Chuyen de nhan biet chat
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền |
Ngày 17/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: chuyen de nhan biet chat thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Nhận biết-Tách riêng - Điều chế chất
A- Nhận biết các chất:
Có nhiều phương pháp nhận biết: Phương pháp vật lí, sinh học, hoá lí, hoá học... Với chương trình phổ thông, để nhận biết các chất (nguyên tố, hợp chất, ion) chủ yếu dùng phương pháp hoá học.
I-Nguyên tắc của phương pháp hoá học:
Dựa vào các phản ứng đặc trưng, nghĩa là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan chúng ta có thể cảm thụ được.
Ví dụ: Bằng mắt, ta biết được các phản ứng tạo thành kết tủa, thoát bọt khí, hoà tan, tạo màu, đổi hoặc mất màu.
Bằng mũi ta nhận biết được các phản ứng tạo thành các khí có mùi đặc biệt như NH3 (mùi khai), H2S (mùi trứng thối), SO2 (mùi xốc), axit axetic (mùi giấm), este (mùi thơm)...
Đối với các chất khí thì phản ứng cháy và phản ứng ngưng tự hơi nước cũng là phản ứng đặc trưng.
( Chú ý: Không dùng các phản ứng không đặc trưng để nhận biết. Ví dụ dùng dung dịch NaOH để nhận biết dung dịch HCl và ngược lại, vì mặc dầu phản ứng có xảy ra nhưng ta không quan sát được.
II- Các khái niệm:
+Thuốc thử chọn để nhận biết:
Các hoá chất dùng để phản ứng với chất phân tích được gọi là các thuốc thử (kể cả nước, quì tím, phenoltalein). Trong các bài tập về nhận biết có thể cho dùng thuốc thử không hạn chế, hạn chế hoặc không dùng thuốc thử (trong trường hợp này bản thân các chất cần nhận biết đóng vai trò là thuốc thử).
+ Nhận biết chất riêng rẽ (các hoá chất cần nhận biết chứa trong các lọ riêng biệt) và nhận biết chất trong hỗn hợp (các chất cần nhận biết chứa trong cùng dung dịch hoặc cùng hỗn hợp rắn, bột).
Nhận biết hỗn hợp khó hơn, vì ta nhận biết một chất nào đó thì phải xem các chất khác có phản ứng tương tự không hoặc gây ra phản ứng khác làm cản trở phản ứng đặc trưng của chất cần nhận biết.
III- Các bước giải:
Bước 1: Phân tích, nhận xét.
- Xác định loại chất, loại chức cho từng chất.
- Xác định thuốc thử, phản ứng đặc trưng cho từng loại chất và từng chất.
- So sánh thí nghiệm cần tiến hành với thuốc thử, xác định một trình tự tiến hành để tìm các chất theo một trình tự đúng đắn, ngắn gọn, hợp lí.
Bước 2: Trình bày lời giải. Cần nêu rõ được các ý sau:
- Cách thức tiến hành thí nghiệm.
- Chọn thuốc thử.
- Hiện tượng quan sát được.
- Kết luận nhận biết được chất nào.
-Viết phương trình phản ứng giải thích.
IV- Phân loại các bài tập nhận biết
Có nhiều cách phân loại:
- Theo thuốc thử đem sử dụng: Dùng thuốc thử không hạn chế, hạn chế hoặc không dùng thuốc thử.
- Nhận biết chất riêng rẽ và nhận biết chất trong hỗn hợp.
1-Nhận biết thành phần của một chất hay một chất cho biết.
Việc kiểm tra chất đã được biết trước thành phần có thể được thực hiện theo các bước sau:
-
A- Nhận biết các chất:
Có nhiều phương pháp nhận biết: Phương pháp vật lí, sinh học, hoá lí, hoá học... Với chương trình phổ thông, để nhận biết các chất (nguyên tố, hợp chất, ion) chủ yếu dùng phương pháp hoá học.
I-Nguyên tắc của phương pháp hoá học:
Dựa vào các phản ứng đặc trưng, nghĩa là những phản ứng gây ra các hiện tượng bên ngoài mà giác quan chúng ta có thể cảm thụ được.
Ví dụ: Bằng mắt, ta biết được các phản ứng tạo thành kết tủa, thoát bọt khí, hoà tan, tạo màu, đổi hoặc mất màu.
Bằng mũi ta nhận biết được các phản ứng tạo thành các khí có mùi đặc biệt như NH3 (mùi khai), H2S (mùi trứng thối), SO2 (mùi xốc), axit axetic (mùi giấm), este (mùi thơm)...
Đối với các chất khí thì phản ứng cháy và phản ứng ngưng tự hơi nước cũng là phản ứng đặc trưng.
( Chú ý: Không dùng các phản ứng không đặc trưng để nhận biết. Ví dụ dùng dung dịch NaOH để nhận biết dung dịch HCl và ngược lại, vì mặc dầu phản ứng có xảy ra nhưng ta không quan sát được.
II- Các khái niệm:
+Thuốc thử chọn để nhận biết:
Các hoá chất dùng để phản ứng với chất phân tích được gọi là các thuốc thử (kể cả nước, quì tím, phenoltalein). Trong các bài tập về nhận biết có thể cho dùng thuốc thử không hạn chế, hạn chế hoặc không dùng thuốc thử (trong trường hợp này bản thân các chất cần nhận biết đóng vai trò là thuốc thử).
+ Nhận biết chất riêng rẽ (các hoá chất cần nhận biết chứa trong các lọ riêng biệt) và nhận biết chất trong hỗn hợp (các chất cần nhận biết chứa trong cùng dung dịch hoặc cùng hỗn hợp rắn, bột).
Nhận biết hỗn hợp khó hơn, vì ta nhận biết một chất nào đó thì phải xem các chất khác có phản ứng tương tự không hoặc gây ra phản ứng khác làm cản trở phản ứng đặc trưng của chất cần nhận biết.
III- Các bước giải:
Bước 1: Phân tích, nhận xét.
- Xác định loại chất, loại chức cho từng chất.
- Xác định thuốc thử, phản ứng đặc trưng cho từng loại chất và từng chất.
- So sánh thí nghiệm cần tiến hành với thuốc thử, xác định một trình tự tiến hành để tìm các chất theo một trình tự đúng đắn, ngắn gọn, hợp lí.
Bước 2: Trình bày lời giải. Cần nêu rõ được các ý sau:
- Cách thức tiến hành thí nghiệm.
- Chọn thuốc thử.
- Hiện tượng quan sát được.
- Kết luận nhận biết được chất nào.
-Viết phương trình phản ứng giải thích.
IV- Phân loại các bài tập nhận biết
Có nhiều cách phân loại:
- Theo thuốc thử đem sử dụng: Dùng thuốc thử không hạn chế, hạn chế hoặc không dùng thuốc thử.
- Nhận biết chất riêng rẽ và nhận biết chất trong hỗn hợp.
1-Nhận biết thành phần của một chất hay một chất cho biết.
Việc kiểm tra chất đã được biết trước thành phần có thể được thực hiện theo các bước sau:
-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: 106,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)