Chuyên đề dạy thơ Trung đại
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 11/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề dạy thơ Trung đại thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở MÔN NGỮ VĂN 7 TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
1.Cơ sở lí luận:
Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệthuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bóvới truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng). Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ...cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn:
Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế...
Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THCS chúng tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bàn về một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở Môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học môn ngữ văn ở trường THCS. II. Mục đích nghiên cứu: - Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. - Đề xuất những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. III. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam của giáo viên và học sinh lớp 7.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khảo sát việc dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 7 để nắm bắt hiện trạng một cách chính xác.
- Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp phát huy tính tích cực - Bước đầu đề xuất một số biện pháp trong dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
PHẦN II :NỘI DUNG.
I. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
BÀN VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Ở MÔN NGỮ VĂN 7 TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài.
1.Cơ sở lí luận:
Văn thơ trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn cực kì quan trọng trong lịch sử đất nước - giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được xác lập, đi tới chỗ cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Giai đoạn văn học này đã để lại một di sản vô cùng quý báu, đồ sộ về khối lượng, phong phú, đa dạng về nội dung, đạt tới nhiều đỉnh cao về nghệthuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bóvới truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng). Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những điều giúp lại quá khứ vinh quang nhưng không ít phần gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một cách thấu đáo hơn và hướng về tương lai một cách tin tưởng hơn. Đối với nhà trường THCS, di sản này đóng một vai trò rất quan trọng trongviệc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ...cho học sinh, thông qua những thành quả nổi bật của người xưa trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, kết tinh trong các tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Việc dạy văn học ở nhà trường nói chung và dạy thơ trữ tình trung đại theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học văn cũng như nhiều giáo viên giảng dạy văn học quan tâm. 2. Cơ sở thực tiễn:
Chương trình Ngữ văn 7 kì I có một số lượng tương đối lớn các văn bản thuộc thể loại thơ trữ tình trung đại. Đó là các văn bản nghệ thuật được các nhà thơ Việt Nam sáng tác trong thời kì phong kiến. Các tác giả thơ trữ tình trung đại phần nhiều là những thi nhân nổi tiếng, tâm hồn nặng những nỗi đời. Làm thơ với họ là mượn cảnh, mượn việc để kí thác tâm sự, bày tỏ nỗi lòng nhân thế...
Qua thực tế giảng dạy thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở trường THCS chúng tôi nhận thấy: Đây là thể loại văn học tương đối khó, hơn nữa các tác phẩm văn học trung đại được tính từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX đã cách chúng ta hơn mười thế kỉ, đến với thế hệ trẻ dưới mái trường phổ thông thế kỉ XXI đã có khoảng cách rất xa về thời gian. Vì thế, người giảng dạy gặp khó khăn trong soạn giảng, nhiều học sinh ít hứng thú, không tích cực trong giờ học những bài văn học cổ. Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp tối ưu nhằm giúp giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Bàn về một số phương pháp giảng dạy thơ trung đại Việt Nam ở Môn Ngữ văn 7 trong nhà trường THCS” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong giảng dạy để dạy tốt các bài thơ trữ tình trung đại trong chương trình Ngữ văn 7, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy, học môn ngữ văn ở trường THCS. II. Mục đích nghiên cứu: - Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. - Đề xuất những biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy, học thơ trữ tình trung đại Việt Nam. III. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam của giáo viên và học sinh lớp 7.
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khảo sát việc dạy và học các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 7 để nắm bắt hiện trạng một cách chính xác.
- Xây dựng cơ sở lí luận của phương pháp phát huy tính tích cực - Bước đầu đề xuất một số biện pháp trong dạy học thơ trữ tình trung đại Việt Nam ở lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.
PHẦN II :NỘI DUNG.
I. Thống kê các văn bản thơ trữ tình trung đại lớp 7:
Dạy đọc hiểu thơ trữ tình, đặc biệt thơ trữ tình trung đại đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản tự sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 146,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)