Chuyên đê chính tat
Chia sẻ bởi Lê Thị Hướng |
Ngày 12/10/2018 |
55
Chia sẻ tài liệu: chuyên đê chính tat thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề Chính tả
Trường tiểu học Nhị Châu
Tổ 1+ 2+ 3 thực hiện - Trường Tiểu học Nhị Châu - TPHD
Phòng giáo dục và đào tạo
thành phố hải dương
Trường tiểu học Nhị Châu
Chuyên đề
Phương pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3
A/đặt vấn đề
1. Vị trí phân môn Chính tả
* Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh thực hành năng lực và thói quen viết đúng chính tả.
* Là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh.
2. Tính chất:
Tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành, luyện tập.
- Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả, nói cách khác giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả.
3. Nhiệm vụ của phân môn
Chính tả.
- Ngoài ra, phân môn chính tả còn rèn cho HS một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt.
I. Cơ sở khoa học nghiên cứu.
b/ nội dung
1. Cơ sở tâm lí học:
2. Cơ sở ngôn ngữ học:
- Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm
- Chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa.
II. Thực trạng hiện nay:
Hiện tượng học sinh viết chữ sấu, sai chính tả thậm chí thiếu nét, không thành chữ. tôi đã phát hiện ra lỗi sai phổ biến của học sinh thường mắc là:
a. Lỗi sai phụ âm đầu giữa các cặp: l - n, s - x, ch - tr, r - d - gi.
b. Lỗi sai vị trí đánh dấu thanh .
c. Lỗi viết hoa: học sinh viết hoa tuỳ tiện, viết hoa ngay cả sau dấu phẩy.
nguyên nhân
a. Giáo viên:
- Phối hợp các phương pháp dạy học chưa tốt.
- Cách tổ chức giờ dạy chưa gây hứng thú cho HS.
- Tổ chức cho HS nhận xét hiện tượng chính tả, hướng dẫn viết đúng, so sánh các cặp từ dễ lẫn phụ âm, quy tắc viết hoa, quy tắc đánh dấu thanh chưa kĩ nên kết quả bài viết của HS không cao.
- Giáo viên có uốn nắn thì chỉ ở một số môn cơ bản như Tập viết, Tập làm văn, Chính tả.
b. Học sinh:
Việc nắm bắt các nét chữ, quy trình viết các nét chữ, luật chính tả ở lớp đầu cấp còn lơ mơ, tốc độ viết còn chậm, không viết liền mạch.
-Một số HS ngồi không đúng tư thế, để vở viết chưa ngay ngắn. Trong khi viết, một số em chưa tập trung, còn nói chuyện, tốc độ viết chậm. dẫn đến viết không kịp, phải hỏi bạn gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
- Nhiều HS viết không đúng cỡ chữ, mẫu chữ quy định, viết sai âm đầu, vần, thanh, không nhớ quy tắc viết hoa.
iiI. Phương pháp dạy chính tả
A. Phương pháp chung:
1. Phải biết phối hợp việc luyện tập thường xuyên về chính tả với việc luyện tập toàn diện về ngôn ngữ (coi trọng việc phối hợp với chính âm và đối chiếu với ngữ nghĩa)
2. Phải phân loại các lỗi chính tả để tìm cách khắc phục thích hợp từng loại.
- Lỗi do cẩu thả của người viết.
- Lỗi do hạn chế của chữ Việt (1 âm có nhiều cách viết: VD: c/k/q)
- Lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả.
- Lỗi do phát âm địa phương.
