Chuyên đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT
Chia sẻ bởi Đặng Thị Hồng Đào |
Ngày 12/10/2018 |
292
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề thơ mới trong chương trình Ngữ văn THPT thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
1 1 THƠ MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
MÔN VĂN HỌC - PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Tào Văn Ân
Một thời gian khá dài, trong chương trình môn văn phổ thông trung học, Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung chỉ được trình bày sơ lược ở phần khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với sự đổi mới trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, chương trình môn văn ở các lớp phổ thông trung học cũng đã có những điều chỉnh cho phù hợp với cách nhìn mới, với tình hình thực tế của văn học nước nhà. Từ 1989 đến nay, chương trình môn văn có những thay đổi đáng kể. Một số bài thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Văn lớp 11 (chương trình hợp nhất hai bộ sách miền Nam và miền Bắc năm 2000). Cụ thể có một tác giả và các bài thơ sau:
1. Xuân Diệu: Tiểu sử và sự nghiệp thơ văn.
2. Thơ duyên.
3. Đây mùa thu tới
4. Vội vàng.
5. Nguyệt cầm (đọc thêm)
6. Tràng giang của Huy Cận.
7. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
8. Tống biệt hành của Thâm Tâm
9. Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (đọc thêm)
10. Tương tư của Nguyễn Bính.
Những bài Nguyệt Cầm, Tiếng sáo thiên thai, Tương tư không được phân tích và bình giảng trên lớp mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thêm. Như vậy, Thơ mới được giảng dạy trực tiếp trên lớp chỉ có 1 tác giả là Xuân Diệu và 7 bài thơ với sự phân bố thời gian là 8 tiết. Có thể nói các nhà biên soạn chương trình đã chọn và giới thiệu với học sinh lớp 11 một tác giả và những bài thơ tiêu biểu của Thơ mới nhằm giúp học sinh thấy được những cái hay, đặc biệt là những cái mới của phong trào thơ ca này. Sự phân bố số bài như trên là tương đối hợp lí so với những tác phẩm văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng cùng giai đọan (chủ yếu được dạy ở lớp 12). Để có thêm tư liệu cho việc giảng dạy, chúng tôi liệt kê những bài Thơ mới và những bài nghị luận văn chương có liên quan trong 2 bộ sách giáo khoa lớp 11 mới nhất được biên soạn theo chương trình thí điểm Trung học phổ thông (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 47/2002/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày 19 tháng 11năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ) được xuất bản tháng 7 năm 2004. Giữa hai bộ sách mới có một số khác biệt nhỏ như sau:
Chương trình của Bộ sách thứ nhất do Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1. Tác giả Xuân Diệu.
2. Vội vàng của Xuân Diệu.
3. Tràng giang của Huy Cận
4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
5. Mưa xuân của Nguyễn Bính.
6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh.
(Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô
của Phạm Huy Thông; Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)
Chương trình của bộ sách thứ 2 do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1. Tác giả Xuân Diệu.
2. Vội vàng của Xuân Diệu.
3. Tràng giang của Huy Cận
4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
5. Tương tư của Nguyễn Bính.
6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
(Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông, Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)
Như vậy, chương trình của 2 bộ sách vừa được xuất bản có một khác biệt nhỏ trong việc chọn lựa giữa 2 bài thơ của Nguyễn Bính (Bộ 1: Mưa xuân, Bộ 2: Tương tư). Ngoài ra không còn sự khác biệt nào ở cả 2 phần chính thức và đọc thêm bắt buộc.
So với sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình chính thức phần Thơ mới trong 2 bộ sách giáo khoa thí điểm mới nhất giảm đi 1 bài nhưng nếu học sinh phải học thêm những bài “đọc thêm bắt buộc” thì tổng số vẫn là 10 bài. Giáo viên đương nhiên phải dạy kĩ các bài chính thức nhưng không thể không lưu ý học sinh phải đọc kĩ những bài “đọc thêm bắt buộc”. Để phân tích và giảng dạy những bài thơ mới trong chương trình lớp 11, có thể cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
1. Vấn đề văn bản và cách hiểu một số từ của các bài Thơ mới trong chương trình môn văn PTTH.
Trước hết cần phải xác định chính xác văn bản thơ mà trong khi trích đăng cũng như bình giảng không ít người đã sơ sót, mặc dù đã được nhiều lần đính chính.
