Chuyên đề buổi 2
Chia sẻ bởi Phạm Lệ Hằng |
Ngày 12/10/2018 |
108
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề buổi 2 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC SƠN TÂN
CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY
Sơn Tân, ngày 30 tháng 11 năm 2015
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY HỌC BUỔI 2
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp học:
- Nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạy
học buổi 2 phù hợp với tình hình thực tế của trường, của lớp.
- Phòng học cần được trang trí đẹp, sắp xếp gọn gàng; bàn ghế được
bố trí phù hợp với các hoạt động dạy học.
- Những trường bố trí dạy học theo hình thức liên lớp cần chuẩn bị
đầy đủ về cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện dạy học.
2. Số tiết dạy/tuần:
- Đối với lớp 1, 2: Mỗi tuần bố trí dạy từ 33 – 34 tiết
- Đối với lớp 3, 4, 5: Mỗi tuần bố trí dạy từ 34 – 36 tiết
3. Phân công, bố trí giáo viên:
- Bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp không nhất thiết phải là giáo viên văn hóa; phải đảm bảo số tiết đối với giáo viên tiểu học (23 tiết/tuần).
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải dạy vào ngày thứ hai và thứ 6; phân công dạy các môn phải đảm bảo chất lượng, phải có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục, theo dõi học tập của học sinh.
- Giáo viên bộ môn đặc thù, môn tự chọn phải đảm bảo đủ 23 tiết/ tuần. Nếu số lớp ít, bố trí còn thiếu tiết thì phân công kiêm nhiệm đủ số tiết theo quy định (phụ trách các Câu lạc bộ, các buổi HĐNGLL, HĐTT,...).
- Cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
tổng phụ trách Đội để có kế hoạch dạy học phù hợp và quản lý tốt
nề nếp học sinh, hình thành kỹ năng tự quản ở các lớp. Mặt khác,
cần biết phối hợp với cha mẹ học sinh để trao đổi thông tin 2 chiều,
kịp thời uốn nắn giáo dục các em.
4. Nội dung dạy học buổi 2:
- Nội dung dạy buổi thứ hai cần phân hóa được đối tượng học sinh để tổ chức ôn luyện kiến thức cơ bản và các kỹ năng mà buổi sáng các em chưa nắm vững đồng thời nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh có năng khiếu.
- Tổ chức hiệu quả các câu lạc bộ về các môn văn hóa, tự chọn, nghệ
thuật, thể dục, ... hoặc lồng ghép các nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể
dục, Hoạt động tập thể thành hoạt động tổng hợp có định hướng theo
chủ đề; hình thức tổ chức dạy học cần diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên để
phát huy tính tích cực chủ động và rèn các kĩ năng cho học sinh.
- Tổ chức dưới dạng sân chơi như: Nhà Toán học nhỏ tuổi, Nhà khoa học nhỏ, Hoạ sỹ tí hon, Nắng sân trường,…
4. Nội dung dạy học buổi 2:
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm; sau mỗi
chuyến đi, tổ chức cho các em viết bài nói lên suy nghĩ, cảm tưởng,
bài học mà các em cảm nhận được.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ở thư viện.
- Tăng cường giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh.
5. Giáo án dạy buổi 2:
Giáo án soạn phải xác định rõ mục tiêu, nội dung của tiết dạy
buổi thứ 2 phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong các bước lên lớp;
các tiết luyện phải thể hiện được việc phân hóa đối tượng học sinh.
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BUỔI 2
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học buổi 2 trong chương trình
dạy học 2 buổi/ngày.
- Học sinh tự nguyện đăng ký tham gia các mảng kiến thức mà
mình thích như: Toán, Tiếng Việt, TH&XH, Âm nhạc, Mỹ thuật,
... giáo viên không bắt buộc, không có hành vi ép học sinh tham gia.
Những môn ít học sinh tham gia, giáo viên hoặc nhóm cốt cán phải
tuyên truyền, tìm cách thu hút học sinh tham gia một cách tích cực.
II. Nội dung và hình thức tổ chức:
1. Nội dung:
Đề bài là những kiến thức các môn học Toán, Tiếng Việt, TH&XH,
Âm nhạc, Mỹ thuật, ... trong sách giáo khoa các khối lớp của
chương trình tiểu học.
