Chuyên đề: HIĐRO - NƯỚC

Chia sẻ bởi Lê Phương Chi | Ngày 17/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: HIĐRO - NƯỚC thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

A. KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ:
I. TÍNH CHẤT CỦA HIĐRO:
1. Tính chất vật lý:
+ Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị.
+ Nhẹ nhất trong các chất khí (), tan rất ít trong nước.
2. Tính chất hóa học:
a) Tác dụng với oxi:
- Khí H2 cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ.
- Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ.
Kết luận: H2 tác dụng với oxi sinh ra H2O, phản ứng gây nổ
2H2 + O2 2H2O
Tỉ lệ: := 2:1
+ Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2theo tỉ lệ 2:1 sẽ gây nổ mạnh nhất.
b) Tác dụng với đồng oxit:
H2 + CuO  Cu + H2O
(màu đen) (màu đỏ)
Nhận xét: Khí H2 đã chiếm nguyên tố O2 trong hợp chất CuO. Khí H2 có tính khử.
Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, H2không những kết hợp được với đơn chất O2 mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt.
Ví dụ: H2 + PbO  Pb + H2O
Fe2O3 + 3H2/ 2Fe + 3H2O

II. ỨNG DỤNG:
- Bơm khinh khí cầu - Sản xuất nhiên liệu.
- Hàn cắt kim loại, khử oxi của một số oxit kim loại. - Sản xuất amoniac, axit, phân đạm....

III. ĐIỀU CHẾ HIDRO.
1. Trong phòng thí nghiệm:
- Khí H2 được điều chế bằng cách: cho axit (HCl, H2SO4(l)) tác dụng với kim loại (Zn, Al, Fe, …)
- Phương trình hóa học:
Zn + 2HClZnCl2 + H2
- Nhận biết khí H2 bằng que đóm đang cháy.
- Thu khí H2 bằng cách:
+ Đẩy nước.
+ Đẩy không khí.
2. Trong công nghiệp:
Điện phân nước: 2H2O  2H2 + O2.

IV. PHẢN ỨNG THẾ:
Ví dụ: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
2Al + 3H2SO4Al2(SO4)3 + 3H2
(đ.chất) (h.chất) (h.chất) (đ.chất)
=> Phản ứng này được gọi là phản ứng thế.
Kết luận: Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
Ví dụ:Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế ? Giải thích sự lựa chọn đó ?
a. 2Mg + O2/ 2MgO b. KMnO4/K2MnO4 + MnO2 + O2
c. Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu d. Mg(OH)2/ MgO + H2O
e. Fe2O3 + H2/ Fe + H2O g. Cu + AgNO3 Ag + Cu(NO3)2

V. NƯỚC:
1. Thành phần hóa học của nước:
- Sự phân hủy nước: 2H2O  2H2 + O2.
- Sự hóa hợp nước: 2H2 + O2/ 2H2O
( Kết luận:
- Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố: H & O.
- Tỉ lệ hóa hợp giữa H & O:
+ Về thể tích:  =  + Về khối lượng:  = 
- CTHH của nước: H2O.
2. Tính chất vật lý:
Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, khối lượng riờng 1 g/ml. Hoà tan nhiều chất: rắn, lỏng, khí …
3. Tính chất hóa học:
a) Tác dụng với kim loại:
2Na + 2H2O  2NaOH + H2(
Bazơ
- Nước có thể tác dụngvới một số kim loại mạnh khỏc như K, Ca, Ba...
b) Tác dụng với một số oxit bazơ.
CaO + H2O  Ca(OH)2. (bazơ)
- Nước cũng hóa hợp Na2O, K2O, BaO... tạo NaOH, KOH
( Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.
c) Tác dụng với một số oxit axit.
P2O5 + 3H2O  2H3PO4 (axit).
- Nước cũng hóa hợp nhiều oxit khác như SO2, SO3, N2O5... tạo axit tương ứng.
( Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

VI. AXIT:
1- Khái niệm: Phân tử axít
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Phương Chi
Dung lượng: 160,28KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)