Chuyen de phuong phap day hoc va ren ky nang o kieu bai thuc hanh mon dia li 8

Chia sẻ bởi Phạm Thị Ánh Nguyệt | Ngày 24/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: chuyen de phuong phap day hoc va ren ky nang o kieu bai thuc hanh mon dia li 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

TrườNG THCS đồng xuân!
nhóm : địa lí
Phòng GD & đT Thị xã Phúc Yên
Trường THCS Đồng Xuân
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
đến dự chuyên đề Địa Lý
GV: Phạm Thị ánh Nguyệt
Chuyên Đề:
phương pháp dạy học và rèn kỹ năng
ở kiểu bài thực hành
trong chương trình địa lí 8 .
Phương pháp dạy học và rèn kỹ năng ở kiểu bài thực hành trong chương trình địa lý lớp 8
Năm học 2010-2011, là năm tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình phổ thông. Cụ thể là đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá.... Xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức bởi vì đổi mới phương pháp giảng dạy là trọng tâm của đổi mới giáo dục. Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học, nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực độc lập sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin hứng thú học tập cho học sinh.
A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn chuyên đề :
1.Lý do khách quan:
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

A. Đặt vấn đề
Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh, việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thực hành Địa lí và các bài tập Địa lí.
Dạy bài thực hành không phải là mới với giáo viên dạy Địa lí. Nhưng để dạy một bài thực hành thành công, phát huy được vai trò chủ động sáng tạo tích cực của học sinh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Là những giáo viên đứng lớp trực tiếp tham gia giảng dạy môn Địa lí 8, chúng tôi luôn trăn trở trước mỗi bài dạy thực hành làm thế nào để rèn kĩ năng đọc- chỉ bản đồ- phân tích các đối tượng địa lí cho học sinh. Chúng tôi mạnh dạn chọn chuyên đề: "Phương pháp dạy học và rèn kĩ năng ở kiểu bài thực hành môn Địa lí 8". Chúng tôi mong muốn được cùng trao đổi với các đồng chí để tìm ra biện pháp dạy tốt nhất cho kiểu bài này.
2. Lý do chủ quan
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
A. Đặt vấn đề
II. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu:
1. Phạm vi, đối tương nghiên cứu :
-Phạm vi: chương trình Địa lí lớp 8
-Đối tượng: Các bài thực hành trong chương trình Địa lí lớp 8.
2.Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề xây dựng nhằm trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy , nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí 8
Iii. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Phương pháp dạy học và rèn kĩ năng ở kiểu bài thực hành môn Địa lý 8.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Xác định kiểu bài thực hành.
- Xác định ra phương pháp dạy - học thích hợp với từng kiểu bài thực hành.
- Hướng dẫn học sinh thực hành.
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề:
1. Cơ sở lý luận:
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển". Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.
Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải "Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề".
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề:
1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải "Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh".
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Địa lí trong nhà trường nói chung và môn Địa lí lớp 8 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề:
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để hình thành kiến thức mới trên cơ sở phát triển tư duy tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Những phương pháp thường được sử dụng trong dạy học địa lý là sử dụng lược đồ, bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu...cho học sinh phân tích, tìm tòi, khám phá từ đó rút ra nhận xét về những gì mà bản thân mỗi học sinh khám phá được.
ở đây bản đồ biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, bảng số liệu... được xem là phương tiện trực quan giúp học sinh tìm tòi, khám phá và lĩnh hội kiến thức. ở hình thức này giáo viên tạo điều kiện cho học sinh là rèn luyện được kỹ năng đọc, phân tích, so sánh và tự rút ra những kiến thức cơ bản, trọng tâm có trong các phương tiện trên. Đặc biệt trong một tiết thực hành phảI làm sao tăng tính hành dụng, giảm tính hàn lâm.

