Chuyen de GDHSBawngf BPKLTC
Chia sẻ bởi Đào Thị Phươc Hảo |
Ngày 12/10/2018 |
37
Chia sẻ tài liệu: chuyen de GDHSBawngf BPKLTC thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
quản lý lớp học
bằng các biện pháp
giáo dục kỷ luật tích cực
Son B?ng, tháng 11/2012
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
I.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
CỦA VIỆC TRỪNG PHẠT THÂN THỂ
TRẺ EM Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.Thế nào là trừng phạt thân thể trẻ em?
TINH THẦN
THỂ CHẤT
*Trừng phạt về thân thể bao gồm : Trừng phạt về tinh thần bao gồm:
Tát - La mắng
Đánh - Nhiếc móc
Véo - Hạ nhục
Dùng vật để đánh - Bỏ rơi
Kéo tai, giật tóc - Làm cho xấu hổ
Buộc trẻ ở trong một tư thế - Chửi rủa
không thoải mái (quỳ, úp mặt - Làm cho khó xử
vào tường)
Buộc trẻ phải đúng ở nơi nóng bức
hoặc lạnh lẽo
- Nhốt trẻ vào tủ hoặc hòm….
Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,…).
2.Thực trạng việc TPTT trẻ em trong nhà trường:
1 phút hồi tưởng về kỷ niệm khi bị TPTT
Các đồng chí tham dự chuyên đề chia sẻ nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam đặc biệt là ở trong nhà trường Việt Nam hiện nay như thế nào?
Một số trường hợp trừng phạt thân thể trẻ em.Trường hợp 1:
Cô giáo bắt phạt 8 học sinh Tiểu học ăn giấy.
Ngày 18/3/2011 cô T.T.H, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A – Trường Tiểu học B Vĩnh An (Châu Thành – An Giang) nóng giận vì 8 học sinh nghịch phá trong giờ học nên cô đã nhốt và phạt các em ăn hết những tờ giấy trên tay. Khi ra về, các em có biểu hiện đau bụng, không được khỏe.
Chúng tôi tìm đến Trường Tiểu học B Vĩnh An để tìm hiểu thông tin. Cô H chỉ mới ngoài 40 tuổi nhưng trông hốc hác và già hơn so với tuổi của mình.
Cô buồn rầu nhớ lại sự việc : “Các em học sinh trong lớp đã nhiều lân quậy phá, ngỗ ngược nên tôi rất vất vả để ổn định lớp. Ngày 18/3 sau khi ra chơi xong là đến giờ sinh hoạt lớp (khoảng 9 giờ 40 phút), tôi bước vào thấy các em xé giấy, chơi trò đập pháo nổ gây mất trật tự và không nghe lời GV”.
“Tôi có hỏi cả lớp : Em nào làm việc này thì không ai trả lời. Sau nhiều lần gặng hỏi, có 8 em đứng dậy xin lỗi. Không hiểu sao cơn giận kéo đến, tôi quyết định phạt mỗi em phải ăn hết tờ giấy đội mình đã xếp” – Cô kể.
“Rồi tôi bước ra khỏi lớp, khép cửa lại chứ không có ý nhốt các em. Sau ít phút, tôi chợt nhận ra mình đã quá nóng giận mà làm chuyện không đúng nên đã quay vào xin lỗi các em, tiếp tục giờ sinh hoạt.” – Cô H cho biết.
Trường hợp 2: Trong giờ phụ đạo môn Văn sáng 23/3, do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, vì không làm được bài tập em Lê Thị Hà Khanh học sinh lớp 7 trường THCS Phú Định, quận 6, TP HCM, đã bị cô giáo phạt "thụt dầu" 400 cái. Sau khi thực hiện hình phạt khoảng 100 cái, em về bàn với vẻ mặt mệt mỏi.
Buổi chiều cùng ngày, trong giờ Văn chính thức, nhiều học sinh, trong đó có em Khanh, lại bị áp dụng hình phạt này. Sau đó em đã bị ngất, hai học sinh khác phải dìu em về nhà.
Kể từ đó, ngày nào đi học Khanh cũng than mệt, về nhà cứ lo lắng không học kịp bài nhưng lại thường xuyên nằm, không học được. Theo hai học sinh học cùng lớp với Hà Khanh là Trần Nguyệt Hằng và Nguyễn Thanh Oanh Tuyền thì “mấy bữa sau đó, dù không có môn Văn nhưng lúc nào Hà Khanh cũng mang theo cuốn sách Văn và nơm nớp sợ cô giáo trả bài”.
Những ngày sau đó, Khanh liên tục bị cô Đào gọi phát biểu, trả bài. Và đến ngày 8/4 em có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi với nhiều lời nói bâng quơ, vô nghĩa. Tình trạng này kéo dài trong vòng một tuần sau đó. Có lúc em còn ra ban công bước một chân ra ngoài, may mà người nhà kịp kéo vào! Cuối cùng ngày 9/4, Khanh được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần thành phố và được chẩn đoán là “rối loạn hành vi từng cơn”.