3. Phải phối hợp sinh động giữa phương pháp dạy có ý thức và phương pháp dạy không có ý thức, phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực:
a- Phương pháp có ý thức là phương pháp hình thành các kĩ xảo chính tả cho HS dựa trên cơ sở vận dụng có ý thức một số mẹo luật, một số quy tắc nhất định cho HS.
b. Phương pháp không có ý thức là phương pháp hình thành kĩ xảo chính tả trên sự lặp lại các hành động.
c. Phương pháp tích cực: nhằm cung cấp cho HS những quy tắc chính tả, hướng dẫn HS thực hành, luyện tập, hình thành thói quen các kĩ năng, kĩ xảo chính tả.
d. Phương pháp tiêu cực: Phương pháp đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn HS phát hiện, sửa chữa, rồi từ cái sai dẫn đến cái đúng.
b. Phương pháp cụ thể:
1. Phương pháp hướng dẫn HS phân biệt một số cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
1.1* Cặp "s/x"
a- Xét về mặt kết hợp:
- "s" kh«ng ®i víi c¸c vÇn b¾t ®Çu b»ng: oa, o¨, oe, uª.
Ngoại lệ có: "soát" trong "lục soát, suýt soát"
"soạt" trong "sột soạt".
"soạng" trong "sờ soạng"
- Ngược lại "x" đi được với tất cả các vần trên.
Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa, xoay xở, xoắn lại, xoen xoét, xun xoe, xoành xoạch.
b- Xét về mặt láy âm:
- Không có hình thức "s" láy với "x" mà chỉ có thể các tiếng trong từ láy đó đều là s hoặc x.
Ví dụ:
+ Láy âm s: sục sạo, sỗ sàng, san sát, sang sảng, ...
+ Láy âm x: xao xuyến, xôn xao, xào xạc, xanh xao, ...
- S chỉ láy được với chính nó mà không láy âm với những âm đầu khác. Trái lại x láy âm với một số âm đầu khác.
Ví dụ:
+ Với l: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lào xào.
+ Với b: bờm xờm, lụng xụng...
+ Với m: xoi mói, xích mích...
c. Mẹo chính tả:
+ Tên các thức ăn thường đi với x: xôi, xà lách,lạp xường, xương, xúc xích... và các đồ dùng liên quan đến thức ăn: cái xoong, cái xiên nướng thịt,...
+ Trong trường hợp chỉ tên các đồ vật, động vật, cây cối, chỉ người hay chỉ hiện tượng tự nhiên âm "sờ" thường được viết là "s".
Ví dụ: Sư sãi, đại sứ, sĩ quan, chiến sĩ, luật sư, gia sư, sọt, sắt, súc vải, sơn, súng, sư tử, sáo, sếu, sóc, hoa sứ, hoa súng, hoa sen, củ sắn, sấm, sét, ngôi sao, giọt sương,.
* Ngoại lệ có chữ "xương" trong: xương thịt, cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, mùa xuân.
1.2* Cặp l/n:
a- Xét về mặt kết hợp:
+ "n" không kết hợp được với âm đệm (không đứng trước một vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy.)
Trừ trường hợp ngoại lệ có từ: noãn .
+ "l" kết hợp được với các âm đệm.
Ví dụ: chói loà, loạc choạc, loay hoay...
b- Xét về mặt láy âm:
+ Không có hiện tượng "l" láy với "n" mà chỉ có thể láy cùng "l" hoặc cùng "n".
+ "l" láy rộng rãi với các âm khác nó:
Ví dụ:
-"l" láy với "b": lệt bệt, lõm bõm, lạch bạch...
-"l" láy với "đ": lộp độp, lao đao...
- "l" láy "c, k": lò cò, leng keng, lủng củng...
"l" láy với "r": lai rai, lầm rầm...
+ Trái lại "n" láy với các âm khác rất ít.
- "n" láy với "gi": gian nan, gieo neo.
c. Mẹo chính tả:
"n" thường dùng trong những trường hợp ẩn nấp như: náu, nấp, nương...
1.3* Cặp tr/ch:
a- Xét về mặt kết hợp:
- Tr không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê. Ngược lại ch lại kết hợp với các vần bắt đầu bằng các vần nói trên.
Ví dụ: chập chờn, choáng váng, ôm choàng, loắt choắt, chích choè...
- Với những từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều không đi với ch mà đi với tr.
