Chuyen de hoa
Chia sẻ bởi Lê Thị Ngọc Hương |
Ngày 23/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: chuyen de hoa thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
GV: Lê Thị Ngọc Hương
Trường THCS: Lý Tự Trọng
LỒNG GHÉP GIÁO DỤCMÔITRƯỜNG CHO
HỌC SINH QUA VIỆC GIẢNG DẠY MÔN HÓA
Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Chuyên đề
PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Cơ sở thực tiễn:
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu về sự biến đổi của chất. Vì thế việc sử dụng hóa chất, biểu diễn thí nghiệm, thao tác thực hành và xử lí hóa chất sau thí nghiệm là những vấn đề hết sức quan trọng trong công tác dạy học hóa học.
Trước đây, bản thân tôi chưa thực sự chú ý đến việc lồng ghép giáo dục môi trường trong môn học. Nhưng hiện nay môi trường ô nhiễm đang là “ quả bom” nguy hiểm của toàn nhân loại. Song để có ý thức bảo vệ môi trường cho toàn xã hội thì chưa nhiều người thực hiện được. Bởi có một số nhà sản xuất đang chạy theo lợi nhuận, chưa xử lý được các sản phẩm phụ, gây nên ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, một số địa phương giàu nguyên liệu để sản xuất đồ gốm , sản xuất vôi ngày càng mọc lên, những lò sản xuất này chưa xử lý được khí thải gây ô nhiễm môi trường mạnh. Các nhà nông dân xử dụng thuốc trừ sâu một cách lãng phí. Hàng chất dẻo đang được lên ngôi nhưng những người dùng ít ai hiểu rằng chất thải của các loại chất dẻo này làm ô nhiễm môi trường lâu dài. Chuông báo động đã vang lên nhiều phen, nhưng liệu có thể làm gì để ngăn chặn tác hại của chúng.
2. Cơ sở lý luận:
Liên quan trực tiếp đến những vấn đề trên trong việc truyền thụ kiến thức là vấn đề giáo dục môi trường trong dạy học hóa học.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hóa học là vấn đề hấp dẫn, lý thú mang tính thực tiễn cao, có tính logich hệ thống, xuyên suốt chương trình hóa học nói chung. Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi nhận thức được việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh là rất quan trọng, vừa thông hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm của môi trường sống để từ đó có ý thức bảo vệ, tiên phong trong công tác tuyên truyền công cộng cùng bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
PHẦN II. NỘI DUNG
Phần này tôi chỉ đưa ra một số tiết có nội dung liên quan đến môi trường, vì không hẳn bài nào cũng có giáo dục môi trường.
Sau đây là những kiến thức giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua các tiết học hóa học 8,9.
Ví dụ: Hóa 8.
Tiết 42-43: Không khí – sự cháy.
Qua bài dạy cho học sinh nắm được không khí bị ô nhiễm , không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống động thực vật mà còn phá hại nhiều công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…..
Phải xử lí rác thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông…. để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như khí CO2, CO, bụi, khói….
Bảo vệ không khí trong lành là nhiệm vụ của mỗi con người, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.
Nếu pha thiếu tỷ lượng dẫn tới sự kháng thuốc, phản tác dụng tốn công…
Việc biểu diễn thí nghiệm trong các tiết học truyền thụ kiến thức mới là phương tiện trực quan, học sinh tự giác thao tác … Nắm được kiến thức dễ dàng, nhớ lâu, chính xác. Song việc sử dụng hóa chất với lượng vừa đủ vừa tiết kiệm hóa chất, vừa giáo dục khoa học vừa giáo dục môi trường.
Tiết 60, 64,65: Dung dịch là hổn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Trong hổn hợp, tính chất của mỗi chất được giữ nguyên tại nhiệt độ xác định, mỗi chất tan có độ bảo hòa riêng. Vì thế khi phun thuốc trừ sâu, trừ nấm, trừ bệnh, trong dung môi chủ yếu là nước, cần pha đúng tỷ lệ, tỷ lượng theo hướng dẫn của nhãn thuốc.Nếu pha dung dịch quá bảo hòa khi tráng bình dẫn tới ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm sang cỏ cây …gây độc cho động vật và con người.
Ví dụ: Hóa 9
Tiết 2: Tính chất hóa học của oxit.
