Chuyên đề LS lớp 5

Chia sẻ bởi Cao Dương Huyền Trung | Ngày 12/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề LS lớp 5 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
Nội dung chính
I/. Yêu cầu chung về phương pháp.
II/. Đặc trưng của môn lịch sử.
III/.Tiện ích của việc ứng dụng phần mềm PowerPoint trong việc thiết kế bài giảng lịch sử.
IV/. Những ưu điểm, khó khăn thách thức khi sử dụng CNTT.
V/. Đề nghị, kiến nghị.
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
I/. Yêu cầu chung về phương pháp:
- Đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực là yêu cầu cấp thiết đối với mọi môn học, mọi cấp học.
- Nội dung cơ bản của phương pháp dạy - học tích cực là phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình nhận thức ( thầy là người chủ đạo dẫn đường cho học sinh tìm đến chân lí; trò tự tìm tòi, sáng tạo, tự nhận thức).
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
II/. Đặc trưng của môn lịch sử:
Yêu cầu trong dạy học lịch sử là phải tái tạo lại bức tranh quá khứ một cách chân thực và sinh động nhưng ta lại không thể giúp học sinh trực quan trong phòng thí nghiệm.
Vì vậy, nếu chỉ sử dụng phương pháp miêu tả, tường thuật thuần tuý sẽ khó giúp học sinh tiếp cận lịch sử đúng như nó xảy ra, dễ dẫn đến hiện đại hoá lịch sử hoặc hiểu sai lệch hoàn toàn.
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
Việc ứng dụng các phần mềm ( PowerPoint, Plash, Violet, … trong dạy học lịch sử đã khẳng định được tính ưu việt của nó, giúp ta khai thác tốt những đặc trưng của bộ môn.
III/. Tiện ích của việc ứng dụng phần mềm PowerPoint trong việc thiết kế bài giảng lịch sử.
1/. Đối với kiểu bài về chính trị ( về một giai đoạn lịch sử hoặc một triều đại lịch sử ) :
Ta không những phải làm rõ những đặc điểm, sự phát triển về kinh tế, chính trị , xã hội, … mà còn phải làm rõ sự phát triển có tính chất tiếp nối và kế thừa của các giai đoạn lịch sử hoặc triều đại đó.
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
PowerPoint sẽ giúp ta nhanh chóng đưa những sơ đồ về cấu trúc bộ máy nhà nước, sơ đồ về cấu trúc xã hội của một giai đoạn, một triều đại giúp học sinh trực quan và dễ dàng so sánh, phân tích, … Qua đó ta có thể khắc phục được tính khô khan và trừu tượng của kiểu bài này.
* Tạo sơ đồ các sự kiện, hiện tượng lịch sử và hệ thống khái niệm
Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê ( Lịch sử lớp 4)
HOÀNG ĐẾ
BAN VÕ
( Thái uý )
BAN VĂN
( Thái sư )
Đại
Tổng quản
Đạo sư
Tăng lục
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
2/. Đối với kiểu bài về kinh tế - văn hoá: ( nền kinh tế của các quốc gia qua từng giai đoạn, những thành tựu văn hoá, văn minh của dân tộc và thế giới, … )
Phương pháp miêu tả thuần tuý sẽ rất khó đưa học sinh tiếp cận và hiểu rõ về phần kiến thức đồ sộ này, nhưng ứng dụng các phần mềm công nghệ sẽ giúp ta tạo điều kiện trực quan tối đa để thúc đẩy quá trình nhận thức tích cực của học sinh, tránh hiện đại hoá lịch sử.
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
* Về kinh tế
Ví dụ: Khi dạy bài “ Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” - Lịch sử 5 - ta cần phải cho học sinh trực quan để thấy rõ đặc trưng , mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội ( kinh tế thay đổi, đồng thời xã hội cũng thay đổi theo )
Ta có thể hình ảnh hoá, sơ đồ hoá để học sinh trực quan rõ hơn.
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Chợ Đồng Xuân
Phố Hàng Đào – Hà nội
Kéo cày thay trâu
Kéo xe bằng sức người
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
3/. Đối với kiểu bài về các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh, cách mạng: Thì việc hỗ trợ của các phần mềm lại đạt kết quả tối ưu hơn cả
Yêu cầu cơ bản của kiểu bài này là tạo rõ biểu tượng về thời gian, không gian, nhân vật lịch sử, … để dựng nên diễn biến của những trận đánh sinh động, hấp dẫn như nó đang được diễn ra
* Sử dụng phim tuư liệu
Ví dụ : Dạy bài “ Tiến vào Dinh Độc Lập” ta có thể cho
học sinh trực quan đoạn Video sau:
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
* Xây dựng hệ thống bản đồ (Tạo biểu tu?ng về không gian)
Ví dụ: B¶n ®å vÒ chiÕn cuéc §«ng xu©n 1953-1954. ( Lịch sử 5 )
* BU?C 1: Thu đông 1953- xuân 1954: tránh giao chiến với quân chủ lực của ta ở miền bắc, tập trung lực LU?NG để bình định miền nam, trung bộ và tây nguyên, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.
*BU?C 2 : từ mùa thu 1954 sẽ DUA toàn lực lU?NG ra miền bắc thực hiện một cuộc phản công chiến lU?C lên việt bắc tiêu diệt cơ quan đầu não của ta và kết thúc chiến tranh.
Chủ trUOng chiến LU?C của ta trong chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954

