Chuyên đề Môn Địa lí - Lớp 4
Chia sẻ bởi Phạm Thị Phong |
Ngày 12/10/2018 |
48
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Môn Địa lí - Lớp 4 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề :GIÚP HỌC SINH KHAI THÁC KIẾN THỨC
TỪ BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ) VÀ BẢNG SỐ LIỆU Ở MÔN ĐỊA LÍ.
Người thực hiện: Phạm Thị Phong
CHUYÊN ĐỀ
Khi dạy môn Địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ và phân tích bảng số liệu thì học sinh lớp 4 luôn gặp khó khăn. từ đó ở mỗi tiết dạy luôn ảnh hưởng đến thời gian và học sinh học không hiệu quả.
Trên tinh thần ĐMPP thì bản đồ, lược đồ , bảng số liệu nói riêng, các thiết bị đồ dùng dạy học nói chung, không chỉ là dụng cụ trực quan mô tả một cách hình ảnh các kiến thức GV cần truyền đạt, mà qua đó phải giúp cho HS có một thói quen tư duy, khai thác kiến thức ẩn chứa bên trong của nó nữa.
Để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi nghiên cứu tài liệu và bằng kinh nghiệm thực tế giảng dạy, đã rút ra được cách giúp cho học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu qua các bài học ở môn địa lí lớp 4.
I/ Lí do chọn đề tài:
-Trong thực tế giảng dạy môn địa lí ở thời gian qua, tuy đã có nhiều chuyên đề được triển khai để hướng dẫn việc sử dụng ĐDDH nói chung, nhưng khi bước vào thực tế dạy học thì không ít GV còn xem nhẹ việc khai thác kiến thức ẩn chứa bên trong từng ĐDDH mà chỉ nhằm mục đích đơn thuần là mô tả kiến thức. Từ đó HS cũng không có thói quen nhìn thật sâu sắc các TB-ĐDDH, không mảy may có chút gì là tư duy khi tiếp xúc hoặc khi sử dụng.
-Một mặt cũng do điều kiện khan hiếm thông tin, ít tiếp cận, cập nhật thông tin, … nên dường như vốn am hiểu về các tư liệu thực tế cũng rất hạn hẹp, từ đó GV không dám đi sâu khai thác kiến thức trong mỗi TB-ĐDDH nói chung và bản đồ, lược đồ nói riêng.
II/ Thực trạng vấn đề:
-Bên cạnh đó, trong điều kiện khó khăn của nhà trường, việc trang bị các phương tiện dạy học nói chung, các thiết bị sử dụng công nghệ thông tin hiện đại nói riêng còn khá chậm so với nhiều nơi trong địa bàn (Ví dụ: khi cần phóng to một tranh ảnh để phục vụ cho bài học thì phải cần có máy ảnh kĩ thuật số hoặc máy Scane, … đối với trường ta chỉ mới được trang bị máy ảnh kĩ thuật số mới đây thôi)
Đứng trước thực trạng đó, trong điều kiện cho phép cũng như trong phạm vi đề tài, bản thân tôi đầu tư một số phương pháp nhằm tháo gỡ phần nào trong việc “Giúp HS khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ và bảng số liệu ở môn Địa lí”
*Để khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ) thì GV và HS cần phải có một số điều kiện sau:
-Xác định được kiến thức mà HS cần nắm được qua bản đồ (lược đồ) sao cho phù hợp để HS có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học , rồi tự phát hiện ra kiến thức mới.
-Soạn hệ thống câu hỏi dựa trên bản đồ (lược đồ) và theo trình độ HS để dẫn dắt các em khám phá kiến thức. Các câu hỏi nên thể hiện dưới nhiều hình thức như tự luận, hoặc trắc nghiệm đúng sai, hoặc câu với nhiều hình thức lựa chọn, hoặc dạng điền khuyết, ….
III/.Giải quyết vấn đề:
+Về Giáo viên
-Các em phải nắm vững kiến thức ở các bài học đầu tiên trong chương trình là “Làm quen với bản đồ” như:
+Xác định phương hướng trên bản đồ, nắm được các ki hiệu trong phần chú giải, đọc và hiểu được các kí hiệu trên bản đồ đó.
+Giúp học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ (lược đồ)
+Giáo viên hướng dẫn các em thực hiện được các bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
+Về học sinh:
Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua bản đồ như sau:
a/ Nhận biết vị trí của Tây Nguyên.
Hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh làm việc với bản đồ
Cho học sinh quan sát lược đồ Tây Nguyên- trang 82
VD1: Đánh dấu x vào ô trống sau ý đúng:
Tây Nguyên nằm ở phía nào của dãy Trường Sơn
*Minh hoạ: Bài 5 “Tây nguyên”
VD 2 : Điền tên các cao nguyên vào bảng sau theo hướng từ Bắc xuống Nam?
b/ Nêu được tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
a/Nhận biết vị trí của dải đồng bằng duyên hải miền Trung bằng cách xem lược đồ và trả lời:
VD 1: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung giáp với những lảnh thổ nào?
Đông giáp: ………………..
Tây giáp ………………………
Nam giáp …………………………..
Bắc giáp …………………………
b/ Nêu được tên các ĐBDHMT theo thứ tự từ Bắc vào Nam:
*Minh hoạ: Bài 24 “Dải đồng bằng duyên hải miền Trung”
VD 2: Điền tên các ĐBDHMT theo thứ tự từ Bắc vào Nam:
b/ Nêu được tên các ĐBDHMT theo thứ tự từ Bắc vào Nam
-Xác định kiến thức trong bài mà HS cần nắm qua bảng số liệu.
- Dựa vào bảng số liệu, soạn hệ thống câu hỏi phù hợp trình độ của lớp để khai thác kiến thức ẩn chứa trong bảng. Đặc biệt GV phải có câu hỏi về nhận định, so sánh các số liệu để huy động tầm nhìn bao quát bảng số liệu của HS hơn. Các câu hỏi cũng thật đa dạng về hình thức như tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, …
-Hướng dẫn các em thực hiện được các bước sau:
+Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
+Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
+Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa của đơn vị và thời điểm đi kèm với số liệu ở từng cột.
+Bước 4: Đối chiếu số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để nhận xét.
2/ Giúp HS khai thác từ bảng số liệu:
a/ Giáo viên:
+Kiến thức trong bài này HS cần nắm được qua bảng số liệu: Đọc được diện tíc và dân số của các thành phố có trong bảng, qua đó có nhận định và so sánh với TPHCM.
+Hệ thống câu hỏi gợi ý để giúp HS làm việc với bảng số liệu:
1)Đọc tên các cột có trong bảng.
2)Các cột trong bảng được xác định cho thời điểm nào và được biểu thị theo đơn vị nào?
3)Năm 3003, TPHCM có diện tích, dân số là bao nhiêu?
4)Quan sát cả bảng số liệu, có nhận định gì về diện tích và dân số của TPHCM so với các thành phố có trong bảng?
*Ví dụ minh hoạ: bài “Thành phố Hồ Chí Minh”
Việc rèn cho học sinh lớp 4 có một số kĩ năng sử dụng bản đồ (lược đồ) và kĩ năng phân tích bảng số liệu là nhiệm vụ của mỗi GV đứng lớp. Tuy nhiên hiệu quả việc khai thác kĩ năng cũng như tư duy của học sinh qua thực dạy còn phụ thuộc nhiều ở khả năng và tâm huyết của từng GV. Trãi qua thời gian thực dạy, bản thân tôi đã nắm bắt được đặc điểm tâm lí của các em HS, biết được các điểm yếu của từng em, …
IV/Kết luận:
Nên bằng kinh nghiệm, tôi thấy cách tổ chức dạy học, cách đầu tư hệ thống câu hỏi phù hợp, sát thực như đã nêu ở chuyên đề đã thu hút được sự tập trung, kích thích sự tò mò, khai thác được tính tư duy tích cực của các em rất cao. Đồng thời việc xác định đúng mục đích làm việc với TB-ĐDDH nói chung, với tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu nói riêng, sẽ giúp cho GV định hướng đúng được nhiệm vụ dạy học và làm việc với TB-ĐDDH đó. Từ đó mới có thể tập trung khai thác tốt kiến thức cần truyền đạt ở HS hơn. Đây cũng là một trong những giải pháp thực hiện tốt việc ĐMPP mà ngành đẫ đề ra.
Hơn nữa việc xác định được mục đích làm việc với TB-ĐDDH cũng sẽ giup cho GV đứng lớp thấy rõ hơn nhiệm vụ của mình, từ đó cần phải đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi nguồn kiến thức, tư liệu đáp ứng được yêu cầu tiết dạy hơn.
Trên đây chỉ là một số việc làm mà bản thân đã thực hiện và cảm thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, để các tiết dạy có sử dụng TB-ĐDDH cũng như có sử dụng bản đồ, lược đồ và bảng số liệu đạt hiệu quả như mong muốn của tất cả chúng ta thì tôi nghĩ các nội dung trên đây vẫn chưa đáp ứng được nhiều. Rất mong các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung nhi
Xin chân thành cảm ơn.
Chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Phong
Dung lượng: 445,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)