Khi sục CO2 vào dd NaOH, do NaOH là xút ăn da, sản phẩm của CO2 và NaOH là muối (Na2CO3, NaHCO3). Vậy nếu NaOH dư thì sản phẩm vừa có muối, vừa có xút ăn da. Nếu không có công tác vệ sinh sản phẩm thí nghiệm sẽ ảnh hưởng đến môi trường.Vì vậy phản ứng này cần dư CO2 hoặc trung hòa NaOH dư bằng giấm ( thử bằng quì tím) . Trước khi đổ sản phẩm thí nghiệm và rửa lọ, ống nghiệm…..
Hằng ngày lượng CO2 sinh ra quá nhiều, dẫn tới môi trường dày CO2 không trong lành, nồng độ CO2 vượt quá giới hạn cho phép nên con người ngột ngạt khó chịu, cây cối vàng lịu do ngộ độc CO2. Nung đá vôi số lượng lớn, ồ ạt, gây ô nhiễm môi trường mạnh. Đặc biệt cần đổi mới là thay thế lò thủ công bằng lò công nghiệp, hoạt động liên tục khí thải CO2 được tận dụng trong công nghiệp hóa học khác, như vậy không bị ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Tiết 38: Công nghiệp silicat
Công nghiệp chế biến các hợp chất tự nhiên của silic gọi là công nghiệp silicat như công nghiệp sản xuất đồ gốm, xi măng, thủy tinh….
Phát triển nghề phụ ( gạch, ngói…) là đáng khuyến khích, song cần có qui hoạch địa bàn lấy đất và khu lò gạch cụ thể, là vấn đề cần quan tâm của nhiều cấp quản lí. Bên cạnh đó, khí được thải ra do quá trình đốt quá nhiều nhiên liệu cũng làm ô nhiễm môi trường cho dân cư xung quanh các lò gạch.
Ví dụ: Tiết 5: Tính chất hóa học của axit.Thí nghiệm biểu diễn:
Thực hiện phản ứng trung hòa.
NaOH + HCl NaCl + H2O
Cần phải thử bằng quì tím( khi quì tím giữ nguyên màu tím) khi đó sản phẩm duy nhất là dung dịch NaCl. Không dư NaOH hoặc HCl. Khi rửa ống ngiệm đổ sản phẩm không bị ô nhiễm môi trường đây là thao tác dù rất nhỏ nhưng người giáo viên phải để ý, vừa tiết kiệm được hóa chất thành công cho thí nghiệm, đồng thời bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm.
Ví dụ tiết 14: Axitsunfuric
Do trong phòng thí nghiệm dung dịch H2SO4 để lâu ngày thường là dung dịch đậm đặc, rất háo nước nên hóa than gỗ, cháy quần áo, da thịt….
Vì thế thao tác với Axitsunfuric phải cẩn thận chính xác tránh đổ vỡ, bắn té… dễ gây cháy quần áo, sách vở và có thể dẫn tới bị bỏng axit mù mắt….Bên cạnh phải chuẩn bị sẵn nước lã, dung dịch xôđa rửa bỏng axit nếu cần, trung hòa sản phẩm dư H2SO4 theo phương trình:
H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 + H2O
Tiết 6 + 7: Một số axit quan trọng.
Một trong những nguyên tắc sản xuất hóa học là làm thế nào để sản xuất không có chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất ra những sản phẩm hóa học khác. Vừa nâng cao hiệu quả, giảm giá thành, tránh ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Dùng quặng Pirit để sản xuất axitsunfuric thì chất thải Fe2O3 là nguyên liệu để sản xuất gang thép. Ngược lại sản xuất axitsunfuric không chỉ xây dựng ở nơi có quặng Pirit mà còn xây dựng ở khu công nghiệp luyện kim.
Tiết 12 + 13: Một số bazơ quan trọng.
Natrihidroxit NaOH là chất rắn trắng, tan nhiều trong nước, dễ bị chảy rữa trong không khí. Dung dịch nhờn, làm bục vải.Vì thế khi lấy hóa chất tránh rơi vãi, cấm lấy bằng tay.
Tiết 21: Tính chất vật lí của kim loại.
Kim loại hầu hết ở thể rắn, duy chỉ thủy ngân ở thể lỏng ở điều kiện thường. Thủy ngân rất độc có thể gây chết người. Sử dụng hóa chất thủy ngân chỉ vừa đủ tránh dư, tránh vương vãi, thủy ngân lỏng có trong nhiệt kế nếu bị vỡ nhiệt kế thủy ngân bắn ra ngoài có thể khử độc bằng lưu huỳnh tạo muối thủy ngân.
