Chuyen đề bồi duong TV

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hường | Ngày 12/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Chuyen đề bồi duong TV thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng việt
ở tiểu học
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Diệp
chào mừng các thầy cô giáo về dự chuyên đề
Thư Phú ngày 23 tháng 9 năm 2010
A.Mục tiêu.
1.Kiến thức.
- Giúp học viên nhận thức được tầm quan trọng của môn Tiếng việt ở Tiểu học, góp phần đào tạo học sinh giỏi toàn diện..
- Cung cấp một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học
2. Kĩ năng.
Có trình độ chuyên môn vững vàng, có kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học
3. Thái độ.
- Có thái độ nghiêm túc trong quá trình tiếp thu chuyên đề, nắm được nội dung cơ bản của chuyên đề.
- Vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học.
Giới thiệu nội dung chuyên đề
Tổng quan về việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học
II. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học
I.Tổng quan về việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học

1. ý nghĩa của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Tiểu học.
- Một trong những mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học: cung cấp kiến thức sơ giản về tiếng Việt, những hiểu biết về tự, nhiên, xã hội, phát triển 4 kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết; bồi dưỡng tình yêu tiếng việt, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
- Theo chiến lược của Đảng ta " Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dương nhân tài". Cho nên, người giáo viên cần phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi tiếng Việt, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.
- ở Tiểu học môn Tiếng Việt có ý nghĩa là môn công cụ: học tốt môn Tiếng Việt là điều kiện học tốt các môn học khác.
- Đổi mới phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện để mỗi học sinh có cơ hội thể hiện hết khả năng tiềm ẩn bên trong, đem lại một luồng không khí mới cho giờ học.
Hàng năm tổ chức thi học sinh giỏi văn các cấp ( huyện, tỉnh, quốc gia): khích lệ lòng yêu thích văn học, phát hiện những năng khiếu văn học, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua, dạy tốt, học tốt trong nhà trường.
- Những năm gần đây, phong trào rèn viết chữ đẹp được đông đảo giáo viên và học sinh tham gia là thông điệp rất đáng mừng: có đông học sinh yêu thích môn văn
2. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Phát hiện những học sinh có khả năng trở thành HS giỏi môn Tiếng Việt.
Bồidưỡng hứng thú, lòng yêu thích, say mê học tập môn Tiếng Việt.
Bồi dưỡng vốn sống cho HS.
Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho HS.
Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng cảm thụ văn học cho HS.
II. Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt.
Phát hiện những học sinh có khả năng giỏi môn Tiếng Việt.
Xưa nay nói HS giỏi văn ( ở các cấp)- bao gồm giỏi văn và giỏi tiếng
ở Tiểu học: không có môn văn riêng nhưng dạy Tiếng Việt là hướng đến hình thành năng lực văn, chất văn được thực hiện tích hợp qua việc dạy Tiếng Việt. Các văn bản, các ngữ liệu dùng để dạy tiếng có giá trị văn học đặc sắc.
HS có khả năng giỏi Tiếng việt có những biểu hiện:
+ Say mê, yêu thích văn học, thích đọc chuyện, thích nghe kể chuyện, đọc thơ, đọc sách báo; hứng thú với nghệ thuật ngôn từ, với vẻ đẹp ngôn từ; nhớ hoặc ghi chép những bài thơ,câu thơ, câu văn hay, những lời hay ý đẹp.
+ Có phẩm chất tư duy nghệ thuật, tư duy trừu tượng( khác với tư duy logic), tư duy phân loại, khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá; có trí tưởng tượng phong phú có tư duy nghệ thuật để cảm nhận các hiện tượng của cuộc sống, cảm nhận giá trị của tác phẩm văn chương.
+ Có khả năng quan sát hiện thực, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, cuộc sống, biết phát hiện những tín hiệu nghệ thuật ngôn từ, suy luận, đánh giá được chúng trong hoạt động hành chức, thông qua các chi tiết có giá trị thi pháp nghệ thuật.
VD: Vì sao Trần Quốc Toản bóp nát quả cam?( ấm ức vì bị vua coi là trẻ con; vì lòng căm thù giặc).

+ Có vốn từ phong phú, biết lựa chọn sử dụng đúng chỗ khi nói, viết, sử dụng nhiều từ láy từ tượng thanh,từ tượng hình. Về câu, sử dụng câu đủ thành phần, các thành phần là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, diễn đạt sáng sủa, rõ ràng, hình ảnh giàu cảm xúc thẩm mĩ, bộc lộ tình cảm của cá nhân với hiện thực được nói tới.

VD: Tả Quảng trường Ba Đình. có hai học sinh tả như sau:

- VD1: Chúng em đã đến Quảng trường Ba Đình. Tại đây Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập nên nơi này rất có ý nghĩa, cũng vì thế lăng Bác đặt ở đây.
VD2: Thế là chuíng em được đến Quang trường Ba Đình lịch sử. Nơi đây Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam. Cũng chính nơi đây, toàn dân ta chung sức xây lên nơi an nghỉ của Người.

