Chuyen de chinh ta 4

Chia sẻ bởi Trần Chí Tâm | Ngày 12/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: chuyen de chinh ta 4 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
1
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH LỢI
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN ĐÌNH PHÙNG
CHUYÊN ĐỀ
Nâng Cao Chất Lượng
Viết Đúng Chính Tả Nghe Đọc Lớp 4
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
2
Phần A : Đặt vấn đề
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chính tả là một phân môn có vị trí quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của phân môn Tiếng Việt là rèn luyện và phát triển năng lực tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có năng lực viết chữ.
Trong nhà trường tiểu học, chính tả được dạy với tư cách là một môn học và chỉ trong nhà trường tiểu học, học sinh mới được học chính tả.
Hiện nay, tình trạng viết sai lỗi chính tả ở học sinh rất nhiều, nếu không uốn nắn, sửa chữ�a kịp thời thì việc viết sai lỗi chính tả sẽ ảnh hưởng tới suốt quá trình học tập của các em. Sau này, khi tốt nghiệp ra trường các em sẽ tạo ra những văn bản sai lỗi chính tả làm hạn chế việc giao tiếp trong xã hội của chính bản thân.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
3
Vậy làm thế nào để hạn chế việc viết sai lỗi chính tả ở học sinh tiểu học đó chính là băn khoăn trăn trở của tôi. Vì vậy, tôi xin đưa ra hướng giải quyết nhằm hạn chế tình trạng viết sai lỗi chính tả nghe đọc của học sinh trong giải pháp: "Nâng cao chất lượng viết đúng chính tả nghe đọc lớp 4 - Trừơng tiểu học Phan Dình Phùng"
2. ÁP DỤNG GIẢI PHÁP
Các biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả nếu được áp dụng đúng mức theo định hướng học sinh là trung tâm thì hiệu quả sẽ được nâng cao hơn. Điều đó sẽ giúp các em hứng thú say mê khi học môn chính tả nói riêng và môn tiếng Việt nói chung.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
4
PHẦN B: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Định hướng cơ bản trong dạy học ở nhà trường tiểu học là dạy học theo định hướng giao tiếp. Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp. Để đảm bảo cho người phát và người nhận đều hiểu rõ nội dung văn bản một cách thống nhất, người ta đã đưa ra hệ thống quy tắc về cách viết cho các từ của một ngôn ngữ. Như vậy, chính tả là một phân môn có tính thực hành thông qua luyện tập thực hành để hình thành cho học sinh năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy, vấn đề rèn luyện để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả là việc làm hết sức cần thiết, thiết thực của ngành giáo dục.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
5
* Thực trạng việc dạy và học chính tả
Từ thực tiễn dạy học chính tả nghe đọc ở lớp, tôi nhận thấy việc hình thành và phát triển năng lực chính tả nghe đọc cho học sinh lớp 4 được thể hiện bằng các hình thức: Dạy cái đúng, nghe đọc - ghi nhớ viết và sửa chữa cái sai. Việc nâng cao năng lực viết chính tả nghe đọc cho học sinh chủ yếu hướng về việc khắc phục lỗi.
Qua tìm hiểu bản thân tôi thấy rằng sở dĩ học sinh viết sai chính tả nghe đọc mắc nhiều lỗi là do các tồn tại sau:
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
6
a) Về học sinh:
- Phát âm:
+ Do còn nhỏ nên các em chưa hình thành được rõ ràng biểu tượng của âm thanh.
+ Do đặc điểm của địa phương: các em từ nhiều địa phương khác chuyển tới, khi phát âm các em còn mang âm hưởng phương ngữ địa phương do ảnh hưởng từ gia đình.
Các em thuộc gia đình miền Bắc phát âm sai: tr/ch, s/x, l/n .
Các em thuộc gia đình miền Nam phát âm không rõ ràng các âm cuối: n/ng, c/t . vần iêm, êp, iu/iêu . các dấu thanh ?, ~ , .
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
7
- Viết:
+ Do vốn từ còn hạn chế, tư duy chưa phát triển, học sinh còn có thói quen đọc sao viết vậy, viết tự nhiên, thoải mái theo cách hiểu của mình.
