CHUYÊN ĐỀ KHỐI 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Miền | Ngày 12/10/2018 | 95

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ KHỐI 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các thầy giáo, cô giáo
Về dự chuyên đề
năm học 2011 - 2012
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN BÁ NGỌC
TỔ KHỐI 2 ; 3
CÁCH VIẾT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy  được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những hoạt động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt  trong công tác của người giáo viên. 
Sáng kiến là tạo ra, tìm ra, xây dựng nên một ý kiến, một ý tưởng, một giải pháp mới về một đối tượng, một hoạt động nào đó. Theo Từ điển Tiếng Việt sáng kiến là ý kiến mới có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn.
Kinh nghiệm là một tổng thể tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có nguồn gốc thực tiễn, được lĩnh hội và tích lũy trong quá trình hoạt động giao tiếp của chủ thể . Kinh nghiệm phải được xem xét như là toàn bộ thực tiễn xã hội của con người bao gồm tác động qua lại giữa chủ thể và hoàn cảnh khách quan bên ngoài và kết quả của tác động qua lại đó
Kinh nghiệm là cái có thực, được chủ thể tích lũy trong quá trình trải nghiệm, nó là những gì tốt nhất trong những kì đã kinh qua. Vì vậy chúng ta không nên nhầm lẫn giữa sáng kiến và kinh nghiệm là một .
Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo, sáng kiến gắn liền với kinh nghiệm. Đa số các sáng kiến kinh nghiệm trong các trường có tác dụng trực tiếp phục vụ cho việc cải tiến phương pháp dạy và học, phương pháp giáo dục học sinh là cải tiến phương pháp quản lí của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo để mỗi giáo viên, mỗi trường học góp phần vào việc đào tạo con người mới đạt chất lượng tốt hơn qua mỗi năm học.
Khi viết SKKN nhiều giáo viên thấy khó khăn và ngại viết sáng kiến kinh nghiệm vì họ cho rằng không có vấn đề gì để viết ( do không tích lũy những cái hay, cái mới trong quá trình công tác, không tìm tòi học hỏi…), mất quá nhiều thời gian để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm… Ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, hàng năm Ban giám hiệu đều phát động, khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm nhưng số sáng kiến còn ít, kinh nghiệm thì có nhưng chưa nhiều. Vì vậy phong trào này chưa đạt hiệu quả. Với những lí do trên khối 2,3 chúng tôi thông nhất mở chuyên đề về “CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM”.
Chuyên đề
CÁCH VIẾT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
C?U TR�C C?A CHUYấN D? G?M 5 PH?N:
PHẦN I: LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG
PHẦN V: KẾT LUẬN
PHẦN III: YÊU CẦU VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VIẾT MỘT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN IV: NHỮNG YÊU CẦU VỀ MỘT HÌNH THỨC CỦA MỘT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHẦN II: NỘI DUNG
I. LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN MỘT ĐỀ TÀI.
1. Chọn đề tài
Các vấn đề có thể chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như:  
- Kinh nghiệm trong việc giảng dạy (một chương, một bài, một  nội dung kiến thức cụ thể… )  
- Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh              
- Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh              
- Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh
(Ví dụ: họat động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác xã hội …)            
- Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họạt động, các phong trào của Đội TNTP. Hồ Chí Minh ( Ví dụ: Tổ chức sinh hoạt sao nhi đồng, bồi dưỡng phụ trách sao, bồi dưỡng năng lực tự quản cho đội viên, bồi dưỡng BCH Đội, bồi dưỡng phụ trách chi đội, triển khai chương trình rèn luyện đội viên, xây dựng một mô hình họat động Đội, tổ chức bồi dưỡng một số kỹ năng cụ thể cho phụ trách chi đội, BCH đội, phụ trách sao…)  
2. Đặt tên đề tài
Khi tiến hành công việc viết sáng kiến kinh nghiệm, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ  lựa chọn một tên đề tài phù hợp. Trong nghiên cứu khoa học (viết sáng kiến kinh nghiệm ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài. Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyết vấn đề cho tác giả, giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề.       
Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ. Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó. Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu :      
- Đúng ngữ pháp.              
- Đủ ý, rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác.              
- Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề tài
I. LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN MỘT ĐỀ TÀI.
II. VIẾT PHẦN LỜI NÓI ĐẦU (MỞ ĐẦU)
1. Chọn đề tài
2. Đặt tên đề tài
1. Viết Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử đề tài.
3. Phạm vi đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG
I. LỰA CHỌN VÀ ĐẶT TÊN MỘT ĐỀ TÀI.
II. VIẾT PHẦN LỜI NÓI ĐẦU (MỞ ĐẦU)
1. Chọn đề tài
2. Đặt tên đề tài
1. Viết Lí do chọn đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG
* Nêu rõ hiện tượng ( vấn đề ) trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, công tác Đội mà tác giả đã chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm).              
* Ý nghĩa và tác dụng (về mặt lý luận) của hiện tượng (vấn đề) đó trong công tác giảng dạy, giáo dục, công tác Đội.              
* Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lý, có những điều cần cải tiến sửa đổi… ) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết.              
Từ những ý đó, tác giả khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh nghiệm.
* Những điều cần tránh khi viết Lí do chọn đề tài
Một là: Lí luận quá dài dòng.
Hai là: Nhầm lẫn nội dung của văn bản này sang nội dung của văn bản khác.
Ba là: Trích dẫn không đầy đủ nội dung.
Đối với các công trình nghiên cứu khác thì phần này rất quan trọng. Nội dung trong phần này cho người đọc biết đề tài của mình viết đã có ai nghiên cứu chưa. Nếu đã có người nghiên cứu rồi thì cái mới của đề tài mà tác giả đang viết là vấn đề gì; mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề gì trong thực tiễn cuộc sống, công tác đang đặt ra. Với một sáng kiến kinh nghiệm của một giáo viên phạm vi nghiên cứu hẹp hơn nhưng phải đảm bảo trình tự trình bày phần lịch sử đề tài.
2. Lịch sử đề tài.
3. Phạm vi đề tài
Thực ra giới hạn của đề tài đã được thể hiện ở tên đề tài, nhưng vẫn còn một phạm vi khá rộng chưa xác định rõ vấn đề trong nghiên cứu.
Phần giới hạn của đề tài cũng không có một mục riêng mà nó được viết sau phần lịch sử của đề tài để khẳng định phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng của Sáng kiến kinh nghiệm.
Tóm lại, Lời nói đầu của một Sáng kiến kinh nghiệm gồm có các phần: Lý chọn chọn đề tài, Lịch sử đề tài và Giới hạn của đề tài ( Phạm vi của đề tài). Ba phần này có thể viết thành các đề mục riêng hoặc có thể viết liền một mạch và có chuyển ý một cách lô gich sao cho người đọc hiểu vì sao mình viết vấn đề này có ai viết chưa? Nếu có người viết rồi thì đề tài mình viết mới ở điểm nào? Phạm vi nghiên cứu ở đâu?
Nội dung lời nói đầu trả lời được các câu hỏi nêu trên thì viết lời nói đầu đã đạt yêu cầu.
III. VIẾT PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (HOẶC NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM)      
1. Viết thực trạng đề tài
1.1 . Nghiên cứu tình hình
1. 1.1 . Quan sát thực tế
1.1. 2 . Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ
Phần thực trạng là phần nêu lên số liệu, tình hình trước khi thực hiện những giải phát mới. Đó là tình hình làm cho người cán bộ quản lý hoặc giáo viên thấy cần phải nghiên cứu tìm ra giải pháp để khắc phục tình hình nhằm đạt được những yêu cầu, hiệu quả cao trong giảng dạy hoặc quản lý .
Thông thường phần này được cấu tạo bởi hai phần chính : nêu lên tình hình và phân tích nguyên nhân dẫn đến tình hình đó .
Thông thường các tác giả trình bày số liệu khảo sát thực trạng bằng số liệu dưới dạng bảng biểu rồi từ đó phân tích tình hình, chỉ ra nguyên nhân .