Theo giấy y chứng của Bệnh viện Chợ Rẫy, em Khanh bị sưng, xây xát chẩn trái 2x2 cm. Một bác sĩ tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết khi đến Khanh có biểu hiện buồn bã, sợ sệt và khóc lóc. Nói năng thì mệt mỏi, khóc rồi cười, nhắc đến chuyện học là cháu sợ hãi, tránh né.
Sau khi kiểm tra điện não và cho làm trắc nghiệm, kết quả cho thấy Khanh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khả năng tính toán, liên tưởng chậm, mà điều này là do bị stress, áp lực tâm lý gây ra. Bác sĩ này cũng khẳng định thụt dầu mấy trăm cái là phản giáo dục và quá sức đối với một học sinh có thể trạng nhỏ như Khanh.
Trường hợp 3: Câu chuyện em Thanh
Buổi sáng Thanh dậy sớm quét nhà và sửa soạn cho cậu em út trước khi nó đến trường. Cậu em cau có: “Chị điếc à, sao em gọi mãi mà chị không thưa ?” rồi đá vào lưng khiến Thanh suýt ngã.
Thanh xuống bếp lấy cháo cho cậu em và mình. Khi cô bé đi ngang qua, cậu anh trai liếc nhìn Thanh và nói : “Mày xấu quá, trông mày không khác một con lợn. Bộ đồng phục của mày sắp nứt ra rồi đấy ! Thật xấu hổ khi có đứa em như mày”. Thanh giật mạnh gấu áo của mình và cúi gằm xuống. Cùng lúc đó bà mẹ đi vào trong bếp. Thanh vừa lên tiêng chào mẹ thì bị mẹ càu nhàu: “Sao ? Giờ vẫn còn đứng ì ở đây à ? Đồ tham ăn lười biếng. Đáng ra mày phải đi học rồi chứ. Mày sẽ muộn học thôi con ạ. Mà thôi, đừng đi học nữa, ngu như mày có học thì cũng chả làm được trò trống gì đâu”.
Thanh quyết định bỏ bát cháo và chạy ra khỏi cửa.
Cô bé càng chậm trễ hơn vì phải đợi xe khá lâu. Cô quên rằng hôm nay là sáng thứ hai nên tất cả mọi người đều cố lên xe. Cuối cùng, cô cũng lên được xe và khi cố len vào giữa xe, cô giẫm phải chân một người phụ nữ. Người phụ nữ liếc nhìn cô và quát: “Mày mù à, đi đứng kiểu gì thế?”. Sau đó bà ta quay sang nói với người bạn của mình: “Sao lại có đứa con gái vụng về khó coi thế nhỉ”. Tuy nghe thấy nhưng Thanh giả bộ không nghe thấy gì. Sau khi xuống xe, cô bé chạy từ bến xe vào lớp. Giáo viên phá lên cười khi cô xuất hiện và nói : “Cả lớp xem kìa, cuối cùng thì Xe Lu của lớp cũng đã tới. Tôi tưởng chị không cần kiến thức nữa ? Đứng yên đó, biết quy định của tôi rồi đấy, đi muộn khỏi phải vào lớp làm gì cho phiền. Đồ mặt trơ”
Thực trạng việc TPTT trẻ em
Ở VN hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng TPTT trẻ em trong gia đình, nhà trường và ở ngoài xã hội với nhiều hình thức khác nhau.
TPTT trẻ em gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, tinh thần, cuộc sống của các em.
3. Nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam ?
(Thảo luận nhóm : thời gian 5 phút)
Nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam :
.Do xã hội Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, của GD nho giáo.
Do nhận thức hạn chế của người lớn.
Do GV chưa có PP giáo dục trẻ phù hợp,đặc biệt là PPGD không sử dụng trừng phạt thân thể đối với trẻ.
.Do GV thiếu kinh nghiệm sống,phải chịu nhiều áp lực công việc, gia đình…
Do đạo đức nghề nghiệp.
Do HS có những khó khăn về học tập và rào cản trong học tập, bị ngược đãi trong gia đình, cộng đồng xã hội… nên các em còn mắc lỗi khi ở trường.
4.Sự cần thiết phải chấm dứt TPTT trẻ em
- Nghe câu chuyện về béThanh.
- Mỗi lần bé Thanh bị tổn thương bởi những lời nói, nhận xét tiêu cực của người khác, hãy xé một phần của “trái tim” và đặt mảnh xé sang một bên.
Hoạt động nhóm:
- Mỗi nhóm cắt một trái tim.
THẢO LUẬN
Trái tim còn nguyên vẹn không?
Nếu chúng ta hàn gắn lại thì trái tim có thể lại lành lặn như cũ không?
* Dù trái tim đã được dán lại, bề mặt trái tim vẫn còn những vết nứt.Mỗi khi ai đó bị tổn thương,dù là nhỏ nhất, thì trong lòng người đó vẫn còn những vết hằn khó có thể xóa bỏ được.
* Trái tim trẻ em sẽ bị tổn thương nặng nề khi bị TPTT. Những tổn thương đó nhiều khi hằn sâu trong trái tim trẻ suốt cả phần đời còn lại của trẻ.
TPTT trẻ em gây ra những hậu quả gì đối với trẻ em, gia đình và xã hội?
TPTT là một hình thức kỷ luật mang tính bạo lực , khiến cho trẻ bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần.
