CHUYÊN ĐỀ : PT tính sáng tạo cho HS TH qua hoạt động tạo hình

Chia sẻ bởi Nguyễn Phú Quốc | Ngày 12/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ : PT tính sáng tạo cho HS TH qua hoạt động tạo hình thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ:
PHÁT TRIỂN TÍNH SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TiỂU HỌC QUA HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
MÔ ĐUN 1:
Những vấn đề chung của phương pháp hướng dẫn tạo hình cho học sinh tiểu học

HĐ 1: Khái niệm chung về nghệ thuật tạo hình
HĐ 2: Những đặc điểm tri giác, tâm lí ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học
HĐ 3: Vai trò ý nghĩa tạo hình đối với sự giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học
HĐ 4: Một số loại hình hoạt động tạo hình
HĐ 5: Mục đích, nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tính sáng tạo trong hướng dẫn tạo hình cho học sinh tiểu học
MÔ ĐUN 2:
Một số hình thức tổ chức dạy học phát triển tính sáng tạo thông qua hoạt động tạo hình cho học sinh tiểu học.

HĐ 1: Hoạt động tạo hình qua tổ chức trò chơi học tập.
HĐ 2: Hướng dẫn tạo hình thông qua phương tiện, đồ dùng dạy học.
HĐ 3: Hướng dẫn tạo hình qua một số hình thức hoạt động khác
MÔ ĐUN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN TẠO HÌNH
CHO HỌC SINH TiỂU HỌC
HoẠT ĐỘNG 1:
1. Khái niệm về nghệ thuật tạo hình:

- Nghệ thuật tạo hình là tên gọi chỉ các loại hình cùng chung một ngôn ngữ biểu đạt như : Hội họa, Điêu khắc, Kiến trúc, Trang trí, Đồ họa. Nghệ thuật tạo hình sử dụng các hệ thống ngôn ngữ như đường nét hình khối, hình mảng, màu sắc…để tạo nên các tác phẩm như bức tranh, pho tượng, công trình kiến trúc trang trí làm đẹp cho cuộc sống môi trường.
- Nghệ thuật tạo hình bao gồm nhiều loại hình có chung một phương pháp biểu đạt, tạo nên các mối qua hệ không gian và tác động đến người xem bằng cảm hứng thị giác, vì vậy nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật thị giác hay Mỹ thuật.
2. Khái niệm về Mỹ thuật

- Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm của loài người. Bằng sự khai thác các yếu tốt không gian như hình khối , đường nét, màu sắc… làm phương tiện diễn đạt và truyền cảm, lấy việc gây cảm hứng thị giác làm mục đích truyền đạt. Do vậy Mỹ thuật còn được gọi là nghệ thuật thị giác hay nghệ thuật của không gian.
- Mỹ thuật là nghệ thuật tạo ra cái đẹp, là nghệ thuật của thị giác được biểu hiện trên mặt phẵng và của không gian bằng ngôn ngữ hình khối màu sắc đường nét đậm nhạt sáng tối. Với các chất liệu phong phú và đa dạng mà chúng ta có thể dùng để diễn tả được
- Như vậy thuật ngữ nghệ thuật tạo hình cũng chính là Mỹ thuật hay ngược lại.
3. Hoạt động tạo hình:

- Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, nó phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật trong đó con người không ghỉ khám phá lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp gửi gắm vào đó tâm hồn người nghệ sĩ.