1.2 . Trình bày thực trạng tình hình
1.3 . Những hạn chế thường gặp khi viết phần thực trạng tình hình
“Từ những năm học trước đến năm học 2003 – 2004, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4. Qua tiếp xúc với các em tôi nhận thấy rằng : một số em còn lúng túng, chưa biết cách xưng hô, còn có những hành vi đạo đức không đúng, chưa phân biệt hành vi nào tốt, hành vi nào chưa tốt… Nguyên nhân chính ở đây tôi được biết là…”
1.3.1. Không có số liệu hoặc số liệu chưa đủ thuyết minh làm rõ thực trạng theo đề tài đã đặt ra
Từ ngày ra trường cho đến năm 2003 – 2004, tôi luôn được phân công giảng dạy lớp 4. Qua những năm giảng dạy tôi thấy học sinh viết sai chính tả quá nhiều nên ngay từ đầu năm học 2003 – 2004, tôi kết hợp với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để nắm lại tình hình học sinh viết sai chính tả lớp 4 .
Số liệu thống kê về đặc điểm tình hình của lớp 4 đầu năm như sau:

Xếp loại học lực cuối năm lớp 3:
Xếp về hạnh kiểm
Thống kê về độ tuổi
Trường hợp trên nêu được 3 bảng nhưng qua xem xét, còn những hạn chế sau :
- Tình hình xếp loại hạnh kiểm, học lực và độ tuổi chưa thuyết minh nhiều cho thực trạng viết sai chính tả của học sinh .
Viết thực trạng tình hình nêu trên có ưu điểm là có nhiều bảng biểu nhưng điều cần lưu ý là các bảng biểu phải thành một hệ thống để làm rõ thực trạng và phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Trong trường hợp trên cần phải khắc phục :
- Xem học sinh viết sai chính tả phổ biến ở những lỗi nào. Phải thống kê những lỗi đó và tìm ra những nguyên nhân thì mới có cách khắc phục có hiệu quả.
- Về thời gian xem xét để thống kê các lỗi thì phải thống kê ít nhất 2 năm và đối chiếu so sánh giữa lớp này với lớp khác; năm học này với năm học trước thì mới làm rõ thực trạng và mới chỉ ra được nguyên nhân của tình hình .
Lưu ý chung : Các số liệu đưa vào bảng biểu để phân tích thực trạng tình hình phải là số liệu có thật và có liên quan đến tình hình. Nếu số liệu trong bảng biểu không đạt yêu cầu thì phần thực trạng tình hình không đạt, cũng có nghĩa là sáng kiến kinh nghiệm không đạt. Nhiều người chưa quen việc viết sáng kiến kinh nghiệm thường rơi vào lỗi này.
Những hạn chế nêu trên tuyệt đối phải tránh, vì thực trạng phải là vấn đề có liên quan vấn đề mình đang nghiên cứu. Tóm lại phải nêu đúng thực trạng vấn đề mà người viết sáng kiến kinh nghiệm đang nghiên cứu .
Nếu sáng kiến kinh nghiệm đã được nghiên cứu nhiều năm, thì phần thực trạng cần có bảng biểu các năm và chỉ ra đã có sự tiến bộ gì trong vận dụng sáng kiến kinh nghiệm và hạn chế gì phải tiếp tục nghiên cứu, đồng thời phân tích, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế đó.
1.3. 2. Chỉ nêu tình hình chung của địa phương, không nêu rõ nguyên nhân chủ quan:
Yêu cầu phần thực trạng đề tài là phải nêu cho được thực trạng tình hình, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, để có cơ sở đề ra giải pháp khắc phục. Nhưng một số sáng kiến kinh nghiệm còn những hạn chế sau khi viết phần thực trạng đề tài:
Chỉ nêu nguyên nhân tình hình một cách chung như: điều kiện đi lại còn khó khăn, trường ở vùng sâu vùng xa, phụ huynh học sinh chưa quan tâm, phụ huynh chưa có đủ trình độ và thời gian để giúp các em học ở nhà; phòng học , bàn ghế, đồ dùng dạy học còn thiếu…
Do đó, người viết sáng kiến kinh nghiệm phải đem lại phương pháp quản lý, phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục của mình còn hạn chế những điểm nào dẫn đến tình hình nêu trên. Cái hay của một sáng kiến kinh nghiệm là chỉ ra được từ một thực tế khách quan như vậy, từ điều kiện công tác như vậy, bản thân giáo viên hoặc người quản lý phát hiện ra nhược điểm của phương pháp mình vận dụng để đề ra một phương phát mới phù hợp với trình độ và đạt hiệu quả hơn. Do đó, phát hiện và phân tích nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả của tình hình đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá nghiêm túc.