Ví dụ: trịnh trọng, trụ sở, triệu phú, trạng nguyên, trình độ, lập trường, truyền thống, triều đại.
b- Xét về mặt láy âm:
- tr không bao giờ láy âm với ch và ngược lại.
- Hình thức láy tr rất hạn chế còn hiện tượng láy ch nhiều hơn.
Ví dụ:
+ ch láy với h: châng hẩng, chồm hỗm, chênh hênh.
+ ch láy với b: chơi bời,...
+ ch láy với m: chểnh mảng, chàng màng...
+ ch láy với v: chạng vạng, choáng váng,...
+ ch láy với ng: chán ngán...
+ ch láy với l: cheo leo, chói lọi, chi li,...
- Tr chỉ láy âm với chính nó và có láy với 1 trong hai trường hợp: trọc lóc, trót lọt.
c. Mẹo chính tả:
- Những từ chỉ những người thân quan hệ trong gia đình thì đều viết với ch chứ không viết với tr:
Ví dụ: cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng , chắt...
- Các từ dùng để chỉ đồ vật trong nhà được viết là: "ch"
Ví dụ:, chăn, chạn, chậu, chén, chum,.
- Các từ chỉ vị trí được viết là "Tr"
Ví dụ: trên, trong, trước, ...
2. Cách ghi nhớ theo luật chính tả:
- Đứng trước các nguyên âm i, e, ê thì:
+ Phụ âm "cờ" viết là "k" ví dụ: tắc kè, kỉ niệm.
+ Phụ âm "gờ" viết là " gh" ví dụ: ghi nhớ, con ghẹ.
+ Phụ âm "ngờ" viết là "ngh" ví dụ: nghé, nghỉ.
- Đứng trước các nguyên âm u, o, ô, a, ơ, thì:
+ Phụ âm "cờ" viết là "c" ví dụ: cá, cốc, ca.
+ Phụ âm "gờ" viết là "g" ví dụ: gà, gọn, gàng.
+ Phụ âm "ngờ" viết là "ng" ví dụ: ngô, ngủ, ngày.
`- Đứng trước âm đệm "u" thì âm "cờ" được viết là "q" ví dụ: quyển, quả, quý.
3. Cách ghi nhớ theo ý nghĩa của từng cặp từ:
- Cặp từ nên / lên:
+ Nên: chỉ sự hình thành đạt được kết quả.
Ví dụ: làm nên, nên người,.
+ Lên: trong trường hợp này là chỉ sự di chuyển lên cao, xuống thấp bằng hành động cụ thể.
Ví dụ: lên gác, trèo lên, lên núi, lên xuống,.
- Căp từ chuyện / truyện
+ Chuyện: thể hiện ở dạng nói miệng.
Ví dụ: Kể chuyện, nói chuyện, đưa chuyện,.
+ Truyện: thể hiện ở dạng chữ viết (văn bản).
Ví dụ: đọc truyện, viết truyện,.
- Cặp từ gì / dì
+ Dì: chỉ người, là em của mẹ. Ví dụ: Dì chú, con dì con bá,.
- Gì : dùng để hỏi một việc gì, làm gì. Ví dụ: Làm gì, gì vậy, cái gì,.
- Cặp từ da / ra/ gia.
+ Da: chỉ lớp da bao phủ bên ngoài của người, đồ vật, vật. Ví dụ: da tay, da trâu,.
+ Ra: chỉ một hoạt động cụ thể của người hoặc vật. Ví dụ: đi ra, ra trận, ra ngoài,.
+ Gia: chỉ tập hợp người hay một tập quán. Ví dụ: Quốc gia, gia đình, gia phong,.
4. Phương pháp xác định dấu thanh
4.1. Quy tắc đánh dấu thanh:
+ Trong chữ "gia" nếu dấu (.) đặt dưới chữ cái "i" ta được chữ "gịa", nếu ta đặt dấu (.) dưới chữ cái "a" ta được chữ "giạ".