2. Hình thức:
Tổ chức dưới dạng sân chơi như: Nhà Toán học nhỏ tuổi, Nhà khoa
học nhỏ, Hoạ sỹ tí hon, … Học sinh tham gia buổi sinh được tham
gia hai hoạt động: Giao lưu thử tài cá nhân và Chung sức khám
phá khoa học (tiếp sức đồng đội).
Nội dung tổ chức riêng cho đối tượng học sinh từng khối lớp.
a. Giao lưu thử tài cá nhân:
Mỗi thí sinh làm một bài thi (in sẵn) gồm một số câu hỏi trắc
nghiệm (đối với môn Toán, Tiếng Việt, TN&XH), hoặc vẽ một
bước tranh theo chủ đề cho trước (Mĩ thuật), hát một bài hát yêu
thích (Âm nhạc), ...
Thời gian làm bài là 30 phút.
2. Hình thức:
b. Thi tiếp sức đồng đội:
Mỗi đội có 05-10 học sinh. Mỗi nhóm chung sức làm một đề
bài (3 bài tập) hoặc vẽ chung một bước tranh, biểu diễn một bài hát, …
Thời gian thực hiện trong vòng 30 phút.
III. Tổ chức thực hiện:
- Chuẩn bị bộ đề, bộ câu hỏi cho các lĩnh vực.
- Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ học sinh cốt cán.
- Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.
2. Phương pháp tổ chức:
1. Công tác chuẩn bị:
- Chủ trì: Mỗi lĩnh vực 2 - 3 học sinh cốt cán chủ trì.
Giáo viên là người cố vấn, hướng dẫn, chỉ đạo chỉ đạo học sinh tổ chức thực hiện.
- Chấm, nhận xét, bình bầu: Học sinh (Các đội giao lưu, khan giả) và Giáo viên (nếu cần thiết).
3. Cách thưc tiến hành:
a. Giao lưu thử tài cá nhân:
Sau khí hết thời gian làm bài, “Chủ trì” cho học sinh đổi chéo bài làm, công bố đáp án cho học sinh tự chấm bài của bạn và báo cáo kết quả với chủ trì.
b. Thi tiếp sức đồng đội:
Sau khí hết thời gian làm bài, “Chủ trì” cho các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm (có thể cả khan giải) nhận xét, biểu quyết hoặc tặng hoa (của BTC chuẩn bị sẵn) để đánh giá thành tích của nhóm bạn.
Lưu ý: Trong quá trình công bố đáp án, chấm, nhận xét nếu học sinh không thống nhất được ý kiến thì giáo viên can thiệp, thống nhất.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
Dạy học thông qua trải nghiệm là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động trải nghiệm của người học. Dạy học thông qua trải nghiệm khuyến khích tổ chức các hoạt động độc lập, tự học hoặc nhóm hợp tác của học sinh, đòi hỏi giáo viên thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập giúp học sinh tự phát hiện, phân tích và vận dụng kiến thức thông qua quy trình gồm 5 bước.
(1) Gợi động cơ, tạo hứng thú → (2) Trải nghiệm → (3) Phân tích, khám phá, rút ra bài học → (4) Thực hành → (5) Vận dụng.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
1. Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh
a) Kết quả cần đạt:
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.
- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
b) Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi... Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm
a) Kết quả cần đạt:
- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới.
- Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
b) Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với học sinh. Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
3. Phân tích – Khám phá – Rút ra kiến thức mới
a) Kết quả cần đạt: Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới.
b) Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.
Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của học sinh... Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
4. Thực hành
a) Kết quả cần đạt:
- Học sinh nhớ kiến thức cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.
- Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc phải.
b) Cách làm:
- Thông qua việc giải những bài tập cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước làm bài và kiến thức cơ bản. Giáo viên quan sát giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại kiến thức cần nhớ, thao tác, cách thực hiện.
- Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của học sinh. Giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại các kiến thức cần nhớ, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.
- Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
5. Vận dụng
a) Kết quả cần đạt:
- Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.
- Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.
b) Cách làm:
- Học sinh thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học.
- Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các kiến thức đã học, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.
- Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.
CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG DẠY HỌC 2 BUỔI/NGÀY
Sơn Tân, ngày 30 tháng 11 năm 2015
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY HỌC BUỔI 2
1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức lớp học:
- Nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên cần xây dựng kế hoạch dạy
học buổi 2 phù hợp với tình hình thực tế của trường, của lớp.