TPTT trẻ em ảnh hưởng tới:
+ Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.(Sức khỏe bị tổn hại, phát triển không bình thường)
+ Mối quan hệ giữa người lớn/trẻ em; giáo viên/học sinh (Trẻ hận GV, mất lòng tin với GV, tạo ra khoảng cách giữa GV và HS…)
+ Chất lượng giáo dục (Trẻ chán học, bỏ học, học tập sút kém…)
+ Gia đình, nhà trường và xã hội (Trẻ bỏ nhà đi, gia tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật…)
Việc TPTT trẻ em không những gây ra hậu quả nặng nề đối với trẻ em, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em.
KẾT LUẬN
Cần chấm dứt TPTT trẻ em!
Hãy nói không với TPTT trẻ em !
Trẻ học từ cuộc sống
Nếu sống với chỉ trích
Em học cách chê bai
Nếu sống với thù hận
Em học cách gây gỗ.
Nếu sống với bao dung
Em học lòng kiên nhẫn
Nếu sống trong khích lệ
Em có lòng tự tin.
Nếu sống trong ca ngợi
Em biết cách tặng khen
Nếu sống trong công bằng
Em có lòng độ lượng.
Nếu sống trong bình an
Em có lòng tin cậy
Nếu sống trong tình thương
Em biết yêu chính mình.
II.QUẢN LÍ
LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC.
1.Tìm hiểu thế nào là GDKLTC ?
a. Hoạt động nhóm: Các nhóm nêu 2 việc nên làm và 2 việc không nên làm trong buổi tập huẩn hôm nay.
b.Tìm hiểu cách thực hiện thư khen:
THƯ KHEN
Kính gửi ông (bà…………………………………………………………
Phụ huynh của học sinh:…………………………………………………
Giáo viên chủ nhiệm lớp……vui mừng thông báo đến ông, bà và gia đình :
Trong tháng ……., em………………………đã có nhiều cố gắng/ tiến bộ trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể .
Đề nghị ông bà động viên khen em…………………….về những tiến bộ/cố gắng trên.
Trân trọng kính chào.
Giáo viên chủ nhiệm
Trên đây là 2 ví dụ về việc sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Thế nào là giáo dục kỷ luật tích cực?
- KLTC là những giải pháp mạng tính dài hạn giúp phát huy tính tự giác kỉ luật của học sinh.
- KLTC là xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh, là phi bạo lực.
- KLTC là việc dạy cho học sinh những kĩ năng sống các em cần trong suốt cuộc đời,sự lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân và nhân quyền, tôn trọng và cảm thông với những người khác.
- KLTC làm tăng sự tự tin và khả năng xử lí các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống
Giáo dục KLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc:
Vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ
Có sự thỏa thuận giữa người lớn-trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .-
2.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC:
Trao đổi trong nhóm về lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC đối với:
- Học sinh
- Giáo viên
- Nhà trường, gia đình và xã hội.
Trao đổi thông tin với các nhóm khác bổ sung thông tin cho nhóm mình.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
1/ Đối với học sinh:
HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, không mất niềm tin.
Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
Tự tin trước đám đông
Phát huy được khả năng của mình.
Nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hòa nhập với tập thể.
Gần gũi bạn bè, thầy cô, yêu thích trường lớp
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
2.Đối với GV:
Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó GV được HS tin tưởng, tôn trọng.
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội.
Hạn chế sai lầm, không vi phạm pháp luật.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
3. Đối với nhà trường, gia đình,
cộng đồng, xã hội:
Nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội.
Đào tạo được những công dân tốt
Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
Giảm thiểu chi phí điều trị hậu quả của việc TPTT.
Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
3.Một số biện pháp GDKLTC trong lớp học
Các nhóm biện pháp DGKLTC được áp dụng trong lớp học bao gồm:
Nhóm 1: Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Nguyên tắc của nhóm biện pháp này:
Thay chê bai bằng khen ngợi; biết đặt niềm tin vào sự tiến bộ của trẻ, xử lí sai phạm của trẻ một cách rõ ràng.
- Cách thực hiện: Sử dụng hộp thư vui, thư khen, phiếu khen.
Nhóm 2: Quan tâm đến những khó khăn của học sinh
Phần lớn những hành vi tiêu cực, mắc lỗi của trẻ đều xuất phát từ những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống,
Vì vậy việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của trẻ sẽ giúp GV không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn GD trẻ có hiệu quả.
Nguyên tắc thực hiện:
+ Tránh đối đầu với học sinh, nhất là trước mặt những người khác.
+ Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, cố gắng giúp học sinh tìm ra giải pháp phù hợp với các em.
+Trân trọng tất cả những gì học sinh có và hãy đến với mỗi học sinh bằng tình cảm chân thành nhất của mình.
Nhóm 3: Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc xây dựng nội quy lớp học.
*Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.
Giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.
Giúp HS phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
*Các bước XD nội quy lớp học:
Bước 1: GV thông báo cho học sinh về những nội dung chính của năm học
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm/tổ về mong đợi của mình (đối với bản thân, bạn bè, thầy cô).