Hg + S HgS
Rất độc Không độc
Vì thế sử dụng hóa chất thủy ngân nên có lưu huỳnh bên cạnh.
Tiết 26: Hợp kim sắt.
Gang được sản xuất trong lò cao. Khí lò có CO. Hợp chất khử mạnh, cháy xanh tỏa nhiều nhiệt, CO kết hợp chặt chẽ với Hemoglobin có trong máu người làm cho hồng cầu mất tác dụng.Trong quá trình sản xuất gang CO được dẫn vào tháp đốt nhiệt vừa đủ để đốt cháy hết CO (không còn khí thải độc) vừa sản ra nhiệt để đốt nóng không khí vào lò, là nguyên tắc nâng cao hiệu suất lò, chống ô nhiễm môi trường, giá thành hạ.
Ví dụ: Tiết 31 + 32: Clo
Clo nặng gấp hai lần rưỡi không khí, ở nhiệt độ thường 1 thể tích nước hòa tan 2,3 thể tích khí clo, clo rất độc thở nhiều clo có thể chết. Vì vậy biểu diễn thí nghiệm đốt bột sắt bỏ vào lọ khí clo cần cho sắt dư.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Hoặc khi dẫn Hidro từ phản ứng điều chế Hidro cần phải thử độ tinh khiết trướckhi đưa Hidro cháy vào bình đựng khí Clo để tránh nổ, đổ,
vỡ…theo phản ứng:
H2 + Cl2 2HCl
Phản ứng điều chế Clo trong phòng thí nghiệm:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Phản ứng rất dễ dàng xảy ra song việc thu khí Clo sinh ra phải bảo đảm an toàn, tránh Clo vào không khí gây ngộ độc cho học sinh cũng như cho bản thân.
Tiết 34: Các oxit của cacbon.
Oxit của Cacbon có hai loại: CO và CO2.
CO có phản ứng cháy xanh tỏa nhiều nhiệt, có tính khử mạnh. Nếu dùng thí nghiệm CO dư dễ làm người hít phải ngộ độc. Trong hầm mỏ than CO dễ cháy gây nổ sập lò. Vì vậy công nhân vào hầm lò than không được dùng đuốc, hút thuốc… mà dùng đèn pin, đèn Đêvi….
Bên cạnh đó CO được sinh ra khi đốt cháy than có dư ở nhiệt độ cao. Đối với các lò than đá, than tổ ong nếu các gia đình ủ lò than để hôm sau dùng thì rất dễ sinh ra khí CO. Thực tế đã vài ba gia đình do ủ than như vậy gây chết người. Do đó khi sử dụng lò than đá phải cẩn thận, tránh ô nhiễm do sinh ra khí CO theo phương trình:
CO2 + C 2CO
Khí CO2 không độc như CO, nhưng không duy trì sự sống là nguyên liệu trong quá trình quang hợp cây xanh tạo ra các chất hữu cơ. Khi lượng CO2 lớn gây hiệu ứng nhà kính, gây ngộ độc cho cây, giảm tỷ lệ về thể tích của oxi trong không khí, cản trở cho quá trình hô hấp của con người nói riêng, sinh vật nói chung. Làm nhiệt độ không khí tăng, gây hạn hán, lũ lụt làm băng đá hai cực tan ra gây ngập lụt nhiều vùng trên thế giới.
Nhưng CO2 có nhiều ứng dụng. Ngoài nguyên liệu chế tạo chất hữu cơ, CO2 không duy trì sự cháy nên dùng để dập tắt sự cháy, CO2 nặng chìm xuống vật cháy đẩy không khí ra khỏi vật cháy làm cách li vật cháy với oxi trong không khí.
Hiện nay sự tự bốc cháy phát sinh nhiều do nhiệt độ không khí cao, sự cháy do con người thiếu ý thức cũng rất nhiều. Các vụ cháy rừng lớn trong mùa khô do con người đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy làm thu hẹp diện tích rừng tới mức báo động. Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của con người.
Tiết 45: Metan CH4
Metan cháy với oxi theo phương trình:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O + Q
1V 2V gây nổ mạnh.
Hiện nay các vụ nổ xảy ra nhiều ở hầm mỏ than, cần đề phòng sập lò bằng cách dùng đèn pin, đèn Đêvi khi vào hầm lò. CH4 sinh ra do thực vật bị phân hủy trong điều kiện thiếu không khí. Vì vậy có thể xây những hầm ga để tạo khí ga làm nhiên liệu cho các gia đình và vừa xử lí rác thải tránh ô nhiễm môi trường.