"tập trung lực LU?NG tấn công vào những vùng có vị trí chiến LU?C quan trọng nhưUng địch tưUOng đối yếu để buộc chúng phải phân tán lực lU?ng"

- 10-12-1953 ta mở chiến dịch tây bắc, giải Phóng lai châu, bao vây uy hiếp Điện Biên Phủ , buộc pháp phải điều quân từ đồng bằng bắc bộ đến trấn giữ Điện Biên Phủ.
Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ 2 của pháp sau đồng bằng bắc bộ


12-1953, ta phối hợp với quân cách mạng lào mở chiến dịch trung lào, giải phóng thàkhẹc, bao vây uy hiếp sênô, buộc địch phải điều quân từ đồng bằng bắc bộ đến trấn giữ sênô.
Sênô trở thành nơi tập trung quân thứ 3 của địch sau đồng bằng bắc bộ
Cuộc tấn công chiến LU?C đông xuân 1953-1954

Tháng 1/1954, trong lúc địch mở chiến dịch tấn công vào vùng đồng bằng liên khu 5 của ta ở Tuy hoà - quy nhơn, ta đã mở chiến dịch tây nguyên, giải phóng kontum, bao vây uy hiếp plâyku, buộc địch phải dừng cuộc tấn công dồn quân trấn giữ plâyku.
Plâyku trở thành nơi tập trung quân thứ 4 của pháp sau đồng bằng bắc bộ.
Cũng trong tháng 1/1954, ta phối hợp với quân cách mạng lào mở chiến dịch thưU?ng lào, giải phóng phongxalì, bao vây uy hiếp luôngphabăng, buộc địch phải điều quân từ đồng bằng bắc bộ đến trấn giữ luôngphabăng.
LUÔNGPHABĂNG TRở THàNH NƠI TậP TRUNG QUÂN THứ 5 CủA PHáP SAU D?NG bằng bắc bộ.


Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
Ví dụ: Bản đồ về chiến
Dịch Điện Biên Phủ
Cuộc tấn công mở đầu của chiến dịch Điện Biên Phủ
Đợt 2: Từ 30 / 3 đến 26 / 4 / 1954
Ta tấn công các cứ điểm phân khu trung tâm và khép chặt vòng vây
Đợt 3: Từ 01 / 5 đến 07 / 5 / 1954
Ta tấn công phân khu trung tâm và phân khu phía nam

17h 30 07 - 5 - 1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn th?ng lợi

4. Xây dựng hệ thống bài tập là một khâu quan trọng trong dạy học tích cực.
- Tuy nhiên việc xây dựng hệ thống bài tập bằng PowerPoint vẫn là tối uu hơn cả.
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
- Ta có thể sử dụng phần mềm Violet, Plash để xây dựng hệ thống bài tập cho từng bài hoặc từng chuong
* Bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn: Là bài tập có nhiều phuong án trả lời, học sinh phải cân nhắc để lựa chọn một phưuong án đúng nhất. PowerPoint không chỉ giúp tạo ra hệ thống bài tập tiện lợi nhất mà còn giúp ta thực hiện các bài tập này du?i dạng các trò chơi để giúp học sinh tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng hơn.
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
Câu 1
…….
Câu 2
Hãy chọn câu hỏi bên dưới

Trò chơi:
Nhanh tay đoán đúng

A. 18-8 B. 19-8
C. 23-8 D. 25-8
Kết quả
Kết thúc
Câu hỏi
Câu 1: Ngày kỉ niệm Cách mạng tháng
Tám ở nước ta là ?


A. Tuân lệnh vua, giải tán nghĩa binh.
B. Rời khỏi Gia Định để tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.
C. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.
Kết quả
Tiếp
Câu hỏi
Câu 2: Sau khi băn khoăn, cân nhắc
giữa lệnh vua và ý dân, Trương Định
Đã quyết định :