Ví dụ như khi phân tích nguyên nhân học sinh bỏ học, không nên chỉ nêu lên điều kiện nhà các em xa trường học hoặc hoàn cảnh kinh tế gia đình các em khó khăn là đã đủ sức thuyết phục ; nên chăng còn phải thêm việc thăm gia đình học sinh của giáo viên chủ nhiệm ; nghiên cứu xem các em bỏ học thuộc diện học sinh khá, giỏi hay trung bình, yếu …mới có thể chỉ ra được nguyên nhân chủ quan và khách quan
1.3. 3. Đổ lỗi cho người dạy trước, quản lý trước :
Có những tác giả viết thực trạng đề tài không nghiên cứu kỹ nguyên nhân chủ quan, khách quan mà đổ lỗi cho người dạy lớp dưới hoặc người quản lý trước. Việc này, cần phải khảo sát kỹ và phân tích một cách khoa học, không nên chỉ nhìn một chiều, không thấy hoàn cảnh, điều kiện khách quan và đổ lỗi hoàn toàn cho người đi trước gây nên những kết quả chưa tốt. việc làm này không đảm bảo được cả tính khoa học và đạo đức. Lại càng sai lầm hơn khi muốn nêu lên một thực trạng không tốt, đổ lỗi cho người đi trước với mục đích làm nổi bật những giải pháp mà mình đã thực hiện. Đây là điều tuyệt đối tránh với những người viết sáng kiến kinh nghiệm nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung. Quan điểm chính là phải khảo sát tình hình, phân tích rõ thực trạng chỉ cho được nguyên nhân chủ quan và khách quan của tình hình.
1.3 .4 . Phân tích nguyên nhân một cách giản đơn hoặc không phân tích nguyên nhân
Tóm lại, viết phần thực trạng tình hình của một sáng kiến kinh nghiệm yêu cầu phải nêu lên được tình hình và chỉ rõ nguyên nhân phát sinh tình hình để có cơ sở đề ra giải pháp khắc phục. Về cách viết có thể trình bày theo hai phần riêng hoặc đan xen nhau đều được nhưng nhất thiết phải đảm bảo hai nội dung nêu trên với một dung lượng thích hợp đủ chứa đựng nội dung thì phần thực trạng đề tài của một sáng kiến kinh nghiệm mới đạt yêu cầu .
2.Viết các giải pháp
2.1.Yêu cầu của một giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm
2.Viết các giải pháp
2.1.Yêu cầu của một giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm là một đề tài khoa học. Vì vậy, một giải pháp được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn. Một giải pháp được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm không phải được hình thành từ tưởng tượng mà nó chính là kết quả của quá trình thực tiễn giảng dạy hoặc quản lí. Nhưng không phải cứ gặp khó khăn, trở ngại trong thực tiễn, rồi nghĩ ra một cách làm tùy tiện là có sáng kiến kinh nghiệm. Một việc làm, một giải pháp chỉ trở hành sáng kiến kinh nghiệm khi hoạt động thực tiễn nắm vững lí luận, nắm vững chủ trương chính sách, nắm vững nguyên lí, nguyên tắc quản lý, nguyên tắc giáo dục, phương pháp dạy học …
Trên cơ sở nắm vững lí luận, người viết sáng kiến kinh nghiệm đã nghĩ ra cách làm mới hơn, để đạt hiệu quả tốt hơn thì đó mới là một giải pháp mà phải có nhiều giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Trình tự chọn lọc, sắp xếp công việc đã làm thành những giải pháp:
2.Viết các giải pháp
2.1.Yêu cầu của một giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm
* Bước 1: Ghi chép lại những công việc đã làm
* Bước 2: Sắp xếp lại những việc đã thực hiện thành một đề cương các giải pháp.