1. Cơ sở lý luận:
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề:
1. Cơ sở lý luận:
Môn Địa lí 8 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, kinh tế , dân cư các khu vực cư châu á và phần địa lí tự nhiên VIệt Nam; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn , giúp cho học sinh bước đầu vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Vì vậy, việc GV vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học ,và rèn luyện những kỹ năng địa lí ở kiểu bài thực hành cho HS là rất cần thiết cho việc học tập, đồng thời cũng giúp các em chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở lớp trên.
- Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng của một bài tập, bài thực hành thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu, mục đích của bài tập là gì. Đây là phần không những rèn luyện kĩ năng kiến thức mà còn củng cố những kiến thức đã học ở trong bài, từ đó học sinh xây dựng được các mối liên hệ Địa lí.
- Hầu hết giáo viên biết vận dụng sáng tạo, khoa học các kĩ năng rèn luyện cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã phát huy được tính tư duy độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học và rèn luyện tốt kĩ năng cho các em.
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề:
1. Cơ sở lý luận:
2. Cơ sở thực tiễn :
a.Về giáo viên:
Có thể nói trong những năm gần đây, việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học. Đại đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu thấu đáo tinh thần đổi mới phương pháp. Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện các giờ lên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhàm chán. Đặc biệt là các tiết thực hành.
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề:
1. Cơ sở lý luận:
2. Cơ sở thực tiễn :
a.Về giáo viên:
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
1. Cơ sở lý luận
2.Cơ sở thực tiễn:
b. Về học sinh
Trên thực tế, học sinh lớp 8 phần lớn đều chưa thạo kỹ năng quan trọng này. Thường học sinh lúng túng trong cách đọc, phân tích, nhận xét.. bản đồ,biểu đồ, bảngsố liệu...; hoặc học sinh rất kém trong việc phân tích biểu đồ dựa trên các bảng số liệu có sẵn.
Kết quả khảo sát khi có nội dung về đọc và phân tích biểu đồ thường đạt kết quả thấp cụ thể:
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I. Cơ sở khoa học của chuyên đề:

1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
b. Về học sinh
Từ những lí do trên chính là thực trạng cần giải quyết, tháo gỡ. Giải quyết tháo gỡ được nó nhất định chất lượng dạy và học môn Địa lí ngày càng được nâng cao.
Trong chuyên đề này, nhóm Địa lý trường THCS Đồng Xuân mạnh dạn chọn chuyên đề: " Phương pháp dạy học và rèn kĩ năng ở kiểu bài thực hành môn Địa lý 8" ( Đây là một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề cụ thể mà chúng tôi đã áp dụng thành công trong các tiết dạy thực hành Địa lí 8 những năm vừa qua.)
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
Cơ sở khoa học của chuyên đề:
Nội dung của chuyên đề :
- Chương trình Địa lí 8 gồm 52 tiết/ 35 tuần. Trong đó số tiết thực hành: 8 tiết (chiếm gần 1/7 chương trình). Vị trí của các tiết thực hành được bố trí sau mỗi phần hoặc sau mỗi chương.
-Các bài thực hành giúp Hs:
+ củng cố lại kiến thức đã học trong từng phần, từng chương.
+ Rèn luyện các kĩ năng: quan sát, phân tích, nhận xét..tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu,..;biết sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày một số hiện tượng sự vật địa lí.
+ Biết liên hệ và giải thích một số hiện tượng địa lí ở địa phương , nơi mình đang sinh sống.


1/ khái quát:
a, Vai trò của bài thực hành:
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
1/ khái quát:
b.Các loại, kiểu bài thực hành:
*Loại 1: Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ:
- Kiểu bài thực hành : phân tích lược đồ tự nhiên, dân cư, xã hội châu á.
- Kiểu bài thực hành: nhận biết một số quốc gia của châu lục.
- Kiểu bài thực hành: đọc bản đồ vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Việt Nam.
- Kiểu bài thực hành: đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp VN.
*Loại 2: Vẽ và nhận xét biểu đồ:
- Kiểu bài thực hành: vẽ biểu đồ, nhận xét mối quan hệ giữa khí hậu và thủy văn Việt Nam.


Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
1/ khái quát:
c. Yêu cầu kĩ năng Địa lí 8:
*Học kì I:
- Nhận biết và nắm được trình tự phân tích lược đồ phân bố khí áp và các hướng gió chính, mật độ dân số và các thành phố lớn của châu á.
- Nhận biết và nắm được trình tự đọc lược đồ , thấy được mối quan hệ giữa
thành phần tự nhiên, dân cư, xã hội trên lược đồ.
- Biết cách quan sát, nhận xét các đối tượng địa lí sơ bộ ban đầu trên lược đồ.
*Học kì II:
- Đọc , nhận biết các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ và lát cắt địa lí môt cách thành thạo.
- Biết dựa vào bản đồ, lược đồ, lát cắt để phân tích tìm ra những kiến thức cơ bản của bài.


Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.


B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
1/ khái quát:
c. Yêu cầu kĩ năng Địa lí 8:
*Học kì II:
- Dựa vào bảng số liệu HS biết vẽ biểu đồ phù hợp -> nhận xét -> vận dụng kiến
thức lí thuyết để giải thích.
2.Các bước day- học một bài thực hành:
*Bước 1: Xác định kiểu bài thực hành.
*Bước 2: Xác định nội dung bài thực hành,đề ra phương pháp dạy học phù hợp.
*Bước 3: Tổ chức hướng dẫn HS thực hành.
*Bước 4: GV tổng kết, đánh giá kết quả thực hành (nhận xét , đánh giá kết quả , biểu dương cho điểm, HS làm tốt, nhóm làm tốt.)

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
1/ khái quát:
2.Các bước day- học một bài thực hành:
*Lưu ý: - Trước khi vào thực hành giáo viên cho HS nắm được những yêu cầu về nội dung, kĩ năng sẽ được rèn luyện trong tiết học.
- HS phải chuẩn bị những kiến thức có liên quan đến bài thực hành.
*Ví dụ: ở tiết 6- bài 6: "Thực hành: Đọc , phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn châu á ".
- Về kiến thức: HS cần:
+ Biết đặc điểm dân cư châu á : nơI đông dân và nơi thưa dân.
+ Biết vị trí các thành phố lớn của châu á.
+ biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư và các thành phố lớn của châu á.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.


B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
1/ khái quát:
2.Các bước day- học một bài thực hành:
Về kĩ năng: Hs cần :
+ Nhận biết cách biểu hiện mật độ dân số, vị trí các thành phố lớn trên lược đồ.
+Đọc khai thác thông tin về mật độ dân số, vị trí các thành phố lớn của châu á trên lược đồ.
+Tính , nhận xét sự gia tăng dân số đô thị của châu á.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
1.Loại bài : Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ:
Đối với lọa bài này, Gv phảI tổ chức hướng dẫn hS theo trình tự: từ chỗ HS chưa biết làm -> làm được -> làm thành thạo -> tự viết báo cáo, tự nhận định mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của mọt châu lục, một quốc gia, hay một địa phương.









Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
1.Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ:
* Cụ thể:
a, Đối với kiểu bài thực hành đọc và phân tích lược đồ về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu á:
a1,Xác định yêu cầu về nội dung và về kĩ năng cần đạt.
Ví dụ: Tiết 4- Bài 4: Thực hành phân tích hoàn lưu gió mùa châu á
+ Qua lược đồ hiểu được nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió (gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông) của khu vực gió mùa châu á.
+Làm quen với lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính của châu á.
+ Rèn kĩ năng đọc , phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió chính trên lượcđồ
+Phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
a, Đối với kiểu bài thực hành đọc và phân tích lược đồ về đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội châu á:
a2:,Xác định phương pháp dạy:
Bước 1: + Vấn đáp kiểm tra kiến thức có liên quan đến trung tâm áp cao và áp thấp, hướng gió chính về mùa hạ, mùa đông.
+ Đọc tên lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa hạ, mùa đông ở khu vực gió mùa châu á.
+ Đọc ước chú lược đồ để học sinh hiểu được nội dung thể hiện trên lược đồ.
-Bước 2: Chia nhóm thảo luận phân tích lược đồ dưới sự hướng dẫn của giáo viên( GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm- hướng dẫn Hs phân tích lược đồ).
-Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp -> Hs nhóm khác nhận xét,bổ sung, GV giúp Hs tìm ra kiến thức chuẩn.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
1.Loại bài: Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ:

b.Đối với kiểu bài thực hành tìm hiểu một châu lục, một quốc gia hay một địa phương:
b1, Xác định yêu cầu về nội dung và về kĩ năng cần đạt:

Ví dụ: Tiết 22- Bài 18: Thực hành tìm hiểu Lào và Cam-pu-chia

+ Qua lược đồ các nước Đông Nam á, bản đồ Lào, Campuchia HS nhận biết được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của 2 quốc gia Lào vàCampuchia.

