Chuyên đề lớp 3

Chia sẻ bởi NGUYỄN THỊ HUỆ | Ngày 12/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề lớp 3 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH MAI
chuyên đề giải toán lớp 3
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Huệ
A.PHẦN MỞ ĐẦU.
Như chúng ta đã biết,căn cứ vào sự phát triển mtaam, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ở lớp 3 ,các em được học các kiến thức,kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Việc giải các bài toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học cho học sinh.GIúp học sinh nắm chắc có hệ thống về kiến thức toán học,giúp các em nhận thức đúng theo quy luật phát triển từ trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng,trên cơ sở đó hình thành thói quen và kĩ năng giải toán
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Ờ lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung.Việc giải các bài toán sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học cho học sinh.. Chính vì vậy giáo viên có vị trí và vai trò rất quan trọng, cần phải lựa chọn và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được mục đích như mong muốn giúp học sinh có được kết quả học tập tốt nhất.
B. MỤC TIÊU
Củng cố về phương pháp, hướng dẫn dạy học sinh khi thực hiện giải toán lớp 3.
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học về giải các bài toán.
Bàn về một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giải toán
C. MỘT SỐ DẠNG TOÁN LỚP 3
I) Dạng bài toán có liên quan đến rút về đơn vị:
1, Phương pháp chung để giải các bài toán:
Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vân dụng ở mỗi bước giải bài tóan đó. Cho nên, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán
Bước 2: Tóm tắt đề toán
Bước 3 : phân tích bài toán
Bước 4 : Viết bài giải
Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải
Cụ thể đối với học sinh như sau:
Đọc kĩ đề toán: Đọc ít nhất 3 lần, mục đích để giúp các em nắm được 3 yếu tố cơ bản. Những ‘’dữ kiện’’ là nhứng cái đã cho, đã biết trong đầu bài; những ‘’ẩn số’’ là những các chưa biết, cần tìm. Những ‘’điều kiện’’ là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số
Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề toán các em biết lược bớt một số câu chữ làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm rõ hơn. Mỗi em cần biết nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán:
- Cách 1: Tóm tắt bằng chữ
Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng (khoa học nhất, dễ hiểu nhất)
Cách 3: Tóm tắt dưới dạng hình vẽ
c) Phân tích bài toán:

Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn tìm điều chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em hiểu bài kĩ hơn, tự giải được bài toán

d) Trình bày bài giải.

e) Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
(Khuyến khích học sinh có nhiều cách giải)
2. Cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia,nhân (kiểu bài 1)
-Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau) Thực hiện phép chia
-Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị nhiều phần bằng nhau) Thực hiện phép nhân
*Bài toán: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có bao nhiêu lít mật ong?
Tóm tắt: 7 can : 35 lít
2 can : … lít?
Bài giải:
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (lít)
Số lít mật ong có trong 2 can là:
5 x 2 = 10 (lít)
Đáp số: 10 lit
3) Cách giải bài toán rút về đơn vị giải bằng 2 phép tính chia (kiểu
bài 2):
-Bước 1: Tìm giá trị 1 đơn vị( giá trị một phần) Đây là bước rút về đơn vị: thực hiện phép chia .
Bước 2: Tìm số phần ( số đơn vị) Thực hiện phép chia.

*Bài toán: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế?
Tóm tắt: 35 lít : 7 can.
10 lít : … can?
Bài giải:
Số lít mật ong trng mỗi can là:
35 : 7 = 5 ( l )
Số can cần có để đựng 10 lít mật ong là:
10 : 5 = 2 (can)
Đáp số : 2 can.
* * Học sinh rất dễ nhầm giữa kiểu 1 và kiểu 2 nên khi dạy giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ đề bài ; cần đưa ra những câu hỏi khi phân tích đề bài một cách rõ ràng để học sinh dễ hiểu.
II.Dạng bài toán về phép chia có dư.
Ở dạng này điều quan trọng là học sinh phải hiểu được phép chia có dư chỉ khác phép chia hết ở chỗ số dư khác 0.
*Bài toán: Tìm y biết:
y : 8 = 234 ( dư 7) 47 : y = 9 (dư 2)
Dạng toán này cần cho học sinh nắm vững cách tìm số bị chia hoặc số chia trong phép chia có dư:
SBC = Thương x Số chia + Số dư
Số chia = (SBC – Số dư) : Thương
Cách trình bày bài:
y : 8 = 234 (dư 7) 47 : y = 9 (dư 2)
y = 234 x 8 + 7 y = (47 – 2) : 9
y = 1872 + 7 y = 45 : 9
y = 1879 y = 5



