Tuy nhiên giáo viên có thể đưa ra một số kinh nghiệm của mình làm tâm điểm giúp học sinh bước đầu thử nghiệm.
- Để quá trình dạy và học từ vựng có hiệu quả không nhàm chán, giáo viên phải luôn thay đổi cách dạy nghĩa từ; có nghĩa là luôn thay đổi các kĩ thuật dạy từ vựng sao cho lôi cuốn và làm cho học sinh dễ nhớ. Cụ thể các phương pháp gây hứng thú cũng như sự hiếu kì của học sinh tiểu học như: vẽ hình trực tiếp lên bảng không cần sắc sảo mà chỉ cần bằng những hình que ( stick figures). Hoặc là dùng các đồ vật thật chẳng hạn như đồ chơi hay là diễn tả bằng hành động….. Sinh động và sôi nổi hơn nữa giáo viên có thể cho học sinh bắt chước thực hiện việc vẽ hình, đưa các đồ vật hoặc làm những hành động cho các từ đã được học. Đây là những cách mà thật sự thu hút sự tập trung chú ý của học sinh đồng thời giúp các em nhớ từ lâu hơn.
- Ngoài những phương pháp cụ thể, giáo viên có thể kết hợp một lúc nhiều kỹ thuật để dạy từ nhưng yêu cầu thao tác phải nhanh tránh mất thời gian. Ví dụ để dạy từ “ walking”, sau khi đọc và viết từ lên bảng, giáo viên nói:
T: Look at the picture. He’s walking. Now, look at me. I’m walking, too.( bắt chước hành động đang đi). Walking, walking. It’s an action. Repeat. Walking.
Sts: walking
T: Good. St A, what does “ walking” mean in Vietnamese?
Sts: đang đi bộ
3. Practice ( Luyện tập):
- Sau khi học sinh đã hiểu nghĩa từ giáo viên có thể cho học sinh luyện tập bằng cách làm một số bài tập để các em hiểu rõ thêm cách dùng từ qua các hoạt động trong lớp đồng thời giúp học sinh rèn luyện thêm một số kỹ năng khác như nghe, nói, ….. Một số các hoạt động gợi ý như sau:
+ Phản ứng toàn thân ( Total Physical Response – TPR):
Ex: T: Stand up.
Sts: ( thực hiện hành động đứng lên).
T: Sit down.
Sts: ( thực hiện hành động ngồi xuống) v..v…
+ Xếp từ theo nhóm, chủ điểm ( Word groups, topics)
Ex: Put the words in the right columns:
English twelve ruler Science
Ten Art map Maths
Seventeen notebook eleven pencil
+ Circle the odd one out ( loại bỏ từ khác nhóm/ nghĩa):
Ex: Circle the odd one out:
May April June birthday
+ Chuỗi bài tập liên hoàn:
Ex1: Complete the dialogue using the words given ( Hoàn thành các câu/ đoạn hội thoại dùng các từ được cho sẵn):
sing – Thursday – When – Do – during
A: (1)…………… you like Music?
B: Yes, I do.
A: (2)…………….. do you have it?
B: On Monday and (3)………………..
A: What do you do (4)……………Music lessons?
B: We (5)………………songs in Vietnamese and English.
Ex2: Complete the words: ( Hoàn thành từ):
A: He _ _ o, h _ w are you?
B: I’m f _ n_ . Thank you. _ _ _ you?
A: I’m fine. Th _ _ _ _ .
+ Matching ( nối ): Nối các từ/ cụm từ ở cột A với các từ/ cụm từ ở cột B; nối từ/ cụm từ với tranh/ đồ vật v.v….
Ex: Nối từ/ cụm từ với tranh:
+ Trò chơi và hoạt động dạy ( Game and Activities):
Matching pairs ( ghép đôi): Dùng nhóm thẻ A ( viết các từ tiếng Anh); nhóm thẻ B ( viết nghĩa của các từ đó). Xáo trộn 2 nhóm thẻ. Sau đó phát cho từng nhóm, học sinh mỗi nhóm một bộ thẻ gồm cả nhóm A và nhóm B. Quy định thời gian xem nhóm nào ghép đúng các thẻ nhiều hơn.
Crossword Puzzle ( Ô chữ)
Rub out and remember.
Slap the board.
What and where.
Picture drill.
Guess the picture.
Snakes and ladders.
Bingo.
Chinese Whisper.
Real drill.
Board drill.
Ordering.
4. Ngoài việc thực hành để hiểu và nhớ từ bằng các hình thức bài tập nêu trên, giáo viên còn có thể cho học sinh thực hành thêm nhằm mục đích củng cố hay tổng kết lại các nội dung hoặc lĩnh vực từ vựng mà các em đã được học ( Further Practice) bằng cách tổ chức các trò chơi nhỏ như: Lucky numbers, Jumble words; Dictation Lists; Network; Finding Friends; Wordstorm; Noughts and Crosses.......
Cụ thể như trong tiết dạy tiếng Anh lớp 3 minh họa chuyên đề, nhằm khởi động tiết học đầu giờ, đồng thời kiểm tra những từ vựng đã học: grandmother, grandfather, father, mother… giáo viên đã sử dụng trò chơi Guesing game. Trò chơi này không những giúp giáo viên kiểm tra kiến thức cũ mà còn tạo sự hưng phấn để giúp học sinh bước vào bài học mới.
Sau khi học sinh đã hiểu và nắm bắt được nghĩa của các từ vựng mà giáo viên đã giới thiệu, giáo viên tiến hành kiểm tra từ mới của hoc sinh bằng thủ thuật “ Rub out and Remember”.
Cuối bài học, giáo viên tổ chức trò chơi “ Xếp từ theo nhóm, chủ điểm ( Word groups, topics)”.Đây là trò chơi sôi nổi nhằm củng cố lại từ vựng cho học sinh.
4. Hướng dẫn học sinh học từ vựng ở nhà:
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính các hoạt động của mình.
Hơn nữa thời gian học ở trường rất ít, cho nên đa phần thời gian còn lại ở gia đình các em phải tổ chức cho được hoạt động học tập của mình. Làm được điều đó, thì chắc chắn hoạt động dạy và học sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
Cho nên ngay từ đầu từ năm học, giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng hoạt động học tập ở nhà.
a/ Chuẩn bị từ vựng.
b/ Học thuộc lòng từ vựng.
IV. Kết luận:
Chuyên đề này giúp học sinh học tốt hơn nữa môn tiếng Anh: thực hành tốt mẫu câu, đối thoại trôi chảy, lưu loát; Giúp học sinh tiếp cận và bước đầu sử dụng ngôn ngữ thứ hai thật chuẩn và chính xác, tạo tiền đề cho những lớp học, cấp học sau này được tốt hơn.
Qua quá trình vận dụng chuyên đề, tôi nhận thấy việc áp dụng một số phương pháp học từ vựng như đã nêu trên đã đem lại hiệu quả cao. Giờ học sôi nổi, hầu hết học sinh ghi nhớ, khắc sâu bài học.
V. Đề nghị:
- Đối với nhà trường: Xây dựng phòng học có không gian đủ rộng và trang thiết bị cần thiết để giúp cho việc dạy và học Tiếng Anh tốt hơn.
- Đối với Phòng GD & ĐT: Đầu tư trang thiết bị dạy học cần thiết trong đó có bộ môn tiếng Anh.
Chân thành cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi.
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Ngọc Sang
Dung lượng: 2,07MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)