Chuyen de tap lam van lop 4+5
Chia sẻ bởi Nguyển Thị Hà |
Ngày 12/10/2018 |
98
Chia sẻ tài liệu: chuyen de tap lam van lop 4+5 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề Tập làm văn lớp 4+5
NGười thực hiện:
Nguyễn Thị Hà- Trường Tiểu học Thị Trấn Vân Đình.
CHƯƠNG TRìNH LớP 4
1.Văn Kể chuyện.
2.Văn Viết thư.
3.Trao đổi ý kiến với người thân.
4.Miêu tả:
*Tả con vật.
*Tả cây cối.
*Tả đồ vật.
Chương trình lớp 5:
Văn tả cảnh.(chiếm thời gian nhiều nhất: 8 tuần).
Tả người.
Thuyết trình, tranh luận.
Làm biên bản.
Lập chương trình hoạt động.
Viết đoạn đối thoaị.
Kể chuyện(chuyện đã nghe, đã đọc và kể chuyện được chứng kiến, tham gia.).
Tả cây cối.
Tả con vật
2 thể loại cơ bản nhất:
Những kiến thức mà SGK cung cấp về văn kể chuyện:
Tả Ngoại hình nhân vật.
Kể lại hành động của nhân vật.
Cốt truyện.
Luyện tập xây dựng cốt truyện.
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
Luyện tập phát triển câu chuyện.
I. Văn kể chuyện.
Phương pháp giảng dạy bồi dưỡng:
Đọc hoặc kể một câu chuyện hay, hấp dẫn(chọn câu chuyện HS chưa nghe bao giờ càng tốt.)
Sau đó hỏi HS:
Truyện cô vừa kể có hay không? Vì sao?
Tuỳ theo các tình huống trả lời của HS mà GV hướng vào kiến thức cần cung cấp:
Truyện hay là nhờ có nội dung hay(còn goị là cốt truyện)
Bên cạnh đó còn nhờ có các nhân vật với các đặc điểm về ngoại hình, tính cách làm nên ý nghĩa câu chuyện.
Truyện hấp dẫn là nhờ người viết đã xây dựng các tình tiết hấp dẫn cuốn hút người nghe....
GV hướng tiếp:
Vậy khi kể chuyện, để gây được sự chú ý của người nghe hoặc người đọc em cần phải làm như thế nào?
HS sẽ phát hiện ra các phương pháp chính:
*Phải có cốt truyện (Nội dung mang ý nghĩa giáo dục con người.)
*Phải xây dựng được các nhân vật (chính, phụ)có những đặc điểm làm nổi bật ý nghiã truyện.
*Phải kể theo trình tự (sự việc xảy ra trước kể trước,sau kể sau.)
Sau đó GV ra đề thực hành ( ngoài chương trình ) để HS vận dụng.
GV chấm bài ngay,bám sát vào pp đã cung cấp.
Các nội dung chính của một bài dạy pp mới:
1 Thế nào là văn.....................
2.Những điểm cần chú ý khi làm bài.
3. Dàn bài chung.
4. Bài tập thực hành.
Văn Miêu Tả.
1.Thế nào là văn miêu tả?
(Trước khi cung cấp khái niệm cần liên hệ : Việc miêu tả của các em với việc vẽ tranh của hoạ sĩ có những điểm gì giống và khác nhau?)
Miêu tả là vẽ lại bằng lời văn những đặc điểm nổi bật của cảnh,của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung rõ về các đối tượng ấy.
( Trong bài văn miêu tả phải có đường nét, hình dáng, màu sắc )
2.Những điểm cần chú ý khi làm bài:
*Quan sát đối tượng miêu tả (là phương pháp quan trọng nhất trong văn miêu tả).
*Phải quan sát tỉ mỉ theo trình tự hợp lí (từ ngoài vào trong, từ bao quát đến bộ phận),quan sát bằng tất cả các giác quan.
*Lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả.
*Dựng đoạn và viết bài.
*Lưu ý :Lời văn miêu tả phải chân thực.Biết dùng so sánh và nhân hoá, biết lồng cảm xúc đối với đối tượng cần tả.
Các kiểu bài miêu tả:
1.Tả cây cối.
2.Tả con vật.
3.Tả đồ vật.
4.Tả cảnh thiên nhiên.
5.Tả người.
Với mỗi kiểu bài lại có những đặc điiểm riêng về pp.Dạy đến kiểu bài nào GV cần cung cấp pp riêng của kiêủ bài đó.
Ví dụ:
Kiểu bài tả cảnh:
Đối tượng là các cảnh vật gần gũi xung quanh các em như : Ngôi nhà, trường học, con đường, hàng cây, con sông, cánh đồng...
Nên khi cung cấp PP làm bài GV cần yêu cầu HS. quan sát kỹ các đối tượng đó.
Vì riêng văn miêu tả nếu HS không có thói quen quan sát thì vốn sống của các em sẽ nghèo nàn, từ ngữ sẽ không phong phú dẫn tới viết bài văn sẽ không thể hay được.Vì vậy GV nên khuyến khích các em quan sát tất cả những vật, việc đang diễn ra xung quanh các em, quan sát kỹ, bằng nhiều giác quan,các em sẽ thấy cảnh vật xung quanh thật đẹp và có ý nghĩa đối với cuộc sống của chúng ta.
Sau khi đã quan sát rồi các em cần tả theo trình tự:- Từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lạị.
- Tả bao quát cảnh.
- Tả từng phần hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Trong bài văncó màu sắc, đường nét,có liên tưởng so sánh, nhân hoá,có cảm xúc của mình trước cảnh.
Đặc biệt trong văn tả cảnh cảnh là tả chínhnhưng phải đưa được hoạt động của người, vật cho cảnh thêm sống động.Nếu không, cảnh đó sẽ là cảnh thiếu sự sống.
Những kiến thức GV nên đưa thêm về văn kể chuyện và miêu tả.
Phân biệt Truyện và chuyện.
Bố cục: là sự xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh.
Chi tiết: là điểm nhỏ, ý nhỏ, khía cạnh nhỏ trong nội dung sự việc hoặc câu chuyện.
Hình ảnh: Là toàn bộ đường nét, màu sắc, đặc điểm của người,vật, cảnh bên ngoài được ghi lại nhờ đó ta có thể tưởng tượng ra được người,vật cảnh một cách cụ thể.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyển Thị Hà
Dung lượng: 325,00KB|
Lượt tài: 4
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)