Chuyên đề LTVC khối 2

Chia sẻ bởi Dương Thuyết Giang | Ngày 12/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề LTVC khối 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng Quý thầy cô !
Người thuyết trình: Nguyễn Thị Hạnh
RÈN KỸ NĂNG VỀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 2
THÔNG QUA CÁC BÀI TẬP CỦA MÔN LUYỆN TỪ CÂU
- Phân môn LTVC là một môn học khá mới mẻ đối với học sinh lớp 2, nhưng nó là nền tảng ngữ pháp cho những lớp kế tiếp. Môn học này, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu( Nói , viết), kỹ năng đọc cho học sinh.
Theo yêu cầu phân môn LTVC có 3 phần:
1/- Mở rộng vốn từ và cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại.
I. Đặt vấn đề:
2/- Kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
3/- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và vết thành câu và ham thích học tiếng việt
- Nội dung LTVC gồm 3 phần
a/. Về từ vựng
b/. Về từ loại
c/. Về câu

II. THỰC TRẠNG:
1.Thực trạng giảng dạy:
- Trình độ tiếp thu trong lớp không đều nhau. Có khoảng 1/3
là học sinh yếu nên việc lựa chọn phương pháp dạy học cũng gặp khó khăn.
- Học sinh thiếu vở bài tập
- Sự hiểu biết còn hạn chế... điều đó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập tìm hiểu, mở rộng thêm vốn từ cũng như thực hành các cách đặt câu của các em.
2. Những thuận lợi - khó khăn:
a/. Thuận lợi:
- Nội dung môn học mở rộng vốn từ theo các chủ điểm và có các bài tập ứng dụng
b/. Khó khăn:
- Số học sinh yếu ham chơi, chưa ý thức học tập và một số em còn thiếu vở bài tập.
- Học sinh còn nhút nhát, ít phát biểu thiếu tự tin khi trả lời câu hỏi hoặc đặt câu.
- Đa số học sinh là con em của hộ dân nghèo, đời sống khó khăn ít được tiếp xúc với môi trường xã hội. Nên khả năng tiếp thu kiến thức cũng hạn chế.
II.Giải quyết vấn đề:
Căn cứ vào nội dung hoạt động, có thể chia ra thành 3 nhóm bài tập như sau:
- Nhóm bài tập đặt và trả lời câu hỏi.
- Nhóm bài tập dùng từ đặt câu.
- Nhóm bài tập sử dụng dấu câu.
Ví dụ:
Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm
Em là học sinh lớp 2 ( tuần 5)
- Ở các dạng bài tập yêu cầu đặt và trả lời câu hỏi về các thành phần phụ trong câu, vị trí của các từ ngữ dùng để hỏi sẽ gợi ý vị trí của các từ ngữ trả lời câu hỏi và ngược lại.
Ví dụ :
(1) Hỏi: Khi nào trường bạn nghỉ hè ?
Trả lời: Tháng sáu trường tôi nghỉ hè.
( Cùng ở đầu câu )
(2) Hỏi: Bạn làm bài tập khi nào ?
Trả lời: Tôi làm bài tập này hôm qua.
( Cùng ở cuối câu )
2/. Các bài tập tạo lập câu:
a/. Các bài tập điền từ vào chỗ trống:
* Trường hợp 1:
Ví dụ: Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh.
- Cháu..............ông bà ( tuần 12 )
* Trường hợp 2:
Với một số từ ngữ cho trước yêu cầu học sinh chọn từ ngữ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu.
Ví dụ: Em chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống.( Đạm bạc, tinh khiết, nhà sàn, tự tay, râm bụt )
Bác ....... như bữa cơm của mọi người nông dân. Bác thích hoa Huệ, loài hoa trắng............NhàBác ở là một ngôi...........khuất trong vườn phủ chủ tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng.................hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc bác thường ..............chăm sóc cây, cho cá ăn.

- Cũng có trường hợp cần giải nghĩa cả những từ trong ngữ cảnh như.
Ví dụ:
Chọn từ trong ngoặc đơn ( giơ, đuổi, chạy, nhe, buồn ) thích hợp với mỗi chỗ trống.
Con mèo, con mèo
........theo con chuột
........vuốt,.........nanh
Con chuột.......quanh
Luồn hang .......hốc.
b/. Các bài tập dùng từ đặt câu:
Có 4 loại
1/. Sắp xếp các từ cho trước thành câu.

2/. Sắp xếp lại trật tự các từ trong câu cho trước thành câu mới, hình thành cùng một kiểu câu Ai, là gì?
3/. Các bài tập sử dụng dấu câu:
IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
Qua quá trình áp dụng các hình thức và nhiều biện pháp trong giảng dạy, kết quả đạt được như sau:
- Học sinh hứng thú khi học phân môn này.
- Lớp học sinh động, học sinh tham gia phát biểu hăng hái.
- Học sinh biết trả lời, diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc của mình một cách tự nhiên, chân thật.
- Những học sinh trước đây nhút nhát, rụt rè, thụ động đã nhanh nhẹn hơn, tích cực hơn. Biết tham gia vào các hoạt động học tập.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Định hướng của chương trình tiểu học mới là rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng lời nói thông qua các bài tập thực hành. Chính vì vậy, ta phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập sao cho tất cả các học sinh được thực hành, đều được bộc lộ khả năng nhận thức của mình trước thầy cô giáo và bạn bè. Tùy từng bài học cụ thể mà ta lựa chọn các dạng bài tập nào cho phù hợp, và tổ chức như thế nào để học sinh chiếm lĩnh tri thức bài học một cách tốt nhất.
VI. KẾT LUẬN:
Theo chương trình tiểu học hiện hành học sinh Nắm vững kiến thức cơ bản và thực hành kỹ năng sử dụng tiếng Việt, dùng từ đúng, nói và viết thành câu trong cuộc sống.
Qua đề tài: " Rèn kỹ năng về câu cho học sinh lớp 2 qua bài tập của môn luyện từ và câu". Cho ta biết được một số hình thức và phương pháp dạy học.
chúc sức khỏe quý thầy cô!
XIN CH�N TH�NH C?M ON V� K�NH CH�C S?C KH?E QUí TH?Y Cễ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thuyết Giang
Dung lượng: 12,01MB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)