+ Dấu thanh được ở trên hoặc dưới của nguyên âm (âm chính).
4. Phương pháp xác định dấu thanh
4.1. Quy tắc đánh dấu thanh:
Trường hợp 1: Âm chính là nguyên âm đơn thì dấu thanh được đặt ngay trên hoặc dưới của nguyên âm đó. Ví dụ: bà, hỏi, tự, chọ, một, đất,.
Trường hơp 2: Âm chính là nguyên âm đôi
- Không có âm cuối vần thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: mía, lụa, múa, phía,.
- Có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí trên hoặc dưới con chữ thứ 2 của nguyên âm đôi. Ví dụ: rượu, miến, luồn, bưởi, trường, chiều,.
4.2. Mẹo đánh dấu thanh Tiếng Việt:
hãa hay ho¸.
kháe hay khoÎ
+ Thêm một trong những phụ âm cuối (như n, m, ng, nh, c, t...) tạo thành một "tiếng mới" mà đọc được thì dấu thanh được đánh vào chữ ghi nguyên âm sau cùng của âm tiết.
Ví dụ: hoá + n = hoán (đọc được ) viết đúng là "hoá"
khoẻ + n = khoẻn (đọc được ) nên viết đúng là "khoẻ"
Ngược lại
Ví dụ: mía + n = mían (không đọc được) viết đúng là "mía"
táo + n = táon (không đọc được ) nên viết đúng là "táo".
đùa hay đuà
táo hay taó
5. Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Ví dụ: Võ Thị Sáu, Hải Dương.
Tên người, tên địa lý một số vùng dân tộc thiểu số: viết hoa chữ cái đầu của bộ phận thứ nhất tạo thành tên đó, giữa các bộ phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: Phan - xi - păng, A - ma Dơ - hao, Kơ - lơng.
6. Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài:
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
Ví dụ: A - đam, Ê - va, Bra - hma, Sác - lơ Đác - uyn.
- Có một số tên người, tên địa lý nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam, đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
Ví dụ: Nữ Oa, Trung Quốc, ấn Độ.
7. Quy tắc viết hoa các cụm từ chỉ huân huy chương, danh hiệu, giải thưởng...
- Huân chương Kháng chiến.
- Huân chương Lao động.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Huân chương hạng Nhất.
iV. Quy trình giảng dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
HS nghe viết 1 số từ ngữ khó đã được luyện tập ở tiết chính tả trước hoặc nghe viết 1 số từ thường mắc lỗi ở địa phương.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu của bài viết chính tả và bài tập chính tả và rèn một số cặp âm, vần, thanh dễ lẫn.
2. Hướng dẫn chính tả:
- HS đọc bài chính tả sẽ viết trong SGK.
- GV hỏi 1 - 2 câu hỏi để HS nắm được nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ... ) và tập viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên bảng con.
3. Viết chính tả:
a. Chính tả "nghe - viết" (GV đọc cho HS viết)
- GV đọc lần thứ nhất để HS bao quát toàn bài (GV cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS lưu ý các hiện tượng chính tả cần chú ý)
- GV đọc từng câu ngắn hay từng cụm từ để HS viết, mỗi câu ngắn hoặc cụm từ được đọc từ 2 - 3 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định ở lớp 3.
- GV đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại.
b. Chính tả "nhớ viết":
4. Chấm, chữa bài chính tả:
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
6. Củng cố - dặn dò:
C. Kết luận:
Rèn tính nhớ lâu:
2. Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh.
3. Rèn tính thật thà và tự giác:
4. Rèn tính kỉ luật:
Trường tiểu học Nhị Châu
Tổ 1+ 2+ 3 thực hiện - Trường Tiểu học Nhị Châu - TPHD
Phòng giáo dục và đào tạo
thành phố hải dương
Trường tiểu học Nhị Châu
Chuyên đề
Phương pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 3
A/đặt vấn đề
1. Vị trí phân môn Chính tả
* Phân môn Chính tả trong nhà trường giúp học sinh thực hành năng lực và thói quen viết đúng chính tả.