+Phân tích mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên với dân cư ,xã hội và nền kinh tế của 2 quốc gia này.

+ So sánh đặc điểm tự nhiên, xã hội giữa 2 quốc gia.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
b.Đối với kiểu bài thực hành tìm hiểu 1châu lục, một quốc gia,một địa phương:
b2, Xác định phương pháp dạy:
- Bước 1: + Vấn đáp kiểm tra kiến thức đã học về các nước Đồg Nam á, kiến thức có liên quan đến vị trí địa lí của Lào và Campuchia.
+ Đọc tên lược đồ hay bản đồ Lào, Campuchia.
+ Hướng dẫn HS quan sát lược đồ (bản đồ). Đọc ước chú lược đồ để học sinh hiểu được nội dung thể hiện trên lược đồ.
- Bước 2: - Chia nhóm thảo luận nội dung: điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của từng quốc gia.
Bước 3: -Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp -> Hs nhóm khác nhận xét,bổ sung, GV giúp hs tìm ra kiến thức chuẩn.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
1.Loại bài: Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ:
2.Loại bài: Vẽ và nhận xét biểu đồ: Gồm 3 bước
*Bước 1: Phân tích bảng số liệu:
- Đọc tiêu đề của bảng số liệu, đọc đề mục của các cột, đơn vị và thời điểm đI kèm với các số liệu và các phần chú thích.
- Tìm ra mối quân hệ giữa các số liệu, so sánh đối chiếu chúng.
- Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý đến những số liệu mang tính đột biến (tăng, giảm).
- Có thể chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.
*Bước 2: Vẽ biểu đồ:
- Chọn biểu đồ thích hợp .
- Chia tỉ lệ phù hợp, chính xác.
- Xây dựng ước hiệu cho biểu đồ.
- Xây dựng bảng chú giải cho biểu đồ.
- Xác định tên biểu đồ.
*Bước 3: Nhận xét và giảI thích:
- Hs dựa vào biểu đồ nhận xét.
- Hs dựa vào kiến thức đã học , nhữn hiểu biết của bản thân để giải thích.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
1.Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ:
2.Vẽ và nhận xét biểu đồ:
VD:Tiết 41 - Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam

*Bước 1: Phân tích bảng số liệu:
- Đọc tiêu đề: Bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng(m3/ s) theo tháng trong năm ở lưu vực sông Hồng, ở lưu vực sông Gianh.
- Tìm ra mối quan hệ giữa lượng mưa và lưu lương nước sông, so sánh đối chiếu chúng.
- Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình( về lượng mưa, lưu lượng). Đặc biệt chú ý đến những số liệu mang tính đột biến (tháng mưa nhiều, tháng lũ lớn - đỉnh lũ).
*Bước 2: Vẽ biểu đồ:
- Chọn biểu đồ thích hợp: Biểu đồ kết hợp cột và đường( Có thể vẽ trên cùng 1 biểu đồ, hoặc 2 biểu đồ riêng biệt thể hiện 2 lưu vực sông) .
+ Trục tung: - bên phải: lưu lượng (m3/s).
- bên trái: lượng mưa (mm).
+ Trục hoành: 12 tháng trong năm.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.
B. GiảI quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của chuyên đề:
II/ Nội dung của chuyên đề :
III/ Phương pháp hướng dẫn thực hành:
1.Đọc, phân tích bản đồ, lược đồ:
2.Vẽ và nhận xét biểu đồ:
*Bước 1: Phân tích bảng số liệu:
*Bước 2: Vẽ biểu đồ:
Xây dựng ước hiệu và bảng chú giải cho biểu đồ:
+ Cột (màu xanh): Lượng mưa.
+ Đường (màu đỏ): Lưu lượng.
- Xác định tên biểu đồ: Biểu đồlượng mưa và lưu lượng ở lưu vực sông Hồng
( sông Gianh).
- Hs ghép các biểu đồ dã vẽ lên bản đồ các lưu vực sông cho phù hợp với vị trí.
*Bước 3: Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét: + Xác định mùa mưa và mùa lũ.
+ Nhận xét quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông.
- Giải thích: Sự khác biệt mùa mưa và mùa lũ ở 2 lưu vực sông ( Tại sao mùa lũ không hoàn toàn trùng với mùa mưa?)