+ Do các em chưa nắm vững luật chính tả.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
8
b) Về giảng dạy của giáo viên
* Nội dung
- Do lạm dụng hình thức nghe đọc quá nhiều trong bài viết chính tả nghe đọc mà lẽ ra giáo viên nên hướng dẫn học sinh vào các hoạt động gắn liền khả năng ghi nhớ chữ với nghĩa trong ngữ cảnh hoặc ngược lại.
- Do chưa chú trọng khâu chữa lỗi chính tả của học sinh.
* Phương pháp:
-Do sử dụng nhiều hình thức giảng dạy và đàm thoại mặc dù hai hình thức đó có nhiều ưu điểm trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh nhưng nếu lạm dụng nó, chúng ta sẽ không phát huy được tích cực chủ động của học sinh.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
9
c) Nguyên nhân khác
Do điều kiện địa phương, do hoàn cảnh gia đình, các em ít được tiếp xúc với sách báo, các loại hình văn hoá cho nên điều kiện tự nhiên điều chỉnh chữ viết của mình còn hạn chế.
Vì vậy, chất lượng viết đúng chính tả nghe đọc của học sinh đầu năm như sau:
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
10
2. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Nội dung kiến thức, chương trình lớp 4
a.Trương trình có 35 tiết/ 35 tuần, gồm các dạng bài :
- Chính tả nhớ viết : có 8 bài.
- Chính tả nghe viết : có 23 bài.
- Có 4 tiết kiểm tra.
b.Các biện pháp dạy học :
1. Hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn,bài có kết quả , tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau :
A - Giúp học sinh nắm được hoặc nhớ lại được nội dung đoạn bài cần viết.
B - Giúp học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả đáng chú ý trong bài và tập viết trước những trường hợp dễ viết sai.
C - Tổ chức cho học sinh viết bài theo đúng tốc độ qui định .
D - Chấm, chữa bài cho học sinh.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
11
2 . Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả âm vần
Tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau:
a. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập .
Cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập .
GV giải thích thêm cho rõ yêu cầu của bài tập .
Tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó .
b. Tổ chức cho HS thực hiện làm bài tập .
Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp , theo nhóm để thực hiện bài tập .
Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau .
Trao đổi với HS , sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức HS góp ý cho nhau ,đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài .
Sơ kết , tổng kết ý kiến của HS , ghi bảng nếu cần thiết.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
12
c. Một số phương pháp thường vận dụng
- Để thực hiện tốt một tiết dạy, tôi thường kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, tuỳ theo yêu cầu từng loại bài sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Phương pháp luyện tập theo mẫu:
Phương pháp này sử dụng trong mọi tiết học nhưng chủ yếu là trong giờ dạy chính tả nghe đọc. Học sinh tạo ra đơn vị ngôn ngữ từ mẫu của giáo viên. Để sử dụng tốt phương pháp này, chữ viết ở trên bảng của giáo viên phải rõ, đẹp, đúng kích thước, phải tạo điều kiện để học sinh toàn lớp nhìn rõ. Ở tiết chính tả nghe đọc, giáo viên lưu ý học sinh các tiếng dễ lẫn phụ âm, dấu, vần, thanh. Học sinh phải tái hiện lại mẫu thông qua hai thao tác: Thao tác tiếp nhận mẫu bằng âm thanh và thao tác chuyển từ âm thanh qua mẫu chữ viết.
Vì vậy, điều quan trọng là mẫu đọc của giáo viên phải đúng, chuẩn.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
13
+ Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Phương pháp này giúp học sinh so sánh những từ ngữ dễ lẫn lộn khi viết. Để sử dụng tốt những phương pháp này, giáo viên phải chọn những từ ngữ dễ lẫn, tuỳ theo từng địa phương ,tuỳ theo tình hình lớp . Cách phân tích phải dễ hiểu ,không sử dụng những thuật ngữ khó hiểu đối với học sinh .
+ Phương pháp giao tiếp: Phương pháp này giúp học sinh khắc sâu những quy tắc chính tả một cách có ý thức. Muốn sử dụng phương pháp này cần có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Ví dụ: Khi nào chúng ta có thể viết các phụ âm đầu "s" (các từ chỉ cây cối, trừ một số ngoại lệ: Cây xoài, cây xoan, .)
Tìm các tiếng có phụ âm đầu viết "s": Cây sen, cây súng, cây si.