* Là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh.
2. Tính chất:
Tính chất nổi bật của phân môn Chính tả là tính thực hành, luyện tập.
- Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng chính tả, nói cách khác giúp HS hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả.
3. Nhiệm vụ của phân môn
Chính tả.
- Ngoài ra, phân môn chính tả còn rèn cho HS một số phẩm chất như tính cẩn thận, óc thẩm mĩ, bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt và chữ viết của Tiếng Việt.
I. Cơ sở khoa học nghiên cứu.
b/ nội dung
1. Cơ sở tâm lí học:
2. Cơ sở ngôn ngữ học:
- Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm
- Chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa.
II. Thực trạng hiện nay:
Hiện tượng học sinh viết chữ sấu, sai chính tả thậm chí thiếu nét, không thành chữ. tôi đã phát hiện ra lỗi sai phổ biến của học sinh thường mắc là:
a. Lỗi sai phụ âm đầu giữa các cặp: l - n, s - x, ch - tr, r - d - gi.
b. Lỗi sai vị trí đánh dấu thanh .
c. Lỗi viết hoa: học sinh viết hoa tuỳ tiện, viết hoa ngay cả sau dấu phẩy.
nguyên nhân
a. Giáo viên:
- Phối hợp các phương pháp dạy học chưa tốt.
- Cách tổ chức giờ dạy chưa gây hứng thú cho HS.
- Tổ chức cho HS nhận xét hiện tượng chính tả, hướng dẫn viết đúng, so sánh các cặp từ dễ lẫn phụ âm, quy tắc viết hoa, quy tắc đánh dấu thanh chưa kĩ nên kết quả bài viết của HS không cao.
- Giáo viên có uốn nắn thì chỉ ở một số môn cơ bản như Tập viết, Tập làm văn, Chính tả.
b. Học sinh:
Việc nắm bắt các nét chữ, quy trình viết các nét chữ, luật chính tả ở lớp đầu cấp còn lơ mơ, tốc độ viết còn chậm, không viết liền mạch.
-Một số HS ngồi không đúng tư thế, để vở viết chưa ngay ngắn. Trong khi viết, một số em chưa tập trung, còn nói chuyện, tốc độ viết chậm. dẫn đến viết không kịp, phải hỏi bạn gây ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.
- Nhiều HS viết không đúng cỡ chữ, mẫu chữ quy định, viết sai âm đầu, vần, thanh, không nhớ quy tắc viết hoa.
iiI. Phương pháp dạy chính tả
A. Phương pháp chung:
1. Phải biết phối hợp việc luyện tập thường xuyên về chính tả với việc luyện tập toàn diện về ngôn ngữ (coi trọng việc phối hợp với chính âm và đối chiếu với ngữ nghĩa)
2. Phải phân loại các lỗi chính tả để tìm cách khắc phục thích hợp từng loại.
- Lỗi do cẩu thả của người viết.
- Lỗi do hạn chế của chữ Việt (1 âm có nhiều cách viết: VD: c/k/q)
- Lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả.
- Lỗi do phát âm địa phương.
3. Phải phối hợp sinh động giữa phương pháp dạy có ý thức và phương pháp dạy không có ý thức, phương pháp tích cực và phương pháp tiêu cực:
a- Phương pháp có ý thức là phương pháp hình thành các kĩ xảo chính tả cho HS dựa trên cơ sở vận dụng có ý thức một số mẹo luật, một số quy tắc nhất định cho HS.
b. Phương pháp không có ý thức là phương pháp hình thành kĩ xảo chính tả trên sự lặp lại các hành động.
c. Phương pháp tích cực: nhằm cung cấp cho HS những quy tắc chính tả, hướng dẫn HS thực hành, luyện tập, hình thành thói quen các kĩ năng, kĩ xảo chính tả.
d. Phương pháp tiêu cực: Phương pháp đưa ra những trường hợp viết sai chính tả, hướng dẫn HS phát hiện, sửa chữa, rồi từ cái sai dẫn đến cái đúng.
b. Phương pháp cụ thể:
1. Phương pháp hướng dẫn HS phân biệt một số cặp phụ âm đầu dễ lẫn.
1.1* Cặp "s/x"
a- Xét về mặt kết hợp:
- "s" kh«ng ®i víi c¸c vÇn b¾t ®Çu b»ng: oa, o¨, oe, uª.
