Chuyên đề GD ý thức tự học cho HSTH

Chia sẻ bởi Đào Thị Bạch Tuyết | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề GD ý thức tự học cho HSTH thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ

Giáo dục ý thức tự học cho HSTH
I. Thế nào là tự học ?
“Học với sách không có thầy bên cạnh thường được hiểu là tự học. Nhưng hiểu như vậy là hơi hẹp. Ngay khi có thầy bên cạnh thì thầy cũng giảng gải, uốn nắn chứ thầy đâu có học hộ học trò. Dạy dù sao cũng chỉ là ngoại lực tác động đến trò. Ngoại lực đó phải tạo được sự cộng hưởng của nội lực cố gắng của trò. Sự cố gắng này mới đúng là tự học” (Nguyễn Cảnh Toàn – Bàn về giáo dục Việt Nam)

Như vậy tự học có nghĩa là tự giác học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Đối với học sinh tiểu học do lứa tuổi còn nhỏ, tư duy độc lập của các em còn hạn chế nên khả năng tự học chưa cao và chưa bền vững. Nhiệm vụ của giáo viên là phải từng bước giáo dục ý thức tự học cho các em.
II. Giáo dục ý thức tự học như thế nào ?
Để giáo dục ý thức tự học cho học sinh trước hết chúng ta phải tìm hiểu xem để học sinh tự học được cần có những điều kiện nào ?
Cần có hai điều kiện :
- Cách học
- Hứng thú học tập
1. Để phát triển niềm say mê, hứng thú học tập cho HS giáo viên cần:
1.1. Tạo nên phong trào thi đua học tập trong lớp : thi đua giữa các tổ, nhóm, tổ chức hình thức đôi bạn học tập.
Về tổ chức hình thức đôi bạn học tập, có thể tổ chức theo gợi ý sau: GV phân các đôi bạn học tập có học lực chênh lệch nhau vừa phải : Giỏi – Khá, Khá – Trung bình, … (bạn khá hơn làm nhóm trưởng). Sau một thời gian (do GV quy định) nếu bạn yếu hơn trong nhóm có tiến bộ sẽ được chuyển sang làm nhóm trưởng nhóm mới.
Cách tổ chức này rất hiệu quả. Chúng ta biết rằng HSTH đang ở lứa tuổi rất muốn tự khẳng định mình, muốn được khen, các em cũng rất thần tượng và thích được làm thầy cô giáo. Chính vì vậy mặc dù chỉ hướng dẫn cho bạn một điều nhỏ cũng khiến các em rất vui. Mà để hướng dẫn được bạn buộc học sinh phải không ngừng học tập. Chính điều này đã kích thích hứng thú say mê học tập ở các em.
1. 2. Tạo sự say mê học tập ở các em bằng chính các tiết học hấp dẫn, lôi cuốn
- Trước hết là về mặt phương pháp: GV phải không ngừng tìm tòi các cách dạy hay, hấp dẫn nhằm cuốn hút các em trong từng tiết học.
- Về mặt nội dung giảng dạy : Phải tạo được sự hấp dẫn ở chính nội dung bài học. “Cái mới mẻ, cái kì lạ bao giờ cũng gây hứng thú cao độ và nó kích thích trí tưởng tưởng của học sinh, thúc đẩy trí óc các em vươn tới những miền đất xa xôi đầy triển vọng của nhận thức”.
Phương pháp lôi cuốn, nội dung hấp dẫn, tự khắc các em sẽ bị lôi cuốn vào từng tiết học, sẽ không ngừng tìm tòi, liên hệ thực tế, không ngừng đặt câu hỏi và tìm cách để giải đáp thắc mắc. Vậy là giáo viên đã thành công trong việc dẫn học sinh vào con đường tự học.
2. Hình thành cách học cho học sinh
Rất nhiều học sinh mặc dầu ý thức học tập rất tốt, các em cũng hiểu rõ học để làm gì; các em có mọi điều kiện tốt như góc học tập, đồ dùng đầy đủ nhưng các em không thể tự học được. Nguyên nhân ở đây là do các em không có cách học.
Để giúp các em có cách học, GV cần :
2.1. Trong các tiết học, ở mỗi nội dụng học ngoài dạy kiến thức kĩ năng, GV cần hướng dẫn cho HS cách tư duy.
Chẳng hạn: Để giải một bài toán cần hình thành cho HS các thao tác:
+ Đọc đề toán
+ Xác định yêu cầu đề
+Tóm tắt
+ Phân tích bài toán để tìm cách giải
+ Giải bài toán
2.2. Khi HS tự học tập ở nhà, Gv cần giao nhiệm vụ cụ thể, vừa sức với HS, hướng dẫn HS cách học bài và cách làm bài.
*Cách làm bài :
Có thể hướng dẫn các em như sau:
+ Trước khi làm bài, cần xem lại phần lí thuyết (các ghi nhớ, kết luận, quy tắc, …) sau mới làm bài tập
+ Đọc kĩ bài tập, với bài toán giải nên tóm tắt
+ Làm nháp trên giấy, thử lại cho chính xác mới viết vào vở
*Cách học bài (ôn kiến thức):
HD các em như sau:
+ Trước khi học cần dành 5 – 10 phút tự nhớ lại bài cô giáo giảng trên lớp.
+ Tập trung suy nghĩ để hiểu kĩ, nhớ lâu những kiến thức cơ bản trong bài
+ Tập vận dụng bài học dưới các hình thức : tự tìm các ví dụ, liên hệ đối chiếu với kiến thức liên quan đã học.
*Nếu có nhiệm vụ khác, chẳng hạn làm các thí nghiệm hoặc công tác điều tra, … Gv cần hướng dẫn HS cụ thể các bước thực hiện nhiệm vụ
Kết luận
Tự học đối với học sinh tiểu học quả là rất khó khăn. Song một khi đã tìm ra được chiếc chìa khoá của cánh cửa tự học (hứng thú học tập và cách học) giáo viên sẽ từng bước giúp các em có khả năng tự học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Bạch Tuyết
Dung lượng: 141,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)