Bước 3: Các nhóm /tổ chia sẻ ý kiến, thống nhất mong đợi chung
Bước 4: HS tiếp tục thảo luận: để đạt được những mong đợi đó, HS nên và không nên làm gì?
Bước 5: Từ các ý kiến của HS, thống nhất nội quy lớp.
Bước 6: Viết nội quy lớp bằng chữ in lớn, trang trí đẹp và treo ở nơi ai cũng có thể đọc được.
Bước 7: Quy định chế độ khen thưởng và xử phạt để khuyến khích cả lớp thực hiện nội quy, việc vi phạm nội quy cần được xử lí như thế nào? Thông báo đến phụ huynh để cùng giám sát việc thực hiện nội quy.
Nhóm 4: Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp học.
Thế nào là tập thể lớp tốt ?
Tập thể lớp tốt là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết , có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
Vai trò của GV: Định hướng, dẫn dắt giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, tạo môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng ý kiến học sinh, là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Vai trò của học sinh: Tự giác xây dựng nội quy và thực hiện nghiêm túc; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với hành vi của mình, có ý thức hợp tác nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn bè…
b. Để xây dựng tập thể lớp tốt, GV có thể tổ chức các hoạt động:
1.Hình ảnh lớp học lí tưởng.
2.Rèn cho HS ý thức tự giác, thực hiện kỉ luật lớp học.
3.Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
4.Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân chúng ta
5. Người quan sát
6.Tạo môi trường an toàn để giải quyết vấn đề
7.Tìm hiểu về suy nghĩ và cảm nhận của HS về lớp học.
8.Nhận biết về cảm xúc của hS
9.Góc yên tĩnh giúp kiềm chế cảm xúc hoặc lấy lại bình tĩnh
10. Hộp thư vui dành cho HS.
11. Hãy khen ngợi, đừng chê bai
12. Công nhận và khuyến khích những điểm tốt.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Xây dựng hình ảnh một lớp học lý tưởng.
Mục đích: Giúp HS suy nghĩ và thảo luận về những đặc điểm của 1 tập thể lớp học tốt.
Các bước thực hiện:
B1: HS nêu ý kiến về 1 lớp học lý tưởng. GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu ý kiến về 1 tập thể lớp tốt, đặc điểm của 1 tập thể lớp tốt.
BƯỚC 2: VẼ TRANH VỀ TẬP THỂ LỚP TỐT:
Dựa trên các ý kiến của mỗi thành viên, nhóm thống nhất đặc điểm của 1 tập thể lớp tốt.
Sau đó, các em hãy vẽ 1 bức tranh chung của cả nhóm về 1 tập thể lớp tốt theo như hình dung và mong muốn của các em.
BƯỚC 3: CÁC NHÓM TRÌNH BÀY TRƯỚC LỚP VỀ BỨC TRANH CỦA NHÓM MÌNH.
BƯỚC 4: GV tổ chức cho cả lớp thảo luận về những bức tranh của mình.
Nêu câu hỏi?
- Hãy tìm những điểm giống nhau và những điểm khác nhau trong các bức tranh về 1 tâp thể lớp học tốt?
Mọi người trong tập thể lớp tốt đối xử với nhau như thế nào?
Lớp học của chúng ta đã đạt được những điều gì?
Những gì ngăn cản lớp của chúng ta đạt được mọi đặc điểm của 1 lớp học tốt?
Chúng ta cần làm gì để lớp chúng ta trở thành 1 tập thể tốt như trong các bức tranh đó/như mong muốn của tất cả chúng ta?
Những câu trả lời của cả lớp sẽ được ghi lại trên giấy A0 hoặc trong sổ theo dõi lớp.
B5. GV tổng kết lại toàn bộ ý kiến của HS.
Những bức tranh có thể được treo ở lớp và sau 1 học kỳ, cả lớp có thể thảo luận xem tập thể lớp đã phấn đấu đạt được những nội dung gì.
HOẠT ĐỘNG: NGƯỜI QUAN SÁT
MỤC ĐÍCH: Giúp GV và HS phát hiện ra những vấn đề (tốt và chưa tốt) của lớp học. HĐ này có thể được thực hiện hàng tuần.
CÁC BƯỚC THỰC HiỆN:
B1. Chọn người quan sát:
Thứ 2 hàng tuần, lớp chon 2 người làm người quan sát (khuyến khích tinh thần xung phong).
B2. Trong tuần, 2 HS trong vai trò người QS sẽ QS, thu thập và ghi chép lại các thông tin từ HS, GV về quá trình học tập, điều kiện học tập. Tình hình thực hiện các nội quy, các vấn đề nảy sinh trong lớp…
B3. Cuối tuần tại buổi họp lớp, 2 người QS sẽ báo cáo những gì mình ghi chép được trước lớp. Báo cáo sẽ bao gồm những điều gì có lợi cho việc học tập và điều gì không có lợi cho việc học tập của lớp. Từ đó thảo luận, đề xuất biện pháp để pát huy mặt mạnh hoặc cách khắc phục để cải thiện được mặt hạn chế của lớp học.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHOẺ
bằng các biện pháp
giáo dục kỷ luật tích cực
Son B?ng, tháng 11/2012
PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HƯƠNG SƠN
I.THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
CỦA VIỆC TRỪNG PHẠT THÂN THỂ
TRẺ EM Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
1.Thế nào là trừng phạt thân thể trẻ em?