Ngoại lệ có: "soát" trong "lục soát, suýt soát"
"soạt" trong "sột soạt".
"soạng" trong "sờ soạng"
- Ngược lại "x" đi được với tất cả các vần trên.
Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa, xoay xở, xoắn lại, xoen xoét, xun xoe, xoành xoạch.
b- Xét về mặt láy âm:
- Không có hình thức "s" láy với "x" mà chỉ có thể các tiếng trong từ láy đó đều là s hoặc x.
Ví dụ:
+ Láy âm s: sục sạo, sỗ sàng, san sát, sang sảng, ...
+ Láy âm x: xao xuyến, xôn xao, xào xạc, xanh xao, ...
- S chỉ láy được với chính nó mà không láy âm với những âm đầu khác. Trái lại x láy âm với một số âm đầu khác.
Ví dụ:
+ Với l: liểng xiểng, loăn xoăn, loà xoà, lào xào.
+ Với b: bờm xờm, lụng xụng...
+ Với m: xoi mói, xích mích...
c. Mẹo chính tả:
+ Tên các thức ăn thường đi với x: xôi, xà lách,lạp xường, xương, xúc xích... và các đồ dùng liên quan đến thức ăn: cái xoong, cái xiên nướng thịt,...
+ Trong trường hợp chỉ tên các đồ vật, động vật, cây cối, chỉ người hay chỉ hiện tượng tự nhiên âm "sờ" thường được viết là "s".
Ví dụ: Sư sãi, đại sứ, sĩ quan, chiến sĩ, luật sư, gia sư, sọt, sắt, súc vải, sơn, súng, sư tử, sáo, sếu, sóc, hoa sứ, hoa súng, hoa sen, củ sắn, sấm, sét, ngôi sao, giọt sương,.
* Ngoại lệ có chữ "xương" trong: xương thịt, cái xe, cái xuồng, cây xoan, cây xoài, trạm xá, mùa xuân.
1.2* Cặp l/n:
a- Xét về mặt kết hợp:
+ "n" không kết hợp được với âm đệm (không đứng trước một vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy.)
Trừ trường hợp ngoại lệ có từ: noãn .
+ "l" kết hợp được với các âm đệm.
Ví dụ: chói loà, loạc choạc, loay hoay...
b- Xét về mặt láy âm:
+ Không có hiện tượng "l" láy với "n" mà chỉ có thể láy cùng "l" hoặc cùng "n".
+ "l" láy rộng rãi với các âm khác nó:
Ví dụ:
-"l" láy với "b": lệt bệt, lõm bõm, lạch bạch...
-"l" láy với "đ": lộp độp, lao đao...
- "l" láy "c, k": lò cò, leng keng, lủng củng...
"l" láy với "r": lai rai, lầm rầm...
+ Trái lại "n" láy với các âm khác rất ít.
- "n" láy với "gi": gian nan, gieo neo.
c. Mẹo chính tả:
"n" thường dùng trong những trường hợp ẩn nấp như: náu, nấp, nương...
1.3* Cặp tr/ch:
a- Xét về mặt kết hợp:
- Tr không đứng trước các vần bắt đầu bằng oa, oă, oe, uê. Ngược lại ch lại kết hợp với các vần bắt đầu bằng các vần nói trên.
Ví dụ: chập chờn, choáng váng, ôm choàng, loắt choắt, chích choè...
- Với những từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều không đi với ch mà đi với tr.