Tiết 47 - 48: Axetilen- benzen.
Axetilen là khí đất đèn theo phản ứng:
CaC2 + 2 H2O C2H2 + Ca(OH)2
Đất đèn
C2H2 kích thích cho cây ra quả, quả nhanh chín. Sử dụng đất đèn làm chín hoa quả do khí C2H2 sinh ra nên cần cẩn thận kẻo gây nổ theo phản ứng:
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
Benzen C6H6 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm công nghiệp khác.
Ví dụ : C6H6Cl6 (666), DDT, thuốc trừ sâu này chứa nhiều Clo vừa gây độc hại, vừa lâu bị phân hủy nên thường gây ô nhiễm môi sinh lâu dài.
Ngày nay người ta sử dụng nhiều thuốc trừ sâu là hợp chất của photpho có độ độc cao nhưng mau bị phân hủy hơn nên ít ảnh hưởng đến môi sinh.Khi sử dụng bất kỳ thuốc trừ sâu nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc phòng độc cho bản thân người sử dụng và môi trường.
Hiện nay sử dụng thuốc trừ sâu quá lạm dụng nên môi trường càng bị ô nhiễm và đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn nước. Vì ngày nay thiếu nguồn nước ngọt đã thật sự trở thành mối lo ngại cho toàn thế giới. Nước ngọt không chỉ ngày càng khan hiếm ngày càng bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt, do sản xuất công và nông nghiệp gây ra. Những chất này vừa có tính độc hại cao, vừa bền về mặt hóa học. Đó là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Tiết 51: Nhiên liệu.
Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất, vì vậy sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? Chúng ta biết khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn, sẽ vừa gây lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường, nên trong quá trình dạy ta phải khắc sâu cho học sinh nắm vững các yêu cầu như cung cấp đủ khí oxi cho sự cháy, bằng cách thổi không khí vào lò, muốn vậy lò phải có ống khói được xây cao để hút gió, đồng thời nên có ống thu khí thải thừa, tránh gây ô nhiễm môi trường.Bên cạnh đó cần tăng diện tích tiếp xúc, điều chỉnh nhiên liệu để sự cháy xảy ra hoàn toàn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Xuất phát từ những mất mác quá lớn do thiên tai cũng như do con người tạo ra, cùng với xu thế phát triển của nhân loại mà cụ thể là con người, vấn đề môi trường không còn là chuyện riêng của một cá nhân, một nước mà còn là của toàn nhân loại. Việc giáo dục môi trường thông qua giảng dạy bộ môn hóa chính là góp phần nhỏ trong phong trào vì môi trường xanh - sạch- đẹp.
Với những bài học có liên quan đến những chất làm ô nhiễm môi trường, phải chỉ cho học sinh thấy rõ mặt trái của nó. Học sinh nhận thức được qua các bài dạy, tạo được thói quen để học sinh luôn quan tâm đến môi trường, ý thức khi tiếp xúc với hóa chất. Từ đó học sinh có ý muốn cải tạo, bảo vệ môi trường.
* Kết quả thu được đáng kể:
Đa số học sinh hiếu được các yếu tố của môi trường, vai trò của môi trường, yếu tố gắn liền với sự sống. Muốn tồn tại phát triển được phải tồn tại trong môi trường sống, phải thích nghi với hoàn cảnh, cải tạo được hoàn cảnh. Học sinh có ý thức bảo vệ cây xanh, thực hiện lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, không vứt rác bừa bãi làm bẩn sân trường, đường làng, đường phố.
Tóm lại: Tùy thuộc vào kiến thức trong từng bài mà lồng ghép giáo dục môi trường cho phù hợp, mang hiệu quả thiết thực. Đó là trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về kiến thức môi trường, những tác hại không thể kể hết, không lường hết được do môi trường gây ra. Từ đó học sinh ý thức , điều chỉnh hành vi bản thân cho phù hợp với môi trường đồng thời có tác động tích cực, cải tạo môi trường sống nhằm đóng góp cho sự trong sạch môi sinh cũng như chất lượng sống.
Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm là lời kêu gọi của toàn Nhân loại.