- Hoạt động tạo hình gắn liền với hoạt động con người. Ngay từ khi con người chưa có ngôn ngữ họ đã sử dụng hình vẽ như là một ngôn ngữ giao tiếp và truyền lại các kinh nghiệm sản xuất. Điều đó chứng tỏ Hoạt động tạo hình là một trong những nhu cầu rất cần thiết đối với đời sống con người.
4. Hoạt động tạo hình của trẻ em:
Hoạt động tạo hình với trẻ là một nhu cầu vì vậy trẻ hoạt động tạo hình là tự thân, tự nhiên không hề bị ép từ khách quan bên ngoài. Trẻ em phải hoạt động để hoàn thiện và phát triển thể chất và nhận thức, mặc dù trẻ chưa có ý thức, kiến thức, kỹ năng về hoạt động này.
Trẻ vẽ những gì được thấy, được nhìn qua thực tế môi trường xung quanh, kích thích các em có ý đồ muốn vẽ, muốn miêu tả.
Hiểu theo nghĩa rộng hoạt động tạo hình của trẻ em dược coi như như là một quá trình lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội. Còn phạm vi hẹp đó là hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật là môn học ở trường mẫu giáo, nhà trẻ, ở trường phổ thông.
HoẠT ĐỘNG 2:
NHỮNG ĐẶC ĐiỂM TRI GIÁC,TÂM LÍ NGÔN NGỮ TẠO HÌNH CHO HỌC SINH TiỂU HỌC.

1. Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình cho học sinh tiểu học:
- Tri giác : Hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp trọn vẹn sự vật, hiện tượng bên ngoài với đầy đủ các đặc tính của nó.
- Tư duy của trẻ em là tư duy cụ thể, mang tính hình thức bằng cách dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể.
- Trẻ em lứa tuổi tiểu học có cách suy nghĩ, cách nhận thức, cách quan sát thế giới hoàn toàn khác với người lớn chúng ta, biểu hiện qua cách nhìn, cách cảm thụ cách vẽ, cách thể hiện lên tranh.
- Trẻ em tri giác đượm màu sắc cảm xúc, những vật có màu sắc rực rỡ, hấp dẫn sinh động được các em tri giác tốt hơn.
- Kỹ năng chưa hình thành, nét vẽ còn vụng về,hình vẽ không đúng tỉ lệ. Các em thường vẽ theo cảm tính, sở thích, thấy gì vẽ nấy, nhớ gì vẽ nấy, thích gì thì vẽ trước, nên ta thấy trẻ thường vẽ theo chính diện để diễn tả đầy đủ chi tiết.

- Màu sắc thường tươi tắn, rực rỡ và vẽ màu theo ý thích. Những màu nào thích thì sử dụng và thường dùng nhiều màu, chưa chú ý đến đậm nhạt trong bài vẽ và bài vẽ không rõ chính, phụ.