Ví dụ: trịnh trọng, trụ sở, triệu phú, trạng nguyên, trình độ, lập trường, truyền thống, triều đại.
b- Xét về mặt láy âm:
- tr không bao giờ láy âm với ch và ngược lại.
- Hình thức láy tr rất hạn chế còn hiện tượng láy ch nhiều hơn.
Ví dụ:
+ ch láy với h: châng hẩng, chồm hỗm, chênh hênh.
+ ch láy với b: chơi bời,...
+ ch láy với m: chểnh mảng, chàng màng...
+ ch láy với v: chạng vạng, choáng váng,...
+ ch láy với ng: chán ngán...
+ ch láy với l: cheo leo, chói lọi, chi li,...
- Tr chỉ láy âm với chính nó và có láy với 1 trong hai trường hợp: trọc lóc, trót lọt.
c. Mẹo chính tả:
- Những từ chỉ những người thân quan hệ trong gia đình thì đều viết với ch chứ không viết với tr:
Ví dụ: cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng , chắt...
- Các từ dùng để chỉ đồ vật trong nhà được viết là: "ch"
Ví dụ:, chăn, chạn, chậu, chén, chum,.
- Các từ chỉ vị trí được viết là "Tr"
Ví dụ: trên, trong, trước, ...
2. Cách ghi nhớ theo luật chính tả:
- Đứng trước các nguyên âm i, e, ê thì:
+ Phụ âm "cờ" viết là "k" ví dụ: tắc kè, kỉ niệm.
+ Phụ âm "gờ" viết là " gh" ví dụ: ghi nhớ, con ghẹ.
+ Phụ âm "ngờ" viết là "ngh" ví dụ: nghé, nghỉ.
- Đứng trước các nguyên âm u, o, ô, a, ơ, thì:
+ Phụ âm "cờ" viết là "c" ví dụ: cá, cốc, ca.
+ Phụ âm "gờ" viết là "g" ví dụ: gà, gọn, gàng.
+ Phụ âm "ngờ" viết là "ng" ví dụ: ngô, ngủ, ngày.
`- Đứng trước âm đệm "u" thì âm "cờ" được viết là "q" ví dụ: quyển, quả, quý.
3. Cách ghi nhớ theo ý nghĩa của từng cặp từ:
- Cặp từ nên / lên:
+ Nên: chỉ sự hình thành đạt được kết quả.
Ví dụ: làm nên, nên người,.
+ Lên: trong trường hợp này là chỉ sự di chuyển lên cao, xuống thấp bằng hành động cụ thể.
Ví dụ: lên gác, trèo lên, lên núi, lên xuống,.
- Căp từ chuyện / truyện
+ Chuyện: thể hiện ở dạng nói miệng.
Ví dụ: Kể chuyện, nói chuyện, đưa chuyện,.
+ Truyện: thể hiện ở dạng chữ viết (văn bản).
Ví dụ: đọc truyện, viết truyện,.
- Cặp từ gì / dì
+ Dì: chỉ người, là em của mẹ. Ví dụ: Dì chú, con dì con bá,.
- Gì : dùng để hỏi một việc gì, làm gì. Ví dụ: Làm gì, gì vậy, cái gì,.
- Cặp từ da / ra/ gia.
+ Da: chỉ lớp da bao phủ bên ngoài của người, đồ vật, vật. Ví dụ: da tay, da trâu,.
+ Ra: chỉ một hoạt động cụ thể của người hoặc vật. Ví dụ: đi ra, ra trận, ra ngoài,.
+ Gia: chỉ tập hợp người hay một tập quán. Ví dụ: Quốc gia, gia đình, gia phong,.
4. Phương pháp xác định dấu thanh
4.1. Quy tắc đánh dấu thanh:
+ Trong chữ "gia" nếu dấu (.) đặt dưới chữ cái "i" ta được chữ "gịa", nếu ta đặt dấu (.) dưới chữ cái "a" ta được chữ "giạ".