Kể tên các đồ vậ�t trong nhà có phụ âm đầu "ch": cái chén, cái chảo, .
Khi nào ta có thể viết các từ có phụ âm đầu "ch": Chỉ đồ đạc trong nhà và các từ chỉ mối quan hệ họ hàng( cha, chú cháu....)
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
14
+ Phương pháp luyện tập thực hành:
Đây là phương pháp chủ đạo trong quá trình dạy và học môn chính tả. Chỉ có thông qua con đường luyện tập thực hành thì mới hình thành được năng lực viết đúng chính tả một cách có hiệu quả. Phương pháp này thông qua các bài tập chính tả.
Nội dung các bài tập chính tả âm, vần là luyện viết đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Các cặp âm, vần thanh dễ lẫn được luyện viết gồm :
Phụ âm đầu (dành cho HS phương ngữ Bắc Bộ ) : l/ n, tr/ch, s/x, r/d/gi.
+ Vần ( dành cho HS các phương ngữ Nam Bộ, Trung Bộ) : an/ang, ăn/ ăng , ân/ âng, en/eng ...
+ Thanh ( dành cho HS các phương ngữ Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ): thanh hỏi / thanh ngã.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
15
Về hình thức, các âm, vần , thanh dễ lẫn được luyện viết thông qua những kiểu bài tập như sau( 7 kiểu bài tập đầu, HS đã làm quen từ các lớp dưới; còn 6 kiểu sau, HS lần đầu tiên được làm quen ở lớp 4) :
+ Điền âm, vần vào chỗ trống hoặc đặt dấu thanh trên chữ chưa có dấu thanh trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.
+ Điền vào chỗ trống ( ô trống ) trong câu, đoạn văn hoặc bài văn.
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn.
+ Tìm tiếng có nghĩa trong bảng kết hợp phụ âm đầu - vần.
+ Đặt câu để phân biệt các từ có hình thức chính tả dể lẫn .
+ Giải câu đố để phân biệt các từ có hình thức chính tả dể lẫn
+ Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và nghĩa đã cho.
+ Tìm từ láyphù hợp với mô hình cấu tạo đã cho.
+ Tìm từ phù hợp với hình thức chính tả và từ loại đã cho.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
16
+ Tìm những trường hợp chỉ có một hình thức chính tả duy nhất.
+ Phân biệt các chữ viết đúng chính tả với các chữ viết sai chính tả.
+ Chữa lỗi chính tả đã cho trong SGK hoặc có trong bài làm của bản thân.
+ Ghi vào sổ tay chính tả các lỗi chính tả thường mắc và cách sửa những lỗi ấy.
Để có hiệu quả, việc luyện tập phải có mục đích, phải có nội dung và hình thức luyện tập phong phú, đa dạng, có thể xen lẫn với các trò chơi.
Ví dụ: Trò chơi: Đố bạn, HS đố nhau giải các câu đố để tìm chữ theo yêu cầu .
Câu đố : Để nguyên- tên một loài chim
Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.
( là chữ gì?)
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
17
d. Các hình thức tổ chức dạy học
Việc tổ chức dạy học cho tiết dạy cũng rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều hình thức: Học trong lớp, học cá nhân, học nhóm.
+ Học cá nhân: Học sinh tự làm việc, giải quyết các nhiệm vụ mà giáo viên giao.
Ví dụ: Tự viết bài chính tả, viết lại các lỗi sai của bài chính tả.
+ Học nhóm: Học sinh làm việc theo nhóm, cùng giải quyết một vấn đề, bạn khá giỏi giúp đỡ, hướng dẫn bạn yếu.
Ví dụ: Cùng làm bài tập, cùng sửa lỗi chính tả.
+ Học toàn lớp: Thực hiện ở việc cùng sửa bài tập, cùng phát hiện các từ dễ lẫn lộn khi viết.
+ Học ở nhà: Luyện viết các từ khó, sửa lại các lỗi sai, chuẩn bị bài mới.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
18
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Trong quá trình dạy và học tiết chính tả nghe đọc - giáo viên cần chú ý rèn kỹ năng đọc và viết. Kỹ năng đọc: Đọc đúng, phát âm chuẩn, rõ ràng. Nếu học sinh phát âm đúng thì sẽ viết đúng, đọc sai thì viết sai vì các em thường có thói quen "đọc sao, viết vậy", các em đọc "con châu" thì cũng có thể viết "con châu".