- Phòng học cần được trang trí đẹp, sắp xếp gọn gàng; bàn ghế được
bố trí phù hợp với các hoạt động dạy học.
- Những trường bố trí dạy học theo hình thức liên lớp cần chuẩn bị
đầy đủ về cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện dạy học.
2. Số tiết dạy/tuần:
- Đối với lớp 1, 2: Mỗi tuần bố trí dạy từ 33 – 34 tiết
- Đối với lớp 3, 4, 5: Mỗi tuần bố trí dạy từ 34 – 36 tiết
3. Phân công, bố trí giáo viên:
- Bố trí giáo viên chủ nhiệm lớp không nhất thiết phải là giáo viên văn hóa; phải đảm bảo số tiết đối với giáo viên tiểu học (23 tiết/tuần).
- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải dạy vào ngày thứ hai và thứ 6; phân công dạy các môn phải đảm bảo chất lượng, phải có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục, theo dõi học tập của học sinh.
- Giáo viên bộ môn đặc thù, môn tự chọn phải đảm bảo đủ 23 tiết/ tuần. Nếu số lớp ít, bố trí còn thiếu tiết thì phân công kiêm nhiệm đủ số tiết theo quy định (phụ trách các Câu lạc bộ, các buổi HĐNGLL, HĐTT,...).
- Cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn,
tổng phụ trách Đội để có kế hoạch dạy học phù hợp và quản lý tốt
nề nếp học sinh, hình thành kỹ năng tự quản ở các lớp. Mặt khác,
cần biết phối hợp với cha mẹ học sinh để trao đổi thông tin 2 chiều,
kịp thời uốn nắn giáo dục các em.
4. Nội dung dạy học buổi 2:
- Nội dung dạy buổi thứ hai cần phân hóa được đối tượng học sinh để tổ chức ôn luyện kiến thức cơ bản và các kỹ năng mà buổi sáng các em chưa nắm vững đồng thời nâng cao và mở rộng kiến thức cho học sinh có năng khiếu.
- Tổ chức hiệu quả các câu lạc bộ về các môn văn hóa, tự chọn, nghệ
thuật, thể dục, ... hoặc lồng ghép các nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể
dục, Hoạt động tập thể thành hoạt động tổng hợp có định hướng theo
chủ đề; hình thức tổ chức dạy học cần diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên để
phát huy tính tích cực chủ động và rèn các kĩ năng cho học sinh.
- Tổ chức dưới dạng sân chơi như: Nhà Toán học nhỏ tuổi, Nhà khoa học nhỏ, Hoạ sỹ tí hon, Nắng sân trường,…
4. Nội dung dạy học buổi 2:
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm; sau mỗi
chuyến đi, tổ chức cho các em viết bài nói lên suy nghĩ, cảm tưởng,
bài học mà các em cảm nhận được.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động ở thư viện.
- Tăng cường giáo dục các kĩ năng sống cho học sinh.
5. Giáo án dạy buổi 2:
Giáo án soạn phải xác định rõ mục tiêu, nội dung của tiết dạy
buổi thứ 2 phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong các bước lên lớp;
các tiết luyện phải thể hiện được việc phân hóa đối tượng học sinh.
TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG BUỔI 2
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học buổi 2 trong chương trình
dạy học 2 buổi/ngày.
- Học sinh tự nguyện đăng ký tham gia các mảng kiến thức mà
mình thích như: Toán, Tiếng Việt, TH&XH, Âm nhạc, Mỹ thuật,
... giáo viên không bắt buộc, không có hành vi ép học sinh tham gia.
Những môn ít học sinh tham gia, giáo viên hoặc nhóm cốt cán phải
tuyên truyền, tìm cách thu hút học sinh tham gia một cách tích cực.
II. Nội dung và hình thức tổ chức:
1. Nội dung:
Đề bài là những kiến thức các môn học Toán, Tiếng Việt, TH&XH,
Âm nhạc, Mỹ thuật, ... trong sách giáo khoa các khối lớp của
chương trình tiểu học.