Có những khác biệt ở một số bài thơ giữa 4 bộ sách giáo khoa văn học lớp 11 được xuất bản từ năm 2000 trở về trước:
Tên bài thơ
Sách lớp 11 Ban KHXH. Đặng Thanh Lê chủ biên
Sách lớp 11. Nguyễn Đình Chú chủ biên
Sách lớp 11. Trần Hữu Tá chủ biên
Sách lớp 11 chương trình hợp nhất năm 2000
Đây mùa thu tới
-Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
-Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
-Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
-Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Thơ Duyên
-Anh đi lững đững chẳng theo gần
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Anh đi lững thững chẳng theo gần
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vội vàng
-(In thiếu cả câu)
-Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
-Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
-Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
-Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Đây thôn Vĩ Dạ
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
Tràng giang
-Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
-Lòng quê dợn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
-Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
-Lòng quê dợn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
-Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
-Lòng quê dờn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
-Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả
-Lòng quê dợn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Tống biệt hành
Chí lớn chưa về bàn tay không
Một chị hai chị cũng như sen
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
Chí lớn chưa về bàn tay không ?
Một chị hai chị cũng như sen
Giờ chưa mùa thu tươi lắm thay
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Một chị hai chị cùng như sen
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
Chí lớn chưa về bàn tay không
Một chị hai chị cùng như sen
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
Qua so sánh, chúng tôi nhận thấy sách văn học chỉnh lí năm 2000 đã khắc phục được những sơ sót mà các bộ sách giáo khoa xuất bản trước đó mắc phải. Trong các bộ sách giáo khoa trước, bên cạnh những lỗi chủ yếu do in ấn, vẫn có những lỗi do người soạn chưa thật cẩn thận dẫn đến việc giải thích sai nghĩa của từ. Chẳng hạn, trong không ít lần, sách giáo khoa và nhiều tài liệu đã in sai từ "dợn dợn" trong bài Tràng giang của Huy Cận thành "dờn dợn". Từ việc trích sai thơ như vậy, người soạn sách cũng như người giảng dạy phân tích cái hay của từ ngữ và hình tượng thơ đã không ít lần giải thích thiếu chính xác ý nghĩa của từ ngữ cũng như dụng ý của nhà thơ. Trong một bài phê bình về cách hiểu sai từ "dợn dợn" trong bài thơ Tràng giang, Trần Mạnh Hảo cũng tiếp tục hiểu hai từ trên thành dờn dợn. Ông viết: "Chúng tôi chỉ xin lấy một ví dụ khi tác giả sách giáo khoa giảng giải cho giáo viên hiểu câu thơ thứ ba của khổ thơ kết: "Lòng quê dờn dợn vời con nước" như sau: "Dờn dợn: dờn là màu xanh dờn. Dợn là dợn lên, gợn lên (cỏ non xanh dợn chân trời- Truyện Kiều)... Sách giáo khoa giải thích từ dờn dợn cũng chưa đúng: "dờn là màu xanh dờn". Dờn là một trợ từ, nhiều trường hợp chỉ có nghĩa khi đi kèm với một từ mẹ khác. Nó đi trước dợn theo kiểu gờn gợn, cốt làm cho sự dợn của sóng bớt đi, nhỏ đi (Tào Văn Ân nhấn mạnh) như cái dợn kia được nhìn từ xa, chứ không phải dờn là màu xanh dờn như sách giáo khoa đã giải thích" (1)Nếu Trần Mạnh Hảo và một số nhà giáo đã đọc kỹ lời đính chính của chính nhà thơ Huy Cận thì sẽ không giải thích từ láy toàn phần dợn dợn thành dờn dợn: "Hai chữ dợn dợn của tôi thường bị đọc sai thành dờn dợn, như thế chẳng có ý nghĩa gì. Trong bài thơ Tràng giang có nhiều điệp ngữ như: điệp điệp, song song, dợn dợn. Mỗi từ điệp như thế đều có ý nghĩa riêng về nội dung cũng như về nghệ thuật"(2). Việc in chính xác văn bản không phải chỉ là yêu cầu đối với việc giảng dạy các bài Thơ mới hay môn ngữ văn mà là yêu cầu chung trong ngành sư phạm, đặc biệt là với sách giáo khoa. Những sơ sót này đã được sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 điều chỉnh. Đây cũng chính là những điều kiện đầu tiên để cảm thụ đúng đắn thơ ca.