Lê Thị Ngọc Hương
Trường THCS: Lý Tự Trọng
LỒNG GHÉP GIÁO DỤCMÔITRƯỜNG CHO
HỌC SINH QUA VIỆC GIẢNG DẠY MÔN HÓA
Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Chuyên đề
PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Cơ sở thực tiễn:
Hóa học là môn khoa học thực nghiệm chuyên nghiên cứu về sự biến đổi của chất. Vì thế việc sử dụng hóa chất, biểu diễn thí nghiệm, thao tác thực hành và xử lí hóa chất sau thí nghiệm là những vấn đề hết sức quan trọng trong công tác dạy học hóa học.
Trước đây, bản thân tôi chưa thực sự chú ý đến việc lồng ghép giáo dục môi trường trong môn học. Nhưng hiện nay môi trường ô nhiễm đang là “ quả bom” nguy hiểm của toàn nhân loại. Song để có ý thức bảo vệ môi trường cho toàn xã hội thì chưa nhiều người thực hiện được. Bởi có một số nhà sản xuất đang chạy theo lợi nhuận, chưa xử lý được các sản phẩm phụ, gây nên ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, một số địa phương giàu nguyên liệu để sản xuất đồ gốm , sản xuất vôi ngày càng mọc lên, những lò sản xuất này chưa xử lý được khí thải gây ô nhiễm môi trường mạnh. Các nhà nông dân xử dụng thuốc trừ sâu một cách lãng phí. Hàng chất dẻo đang được lên ngôi nhưng những người dùng ít ai hiểu rằng chất thải của các loại chất dẻo này làm ô nhiễm môi trường lâu dài. Chuông báo động đã vang lên nhiều phen, nhưng liệu có thể làm gì để ngăn chặn tác hại của chúng.
2. Cơ sở lý luận:
Liên quan trực tiếp đến những vấn đề trên trong việc truyền thụ kiến thức là vấn đề giáo dục môi trường trong dạy học hóa học.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hóa học là vấn đề hấp dẫn, lý thú mang tính thực tiễn cao, có tính logich hệ thống, xuyên suốt chương trình hóa học nói chung. Chính vì vậy, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi nhận thức được việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh là rất quan trọng, vừa thông hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm của môi trường sống để từ đó có ý thức bảo vệ, tiên phong trong công tác tuyên truyền công cộng cùng bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.
PHẦN II. NỘI DUNG
Phần này tôi chỉ đưa ra một số tiết có nội dung liên quan đến môi trường, vì không hẳn bài nào cũng có giáo dục môi trường.
Sau đây là những kiến thức giảng dạy lồng ghép giáo dục môi trường thông qua các tiết học hóa học 8,9.
Ví dụ: Hóa 8.
Tiết 42-43: Không khí – sự cháy.
Qua bài dạy cho học sinh nắm được không khí bị ô nhiễm , không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống động thực vật mà còn phá hại nhiều công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử…..
Phải xử lí rác thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông…. để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có hại như khí CO2, CO, bụi, khói….
Bảo vệ không khí trong lành là nhiệm vụ của mỗi con người, mỗi quốc gia trên hành tinh chúng ta. Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.
Nếu pha thiếu tỷ lượng dẫn tới sự kháng thuốc, phản tác dụng tốn công…
Việc biểu diễn thí nghiệm trong các tiết học truyền thụ kiến thức mới là phương tiện trực quan, học sinh tự giác thao tác … Nắm được kiến thức dễ dàng, nhớ lâu, chính xác. Song việc sử dụng hóa chất với lượng vừa đủ vừa tiết kiệm hóa chất, vừa giáo dục khoa học vừa giáo dục môi trường.
Tiết 60, 64,65: Dung dịch là hổn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. Trong hổn hợp, tính chất của mỗi chất được giữ nguyên tại nhiệt độ xác định, mỗi chất tan có độ bảo hòa riêng. Vì thế khi phun thuốc trừ sâu, trừ nấm, trừ bệnh, trong dung môi chủ yếu là nước, cần pha đúng tỷ lệ, tỷ lượng theo hướng dẫn của nhãn thuốc.Nếu pha dung dịch quá bảo hòa khi tráng bình dẫn tới ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm sang cỏ cây …gây độc cho động vật và con người.
Ví dụ: Hóa 9
Tiết 2: Tính chất hóa học của oxit.
