Chuyen de HSG "Dot bien"

Chia sẻ bởi Sơn Tiên Du | Ngày 15/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de HSG "Dot bien" thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Bài tập đột biến.
A. Lý thuyết:
I. Đột biến:
Đột biến là những biến đổi xảy ra trong vật chất di truyền (AND, NST), dẫn đến làm biến đổi đột ngột tính trạng của sinh vật.
Đột biến là loại biến dị di truyền.
II. Đột biến gen:
1. Khái niệm:
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit.
Đột biến gen là biến dị di truyền được.
Hoặc có thể định nghĩa: Đột biến gen là những biến đổi trong thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử AND.
2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh:
Do tác động của các tác nhân vật lý (cường độ ánh sáng, sốc nhiệt, tia tử ngoại, tia phóng xvà các tác nhân hóa học (chất độc da cam, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinhtrong môi trường sống; hoặc do những biến đổi rối loạn các quá trình sinh lí, hóa sinh bên trong cơ thể…làm rối loạn quá trình nhân đôi của phân tử AND, có thể làm chấn thương đứt đoạn AND, hoặc nối đoạn AND bị đứt vào vị trí mới… từ đó gây biến đổi cấu trúc gen dẫn tới biến đổi cấu trúc của loại Protein tương ứng do gen đó quy định. Kết quả là làm biến đổi tính trạng của sinh vật và có thể di truyền cho các thế hệ sau.
3. Các dạng đôt biến gen:
- Điển hình là các dạng: Mất, thêm hoặc thay thế một hoặc một số cặp nucleotit.
4. Hậu quả và tính chất biểu hiện:
- Đa số đột biến gen là có hại, nhưng phần lớn chúng là gen lặn nên chỉ biểu hiện khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc khi ở thể đồng hợp lặn.
- Một số ít đột biến gen có lợi hay trung tính.
- Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen có lợi thì một đột biến gen có hại cũng có thể trở thành có lợi. Đây là nguồn nguyên liệu quý cho tiến hóa và chọn giống.
- Các tính trạng đột biến xuất hiện ít, lẻ tẻ, gián đoạn, vô hướng, có khả năng di truyền.
III. Đột biến nhiễm sắc thể:
1. Khái niệm:
Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng NST dẫn đến những biến đổi ở kiểu hình của sinh vật.
2. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh:
- Do tác động của các tác nhân vật lý (cường độ ánh sáng, sốc nhiệt, tia tử ngoại, tia phóng xvà các tác nhân hóa học (chất độc da cam, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinhtrong môi trường sống; hoặc do những biến đổi rối loạn các quá trình sinh lí, hóa sinh bên trong cơ thể… gây rối loạn quá trình phân bào dẫn tới sự phân li không bình thường của các cặp NST, hoặc ảnh hưởng tới quá trình nhân đôi làm phá vỡ cấu trúc của NST.
3. Các dạng đột biến NST:
a. Đột biến cấu trúc NST:
Gồm các dạng điển hình là: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn NST.
Dạng chuyển đoạn NST thường xảy ra giữa các NST kép trong cặp tương đồng, vào kì đầu của giả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Sơn Tiên Du
Dung lượng: 111,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)