Những bài thơ được in trong sách giáo khoa thí điểm xuất bản năm 2004 mặc dù đã sữa chữa nhiều sơ sót trong các lần in trước nhưng do trích thơ từ những nguồn khác nhau nên cũng có vài khác biệt. Hãy thử so sánh một số bài Thơ mới trong 2 bộ sách vừa nêu: Tên bài thơ
Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 1- Trần Đình Sử chủ biên
Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 2- Phan Trọng Luận chủ biên
Vội vàng
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
(Thơ thơ, Nxb Đời nay, H. 1938)
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Tuyển tập Xuân Diệu, tập 1- Thơ, nxb Văn học, H. 1983.
Đây thôn Vĩ Dạ
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Đau thương, nxb Hội nhà văn, H. 1995
Ai biết tình ai có đậm đà.
(Thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu, nxb Văn học, H. 1991
Tràng giang
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Sông dài trời rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
(Lửa thiêng, Nxb Hội nhà văn, H. 1995)
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
(Lửa thiêng, Nxb Đời Nay, HN, 1940)
Tống biệt hành
Một chị, hai chị cũng như sen
Trời chưa mùa thu tươi lắm thay 1940
(Thơ Thâm Tâm, Nxb Văn học, H.1998)
Một chị, hai chị cùng như sen
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
(Thi nhân Việt Nam, in lần thứ 2, Nguyễn Đức Phiên xb, H. 1943
Tiếng địch sông Ô
Chỉ trích một số đoạn tiêu biểu
(Theo Huy Thông; Tiếng sóng –Yêu thương-Tiếng địch sông Ô, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 1995)
Trích từ câu 175 đến hết bài thơ (câu 234)
(Theo Hà Nội báo, số 2 ngày 8-1-1936)
Qua so sánh, có thể thấy Bộ 2, sách thí điểm có những sơ sót dẫn đến việc hiểu sai câu thơ và không thấy hết những nét riêng của nhà thơ. Chẳng hạn: Con gió khác với cơn gió, và đó là cách nói mới mẻ của Xuân Diệu. Trong bài “Tràng gia
MÔN VĂN HỌC - PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
Tào Văn Ân
Một thời gian khá dài, trong chương trình môn văn phổ thông trung học, Thơ mới nói riêng và văn học lãng mạn nói chung chỉ được trình bày sơ lược ở phần khái quát về văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, cùng với sự đổi mới trong đời sống xã hội trên nhiều lĩnh vực, chương trình môn văn ở các lớp phổ thông trung học cũng đã có những điều chỉnh cho phù hợp với cách nhìn mới, với tình hình thực tế của văn học nước nhà. Từ 1989 đến nay, chương trình môn văn có những thay đổi đáng kể. Một số bài thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Văn lớp 11 (chương trình hợp nhất hai bộ sách miền Nam và miền Bắc năm 2000). Cụ thể có một tác giả và các bài thơ sau:
1. Xuân Diệu: Tiểu sử và sự nghiệp thơ văn.
2. Thơ duyên.
3. Đây mùa thu tới
4. Vội vàng.
5. Nguyệt cầm (đọc thêm)
6. Tràng giang của Huy Cận.
7. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
8. Tống biệt hành của Thâm Tâm
9. Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ (đọc thêm)
10. Tương tư của Nguyễn Bính.
Những bài Nguyệt Cầm, Tiếng sáo thiên thai, Tương tư không được phân tích và bình giảng trên lớp mà chỉ yêu cầu học sinh đọc thêm. Như vậy, Thơ mới được giảng dạy trực tiếp trên lớp chỉ có 1 tác giả là Xuân Diệu và 7 bài thơ với sự phân bố thời gian là 8 tiết. Có thể nói các nhà biên soạn chương trình đã chọn và giới thiệu với học sinh lớp 11 một tác giả và những bài thơ tiêu biểu của Thơ mới nhằm giúp học sinh thấy được những cái hay, đặc biệt là những cái mới của phong trào thơ ca này. Sự phân bố số bài như trên là tương đối hợp lí so với những tác phẩm văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng cùng giai đọan (chủ yếu được dạy ở lớp 12). Để có thêm tư liệu cho việc giảng dạy, chúng tôi liệt kê những bài Thơ mới và những bài nghị luận văn chương có liên quan trong 2 bộ sách giáo khoa lớp 11 mới nhất được biên soạn theo chương trình thí điểm Trung học phổ thông (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quyết định số 47/2002/QĐ-Bộ GD và ĐT ngày 19 tháng 11năm 2002 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ) được xuất bản tháng 7 năm 2004. Giữa hai bộ sách mới có một số khác biệt nhỏ như sau:
Chương trình của Bộ sách thứ nhất do Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1. Tác giả Xuân Diệu.