* Bài tập trắc nghiệm ô chữ
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học


TRề CHOI
ễ CH? Kè DI?U
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Câu 1:HÀNG NGANG GỒM 9 CHỮ CÁI
Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là gì ?
Quay lại

Câu 2. HÀNG NGANG GỒM 7 CHỮ CÁI
Em bé nằm trong bụng mẹ được gọi là gì ?
Quay lại

Câu 3. HÀNG NGANG GỒM 6 CHỮ CÁI
Giai đoạn cơ thể bắt đầu phát triển nhanh về chiều cao, cân nặng và được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở con gái và sự xuất tinh lần đầu ở con trai được gọi là gì ?
Tiếp theo
* Bài tập trắc nghiệm đúng/sai
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
TRÒ CHƠI
Cắm cờ chiến
thắng trên du?ng Tru?ng Son
Đội Đông Trường Sơn
Đội Tây Trường Sơn
Đội Đông Trường Sơn
Đội Tây Trường Sơn
Tiếp theo
C.
B.
A.
Câu hỏi 1 (Chọn câu đúng)
Du?ng Tru?ng Sơn ra đời vào ngày:
19 / 5 / 1959
19 / 5 / 1995
15 / 9 / 1959
Cắm cờ
Đúng
Sai
Sai
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
Câu hỏi 2 :(Chọn câu đúng nhất)
Đường Trường S¬n cßn cã tªn gäi lµ:
Đường Hå ChÝ Minh
Đường mòn Hå ChÝ Minh
Câu A và B đều đúng
B.
A.
C.
Cắm cờ
Đúng nhất
Đúng
Đúng
Ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy lịch sử ở Tiểu học
IV/. Ưu điểm, khó khăn và thách thức:
1. Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:
-Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan;
- Kĩ thuật đồ họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường.
- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau;


- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để HS học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.
- Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho HS dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, HS có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của CNTT và truyền thông trong quá trình đổi mới PP dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường CNTT và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của HS và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
2. Các thách thức : Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo PP truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho HS. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các PP dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho HS.

- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, PP dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy PP tư duy sáng tạo cho HS, cũng như dạy HS cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các PP dạy học. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc ứng dụng CNTT để đổi mới PP dạy học nhằm mục đích cuối cùng là phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập cho HS nhưng có GV chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó, như sử dụng máy tính trong dạy học đã tạo ra nhiều bài giảng đơn thuần chỉ đưa nội dung một bài học trong SGK sang một trang văn bản, hoặc các trang hình chiếu, hoặc một trang web với màu sắc rực rỡ, kết nối phim ảnh minh họa lôi cuốn người học nhưng việc chuyển tải nội dung khó hiểu, tác dụng giáo dục thấp. Theo GS.TS.Lê Văn Tiến, Đại học Sư phạm T.P.HCM: Có trường hợp sử dụng CNTT lại trở thành “phản đổi mới” , vì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của PPDH tích cực mà GV lựa chọn .
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và giáo viên chúng ta chưa được hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách có hiệu quả

V/. Những đề xuất:
- GV cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho GV rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác;
- Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng);
- Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung HS ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của HS .
- Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của HS, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
- GV cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … Diễn đàn cho GV có trang Violet, các đ/c GV chúng ta nên truy cập, đăng tin, gửi bài hoặc là thành viên và xem đây như là một câu lạc bộ để trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy “không nên dấu nghề, chúng ta cùng chia xẻ, học hỏi lẫn nhau”
- Trường nên trang bị thêm Phòng máy và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng.
Kết luận:
-Vạn sự khởi đầu nan, ứng dụng CNTT vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với GV, nhưng qua một thời gian không dài, chủ trương này đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, GV có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với HS mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.
-Tuy nhiên, nhà trường cũng xác định rõ với GV : Ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới PP dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai PP tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của PP này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT là một giờ học phát huy tính tích cực của HS thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu và tính đặc trưng của PP dạy học tích cực mà GV sử dụng.
- Việc ứng dụng CNTT vào dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học là một công việc khó khăn, lâu dài, đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong dạy học có hiệu quả cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành- của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi giáo viên.
Trên đây là báo cáo Chuyên đề về “Ứng dụng CNTT vào việc dạy lịch sử ở Tiểu học ” tổ 5 chúng tôi. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của BGH, và các bạn đồng nghiệp.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Dương Huyền Trung
Dung lượng: 17,58MB| Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)