Khi sục CO2 vào dd NaOH, do NaOH là xút ăn da, sản phẩm của CO2 và NaOH là muối (Na2CO3, NaHCO3). Vậy nếu NaOH dư thì sản phẩm vừa có muối, vừa có xút ăn da. Nếu không có công tác vệ sinh sản phẩm thí nghiệm sẽ ảnh hưởng đến môi trường.Vì vậy phản ứng này cần dư CO2 hoặc trung hòa NaOH dư bằng giấm ( thử bằng quì tím) . Trước khi đổ sản phẩm thí nghiệm và rửa lọ, ống nghiệm…..
Hằng ngày lượng CO2 sinh ra quá nhiều, dẫn tới môi trường dày CO2 không trong lành, nồng độ CO2 vượt quá giới hạn cho phép nên con người ngột ngạt khó chịu, cây cối vàng lịu do ngộ độc CO2. Nung đá vôi số lượng lớn, ồ ạt, gây ô nhiễm môi trường mạnh. Đặc biệt cần đổi mới là thay thế lò thủ công bằng lò công nghiệp, hoạt động liên tục khí thải CO2 được tận dụng trong công nghiệp hóa học khác, như vậy không bị ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Tiết 38: Công nghiệp silicat
Công nghiệp chế biến các hợp chất tự nhiên của silic gọi là công nghiệp silicat như công nghiệp sản xuất đồ gốm, xi măng, thủy tinh….
Phát triển nghề phụ ( gạch, ngói…) là đáng khuyến khích, song cần có qui hoạch địa bàn lấy đất và khu lò gạch cụ thể, là vấn đề cần quan tâm của nhiều cấp quản lí. Bên cạnh đó, khí được thải ra do quá trình đốt quá nhiều nhiên liệu cũng làm ô nhiễm môi trường cho dân cư xung quanh các lò gạch.
Ví dụ: Tiết 5: Tính chất hóa học của axit.Thí nghiệm biểu diễn:
Thực hiện phản ứng trung hòa.
NaOH + HCl NaCl + H2O
Cần phải thử bằng quì tím( khi quì tím giữ nguyên màu tím) khi đó sản phẩm duy nhất là dung dịch NaCl. Không dư NaOH hoặc HCl. Khi rửa ống ngiệm đổ sản phẩm không bị ô nhiễm môi trường đây là thao tác dù rất nhỏ nhưng người giáo viên phải để ý, vừa tiết kiệm được hóa chất thành công cho thí nghiệm, đồng thời bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm.
Ví dụ tiết 14: Axitsunfuric
Do trong phòng thí nghiệm dung dịch H2SO4 để lâu ngày thường là dung dịch đậm đặc, rất háo nước nên hóa than gỗ, cháy quần áo, da thịt….
Vì thế thao tác với Axitsunfuric phải cẩn thận chính xác tránh đổ vỡ, bắn té… dễ gây cháy quần áo, sách vở và có thể dẫn tới bị bỏng axit mù mắt….Bên cạnh phải chuẩn bị sẵn nước lã, dung dịch xôđa rửa bỏng axit nếu cần, trung hòa sản phẩm dư H2SO4 theo phương trình:
H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 + H2O
Tiết 6 + 7: Một số axit quan trọng.
Một trong những nguyên tắc sản xuất hóa học là làm thế nào để sản xuất không có chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu sản xuất ra những sản phẩm hóa học khác. Vừa nâng cao hiệu quả, giảm giá thành, tránh ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Dùng quặng Pirit để sản xuất axitsunfuric thì chất thải Fe2O3 là nguyên liệu để sản xuất gang thép. Ngược lại sản xuất axitsunfuric không chỉ xây dựng ở nơi có quặng Pirit mà còn xây dựng ở khu công nghiệp luyện kim.
Tiết 12 + 13: Một số bazơ quan trọng.
Natrihidroxit NaOH là chất rắn trắng, tan nhiều trong nước, dễ bị chảy rữa trong không khí. Dung dịch nhờn, làm bục vải.Vì thế khi lấy hóa chất tránh rơi vãi, cấm lấy bằng tay.
Tiết 21: Tính chất vật lí của kim loại.
Kim loại hầu hết ở thể rắn, duy chỉ thủy ngân ở thể lỏng ở điều kiện thường. Thủy ngân rất độc có thể gây chết người. Sử dụng hóa chất thủy ngân chỉ vừa đủ tránh dư, tránh vương vãi, thủy ngân lỏng có trong nhiệt kế nếu bị vỡ nhiệt kế thủy ngân bắn ra ngoài có thể khử độc bằng lưu huỳnh tạo muối thủy ngân.