2. Vội vàng của Xuân Diệu.
3. Tràng giang của Huy Cận
4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
5. Mưa xuân của Nguyễn Bính.
6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh.
(Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô
của Phạm Huy Thông; Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)
Chương trình của bộ sách thứ 2 do Phan Trọng Luận làm Tổng chủ biên gồm các bài:
1. Tác giả Xuân Diệu.
2. Vội vàng của Xuân Diệu.
3. Tràng giang của Huy Cận
4. Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
5. Tương tư của Nguyễn Bính.
6. Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
(Phần đọc thêm bắt buộc: Tống biệt hành của Thâm Tâm; Tiếng địch sông Ô của Phạm Huy Thông, Đây mùa thu tới; Tựa tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu)
Như vậy, chương trình của 2 bộ sách vừa được xuất bản có một khác biệt nhỏ trong việc chọn lựa giữa 2 bài thơ của Nguyễn Bính (Bộ 1: Mưa xuân, Bộ 2: Tương tư). Ngoài ra không còn sự khác biệt nào ở cả 2 phần chính thức và đọc thêm bắt buộc.
So với sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình chính thức phần Thơ mới trong 2 bộ sách giáo khoa thí điểm mới nhất giảm đi 1 bài nhưng nếu học sinh phải học thêm những bài “đọc thêm bắt buộc” thì tổng số vẫn là 10 bài. Giáo viên đương nhiên phải dạy kĩ các bài chính thức nhưng không thể không lưu ý học sinh phải đọc kĩ những bài “đọc thêm bắt buộc”. Để phân tích và giảng dạy những bài thơ mới trong chương trình lớp 11, có thể cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
1. Vấn đề văn bản và cách hiểu một số từ của các bài Thơ mới trong chương trình môn văn PTTH.
Trước hết cần phải xác định chính xác văn bản thơ mà trong khi trích đăng cũng như bình giảng không ít người đã sơ sót, mặc dù đã được nhiều lần đính chính.
Có những khác biệt ở một số bài thơ giữa 4 bộ sách giáo khoa văn học lớp 11 được xuất bản từ năm 2000 trở về trước:
Tên bài thơ
Sách lớp 11 Ban KHXH. Đặng Thanh Lê chủ biên
Sách lớp 11. Nguyễn Đình Chú chủ biên
Sách lớp 11. Trần Hữu Tá chủ biên
Sách lớp 11 chương trình hợp nhất năm 2000
Đây mùa thu tới
-Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
-Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
-Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
-Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh
Thơ Duyên
-Anh đi lững đững chẳng theo gần
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Anh đi lững thững chẳng theo gần
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vội vàng
-(In thiếu cả câu)
-Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
-Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
-Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
-Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Đây thôn Vĩ Dạ
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền
-Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
-Lá trúc che ngang mặt chữ điền ?
Tràng giang
-Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
-Lòng quê dợn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
-Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
-Lòng quê dợn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
-Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
-Lòng quê dờn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
-Thuyền về, nước lại, sầu trăm ngả
-Lòng quê dợn dợn vời con nước
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Tống biệt hành
Chí lớn chưa về bàn tay không
Một chị hai chị cũng như sen
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
Chí lớn chưa về bàn tay không ?