Kỹ năng viết: Viết đúng, viết đẹp, đúng tốc độ quy định.
Các con chữ đúng khoảng cách, kích cỡ, bỏ dấu thanh đúng quy định.
Trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng, khoa học. Nắm vững cách trình bày bài văn xuôi, bài thơ tự do, bài thơ lục bát.
Viết nhanh, viết đẹp, trình bày bài rõ ràng chính là yêu cầu của bài chính tả nghe đọc.
Khi viết học sinh kết hợp khả năng ghi nhớ và suy luận logic để viết đúng.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
19
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên phải chuẩn bị giáo án chu đáo, gồm các bước hướng dẫn và tổ chức một tiết dạy sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng. Đảm bảo tất cả các đối tượng học sinh cùng tham gia. Các em lần lượt phát hiện từ khó viết, giải thích lý do chọn từ khó viết đó. Giáo viên giúp học sinh phân biệt các cách viết bằng cách giải nghĩa từ, đặt từ vào văn cảnh cụ thể, cung cấp các quy tắc chính tả.
Ví dụ: Khi viết âm"q"không kèm với âm "o", mà đi cùng âm "u"
Âm "ngh" chỉ đi với âm i, e, ê .
- Giáo viên yêu cầu các em lần lượt viết lại các từ khó trên bảng con, trên vở . cho đúng. Trong quá trình luyện viết , GV cho HS luyện đọc để rèn luyện cách phát âm góp phần phát triển một số thao tác tư duy : so sánh, liên tưởng, ghi nhớ�... Có thể bằng cách giáo viên đưa ra những cặp từ gần giống nhau .
Ví dụ: Đôi tay - đôi tai; công tắc - tắt đèn.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
20
* Về phía học sinh
- Học sinh phải chuẩn bị bài chu đáo: Đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết, xác định các từ thường viết sai, tìm hiểu nghĩa của từ hoặc phân biệt từ trong văn cảnh.
- Luyện viết các từ khó mà sách giáo khoa đã đưa ra. Đọc nhiều lần cho chính xác các từ đó.
- Khi đã viết sai chữ nào thì phải viết lại nhiều lần chữ đó.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
21
IV. BIỆP PHÁP ÁP DỤNG
- Nguyên tắc cơ bản của chữ viết Tiếng Việt là đựa trên cơ sở ngữ âm.
Nguyên tắc này yêu cầu mỗi âm được biểu thị bằng một ký hiệu. Như vậy giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Muốn viết đúng, phải đọc đúng hay nói cách khác, việc tiếp nhận âm thanh đúng sẽ xác định cách viết đúng.
- Trong giờ học, giáo viên phải rèn cho học sinh đọc đúng, chuẩn theo tiếp phổ thông . Ở giờ tập đọc, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh đọc đúng các tiếng, từ mà học sinh phường phát âm sai.
Ra bài tập về nhà để rèn luyện cho học sinh phát âm đúng và kiểm tra lại vào đầu giờ học đối với những em thường xuyên phát âm sai. Theo thói quen gia đình hoặc theo địa phương.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
22
Ví dụ:
Đối với các các em miền Bắc chú ý rèn phát âm: l/n, ch/tr.
Đối với các em miền Nam bộ phát âm r/g,iu/iêu,ăt/ăc..
Cung cấp cho học sinh một số mẹo chính tả:
Một số từ chỉ tên thức ăn có tiếng với phụ âm đầu viết "x" như: Xôi gà, xà lách, xúp .
Một số từ chỉ tên cây và con vật có tiếng với phụ âm đầu viết "s": Cây sen, sim, . trừ xoài, xoan.
Vật: Sóc, sên, sếu, sẻ .
Từ đơn (một tiếng) dùng để chỉ trỏ có phụ âm đầu (không viết với "l") ví dụ: Này, nọ, ni, nớ .
Phụ âm "l" thường đứng trước những vần bắt đầu bằng oa, uy, ua . ví dụ: Mù loà, loăng quăng.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
23
- Cung cấp cho học sinh một số quy tắc chính tả:
+ Quy tắc viết g/gh; ng/ngh; k/c/q .
+ Quy tắc viết âm đệm u/o; âm i/y .