TINH THẦN
THỂ CHẤT
*Trừng phạt về thân thể bao gồm : Trừng phạt về tinh thần bao gồm:
Tát - La mắng
Đánh - Nhiếc móc
Véo - Hạ nhục
Dùng vật để đánh - Bỏ rơi
Kéo tai, giật tóc - Làm cho xấu hổ
Buộc trẻ ở trong một tư thế - Chửi rủa
không thoải mái (quỳ, úp mặt - Làm cho khó xử
vào tường)
Buộc trẻ phải đúng ở nơi nóng bức
hoặc lạnh lẽo
- Nhốt trẻ vào tủ hoặc hòm….
Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,…).
2.Thực trạng việc TPTT trẻ em trong nhà trường:
1 phút hồi tưởng về kỷ niệm khi bị TPTT
Các đồng chí tham dự chuyên đề chia sẻ nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
Thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam đặc biệt là ở trong nhà trường Việt Nam hiện nay như thế nào?
Một số trường hợp trừng phạt thân thể trẻ em.Trường hợp 1:
Cô giáo bắt phạt 8 học sinh Tiểu học ăn giấy.
Ngày 18/3/2011 cô T.T.H, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A – Trường Tiểu học B Vĩnh An (Châu Thành – An Giang) nóng giận vì 8 học sinh nghịch phá trong giờ học nên cô đã nhốt và phạt các em ăn hết những tờ giấy trên tay. Khi ra về, các em có biểu hiện đau bụng, không được khỏe.
Chúng tôi tìm đến Trường Tiểu học B Vĩnh An để tìm hiểu thông tin. Cô H chỉ mới ngoài 40 tuổi nhưng trông hốc hác và già hơn so với tuổi của mình.
Cô buồn rầu nhớ lại sự việc : “Các em học sinh trong lớp đã nhiều lân quậy phá, ngỗ ngược nên tôi rất vất vả để ổn định lớp. Ngày 18/3 sau khi ra chơi xong là đến giờ sinh hoạt lớp (khoảng 9 giờ 40 phút), tôi bước vào thấy các em xé giấy, chơi trò đập pháo nổ gây mất trật tự và không nghe lời GV”.
“Tôi có hỏi cả lớp : Em nào làm việc này thì không ai trả lời. Sau nhiều lần gặng hỏi, có 8 em đứng dậy xin lỗi. Không hiểu sao cơn giận kéo đến, tôi quyết định phạt mỗi em phải ăn hết tờ giấy đội mình đã xếp” – Cô kể.
“Rồi tôi bước ra khỏi lớp, khép cửa lại chứ không có ý nhốt các em. Sau ít phút, tôi chợt nhận ra mình đã quá nóng giận mà làm chuyện không đúng nên đã quay vào xin lỗi các em, tiếp tục giờ sinh hoạt.” – Cô H cho biết.
Trường hợp 2: Trong giờ phụ đạo môn Văn sáng 23/3, do cô Hà Xuân Đào đứng lớp, vì không làm được bài tập em Lê Thị Hà Khanh học sinh lớp 7 trường THCS Phú Định, quận 6, TP HCM, đã bị cô giáo phạt "thụt dầu" 400 cái. Sau khi thực hiện hình phạt khoảng 100 cái, em về bàn với vẻ mặt mệt mỏi.
Buổi chiều cùng ngày, trong giờ Văn chính thức, nhiều học sinh, trong đó có em Khanh, lại bị áp dụng hình phạt này. Sau đó em đã bị ngất, hai học sinh khác phải dìu em về nhà.
Kể từ đó, ngày nào đi học Khanh cũng than mệt, về nhà cứ lo lắng không học kịp bài nhưng lại thường xuyên nằm, không học được. Theo hai học sinh học cùng lớp với Hà Khanh là Trần Nguyệt Hằng và Nguyễn Thanh Oanh Tuyền thì “mấy bữa sau đó, dù không có môn Văn nhưng lúc nào Hà Khanh cũng mang theo cuốn sách Văn và nơm nớp sợ cô giáo trả bài”.
Những ngày sau đó, Khanh liên tục bị cô Đào gọi phát biểu, trả bài. Và đến ngày 8/4 em có dấu hiệu hoảng loạn, không làm chủ được hành vi với nhiều lời nói bâng quơ, vô nghĩa. Tình trạng này kéo dài trong vòng một tuần sau đó. Có lúc em còn ra ban công bước một chân ra ngoài, may mà người nhà kịp kéo vào! Cuối cùng ngày 9/4, Khanh được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm thần thành phố và được chẩn đoán là “rối loạn hành vi từng cơn”.
Theo giấy y chứng của Bệnh viện Chợ Rẫy, em Khanh bị sưng, xây xát chẩn trái 2x2 cm. Một bác sĩ tại khoa khám tâm thần trẻ em Bệnh viện Tâm thần TP HCM cho biết khi đến Khanh có biểu hiện buồn bã, sợ sệt và khóc lóc. Nói năng thì mệt mỏi, khóc rồi cười, nhắc đến chuyện học là cháu sợ hãi, tránh né.