Một chị hai chị cũng như sen
Giờ chưa mùa thu tươi lắm thay
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Một chị hai chị cùng như sen
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
Chí lớn chưa về bàn tay không
Một chị hai chị cùng như sen
Giời chưa mùa thu tươi lắm thay
Qua so sánh, chúng tôi nhận thấy sách văn học chỉnh lí năm 2000 đã khắc phục được những sơ sót mà các bộ sách giáo khoa xuất bản trước đó mắc phải. Trong các bộ sách giáo khoa trước, bên cạnh những lỗi chủ yếu do in ấn, vẫn có những lỗi do người soạn chưa thật cẩn thận dẫn đến việc giải thích sai nghĩa của từ. Chẳng hạn, trong không ít lần, sách giáo khoa và nhiều tài liệu đã in sai từ "dợn dợn" trong bài Tràng giang của Huy Cận thành "dờn dợn". Từ việc trích sai thơ như vậy, người soạn sách cũng như người giảng dạy phân tích cái hay của từ ngữ và hình tượng thơ đã không ít lần giải thích thiếu chính xác ý nghĩa của từ ngữ cũng như dụng ý của nhà thơ. Trong một bài phê bình về cách hiểu sai từ "dợn dợn" trong bài thơ Tràng giang, Trần Mạnh Hảo cũng tiếp tục hiểu hai từ trên thành dờn dợn. Ông viết: "Chúng tôi chỉ xin lấy một ví dụ khi tác giả sách giáo khoa giảng giải cho giáo viên hiểu câu thơ thứ ba của khổ thơ kết: "Lòng quê dờn dợn vời con nước" như sau: "Dờn dợn: dờn là màu xanh dờn. Dợn là dợn lên, gợn lên (cỏ non xanh dợn chân trời- Truyện Kiều)... Sách giáo khoa giải thích từ dờn dợn cũng chưa đúng: "dờn là màu xanh dờn". Dờn là một trợ từ, nhiều trường hợp chỉ có nghĩa khi đi kèm với một từ mẹ khác. Nó đi trước dợn theo kiểu gờn gợn, cốt làm cho sự dợn của sóng bớt đi, nhỏ đi (Tào Văn Ân nhấn mạnh) như cái dợn kia được nhìn từ xa, chứ không phải dờn là màu xanh dờn như sách giáo khoa đã giải thích" (1)Nếu Trần Mạnh Hảo và một số nhà giáo đã đọc kỹ lời đính chính của chính nhà thơ Huy Cận thì sẽ không giải thích từ láy toàn phần dợn dợn thành dờn dợn: "Hai chữ dợn dợn của tôi thường bị đọc sai thành dờn dợn, như thế chẳng có ý nghĩa gì. Trong bài thơ Tràng giang có nhiều điệp ngữ như: điệp điệp, song song, dợn dợn. Mỗi từ điệp như thế đều có ý nghĩa riêng về nội dung cũng như về nghệ thuật"(2). Việc in chính xác văn bản không phải chỉ là yêu cầu đối với việc giảng dạy các bài Thơ mới hay môn ngữ văn mà là yêu cầu chung trong ngành sư phạm, đặc biệt là với sách giáo khoa. Những sơ sót này đã được sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 điều chỉnh. Đây cũng chính là những điều kiện đầu tiên để cảm thụ đúng đắn thơ ca.
Những bài thơ được in trong sách giáo khoa thí điểm xuất bản năm 2004 mặc dù đã sữa chữa nhiều sơ sót trong các lần in trước nhưng do trích thơ từ những nguồn khác nhau nên cũng có vài khác biệt. Hãy thử so sánh một số bài Thơ mới trong 2 bộ sách vừa nêu: Tên bài thơ
Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 1- Trần Đình Sử chủ biên
Sách giáo khoa thí điểm lớp 11, tập 2, Bộ 2- Phan Trọng Luận chủ biên
Vội vàng
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
(Thơ thơ, Nxb Đời nay, H. 1938)
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc
Tuyển tập Xuân Diệu, tập 1- Thơ, nxb Văn học, H. 1983.
Đây thôn Vĩ Dạ
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Đau thương, nxb Hội nhà văn, H. 1995
Ai biết tình ai có đậm đà.
(Thơ Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên tuyển chọn và giới thiệu, nxb Văn học, H. 1991
Tràng giang
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Sông dài trời rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
(Lửa thiêng, Nxb Hội nhà văn, H. 1995)
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
(Lửa thiêng, Nxb Đời Nay, HN, 1940)
Tống biệt hành
Một chị, hai chị cũng như sen
Trời chưa mùa thu tươi lắm thay 1940
(Thơ Thâm Tâm, Nxb Văn học, H.1998)
Một chị, hai chị cùng như sen
Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
(Thi nhân Việt Nam, in lần thứ 2, Nguyễn Đức Phiên xb, H. 1943
Tiếng địch sông Ô
Chỉ trích một số đoạn tiêu biểu
(Theo Huy Thông; Tiếng sóng –Yêu thương-Tiếng địch sông Ô, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 1995)
Trích từ câu 175 đến hết bài thơ (câu 234)
(Theo Hà Nội báo, số 2 ngày 8-1-1936)
Qua so sánh, có thể thấy Bộ 2, sách thí điểm có những sơ sót dẫn đến việc hiểu sai câu thơ và không thấy hết những nét riêng của nhà thơ. Chẳng hạn: Con gió khác với cơn gió, và đó là cách nói mới mẻ của Xuân Diệu. Trong bài “Tràng gia
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đặng Thị Hồng Đào
Dung lượng: 100,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)