Chuyên đề sinh hoạt Ngành

Chia sẻ bởi Thcs Lê Quang Sung | Ngày 24/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề sinh hoạt Ngành thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÊ QUANG SUNG TỔ: SỬ -ĐỊA – CD - TD
Giáo viên trình bày: Nguyễn Thị Tuyết
I.TÊN CHUYÊN ĐỀ:

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY-HỌC ĐỊA LÍ

II. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục trong trào lưu đổi mới chung của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc dạy, học địa lí cũng có nhiều đổi thay quan trọng về quan niệm, nội dung, phương pháp. Kết quả bước đầu được thể hiện ở chương trình địa lí cải cách ở hệ thống sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy và học. Song việc phát triển của giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đào tạo của thế hệ trẻ trong thời kì mới. Việc dạy, học địa lí cũng trong tình hình như vậy.

- Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều: điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn, phương pháp dạy, học chưa đạt đến trình độ tiên tiến...

- Trong thực tế việc dạy học địa lí, chưa phát huy được năng lực tự nhận thức, phát triển trí thông minh của học sinh.

- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là một tất yếu trong tiến trình phát triển của nền giáo dục Việt Nam.
- Để nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng đổi mới yêu cầu mỗi giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng từng tiết dạy của mình.
- Vì vậy Tổ Sử - Địa - CD - TD chọn chuyên đề “ Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy - học địa lí” để trình bày và trôi đổi với các đồng chí, đồng nghiệp về những kinh nghiệm của tổ - nhóm trong quá trình dạy học

III. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Mục đích, đối tượng:
*Mục đích:
- Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
-Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.
* Đối tượng: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí.
2.Nhiệm vụ:
-Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí THCS
-Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ.
3. Phạm vi:
-Áp dụng cho nhiều bài học địa lí lớp 6, 7, 8, 9 phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng
-Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
4.Tình hình nghiên cứu:
-Trong giảng dạy địa lí THCS thường sử dụng các loại sơ đồ sau:
+ Sơ đồ cấu trúc.
+ Sơ đồ quá trình.
+ Sơ đồ địa đồ học
+ Sơ đồ logic.
+ Sơ đồ tư duy
-Tuy nhiên giáo viên thường rất ít khi sử dụng chính vì vậy mà khả năng đạt hiệu quả cao trong 1 tiết giảng dạy là rất thấp.
-Việc nghiên cứu và thử nghiệm để đi đến ứng dụng cho tất cả giáo viên địa lí có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất lớn

5.Giá trị sử dụng:
-Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
-Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ.

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN
-Cấu trúc chương trình và sách giáo khoa địa lí 6,7,8,9 có sử dụng sơ đồ ( chưa phong phú)
-Trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên rất ngại sử dụng sơ đồ ( có thể do nhận thức về phương pháp này, do sợ thiếu thời gian lên lớp, tốn kém…)
-Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THCS trong nhiều năm
Phương pháp thử nghiệm
Các phương pháp khác có liên quan.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1/ Các loại sơ đồ:
*Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU CÁC NGÀNH DỊCH VỤ Ở VIỆT NAM

*Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ của chúng trong quá trình vận động.

SƠ ĐỒ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI VÀ CÁC MÙA Ở BẮC BÁN CẦU
*Sơ đồ địa đồ học: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về mặt không gian của các sự vật - hiện tượng địa lí trên lược đồ, bản đồ.

(SƠ ĐỒ CÁC LOẠI GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN

*Sơ đồ logic: là loại sơ đồ biểu hiện mối quan hệ về nội dung bên trong của các sự vật-hiện tượng địa lí.

SƠ ĐỒ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

*Sơ đồ tư duy ( bản đồ tư duy hay lược đồ tư duy): Là loại sơ đồ dược sử dụng cho tất cả các môn học, trong đó có môn địa lí. Đây là sơ đồ quen thuộc mang tính phổ biến – Tố - nhóm xin được phép không trình bày
2/ Yêu cầu của việc xây dựng sơ đồ:
*Tính khoa học: nội dung sơ đồ phải bám sát nội dung của bài học, các mối quan hệ phải là bản chất, khách quan chứ không phải do người xây dựng sắp đặt.
*Tính sư phạm, tư tưởng: sơ đồ phải có tính khái quát hóa cao, qua sơ đồ học sinh có thể nhận thấy ngay các mối quan hệ khách quan, biện chứng.
*Tính mĩ thuật: bố cục của sơ đồ phải hợp lí, cân đối, nổi bật trọng tâm và các nhóm kiến thức.