+ Dấu thanh được ở trên hoặc dưới của nguyên âm (âm chính).
4. Phương pháp xác định dấu thanh
4.1. Quy tắc đánh dấu thanh:
Trường hợp 1: Âm chính là nguyên âm đơn thì dấu thanh được đặt ngay trên hoặc dưới của nguyên âm đó. Ví dụ: bà, hỏi, tự, chọ, một, đất,.
Trường hơp 2: Âm chính là nguyên âm đôi
- Không có âm cuối vần thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ nhất của nguyên âm đôi. Ví dụ: mía, lụa, múa, phía,.
- Có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở vị trí trên hoặc dưới con chữ thứ 2 của nguyên âm đôi. Ví dụ: rượu, miến, luồn, bưởi, trường, chiều,.
4.2. Mẹo đánh dấu thanh Tiếng Việt:
hãa hay ho¸.
kháe hay khoÎ
+ Thêm một trong những phụ âm cuối (như n, m, ng, nh, c, t...) tạo thành một "tiếng mới" mà đọc được thì dấu thanh được đánh vào chữ ghi nguyên âm sau cùng của âm tiết.
Ví dụ: hoá + n = hoán (đọc được ) viết đúng là "hoá"
khoẻ + n = khoẻn (đọc được ) nên viết đúng là "khoẻ"
Ngược lại
Ví dụ: mía + n = mían (không đọc được) viết đúng là "mía"
táo + n = táon (không đọc được ) nên viết đúng là "táo".
đùa hay đuà
táo hay taó
5. Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
Ví dụ: Võ Thị Sáu, Hải Dương.
Tên người, tên địa lý một số vùng dân tộc thiểu số: viết hoa chữ cái đầu của bộ phận thứ nhất tạo thành tên đó, giữa các bộ phận có dấu gạch nối.
Ví dụ: Phan - xi - păng, A - ma Dơ - hao, Kơ - lơng.
6. Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài:
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
Ví dụ: A - đam, Ê - va, Bra - hma, Sác - lơ Đác - uyn.
- Có một số tên người, tên địa lý nước ngoài viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam, đó là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt.
Ví dụ: Nữ Oa, Trung Quốc, ấn Độ.
7. Quy tắc viết hoa các cụm từ chỉ huân huy chương, danh hiệu, giải thưởng...
- Huân chương Kháng chiến.
- Huân chương Lao động.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Huân chương hạng Nhất.
iV. Quy trình giảng dạy
A. Kiểm tra bài cũ:
HS nghe viết 1 số từ ngữ khó đã được luyện tập ở tiết chính tả trước hoặc nghe viết 1 số từ thường mắc lỗi ở địa phương.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu yêu cầu của bài viết chính tả và bài tập chính tả và rèn một số cặp âm, vần, thanh dễ lẫn.
2. Hướng dẫn chính tả:
- HS đọc bài chính tả sẽ viết trong SGK.
- GV hỏi 1 - 2 câu hỏi để HS nắm được nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn HS nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ... ) và tập viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn trên bảng con.
3. Viết chính tả:
a. Chính tả "nghe - viết" (GV đọc cho HS viết)
- GV đọc lần thứ nhất để HS bao quát toàn bài (GV cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho HS lưu ý các hiện tượng chính tả cần chú ý)
- GV đọc từng câu ngắn hay từng cụm từ để HS viết, mỗi câu ngắn hoặc cụm từ được đọc từ 2 - 3 lần cho HS kịp viết theo tốc độ quy định ở lớp 3.
- GV đọc toàn bài lần cuối cho HS soát lại.
b. Chính tả "nhớ viết":
4. Chấm, chữa bài chính tả:
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
6. Củng cố - dặn dò:
C. Kết luận:
Rèn tính nhớ lâu:
2. Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh.
3. Rèn tính thật thà và tự giác:
4. Rèn tính kỉ luật:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hướng
Dung lượng: 19,34MB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)