Mỗi nhóm vấn đề sẽ thành một giải pháp trong tổng thể các giải pháp của một Sáng kiến kinh nghiệm. Vì vậy, việc sắp xếp thành mấy nhóm vấn đề hay còn gọi mấy giải pháp, đặt giải pháp nào trước, giải pháp nào sau để các giải pháp này trở thành một giải pháp lớn tạo ra một năng suất mới hiệu quả và chất lượng mới đòi hỏi phải có sự chọn lọc, sắp xếp trong từng nhóm vấn đề sao cho trở thành một thể thống nhất để giải quyết được vấn đề bức xúc đã đặt ra ở lời nói đầu của Sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Cách trình bày các giải pháp:
* Cách thứ nhất: Trình bày những việc làm rồi giải thích.
* Cách thứ hai: Nêu lý do, trình bày cách làm, cho ví dụ, giải thích.
* Cách thứ ba: Nêu nguyên tắc, cách làm cũ và sự vận dụng sáng tạo mới do tình hình thực tế đặt ra.
Với cách trình bày một giải pháp Sáng kiến kinh nghiệm như trên đã chỉ ra một nguyên tắc, cách làm thông thường và sự suy nghĩ sáng tạo trong giai đoạn phát huy dân chủ cơ sở, mang lại một hiệu quả rất sõ, chỉ ra một cách làm cụ thể mà ai cũng có thể học được thì Sáng kiến kinh nghiệm này hoàn toàn có khả năng thuyết phục người đọc.
2.3.2. Trình bày các giải pháp thành một hệ thống giải pháp:
* Cách thứ nhất: Trình bày các giải pháp theo trình tự thời gian.
* Cách thứ hai: Trình bày theo tầm quan trọng của các giải pháp.
* Cách thứ ba: Trình bày giải pháp loại: “ Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học một tiết, hoặc một bài”
3.Viết phần kết quả
Kết quả về sự chuyển biến của đối tượng có thể ghi ngay sau từng việc làm cụ thể trong giải pháp.
Ví dụ : Với cách làm vừa nêu trên, sau một tuần thực hiện với sự hướng dẫn của giáo viên, trên 90% các em viết đúng kích cỡ .
Nhưng kết quả cuối cùng tổng thể các giải pháp phải ghi thành một phần riêng.
Về cách trình bày phần này, thông thường người viết sáng kiến kinh nghiệm diễn đạt kết quả , sự chuyển biến của đối tượng, sau đó mới ghi số liệu minh họa.
Tóm lại, có nhiều cách trình bày phần kết quả chuyển biến của đối tượng nhưng người viết chú ý cần diễn đạt bằng lời, phân tích chỉ rõ sự chuyển biến của đối tượng và có số liệu để chỉ rõ sự chuyển biến của đối tượng. Các số liệu phải đảm bảo đúng kết quả của việc thực hiện các giải pháp trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
4. Viết phần kết luận :
4.1. Bài học kinh nghiệm
Cần trình bày được :               
- Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm đối với công việc giảng dạy, giáo dục, trong việc Tiến hành các hoạt động Đội hoặc thực hiện các nhiệm vụ của người giáo viên, người phụ trách Đội.               
- Những nhận định chung của tác giả về việc áp dụng và khả năng phát triển của Sáng kiến kinh nghiệm.               
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.              
Phần cuối đề tài nên có ghi rõ Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thư tự a,b,c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo ( in chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản.
Phần mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi.          
4.2.Kiến nghị
- Là phần ghi những ý kiến, nguyện vọng của người viết Sáng kiến kinh nghiệm đề nghị cấp trên (với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường… tùy theo từng đề tài)  có biện pháp, tạo điều kiện cho việc thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả hơn hoặc cải thiện điều kiện công tác, đời sống để những người công tác trong cùng lĩnh vực chuyên môn với tác giả giảng dạy hoặc làm công tác quản lý có hiệu quả hơn.
- Phần kết luận của một Sáng kiến kinh nghiệm phải viết thành một thể hoàn chỉnh, ngắn gọn, tóm lược giải pháp, phạm vi áp dụng đề tài và những kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện đề tài. Thực hiện được như vậy là đã có một kết luận tốt của một đề tài Sáng kiến kinh nghiệm .