-Trong mục giải nghĩa từ của môn tập đọc, từ ngữ, giáo viên giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ, khả năng kết hợp của từ để từ đó góp phần cho học sinh viết đúng chính tả trong từng văn cảnh cụ thể.
- Rèn cho học sinh có khả năng ghi nhớ: Giáo viên khi chấm bài chính tả, bài tập làm văn . phát hiện lỗi sai của từng em, yêu cầu em đó ghi lại cho đúng và ghi nhiều lần.
- Rèn cho học sinh thói quen luôn cẩn thật khi viết bằng cách động viên, khen thưởng kịp thời những em có tiến bộ. Giới thiệu những bài viết đẹp, đúng chính tả để khuyến khích các em viết đúng, đẹp như bạn.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
24
- Thay đổi chỗ ngồi: Học sinh viết sai, viết xấu ngồi cạnh bạn viết đẹp, đúng chính tả để các em có thể tự điều chỉnh lỗi sai của mình.
- Thường xuyên nhắc nhở, giám sát những em có tính viết "cẩu thả", "qua loa", "đại khái".
- Kể các gương ham học đời xưa, đời nay, lúc đầu họ cũng viết chữ xấu nhưng nhờ kiên trì mà chữ viết viết trở nên đẹp: Ông Cao Bá Quát, ông Mạc Đĩnh Chi, thầy Nguyễn Ngọc Ký . để các em phấn đấu noi theo.
- Sưu tầm các bài thơ hay, các bài tập chính tả so sánh, phân biệt, điền vào chỗ trống . để các em làm, viết trong giờ chính tả buổi chiều.
- Để học sinh viết đúng, đẹp thì bản thân giáo viên cũng là một tấm gương cho các em học tập, giáo viên là người viết đúng, viết đẹp và phát âm đúng.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
25
V. QUY TRÌNH TIẾT DẠY
1 .Ổn định:1-2 phút
2. Kiểm tra bài cũ: ( 4-5 phút )
- Cho học sinh viết lại một số từ ngữ khó của bài trước hoặc một số từ ngữ thường mắc lỗi phổ biến.
- giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: ( 27-32 phút )
a) Giới thiệu bài:(1-2 phút)
Giáo viên có thể dùng tranh để giới thiệu; nêu yêu cầu của bài.
b) Hướng dẫn viết chính tả: ( 5-7 phút )
- Giáo viên đọc mẫu đoạn; bài viết. ( 1-2 HS đọc lại bài )
- Giáo viên nêu câu hỏi để HS nắm được nội dung của bài viết.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
26
- Hướng dẫn cách nhận xét trình bày văn bản, một số hiện tượng chính tả cần chú ý.
- Hướng dẫn học sinh nhận biết ( phân tích, so sánh ,ghi nhớ… ),học sinh tập viết tiếng khó vào bảng con ,bảng lớp.
c) Viết chính tả (7-10 phút)
- Viết chính tả (nghe viết)
- Giáo viên đọc lần 1, học sinh theo dõi ( cần phát âm rõ ràng, tốc độ phù hợp)
- Đọc từng câu ngắn hay cụm từ, từ 2 đến 3 lần cho học sinh viết.
- Giáo viên đọc lại toàn bài lần cuối cho học sinh soát lỗi.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
27
d) Chính tả ( nhớ viết )
- Học sinh nhớ lại bài học thuộc lòng đã học trước đó để tự viết lại bài,(ở giai đoạn đầu giáo viên cần hướng dẩn học sinh cách tự nhớ lại bài học thuộc lòng để tự viết lại ) đọc nhẩm từng câu thơ, viết lại từng dòng thơ theo đúng thứ tự của bài; chú ý cách trình bày đặc điểm các thể loại thơ. ( theo sự hướng dẫn của giáo viên )
e) Chấm và chữa bài (4-5 phút).
- Chọn 1 số bài viết của học sinh để chấm ( Chọn 4 đối tượng học sinh )
- Học sinh sửa lỗi có 3 hình thức:
+ Giáo viên đọc chậm rõ ràng cho học sinh soát lỗi.
+ Treo bảng phụ ghi sẳn bài viết cho học sinh đối chiếu chữa lỗi.
+ Đổi chéo tập để soát lỗi bài chính tả của bạn
+ Thu một số bài chấm.