- Trẻ rất tự tin, thích được khen và hay bắt chước. Do các em còn ít vốn kiến thức về cuộc sống, về mỹ thuật, một số trẻ còn rụt rè không dám tự vẽ.
2. Vì sao phải nắm rõ đặc điểm tri giác và tâm lí ngôn ngữ tạo hình của học sinh:
- Nắm được đặc điểm tri giác và tâm lí ngôn ngữ tạo hình của học sinh tiểu học là điều cần thiết góp phần nhìn nhận, đánh giá và hướng dẫn trẻ vẽ tốt hơn, giúp vận dụng vào việc giảng daỵ hoạt động tạo hình đạt hiệu quả cũng như đem lại hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên phải biết trân trọng những suy nghĩ ,cách biểu lộ, cách hiểu của các em, đấy là những gì các em thấy, các em biết và các em thích .
- Tranh vẽ của các em có nét đẹp tuổi thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, đôi khi rất buồn cười, nhưng đó là những nét vẽ ngây thơ hồn nhiên trong sáng.
-Vì thế không nên nhìn hình vẽ,nhận xét tranh các em bằng cách nhìn, cách nghĩ cách cảm thụ của người lớn. Cách nhìn như thế không đúng với dạy mỹ thuật ờ tiểu học không gây hứng thú học tập cũng như động viên các em học mỹ thuật tốt hơn.
HoẠT ĐỘNG 3:
VAI TRÒ Ý NGHĨA CỦA HoẠT ĐỘNG TẠO HÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DiỆN CỦA HỌC SINH
1.Giáo dục thẩm mỹ:
- Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cho học sinh mối quan hệ thẩm mỹ đối với xung quanh, nhận biết cái đẹp, và biết cảm xúc trước cái đẹp, phát triển thị hiếu thẩm mỹ và khả năng sáng tạo ra cái đẹp.
- Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động nghệ thuật và là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ, nhằm phát triển ở các em khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, hình thành tình yêu đối với vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật.
- Trong giờ tạo hình giáo viên cho học sinh quan sát vật mẫu, tranh vẽ, giúp học sinh nhận ra vẻ đẹp của nó. Dần dần các em biết thể hiện xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ đối với sự vật hiện tượng mà mình miêu tả.
2. Giáo dục trí tuệ:
- Hoạt động tạo hình có quan hệ chặt chẽ với việc nhận thức cuộc sống xung quanh,bởi vì muốn thể hiện cuộc sông xung quanh cần phải nhận thức được nó. Vì thế các em phải học cách quan sát, phải biết phân tích đánh giá, so sánh vật này với vât khác và ghi nhớ để tái tạo lại trong các sản phẩm tạo hình, nhờ thế vốn hiểu biết của các em được phát huy, hoạt động tâm lý phát triển.
- Hoạt động tạo hình là hoạt động tạo ra sản phẩm, nó có ý nghĩa đối với sự phát triển tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng đối với học sinh
- Trong quá trình hoạt động tạo hình, các em khai thác được kinh nghiệm, sử dụng một số công cụ hoạt động, điều này thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của các em.
3. Giáo dục đạo đức:
- Hoạt động tạo hình góp phần giáo dục cho học sinh biết yêu cái tốt, cái đẹp, củng cố những tình cảm tốt đẹp đã có ở học sinh
- Thông qua giờ hoạt động tạo hình, giáo dục cho học sinh tính ham hiểu biết, tính tự lập, biết lắng nghe và thực hiện từ đầu đến cuối công việc, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, làm việc có mục đích, được hòa đồng trong hoạt động chung, giáo dục các em có tính tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
4. Giáo dục lao động:
- Hoạt động tạo hình rất gần với hoạt động lao động ở chỗ phải dùng đến phương tiện, phải vân dụng các kỹ năng sử dụng phương tiện để đạt được kết quả là các sản phẩm tạo hình. Bản thân hoạt động tạo hình có tác dụng cho trẻ có ý thức về lao động
- Học sinh tham gia vào chuẩn bị tiết học và thu dọn đồ dùng sau giờ học có tác dụng hình thành lòng yêu lao động các thao tác lao động và ý thức vệ sinh an toàn lao động.
5. Giáo dục thể chất:
- Tất cả các giờ hoạt động tạo hình được tổ chức tốt đều có ảnh hưởng tốt tới sự phát triển trí tuệ của các em, tạo nên trạng thái hưng phấn sảng khoái ảnh hưởng tốt tới hệ thần kinh và hoạt động cơ thể.
- Giờ học hoạt động tạo hình tạo điều kiên phát triển các kỹ năng của đôi tay và sự khéo léo của các em. Khi tạo hình các em phải tập quan sát sự vật hiện tượng về màu sắc, hình dáng kích thước, cấu trúc, điều đó giúp rèn luyện đôi mắt tinh tế hơn.
HoẠT ĐỘNG 4:
MỘT SỐ LoẠI HÌNH HoẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

Gồm 7 loại hình hoạt động tạo hình:
Vẽ tranh
Tô màu
Ghép tranh
Xé dán, cắt dán
Nặn, tạo dáng
Nối điểm
Xếp hình
1.Vẽ tranh:

Vẽ tranh đề tài là vẽ tranh theo đề tài cho trước, hoạt động nhằm hướng cho các em tái hiện lại những biểu tượng về sự vật hiện tượng và sắp xếp chúng tạo nên bức tranh có nội dung theo một chủ đề cho trước. Trong mỗi đề tài có nhiều cách thể hiện cách tạo hình cho học sinh tự nghĩ ra tùy theo cảm nhận và cảm xúc ở mỗi em, các em tự do diễn đạt sự vật theo ý thích riêng của mình.