Sau khi kiểm tra điện não và cho làm trắc nghiệm, kết quả cho thấy Khanh bị rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, khả năng tính toán, liên tưởng chậm, mà điều này là do bị stress, áp lực tâm lý gây ra. Bác sĩ này cũng khẳng định thụt dầu mấy trăm cái là phản giáo dục và quá sức đối với một học sinh có thể trạng nhỏ như Khanh.
Trường hợp 3: Câu chuyện em Thanh
Buổi sáng Thanh dậy sớm quét nhà và sửa soạn cho cậu em út trước khi nó đến trường. Cậu em cau có: “Chị điếc à, sao em gọi mãi mà chị không thưa ?” rồi đá vào lưng khiến Thanh suýt ngã.
Thanh xuống bếp lấy cháo cho cậu em và mình. Khi cô bé đi ngang qua, cậu anh trai liếc nhìn Thanh và nói : “Mày xấu quá, trông mày không khác một con lợn. Bộ đồng phục của mày sắp nứt ra rồi đấy ! Thật xấu hổ khi có đứa em như mày”. Thanh giật mạnh gấu áo của mình và cúi gằm xuống. Cùng lúc đó bà mẹ đi vào trong bếp. Thanh vừa lên tiêng chào mẹ thì bị mẹ càu nhàu: “Sao ? Giờ vẫn còn đứng ì ở đây à ? Đồ tham ăn lười biếng. Đáng ra mày phải đi học rồi chứ. Mày sẽ muộn học thôi con ạ. Mà thôi, đừng đi học nữa, ngu như mày có học thì cũng chả làm được trò trống gì đâu”.
Thanh quyết định bỏ bát cháo và chạy ra khỏi cửa.
Cô bé càng chậm trễ hơn vì phải đợi xe khá lâu. Cô quên rằng hôm nay là sáng thứ hai nên tất cả mọi người đều cố lên xe. Cuối cùng, cô cũng lên được xe và khi cố len vào giữa xe, cô giẫm phải chân một người phụ nữ. Người phụ nữ liếc nhìn cô và quát: “Mày mù à, đi đứng kiểu gì thế?”. Sau đó bà ta quay sang nói với người bạn của mình: “Sao lại có đứa con gái vụng về khó coi thế nhỉ”. Tuy nghe thấy nhưng Thanh giả bộ không nghe thấy gì. Sau khi xuống xe, cô bé chạy từ bến xe vào lớp. Giáo viên phá lên cười khi cô xuất hiện và nói : “Cả lớp xem kìa, cuối cùng thì Xe Lu của lớp cũng đã tới. Tôi tưởng chị không cần kiến thức nữa ? Đứng yên đó, biết quy định của tôi rồi đấy, đi muộn khỏi phải vào lớp làm gì cho phiền. Đồ mặt trơ”
Thực trạng việc TPTT trẻ em
Ở VN hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng TPTT trẻ em trong gia đình, nhà trường và ở ngoài xã hội với nhiều hình thức khác nhau.
TPTT trẻ em gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, tinh thần, cuộc sống của các em.
3. Nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam ?
(Thảo luận nhóm : thời gian 5 phút)
Nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam :
.Do xã hội Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, của GD nho giáo.
Do nhận thức hạn chế của người lớn.
Do GV chưa có PP giáo dục trẻ phù hợp,đặc biệt là PPGD không sử dụng trừng phạt thân thể đối với trẻ.
.Do GV thiếu kinh nghiệm sống,phải chịu nhiều áp lực công việc, gia đình…
Do đạo đức nghề nghiệp.
Do HS có những khó khăn về học tập và rào cản trong học tập, bị ngược đãi trong gia đình, cộng đồng xã hội… nên các em còn mắc lỗi khi ở trường.
4.Sự cần thiết phải chấm dứt TPTT trẻ em
- Nghe câu chuyện về béThanh.
- Mỗi lần bé Thanh bị tổn thương bởi những lời nói, nhận xét tiêu cực của người khác, hãy xé một phần của “trái tim” và đặt mảnh xé sang một bên.
Hoạt động nhóm:
- Mỗi nhóm cắt một trái tim.
THẢO LUẬN
Trái tim còn nguyên vẹn không?
Nếu chúng ta hàn gắn lại thì trái tim có thể lại lành lặn như cũ không?
* Dù trái tim đã được dán lại, bề mặt trái tim vẫn còn những vết nứt.Mỗi khi ai đó bị tổn thương,dù là nhỏ nhất, thì trong lòng người đó vẫn còn những vết hằn khó có thể xóa bỏ được.
* Trái tim trẻ em sẽ bị tổn thương nặng nề khi bị TPTT. Những tổn thương đó nhiều khi hằn sâu trong trái tim trẻ suốt cả phần đời còn lại của trẻ.
TPTT trẻ em gây ra những hậu quả gì đối với trẻ em, gia đình và xã hội?
TPTT là một hình thức kỷ luật mang tính bạo lực , khiến cho trẻ bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần.