=> Hs báo cáo kết quả, nhận xét , bổ sung , sủa chũa (nếu có) => Gv giúp Hs tìm ra kiến thức chuẩn.

Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

IV. Kết quả đạt được

Với Phương pháp dạy học và rèn kĩ năng ở kiểu bài thực hành môn Địa lý 8 như đã trình bày ở trên. Chúng tôi đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Trong các giờ thực hành, học sinh tự giác tìm tòi kiến thức được thể hiện trên bản đồ, biểu đồ, lược đồ với sự định hướng của giáo viên. Các tiết học trở nên sôi nổi tránh được sự nhàm chán, học sinh tích cực hơn trong học tập. Đại bộ phận học sinh đã có những kỹ năng cơ bản về đọc và phân tích bản đồ, biểu đồ ,lược đồ .
Kết quả kiểm tra kỹ năng đọc và phân tích bản đồ,lược đồ biểu đồ đã có sự chuyển biến so với ban đầu.
* Cụ thể :
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.


C. Bài học kinh nghiệm
Quá trình hướng dẫn học sinh phương pháp và rèn kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ bản đồ, lược đồ .... , nhúm Địa lí chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Đối với giáo viên.
Phải có sự đầu tư về: Nội dung bài dạy, chuẩn bị đầy đủ các bản đồ, biểu đồ lược đồ đẹp, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, phù hợp với bài dạy.
- Trong dạy học phải chú trọng củng cố và rèn luyện kỹ năng cho học sinh về đọc, phân tích, nhận xét, giải thích ....
Phải chú ý đến tất cả các đối tượng trong lớp học. Tránh tình trạng chỉ chú ý đến hoạt động của một bộ phận nhỏ học sinh khá, giỏi mà lãng quên các đối tượng khác.
- Cần chú ý cho các đối tượng trung bình và yếu được phát biểu ý kiến của mình. Còn các đối tượng khá, giỏi chỉ gọi bổ sung và hoàn thiện kiến thức khi cần thiết.
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

C. Bài học kinh nghiệm
2. Đối với học sinh
- Phải có đầy đủ phương tiện học tập, sách giáo khoa, vở bài tập,... và các nội dung liên quan đến bài học.
- Phải chủ động, tích cực, tự giác trong học tập.
- Nắm chắc phương pháp đọc và phân tích biểu đồ theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Biết hợp tác nhóm , tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhau để cùng nhau tìm ra kiến thức mới.
- Mạnh dạn trong giao tiếp, có khả năng trình bày trước tập thể.
Chuyên đề : phương pháp day học và rèn kĩ năng
ở kiểu bài thực hành địa lý 8.

D. kết luận
Như vậy, dạy môn Địa lí không chỉ cung cấp thông tin một chiều mà phải biết phối hợp, sử dụng nhiều phương pháp, nhiều con đường để cho học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua thực tế giảng dạy và kết quả thu được, nhóm Địa lí chúng tôi thấy việc rèn luyện cho học sinh đọc , phân tích lược đồ ,bản đồ , biểu đồ...thực sự rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình giảng dạy môn Địa lí. HS có kỹ năng trên là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn và chất lượng học tập của học sinh.
Mong rằng với những suy nghĩ của chúng tôi nói trên sẽ được sự đóng góp ý kiến chân thành của các đồng nghiệp để kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lí cho những năm học tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!
Gv: Ph?m Th? ỏnh Ngu?t
Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Ánh Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)