Hg + S HgS
Rất độc Không độc
Vì thế sử dụng hóa chất thủy ngân nên có lưu huỳnh bên cạnh.
Tiết 26: Hợp kim sắt.
Gang được sản xuất trong lò cao. Khí lò có CO. Hợp chất khử mạnh, cháy xanh tỏa nhiều nhiệt, CO kết hợp chặt chẽ với Hemoglobin có trong máu người làm cho hồng cầu mất tác dụng.Trong quá trình sản xuất gang CO được dẫn vào tháp đốt nhiệt vừa đủ để đốt cháy hết CO (không còn khí thải độc) vừa sản ra nhiệt để đốt nóng không khí vào lò, là nguyên tắc nâng cao hiệu suất lò, chống ô nhiễm môi trường, giá thành hạ.
Ví dụ: Tiết 31 + 32: Clo
Clo nặng gấp hai lần rưỡi không khí, ở nhiệt độ thường 1 thể tích nước hòa tan 2,3 thể tích khí clo, clo rất độc thở nhiều clo có thể chết. Vì vậy biểu diễn thí nghiệm đốt bột sắt bỏ vào lọ khí clo cần cho sắt dư.
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Hoặc khi dẫn Hidro từ phản ứng điều chế Hidro cần phải thử độ tinh khiết trướckhi đưa Hidro cháy vào bình đựng khí Clo để tránh nổ, đổ,
vỡ…theo phản ứng:
H2 + Cl2 2HCl
Phản ứng điều chế Clo trong phòng thí nghiệm:
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Phản ứng rất dễ dàng xảy ra song việc thu khí Clo sinh ra phải bảo đảm an toàn, tránh Clo vào không khí gây ngộ độc cho học sinh cũng như cho bản thân.
Tiết 34: Các oxit của cacbon.
Oxit của Cacbon có hai loại: CO và CO2.
CO có phản ứng cháy xanh tỏa nhiều nhiệt, có tính khử mạnh. Nếu dùng thí nghiệm CO dư dễ làm người hít phải ngộ độc. Trong hầm mỏ than CO dễ cháy gây nổ sập lò. Vì vậy công nhân vào hầm lò than không được dùng đuốc, hút thuốc… mà dùng đèn pin, đèn Đêvi….
Bên cạnh đó CO được sinh ra khi đốt cháy than có dư ở nhiệt độ cao. Đối với các lò than đá, than tổ ong nếu các gia đình ủ lò than để hôm sau dùng thì rất dễ sinh ra khí CO. Thực tế đã vài ba gia đình do ủ than như vậy gây chết người. Do đó khi sử dụng lò than đá phải cẩn thận, tránh ô nhiễm do sinh ra khí CO theo phương trình:
CO2 + C 2CO
Khí CO2 không độc như CO, nhưng không duy trì sự sống là nguyên liệu trong quá trình quang hợp cây xanh tạo ra các chất hữu cơ. Khi lượng CO2 lớn gây hiệu ứng nhà kính, gây ngộ độc cho cây, giảm tỷ lệ về thể tích của oxi trong không khí, cản trở cho quá trình hô hấp của con người nói riêng, sinh vật nói chung. Làm nhiệt độ không khí tăng, gây hạn hán, lũ lụt làm băng đá hai cực tan ra gây ngập lụt nhiều vùng trên thế giới.
Nhưng CO2 có nhiều ứng dụng. Ngoài nguyên liệu chế tạo chất hữu cơ, CO2 không duy trì sự cháy nên dùng để dập tắt sự cháy, CO2 nặng chìm xuống vật cháy đẩy không khí ra khỏi vật cháy làm cách li vật cháy với oxi trong không khí.
Hiện nay sự tự bốc cháy phát sinh nhiều do nhiệt độ không khí cao, sự cháy do con người thiếu ý thức cũng rất nhiều. Các vụ cháy rừng lớn trong mùa khô do con người đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy làm thu hẹp diện tích rừng tới mức báo động. Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của con người.
Tiết 45: Metan CH4
Metan cháy với oxi theo phương trình:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O + Q
1V 2V gây nổ mạnh.
Hiện nay các vụ nổ xảy ra nhiều ở hầm mỏ than, cần đề phòng sập lò bằng cách dùng đèn pin, đèn Đêvi khi vào hầm lò. CH4 sinh ra do thực vật bị phân hủy trong điều kiện thiếu không khí. Vì vậy có thể xây những hầm ga để tạo khí ga làm nhiên liệu cho các gia đình và vừa xử lí rác thải tránh ô nhiễm môi trường.