TPTT trẻ em ảnh hưởng tới:
+ Sự phát triển trí tuệ và nhân cách của trẻ.(Sức khỏe bị tổn hại, phát triển không bình thường)
+ Mối quan hệ giữa người lớn/trẻ em; giáo viên/học sinh (Trẻ hận GV, mất lòng tin với GV, tạo ra khoảng cách giữa GV và HS…)
+ Chất lượng giáo dục (Trẻ chán học, bỏ học, học tập sút kém…)
+ Gia đình, nhà trường và xã hội (Trẻ bỏ nhà đi, gia tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật…)
Việc TPTT trẻ em không những gây ra hậu quả nặng nề đối với trẻ em, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em.
KẾT LUẬN
Cần chấm dứt TPTT trẻ em!
Hãy nói không với TPTT trẻ em !
Trẻ học từ cuộc sống
Nếu sống với chỉ trích
Em học cách chê bai
Nếu sống với thù hận
Em học cách gây gỗ.
Nếu sống với bao dung
Em học lòng kiên nhẫn
Nếu sống trong khích lệ
Em có lòng tự tin.
Nếu sống trong ca ngợi
Em biết cách tặng khen
Nếu sống trong công bằng
Em có lòng độ lượng.
Nếu sống trong bình an
Em có lòng tin cậy
Nếu sống trong tình thương
Em biết yêu chính mình.
II.QUẢN LÍ
LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC.
1.Tìm hiểu thế nào là GDKLTC ?
a. Hoạt động nhóm: Các nhóm nêu 2 việc nên làm và 2 việc không nên làm trong buổi tập huẩn hôm nay.
b.Tìm hiểu cách thực hiện thư khen:
THƯ KHEN
Kính gửi ông (bà…………………………………………………………
Phụ huynh của học sinh:…………………………………………………
Giáo viên chủ nhiệm lớp……vui mừng thông báo đến ông, bà và gia đình :
Trong tháng ……., em………………………đã có nhiều cố gắng/ tiến bộ trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể .
Đề nghị ông bà động viên khen em…………………….về những tiến bộ/cố gắng trên.
Trân trọng kính chào.
Giáo viên chủ nhiệm
Trên đây là 2 ví dụ về việc sử dụng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Thế nào là giáo dục kỷ luật tích cực?
- KLTC là những giải pháp mạng tính dài hạn giúp phát huy tính tự giác kỉ luật của học sinh.
- KLTC là xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh, là phi bạo lực.
- KLTC là việc dạy cho học sinh những kĩ năng sống các em cần trong suốt cuộc đời,sự lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, có sự tôn trọng bản thân và nhân quyền, tôn trọng và cảm thông với những người khác.
- KLTC làm tăng sự tự tin và khả năng xử lí các tình huống khó khăn trong học tập và cuộc sống
Giáo dục KLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc:
Vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ
Có sự thỏa thuận giữa người lớn-trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .-
2.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC:
Trao đổi trong nhóm về lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC đối với:
- Học sinh
- Giáo viên
- Nhà trường, gia đình và xã hội.
Trao đổi thông tin với các nhóm khác bổ sung thông tin cho nhóm mình.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
1/ Đối với học sinh:
HS có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, không mất niềm tin.
Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
Tự tin trước đám đông
Phát huy được khả năng của mình.
Nhận ra lỗi của mình, cảm thấy hòa nhập với tập thể.
Gần gũi bạn bè, thầy cô, yêu thích trường lớp
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
2.Đối với GV:
Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Từ đó GV được HS tin tưởng, tôn trọng.
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội.
Hạn chế sai lầm, không vi phạm pháp luật.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
3. Đối với nhà trường, gia đình,
cộng đồng, xã hội:
Nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội.
Đào tạo được những công dân tốt
Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
Giảm thiểu chi phí điều trị hậu quả của việc TPTT.
Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.
3.Một số biện pháp GDKLTC trong lớp học
Các nhóm biện pháp DGKLTC được áp dụng trong lớp học bao gồm:
Nhóm 1: Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Nguyên tắc của nhóm biện pháp này:
Thay chê bai bằng khen ngợi; biết đặt niềm tin vào sự tiến bộ của trẻ, xử lí sai phạm của trẻ một cách rõ ràng.
- Cách thực hiện: Sử dụng hộp thư vui, thư khen, phiếu khen.
Nhóm 2: Quan tâm đến những khó khăn của học sinh
Phần lớn những hành vi tiêu cực, mắc lỗi của trẻ đều xuất phát từ những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống,
Vì vậy việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của trẻ sẽ giúp GV không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn GD trẻ có hiệu quả.
Nguyên tắc thực hiện:
+ Tránh đối đầu với học sinh, nhất là trước mặt những người khác.
+ Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ.
+ Tìm hiểu nguyên nhân, cố gắng giúp học sinh tìm ra giải pháp phù hợp với các em.
+Trân trọng tất cả những gì học sinh có và hãy đến với mỗi học sinh bằng tình cảm chân thành nhất của mình.
Nhóm 3: Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc xây dựng nội quy lớp học.
*Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.
Giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.
Giúp HS phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm.
*Các bước XD nội quy lớp học:
Bước 1: GV thông báo cho học sinh về những nội dung chính của năm học
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm/tổ về mong đợi của mình (đối với bản thân, bạn bè, thầy cô).