- Nhận xét tuyên dương
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
28
g) Hướng dẫn làm bài tập: ( 6-7 phút )
- Học sinh đọc yêu cầu của đề bài. Giáo viên hỏi và giải thích thêm cho học sinh.
- Với những dạng bài khó giáo viên chữa một phần bài tập để làm mẫu.
- cho học sinh làm bảng con, bảng nhóm hoặc vở nháp; theo cá nhân, hay nhóm. Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu.
- Chữa toàn bộ bài tập ( nếu có thời gian )
4. Củng cố, dặn dò: (1-2 phút)
- Học sinh viết lại những từ sai phổ biến.
- Nhận xét tiết học.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
29
VI.Tự đánh giá kết quả chuyên đề
- Với việc vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt tới từng đối tượng học sinh. Tôi nhận thấy chất lượng viết đúng chính tả ở lớp đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên chắc chắn đây chưa phải là những giải pháp tối ưu vì vẫn còn một số ít học sinh còn sai lỗi chính tả khi viết.
* Những mặt áp dụng được:
- Thực hiện tốt phương châm "thầy chủ đạo, trò chủ động". Quan tâm và uốn nắn học sinh trong từng tiết học giúp các em có ý thức viết đúng, viết đẹp.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
30
- Áp dụng biện pháp này giúp các em phát huy năng lực tự học hỏi, tự rèn luyện để trau dồi chữ viết của bản thân.
- Dạy theo thực tế để luôn tạo cho các em cảm giác thoải mái, tự tin, biết nhìn nhận so sánh cái sai, cái đúng để các em luôn hướng tới cái đẹp, cái hoàn thiện.
* Những mặt chưa áp dụng được: Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa giáo viên và học sinh . vẫn còn những phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, hoàn toàn phó mặc cho giáo viên.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
31
* Đề xuất - kiến nghị:
* Đối với giáo viên:
Thường xuyên nhắc nhở, chú ý đến những em viết sai chính tả.
Thay đổi linh hoạt các phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức để các em cảm thấy thoải mái, tự tin khi học.
Giáo viên phải tận tình trong việc dạy bảo và kiên trì chờ đợi kết quả bởi vì làm công tác giáo dục là cả một quá trình lâu dài không phải là một sớm một chiều.
Hàng tháng giáo viên phải theo dõi, phân loại từng đối tượng học sinh để có những biện pháp uốn nắn kịp thời những em không tiến bộ.
* Đối với nhà trường:
Hàng năm, duy trì hội thi viết chữ đẹp đúng chính tả ở giáo viên - học sinh.
* Đối với phụ huynh:
Luôn có sự quan tâm đến chữ viết của con em mình. Bàn ghế phải đúng kích cỡ, chỗ ngồi đủ ánh sáng thuận lợi cho việc học ở nhà của các em.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
32
PHẦN C: KẾT LUẬN

Với những biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả tôi đã thu được những kết quả hết sức khả quan.
Có những học sinh đầu năm viết xấu, sai lỗi chính tả vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, các em đã có những nét chữ ngay ngắn, rõ ràng, lỗi chính tả giảm . Điều quan trọng là các em đã bắt đầu có thói quan viết cẩn thận, trình bày những bài viết đẹp, có thẩm mỹ.
Bên cạnh những mặt đã đạt được, còn những mặt tồn tại mà người thực hiện không thể thấy được. Vì vậy, tôi tha thiết mong được sự đóng góp từ giáo viên, quý thầy cô và đồng nghiệp để giải pháp mang lại những kết quả cao hơn.
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
33
* Hướng nghiên cứu trong thời gian tới:
Từ những mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế của chuyên đề như đã nêu ở phần trên. Hướng nghiên cứu tiếp theo của tôi là: Tìm ra những biện pháp để rèn luyện cho học sinh không những viết đúng mà còn phải viết đẹp, rõ. Tiếp tục nghiên cứu những biện pháp thiết thực hơn để việc rèn chữ viết cho học sinh đạt kết quả cao hơn nữa.


Xin chân thành cám ơn quý thầy, cô
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
34
Ảnh hoạt động Chi bộ Phan Đình Phùng
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
35
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
36
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
37
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
38
4/2011
NTH: Trần Chí Tâm
39
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Chí Tâm
Dung lượng: 4,13MB| Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)