2. Tô màu:

-Tô màu là tô kín đều mặt phẳng, sản phẩm cần tô, Mục đích là rèn luyện kỹ năng tạo hình giúp nhận xét các hình mảng, hình tượng.

-Thuật ngữ tô màu được sử dụng trong vẽ trang trí. Đối với vẽ tranh, vẽ theo mẫu thường được gọi là vẽ màu
3. Ghép tranh:

Ghép tranh là ghép các miếng hình lại thành một bức tranh hoàn chỉnh theo một nội dung nhất định.

Đặc điểm của ghép tranh là giáo viên tự động chọn nội dung, chủ đề của bức tranh để thực hiện một nội dung dạy học của giáo viên. Học sinh chỉ ghép lại đúng vị trí các mảng ghép thì bức tranh mới hiện ra hoàn chỉnh.

Có 3 cách ghép
+ Ghép từ các miếng ghép có hình dáng nhất định thành một bức tranh
+ Ghép từng những hình ảnh, đối tượng riêng lẻ để tạo thành bức tranh
+ Ghép từ các mảng hình không nhất định thành một bức tranh hoàn chỉnh.
4. Xé dán, cắt dán:
- Xé dán là dùng tay xé các loại giấy màu hoặc tạp chí và sắp xếp để tạo ra sản phẩm, bức tranh theo ý đồ người sáng tạo.
Còn đối với học sinh tiều học thì xé dán chì là hoạt động dùng tay xé giấy màu thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình cây hình nhà, hình con vật…. Và dán lên nền giấy trắng hoặc giấy màu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp với các em
Lứa tuổi tiểu học chỉ yêu cầu hình xé đơn giản, không yêu cầu đúng chính xác mà chỉ cần nổi rõ đặc điểm.
- Cắt dán nặng tính kỹ thuật, học sinh dùng kéo để cắt dán những hình đơn giản như ngôi nhà, cây, ngọn núi… hình cắt rõ đặc điểm, không đòi hỏi giống như thật
Có các thể loại:
+ Xé, cắt dán theo mẫu
+ Xé, cắt dán trang trí
+ Xé, cắt dán theo đề tài
+ Xé, cắt dán theo ý thích
5. Nặn, tạo dáng:
Nặn là một hoạt động tạo hình được thể hiện bằng khối là một dạng của điêu khắc, nhưng sử dụng bằng nguyên liệu mềm dẻo phù hợp với học sinh tiểu học nên được các em rất yêu thích.
Có 2 cách nặn:
+ Nặn từng bộ phận (chi tiết) sau đó ghép thành một vật.
+ Nặn từ một thỏi đất nguyên
Có 3 thể loại:
+ Nặn theo mẫu
+ Nặn theo đề tài
+ Nặn theo ý thích
6. Nối điểm:
Là nối các điểm cho sẳn theo thứ tự hoặc có nguyên tắc và quy ước nhất định để có được một hình ảnh hoặc một bức tranh hoàn chỉnh