Bước 3: Các nhóm /tổ chia sẻ ý kiến, thống nhất mong đợi chung
Bước 4: HS tiếp tục thảo luận: để đạt được những mong đợi đó, HS nên và không nên làm gì?
Bước 5: Từ các ý kiến của HS, thống nhất nội quy lớp.
Bước 6: Viết nội quy lớp bằng chữ in lớn, trang trí đẹp và treo ở nơi ai cũng có thể đọc được.
Bước 7: Quy định chế độ khen thưởng và xử phạt để khuyến khích cả lớp thực hiện nội quy, việc vi phạm nội quy cần được xử lí như thế nào? Thông báo đến phụ huynh để cùng giám sát việc thực hiện nội quy.
Nhóm 4: Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp học.
Thế nào là tập thể lớp tốt ?
Tập thể lớp tốt là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết , có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
Vai trò của GV: Định hướng, dẫn dắt giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, tạo môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng ý kiến học sinh, là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Vai trò của học sinh: Tự giác xây dựng nội quy và thực hiện nghiêm túc; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, có trách nhiệm với hành vi của mình, có ý thức hợp tác nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ bạn bè…
b. Để xây dựng tập thể lớp tốt, GV có thể tổ chức các hoạt động:
1.Hình ảnh lớp học lí tưởng.
2.Rèn cho HS ý thức tự giác, thực hiện kỉ luật lớp học.
3.Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.
4.Suy nghĩ về trách nhiệm của bản thân chúng ta
5. Người quan sát
6.Tạo môi trường an toàn để giải quyết vấn đề
7.Tìm hiểu về suy nghĩ và cảm nhận của HS về lớp học.
8.Nhận biết về cảm xúc của hS
9.Góc yên tĩnh giúp kiềm chế cảm xúc hoặc lấy lại bình tĩnh
10. Hộp thư vui dành cho HS.
11. Hãy khen ngợi, đừng chê bai
12. Công nhận và khuyến khích những điểm tốt.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Xây dựng hình ảnh một lớp học lý tưởng.
Mục đích: Giúp HS suy nghĩ và thảo luận về những đặc điểm của 1 tập thể lớp học tốt.
Các bước thực hiện:
B1: HS nêu ý kiến về 1 lớp học lý tưởng. GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu ý kiến về 1 tập thể lớp tốt, đặc điểm của 1 tập thể lớp tốt.
BƯỚC 2: VẼ TRANH VỀ TẬP THỂ LỚP TỐT:
Dựa trên các ý kiến của mỗi thành viên, nhóm thống nhất đặc điểm của 1 tập thể lớp tốt.
Sau đó, các em hãy vẽ 1 bức tranh chung của cả nhóm về 1 tập thể lớp tốt theo như hình dung và mong muốn của các em.
BƯỚC 3: CÁC NHÓM TRÌNH BÀY TRƯỚC LỚP VỀ BỨC TRANH CỦA NHÓM MÌNH.
BƯỚC 4: GV tổ chức cho cả lớp thảo luận về những bức tranh của mình.
Nêu câu hỏi?
- Hãy tìm những điểm giống nhau và những điểm khác nhau trong các bức tranh về 1 tâp thể lớp học tốt?
Mọi người trong tập thể lớp tốt đối xử với nhau như thế nào?
Lớp học của chúng ta đã đạt được những điều gì?
Những gì ngăn cản lớp của chúng ta đạt được mọi đặc điểm của 1 lớp học tốt?
Chúng ta cần làm gì để lớp chúng ta trở thành 1 tập thể tốt như trong các bức tranh đó/như mong muốn của tất cả chúng ta?
Những câu trả lời của cả lớp sẽ được ghi lại trên giấy A0 hoặc trong sổ theo dõi lớp.
B5. GV tổng kết lại toàn bộ ý kiến của HS.
Những bức tranh có thể được treo ở lớp và sau 1 học kỳ, cả lớp có thể thảo luận xem tập thể lớp đã phấn đấu đạt được những nội dung gì.
HOẠT ĐỘNG: NGƯỜI QUAN SÁT
MỤC ĐÍCH: Giúp GV và HS phát hiện ra những vấn đề (tốt và chưa tốt) của lớp học. HĐ này có thể được thực hiện hàng tuần.
CÁC BƯỚC THỰC HiỆN:
B1. Chọn người quan sát:
Thứ 2 hàng tuần, lớp chon 2 người làm người quan sát (khuyến khích tinh thần xung phong).
B2. Trong tuần, 2 HS trong vai trò người QS sẽ QS, thu thập và ghi chép lại các thông tin từ HS, GV về quá trình học tập, điều kiện học tập. Tình hình thực hiện các nội quy, các vấn đề nảy sinh trong lớp…
B3. Cuối tuần tại buổi họp lớp, 2 người QS sẽ báo cáo những gì mình ghi chép được trước lớp. Báo cáo sẽ bao gồm những điều gì có lợi cho việc học tập và điều gì không có lợi cho việc học tập của lớp. Từ đó thảo luận, đề xuất biện pháp để pát huy mặt mạnh hoặc cách khắc phục để cải thiện được mặt hạn chế của lớp học.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHOẺ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Thị Phươc Hảo
Dung lượng: 1,18MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)