2. Hình thức:
Tổ chức dưới dạng sân chơi như: Nhà Toán học nhỏ tuổi, Nhà khoa
học nhỏ, Hoạ sỹ tí hon, … Học sinh tham gia buổi sinh được tham
gia hai hoạt động: Giao lưu thử tài cá nhân và Chung sức khám
phá khoa học (tiếp sức đồng đội).
Nội dung tổ chức riêng cho đối tượng học sinh từng khối lớp.
a. Giao lưu thử tài cá nhân:
Mỗi thí sinh làm một bài thi (in sẵn) gồm một số câu hỏi trắc
nghiệm (đối với môn Toán, Tiếng Việt, TN&XH), hoặc vẽ một
bước tranh theo chủ đề cho trước (Mĩ thuật), hát một bài hát yêu
thích (Âm nhạc), ...
Thời gian làm bài là 30 phút.
2. Hình thức:
b. Thi tiếp sức đồng đội:
Mỗi đội có 05-10 học sinh. Mỗi nhóm chung sức làm một đề
bài (3 bài tập) hoặc vẽ chung một bước tranh, biểu diễn một bài hát, …
Thời gian thực hiện trong vòng 30 phút.
III. Tổ chức thực hiện:
- Chuẩn bị bộ đề, bộ câu hỏi cho các lĩnh vực.
- Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ học sinh cốt cán.
- Chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.
2. Phương pháp tổ chức:
1. Công tác chuẩn bị:
- Chủ trì: Mỗi lĩnh vực 2 - 3 học sinh cốt cán chủ trì.
Giáo viên là người cố vấn, hướng dẫn, chỉ đạo chỉ đạo học sinh tổ chức thực hiện.
- Chấm, nhận xét, bình bầu: Học sinh (Các đội giao lưu, khan giả) và Giáo viên (nếu cần thiết).
3. Cách thưc tiến hành:
a. Giao lưu thử tài cá nhân:
Sau khí hết thời gian làm bài, “Chủ trì” cho học sinh đổi chéo bài làm, công bố đáp án cho học sinh tự chấm bài của bạn và báo cáo kết quả với chủ trì.
b. Thi tiếp sức đồng đội:
Sau khí hết thời gian làm bài, “Chủ trì” cho các nhóm cử đại diện trình bày kết quả. Các nhóm (có thể cả khan giải) nhận xét, biểu quyết hoặc tặng hoa (của BTC chuẩn bị sẵn) để đánh giá thành tích của nhóm bạn.
Lưu ý: Trong quá trình công bố đáp án, chấm, nhận xét nếu học sinh không thống nhất được ý kiến thì giáo viên can thiệp, thống nhất.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
Dạy học thông qua trải nghiệm là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuỗi các hoạt động trải nghiệm của người học. Dạy học thông qua trải nghiệm khuyến khích tổ chức các hoạt động độc lập, tự học hoặc nhóm hợp tác của học sinh, đòi hỏi giáo viên thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập giúp học sinh tự phát hiện, phân tích và vận dụng kiến thức thông qua quy trình gồm 5 bước.
(1) Gợi động cơ, tạo hứng thú → (2) Trải nghiệm → (3) Phân tích, khám phá, rút ra bài học → (4) Thực hành → (5) Vận dụng.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
1. Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh
a) Kết quả cần đạt:
- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.
- Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.
b) Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi... Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm
a) Kết quả cần đạt:
- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới.
- Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.
b) Cách làm: Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với học sinh. Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
3. Phân tích – Khám phá – Rút ra kiến thức mới
a) Kết quả cần đạt: Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới.
b) Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.
Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của học sinh... Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
4. Thực hành
a) Kết quả cần đạt:
- Học sinh nhớ kiến thức cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.
- Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc phải.
b) Cách làm:
- Thông qua việc giải những bài tập cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước làm bài và kiến thức cơ bản. Giáo viên quan sát giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại kiến thức cần nhớ, thao tác, cách thực hiện.
- Tiếp tục ra các bài tập với mức độ khó dần lên phù hợp với khả năng của học sinh. Giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại các kiến thức cần nhớ, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.
- Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.
Tổ chức tiết Luyện tập (các môn văn hóa) trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát triển
5. Vận dụng
a) Kết quả cần đạt:
- Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.
- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.
- Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.
b) Cách làm:
- Học sinh thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học.
- Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các kiến thức đã học, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.
- Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Lệ Hằng
Dung lượng: 218,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)