7. Xếp hình:
Xếp hình là một dạng hoạt động tạo hình của trẻ em.
Có 2 loại
+ Xếp hình phẳng như dùng hột, hạt, que tre, que diêm, các hình hình học bằng bìa cứng … cho học sinh xếp lại trên mặt phẵng tạo thành cái cây, ngôi nhà, con vật…
+Xếp hình khối như khối gỗ, khối nhựa, giấy các-tông …
HoẠT ĐỘNG 5:
MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI SỰ PHÁT TRIỀN TÍNH SÁNG TẠO TRONG HƯỚNG DẪN TẠO HÌNH CHO HỌC SINH TiỂU HỌC
Mục đích:
- Hướng dẫn tạo hình cung cấp kỹ năng tạo hình cho học sinh: đường nét, hình khối, màu sắc… để các em thể hiện cảm xúc, ý nghĩ của mình. Mặc khác hoạt động tạo hình giúp cho các em phát triển năng lực tri giác, tư duy tưởng tượng, sáng tạo nhằm phát triển trí tuệ, giáo dục tính kiên trì, tính thẩm mỹ và hình thành nhân cách cho học sinh.
- Hoạt động tạo hình ở nhà trường tiểu học có quan hệ với các môn học khác như Toán, Tiếng việt, Tự nhiên và Xã hội… những hoạt đông này có quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau
- Ngoài ra nếu giáo viên biết vận dụng hướng dẫn hoạt động tạo hình tích hợp vào dạy học các môn học một cách thích hợp và khoa học sẽ đem lại hiệu quả dạy và học đáp ứng yêu cầu đổi mới và sáng tạo trong dạy học nói chung
2. Phương pháp hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình:
Phương pháp dạy học phải phù hợp với đối tượng, phù hợp với đặc thù khoa học bộ môn. Hướng dẫn hoạt động tạo hình cho học sinh tiểu học cần phải tạo được hứng thú, yêu thích, không gò ép, thoải mái, có như thế các em mới dễ tiếp thu và dễ tạo ra sản phẩm có tính sáng tạo.
Có các phương pháp sau:
2.1 . Phương pháp trực quan
- Phương pháp trực quan được thể hiện qua cách giáo viên trình bày nội dung kiến thức bài học qua sử dụng đồ vật thật, vật mẫu, biểu bảng, đồ họa, tranh ảnh.. Nhằm giúp học sinh hiểu bài dễ dàng, ngoài ra còn cung cấp thêm về các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Khi sử dụng phương pháp trực quan giáo viên cần chú ý trình bày đồ dùng dạy học phải khoa học, đúng lúc, phù hợp với nội dung bài học
2.3. Phương pháp sử dụng lời nói:
- Phương pháp dùng lời được thể hiện qua những câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh để tác động đúng lúc nhằm động viên, kích thích hoạt động lĩnh hội kiến thức.
-Câu hỏi phải có tính hệ thống, ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu. Đàm thoại không nên kéo dài quá 5 phút vì đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học và đặc thù trong hướng dẫn tạo hình lấy thực hành là chủ yếu.
2.3. Phương pháp thực hành:
- Phương pháp dạy thực hành là nhóm phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để tìm tòi kiến thức mới hay vận dụng những điều đã học vào thực tiễn vừa để củng cố tri thức vừa tạo nên hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo thực hành.
- Phương pháp thực hành là phương pháp chủ đạo chiếm phần lớn thời gian trong tiết hướng dẫn tạo hình. Qua luyện tập thực hành các em nảy sinh nhiều điều mới mẻ, dần dần hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho các em.
2.4. Phương pháp trò chơi:
- Sử dụng trò chơi trong hoạt động tạo hình là phương pháp có hiệu quả vì nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh, đem lại sự hấp dẫn, ham thích của trẻ đối với hoạt động tạo hình.
- Những trò chơi trong hướng dẫn hoạt động tạo hình phải là trò chơi học tập, tránh mất thời gian, vì phải ưu tiên thời gian cho các em thực hành.
- Sự phối hợp giờ học và trò chơi có tác dụng tốt, phát triển lòng yêu thích đối với hoạt động tạo hình đem lại hiệu quả dạy – học.

Tất cả các phương pháp dạy học trên trong quá trình dạy học kết hợp với nhau, tác động qua lại với nhau giúp học sinh lĩnh hội tốt kiến thức, gây được hứng thú qua hoạt động tạo hình và phát triển khả năng sáng tạo của các em.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phú Quốc
Dung lượng: 26,16MB| Lượt tài: 5
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)