3/ Các bước xây dựng:
*Các sơ đồ đã có ở sách giáo khoa, sách giáo viên địa lí nhưng chủ yếu - phần lớn là do giáo viên tự xây dựng từ nội dung bài học, phù hợp với ý tưởng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau.
*Thông thường cấu tạo một sơ đồ có các đỉnh và các cạnh (đỉnh có thể là 1 khái niệm, 1 thuật ngữ, 1 địa danh trên lược đồ, bản đồ; cạnh là các đường, đoạn thẳng ( có hướng hoặc vô hướng )nối các đỉnh hoặc biểu hiện tượng trưng hình dáng của sự vật-hiện tượng địa lí.
*CÁC BƯỚC XÂY DỰNG 1 SƠ ĐỒ
- BƯỚC 1: Tổ chức các đỉnh của sơ đồ ( chọn kiến thức cơ bản, vừa đủ, mã hoá một cách ngắn gọn, cô đọng, súc tích, bố trí các đỉnh trên một mặt phẳng ).
- BƯỚC 2: Thiết lập các cạnh ( các cạnh nối những nội dung ở các đỉnh có liên quan )
- BƯỚC 3: Hoàn thiện ( kiểm tra lại tấc cả để điều chỉnh sơ đồ phù hợp với nội dung dạy học và logic nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ và dể hiểu ).

4/ Cách xây dựng một sơ đồ:
-Giáo viên nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy, lựa chọn ra những bài, những phần có khả năng áp dụng phương pháp sơ đồ có hiệu quả nhất. Tiếp theo giáo viên phân tích nội dung bài dạy, tìm ra những khái niệm cơ bản, khái niệm gốc cần truyền đạt, hình thành.
-Trong dạy học địa lí ta có thể xây dựng các kiểu sơ đồ sau:
+Sơ đồ dùng để chứng minh hay giải thích dùng để phản ánh nội dung bài giảng một cách trực quan, dể khái quát, dể tiếp thu.
+Sơ đồ tổng hợp dùng để ôn tập, tổng kết hay hệ thống 1 chương, 1 phần kiến thức.
+Sơ đồ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp thu, hiểu biết của học sinh đồng thời giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung truyền đạt.

5/ Cách sử dụng sơ đồ:
-Giáo viên dựa vào chính sơ đồ để soạn ra các tình huống dạy học cũng như các thao tác, phương pháp dạy; lúc này sơ đồ chính là mục đích - phương tiện truyền đạt của giáo viên và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
-Trong khi sử dụng giáo viên phải hình thành rõ mạch chính, mạch nhánh của sơ đồ, mối quan hệ nhân qủa, mối quan hệ tác động hoặc sự liên kết các đơn vị kiến thức trên sơ đồ.

* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
VÍ DỤ 1: Sử dụng sơ đồ trong việc kiểm tra bài cũ của học sinh vào đầu giờ học
-Để kiểm tra kiến thức “Bài 10: Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường ở đới nóng - SGK Địa 7” của học sinh, giáo viên sử dụng sơ đồ và kèm theo câu hỏi: Phân tích sơ đồ để thấy hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng ?
-Sơ đồ:
VÍ DỤ 2: Sử dụng sơ đồ trong việc định hướng nhận thức của học sinh-dùng vào lúc mở đầu bài học:
-Để cho học sinh nắm bắt và hiểu được cấu trúc nội dung của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (Bài 7. SGK địa lí 9)
-Sơ đồ:
-Trên cơ sở sơ đồ minh họa, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích, kết hợp nội dung ở SGK HS phân tích và hoàn thành sơ đồ. ( Tùy theo đặc điểm của mỗi lớp GV có thể cho HS thỏa luận nhóm: 4, 6 hoặc nhóm đôi)
Ví dụ 3.2: Khi dạy tiết ôn tập ( Địa lí 8 - tiết 49)
VÍ DỤ 3: Sử dung sơ đồ trong việc giảng bài mới
- Khi dạy bài 1:Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (SGK Địa lí 9)
-Sơ đồ:
VÍ DỤ 4: Sử dụng sơ đồ để thể hiện toàn bộ kiến thức học sinh đã lĩnh hội
Ví dụ 4.1
-Sau khi hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá các kiến thức cần nắm trong mục 2: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ ( Bài 22: Các đới khí hậu trên Trái Đất ở SGK Địa lí 6); giáo viên thể hiện các kiến thức cần thiết bằng sơ đồ sau:
-Sơ đồ:
- Trên cơ sở sơ đồ đã phát họa GV cho học sinh thảo luận nêu ra những nội dung cơ bản theo yêu cầu của tiết ôn tập HKII
- GV: Tùy theo năng lực của mỗi nhóm mà giao nhiệm vụ: Ví dụ: nhóm thảo luận nội dung địa hình khí hậu,.....
- HS hoàn thanh giáo viên tổng hợp theo sơ đồ và cho HS đối chiếu kết quả đã thỏa luận.
Ví dụ 4.2: Khi dạy tiết ôn tập ( Địa lí 8 - tiết 49)
VI DỤ 5: Sử dụng sơ đồ địa lí kết hợp với sơ đồ tư duy trong dạy học .
- Tùy vào nội dung của từng bài, từng tiết học và đặc biệt là đặc điểm của lớp học mà giáo viên thiết kế bài giảng bằng bản đồ tư duy.
- Khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học cần phải chuẩn bị câu hỏi với nhiều cấp độ khác nhau.
- Cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong tiết học giúp học sinh ít bị nhàm chán và có thể tự tin hơn phát triển tư duy của mình.
- Tổ chức vẽ theo nhóm trong đó có học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Chấm điểm tốt, động viên khuyến khích, các bản đồ có chất lượng tốt, gợi ý điều chỉnh các bản đồ chưa đạt yêu cầu.
– Khi day bài: Địa hình bề mặt Trái Đất ( Địa lí 6 – Bài 13) . GV cho học sinh quan sát lược đồ, yêu cầu các em lập sơ đồ tư duy về sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ theo tuổi
Núi trẻ
Núi già
Sơ đồ núi già và núi trẻ
GV giơi thiệu mẫu sơ đồ tư duy, lưu ý sơ đồ mẫu chỉ là định hướng, còn học sinh có thể trình bày sơ đồ theo ý riêng của mình để khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
Sơ đồ mẫu
Khi học sinh đã hoàn thành sơ đồ, GV trình bày thành quả của HS lên bảng sau đó giáo viên tạo hiệu ứng hoàn thiện sơ đồ cho học sinh tự đối chiếu, GV kết luận.

Sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ theo tuổi
VÍ DỤ 6: Sử dụng sơ đồ trong việc củng cố-đánh giá cuối bài
-Sau khi học xong “Bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng SGK Địa lí 7”, giáo viên sử dụng sơ đồ sau:

- Giáo viên để trống phần ( ) yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ ?
-Sơ đồ:
VÍ DỤ 7: Sử dụng sơ đồ để ra bài tập về nhà hay kiểm tra kiến thức của học sinh
-Sau “Bài 17: “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa - SGK Địa lí 7” , giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập sau: Bằng kiến thức đã học và dựa vào các câu ( cụm từ )cho sẵn dưới đây; em hãy chọn và hoàn chỉnh sơ đồ ?
( Thủy triều đỏ, ô nhiễm nguồn nước, Đới ôn hòa, chất thải độc hại, khí thải độc hại, thủy triều đen, thủng tầng ôzôn, mưa axít, tàu chỡ dầu bị đắm, ô nhiễm nặng nề, ô nhiễm không khí ; nước biển, sông, ngầm bị ô nhiễm)
-Sơ đồ:

VI. KẾT LUẬN
-Việc đổi mới phương pháp trong dạy-học địa lí THCS là cấp thiết nhưng việc áp dụng để đạt hiệu qủa cao là cần thiết hơn, chính vì vậy đối với giáo viên cho dù có sử dụng phòng đèn chiếu hay trực tiếp dạy tại lớp thì cần đầu tư nghiên cứu để xây dựng và sử dụng được phương pháp sơ đồ.
-Trong quá trình thực nghiệm chuyên đề tuy còn mới mẻ, thời gian thực nghiệm chưa lâu, tổ Sử - Địa - GDCD - TD nhận thấy những ưu, khuyết điểm sau
* Ưu điểm:
- Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
- Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
- Sử dụng sơ đồ trong dạy học giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học
sinh của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hóa kiến thức, khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.


Sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai
- Sơ đồ là một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,…
- Bước đầu cho phép kết luận: Việc vận dụng sơ đồ trong dạy học địa lí ở trường THCS Lê Quang Sung sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Việc sử dụng sơ đồ trong dạy và học giải quết được phần nào bài toán dạy chay - học chay, đảm bảo tính vừa sức - chuẩn kiến thức kĩ năng, lồng ghép giáo dục môi trường, linh hoạt kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau trong 1 tiết dạy như phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…

* Tồn tại:
- Chuyên đề không thể áp dụng cho tất cả các bài học trong chương trình SGK THCS.
- Việc sử dụng sơ đồ trong dạy học muốn có hiệu quả cao thì phải sử dụng đền chiếu, nhưng thực tiễn trong dạy học việc sử dụng đèn chiếu không được thường xuyên...

VII. KIẾN NGHỊ
-Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn đến việc xây dựng và sử dụng sơ đồ trong giảng dạy, xem đây là phương pháp không thể thiếu, phương pháp cần thiết, đặc thù của bộ môn, phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp.
-Nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng… để tạo điều kiện tốt hơn nữa cho giáo viên trong việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
- Trên đây là một số kinh nghiệm mà trong thời gian qua Tổ - nhóm đã thực hiện, không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đạo và sự đóng góp của đồng nghiệp, để cho công tác giảng dạy ngày càng được nâng cao và chuyên đề của Tổ được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Lê Quang Sung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)