Tiết 47 - 48: Axetilen- benzen.
Axetilen là khí đất đèn theo phản ứng:
CaC2 + 2 H2O C2H2 + Ca(OH)2
Đất đèn
C2H2 kích thích cho cây ra quả, quả nhanh chín. Sử dụng đất đèn làm chín hoa quả do khí C2H2 sinh ra nên cần cẩn thận kẻo gây nổ theo phản ứng:
2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
Benzen C6H6 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thuốc trừ sâu và sản phẩm công nghiệp khác.
Ví dụ : C6H6Cl6 (666), DDT, thuốc trừ sâu này chứa nhiều Clo vừa gây độc hại, vừa lâu bị phân hủy nên thường gây ô nhiễm môi sinh lâu dài.
Ngày nay người ta sử dụng nhiều thuốc trừ sâu là hợp chất của photpho có độ độc cao nhưng mau bị phân hủy hơn nên ít ảnh hưởng đến môi sinh.Khi sử dụng bất kỳ thuốc trừ sâu nào cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc phòng độc cho bản thân người sử dụng và môi trường.
Hiện nay sử dụng thuốc trừ sâu quá lạm dụng nên môi trường càng bị ô nhiễm và đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn nước. Vì ngày nay thiếu nguồn nước ngọt đã thật sự trở thành mối lo ngại cho toàn thế giới. Nước ngọt không chỉ ngày càng khan hiếm ngày càng bị ô nhiễm do chất thải từ sinh hoạt, do sản xuất công và nông nghiệp gây ra. Những chất này vừa có tính độc hại cao, vừa bền về mặt hóa học. Đó là các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Tiết 51: Nhiên liệu.
Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất, vì vậy sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? Chúng ta biết khi nhiên liệu cháy không hoàn toàn, sẽ vừa gây lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường, nên trong quá trình dạy ta phải khắc sâu cho học sinh nắm vững các yêu cầu như cung cấp đủ khí oxi cho sự cháy, bằng cách thổi không khí vào lò, muốn vậy lò phải có ống khói được xây cao để hút gió, đồng thời nên có ống thu khí thải thừa, tránh gây ô nhiễm môi trường.Bên cạnh đó cần tăng diện tích tiếp xúc, điều chỉnh nhiên liệu để sự cháy xảy ra hoàn toàn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Xuất phát từ những mất mác quá lớn do thiên tai cũng như do con người tạo ra, cùng với xu thế phát triển của nhân loại mà cụ thể là con người, vấn đề môi trường không còn là chuyện riêng của một cá nhân, một nước mà còn là của toàn nhân loại. Việc giáo dục môi trường thông qua giảng dạy bộ môn hóa chính là góp phần nhỏ trong phong trào vì môi trường xanh - sạch- đẹp.
Với những bài học có liên quan đến những chất làm ô nhiễm môi trường, phải chỉ cho học sinh thấy rõ mặt trái của nó. Học sinh nhận thức được qua các bài dạy, tạo được thói quen để học sinh luôn quan tâm đến môi trường, ý thức khi tiếp xúc với hóa chất. Từ đó học sinh có ý muốn cải tạo, bảo vệ môi trường.
* Kết quả thu được đáng kể:
Đa số học sinh hiếu được các yếu tố của môi trường, vai trò của môi trường, yếu tố gắn liền với sự sống. Muốn tồn tại phát triển được phải tồn tại trong môi trường sống, phải thích nghi với hoàn cảnh, cải tạo được hoàn cảnh. Học sinh có ý thức bảo vệ cây xanh, thực hiện lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, không vứt rác bừa bãi làm bẩn sân trường, đường làng, đường phố.
Tóm lại: Tùy thuộc vào kiến thức trong từng bài mà lồng ghép giáo dục môi trường cho phù hợp, mang hiệu quả thiết thực. Đó là trang bị cho học sinh vốn hiểu biết về kiến thức môi trường, những tác hại không thể kể hết, không lường hết được do môi trường gây ra. Từ đó học sinh ý thức , điều chỉnh hành vi bản thân cho phù hợp với môi trường đồng thời có tác động tích cực, cải tạo môi trường sống nhằm đóng góp cho sự trong sạch môi sinh cũng như chất lượng sống.
Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm là lời kêu gọi của toàn Nhân loại.
Lê Thị Ngọc Hương
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Ngọc Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)