PHẦN III: YÊU CẦU VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VIẾT MỘT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Tính mục đích:
2. Tính thực tiễn:
3. Tính sáng tạo, khoa học:
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VIẾT MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM              
I. YÊU CẦU CỦA MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Viết đề cương chi tiết: 
Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN. Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn, cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu.
  Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:             
- Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu.              
- Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài. 
  - Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài.
1. Viết đề cương chi tiết: 
PHẦN IV: NHỮNG YÊU CẦU VỀ MỘT HÌNH THỨC CỦA MỘT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. DUNG LƯỢNG, ĐỊNH DẠNG TRANG GIẤY, KIỂU CHỮ, CỠ CHỮ:
Sáng kiến kinh nghiệm được trình bày trên giấy khổ A4. Đánh máy vi tính, không được sai lỗi chính tả, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ (Size) 14, dãn dòng 1.5 lines.
Định dạng trang giấy như sau:
+ Lề trái 3 cm
+ Lề phải 2 cm
+ Lề trên 2 cm
+ Lề dưới 3 cm
Số trang được ghi ở góc phải lề dưới.
2. Viết bản thảo sáng kiến kinh nghiệm:
3. Hoàn thành đánh máy, in ấn:
Dung lượng một sáng kiến kinh nghiệm trong khoảng từ 15 đến 20 trang. Trong đó:

+ Lời nói đầu từ 1 đến 3 trang
+ Thực trạng từ 2 đến 5 trang
+ Giải pháp từ 4 đến 8 trang
+ Kết quả từ 1 đến 2 trang
+ Kết luận từ 1 đến 2 trang
Nếu dưới 10 trang thì sáng kiến kinh nghiệm không thể chứa đựng nội dung sáng kiến kinh nghiệm. Tuỳ theo từng đề tài cụ thể, sáng kiến kinh nghiệm có thể viết dài hơn nhưng phần lời nói đầu không nên viết dài quá mà chỉ nên viết đủ những điều cần thiết mà thôi.
II. TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trình tự mục tài liệu tham khảo
2. Sắp xếp trình tự tài liệu tham khảo
Tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản.
Ví dụ: Phạm Đình Thực – Phương pháp giải Toán điển hình lớp 4 – NXB Giáo dục, năm 2010.
Sắp xếp các văn bản, Nghị quyết của Đảng trước, các tài liệu của cá nhân và tập thể sau.
Sắp xếp tác giả theo vần A, B, C. Riêng báo, tạp chí thì sắp theo tên báo, các cơ quan khác ngoài Trung ương Đảng, Quốc Hội, Nhà nước thì đều xếp tên cơ quan theo thứ tự A, B, C.
3. Sắp xếp bố cục
Một sáng kiến kinh nghiệm được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Bìa chính
Bìa phụ (bản phô tô của bìa chính)
Phần 1: Lời nói đầu
Phần 2: Thực trạng
- Phần 3: Giải pháp phần 3 và phần 4 có thể nhập lại thành phần 3:
Phần 4: Kết quả Giải pháp và kết quả
Phần 5: Kết luận
Mục Tài liệu tham khảo
Mục lục (có thể đặt trước phần Lời nói đầu)
Phụ lục (nếu có)
Bìa phụ mặt sau
Nhận xét của Hội đồng KHGD

- Cấp cơ sở:
- Cấp huyện( tỉnh):
Phòng Giáo Dục – Đào Tạo
Trường……….




Tên SKKN



Họ và tên tác giả:

Địa điểm, năm viết…..
Bìa chính, bìa phụ mặt trước
Tóm lại, công việc viết sáng kiến kinh nghiệm thực sự là một công việc khoa học, nghiêm túc đòi hỏi người viết phải kiên nhẫn, phải có sự đầu tư trí tuệ, công sức và thời gian. Đó hoàn toàn không phải là một việc dễ dàng.
Hy vọng rằng với một số gợi ý trên đây có thể giúp các bạn đồng nghiệp một số ý tưởng chính trong công việc viết sáng kiến kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của các đồng chí ở địa phương.

(Khối 2 ; 3 thực hiện)
PHẦN V: KẾT LUẬN
KÍNH CHÀO VÀ CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
THÁNG 4 - 2012
THỰC HIỆN: TỔ KHỐI 2 ; 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Miền
Dung lượng: 395,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)