*Bài toán: Thay các dấu * và chữ a bở các chữ số thích hợp, biết số chia ; thương đều bằng nhau và là chữ số lẻ.
* * a
* * a
7
Ở dạng này cho học sinh so sánh số dư với số chia ( số dư < số chia ) và điều kiện số chia bằng thương và là số lẻ => tìm được số chia và thương. Từ đó tìm được số bị chia.
Cách trình bày bài:
- Vì số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia nên a > 7 ;
Mà a là chữ số lẻ nên a = 9
Số bị chia trong phép chia đó là: 9 x 9 + 7 = 88
Ta có phép tính sau: 88 9
81 9
7

*Bài toán: Một đoàn khách gồm 55 người muốn qua sông, nhưng mỗi thuyền chỉ chở được 5 người kể cả người lái thuyền. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu thuyền để chở hết số khách đó?
* Cần cho học sinh hiểu rõ muốn tìm số thuyền cần chở ta lấy số khách chia cho số khách mà một thuyền chở được. Tuy nhiêu vì phải chở hết khách qua sông nên nếu còn số người ít hơn hơn số người tối đa một thuyền chở thì vẫn phải cần một thuyền nữa.
Cách trình bày bài:
Mỗi thuyền chỉ chở được nhiều nhất số khách là:
5 – 1 = 4 (người)
Thực hiện phép chia ta có:
55 : 4 = 13 (dư 3)
Cần 13 thuyền mỗi thuyền chở 4 người khách, còn 3 người khách chưa có chỗ ngồi nên cần thêm 1 thuyền nữa.
Vậy cần ít nhất số thuyền là:
13 + 1 = 14 (thuyền)
Đáp số: 14 thuyền
III. Dạng bài toán về tổng, hiệu, tích, thương.
Dạng 1: Số hạng + Số hạng = Tổng
Ở dạng này cần cho học sinh nắm được:
Nếu số hạng tăng bao nhiêu đơn vị thì tổng tăng bấy nhiêu đơn vị.
Nếu số hạng giảm bao nhiêu đơn vị thì tổng giảm bấy nhiêu đơn vị.
Nếu số hạng này tăng số hạng kia giảm cùng số đơn vị thì tổng không đổi.
Nếu 2 số hạng cùng tăng ( cùng giảm) đi một số lần thì tổng tăng (giảm) bấy nhiêu lần.
VD: Hai số có tổng là 45
a, Nếu số hạng thứ nhất tăng 15 đơn vị, số hạng thứ hai giảm 10 đơn vị thì tổng mới là : 45 + 15 – 10 = 50
b, Nếu 2 số hạng cùng gấp lên 2 lần thì tổng mới sẽ là:
45 x 2 = 90
c, Nếu 2 số hạng cùng giảm thi 3 lần thì tổng mới là:
45 : 3 = 15
2. Dạng 2: Số bị trừ - Số trừ = Hiệu
Ở dạng này cần cho học sinh nắm được:
Nếu SBT tăng ( giữ nguyên số trừ) thì hiệu tăng và ngược lại.
Số trừ tăng ( giữ nguyên SBT) thì hiệu giảm và ngược lại.
SBT và số trừ cùng tăng ( giảm) đi bao nhiêu lần thì hiệu tăng ( giảm) bấy nhiêu lần.
VD1: Hiệu 2 số là 84.
Nếu giảm số trừ đi 12 và tăng SBT là 6 thì hiệu mới là 84 + 12 + 6 = 102
VD2: Hiệu 2 số là 64.
Nếu giảm số trừ và SBT đi 4 lần => Hiệu mới là: 64 : 4 = 16
3.Dạng 3: Thừa số x Thừa số = Tích

Ở dạng này cần cho học sinh nắm được:

- Nếu 1 trong 2 thừa số tăng bao nhiêu lần thì tích tăng bấy nhiêu lần và ngược lại.

- Nếu một trong 2 thừa số tăng bao nhiêu đơn vị thì tích tăng một số bằng bấy nhiêu lần thừa số còn lại.
VD1: Tích 2 số là 48.
Nếu thừa số thứ nhất gấp 3 lần, thừa số thứ 2 giảm 2 lần thì tích mới là:
48 x 3 : 2 = 72
VD2: Cho tích 32 x X.
Nếu x thêm 4 đơn vị thì tích tăng :
32 x 4 = 138
D. PHẦN KẾT LUẬN
Trong chương trình giáo dục Tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường có vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em để chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày càng nâng cao.
kính chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe - hạnh phúc.


Xin trân trọng cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: NGUYỄN THỊ HUỆ
Dung lượng: 192,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)