VD1: thông tin phụ kiện, thuyết phục trí tuệ
VD2: thông tin sự kiện bộc lộ cảm xúc, tác động đến lí trí, tình cảm của người đọc.
+ Khả năng nhạy cảm, xúc cảm trước cái hiện tượng đời sống hiện thực, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá hiện thực trang mọi hoàn cảnh.( Bác Hồ viết Nhật kí trong tù trong hoàn cảnh bị tù đày).
+ Qua nghiên cứu cho thấy: Năng lực văn chương ở trẻ em xuất hiện rất sớm, nên cần có kế hoạch bồi dưỡng giỏi Tiếng Việt sớm. Những trường có điều kiện nên bồi dưỡng HS từ lớp 2 (Lớp 1: đọc thông viết thạo).
+ GV phát hiện HS giỏi TV: thông qua phụ huynh HS, vì họ là người gần gũi, theo dõi, quan sát, phát hiện sớm nhất những biểu hiện về năng khiếu, sở thích, sở trường của con mình .
+ Giáo viên khảo sát tìm hiểu ở các em: phỏng vấn trực tiếp, theo dõi phát hiện biểu hiện năng lực hứng thú Tiếng Việt- văn học,đưa ra những bài tập từ ngữ, ngữ pháp cho các em làm, đưa sách văn thơ cho các em đọc sau trao đổi thảo luận nắm mức độ khả năng tiếp nhận của các em.
+ Giáo viên lập phiếu điều tra với các nội dung:
. Hoàn cảnh gia đình quê quán, nghề nghiệp của bố mẹ sở thích với môn văn.
. Ra bài tập kiểm tra từ ngữ, ngữ pháp: Câu sai về dùng từ, sai về ngữ pháp- sửa lại; viết câu ghép có quan hệ từ phân tích cấu trúc câu, phân loại câu.
. Viết các kiểu đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
. Chọn bài tập ngoài chương trình( giáo viên soạn), bài tập nâng cao biên soạn lại để đánh giá khách quan.
2. Bồi dưỡng hứng thú học tập
- " Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc". ( M.Gorki)
- Hứng thú không tự nảy sinh nên cần khơi gợi, duy trì hứng thú của HS.
- Hứng thú học văn- tiếng Việt giúp cho học sinh thấy được vẻ đẹp, khả năng kì diệu của tiếng Việt.
VD: Vẻ đẹp: Long lanh đáy nước in trời/ Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Sức mạnh kì diệu của văn chương- không thể chối cãi:
* Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. ( Nguyễn đình Chiểu )
* Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ.( Sóng Hông)
* Nay ở trong thơ nên có thép.( Hồ Chí Minh)
- Giáo Viên luôn hình thành duy trì cho học sinh khi học, từ lời giới thiệu hấp dẫn, tạo tâm thế.
VD. Cần cẩu : dụng cụ bốc dỡ hàng hoá- Cánh tay khổng lồ

Gây hứng thú, giúp HS phát hiện vẻ đẹp của một từ.
VD. Từ " đăm đắm"(Tình quê hương- TV5) có thể thay bằng " đăm đăm" không, vì sao? ( Không, vì "đăm đắm" da diết, có hồn.)
Tạo từ mới từ từ "nhỏ": nhỏ nhen, nho nhỏ, nhỏ nhắn.

- Tạo hứng thú với Tiếng Việt bằng nhiều cách khác: tiếp xúc với tác phẩm , kể về đời riêng nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, tổ chức gặp gỡ nói chuyện với các nhà văn nhà thơ đương thời( Trần Đăng Khoa.)
3. Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh
Thực tế dạy TV hiện nay: GV ra đề chỉ hướng dẫn kĩ thuật làm bài, không chú ý hướng dẫn nội dung cần làm, nên kết quả bài làm thường không như ý muốn.
VD: Đề yêu cầu tả con bò ( Với học sinh ở thành phố ), nếu GV không hướng dẫn HS tìm hiểu, Quan sát đối tượng trước, HS sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm bài.
Cho nên, bồi dưỡng vốn sống cho HS là rất cần thiết.
- Bồi dưỡng vốn sống cho học sinh gồm:-
Bồi dưỡng vốn sống trực tiếp: quan sát, tham quan, hoạt động ngoại khoá.
VD. Hướng dẫn HS quan sát con đường từ nhà đến trường trước khi yêu cầu HS tả con đường từ nhà đến trường.
Bồi dưỡng gián tiếp vốn sống: qua đọc sách vở, phim ảnh, qua kinh nghiệm sống, qua trao đổi, thảo luận,.
+ Hoạt động đọc: là rất quan trọng, là một cách tiếp nhận tri thức- tự họclà con đường đặc biệt để tự bổ sung tri thức, phát triển vốn sống, tầm nhìn của mỗi người.

+ GV cần định hướng việc đọc của HS: lựa chọn sách đọc có giá trị về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, phù hợp với lứa tuổi, trình độ hiểu biết, đáp ứng nhu câù nhiều mặt của HS. Sách cần đa dạng: truyện tranh, văn học dân gian, văn học thiếu nhi, tác phẩm lịch sử, danh nhân, sách khoa học.

+ GV giáo dục thái độ đọc cho HS: cần kiên trì, chịu khó, đọc có suy ngẫm, ghi chép, liên hệ, rút ra bài học từ ý nghĩa nội dung câu chuyện.
Hướng dẫn phương pháp đọc sách cho HS:
+ Tìm hiểu sơ bộ: sách viết về cái gì, nhằm mục đích gì.
+ Đọc lướt lời giới thiệu, tóm tắt, xem chương mục, mục lục; lướt nhanh các trang.
+ Tác phẩm hay, có giá trị: Đọc chậm, suy nghĩ có ghi chép, thu hoạch nội dung, hình thức nghệ thuật có giá trị.
Biết tóm tắt truyện, nhận xét về nhân vật.
Đọc xong, tổ chức trao đổi, thảo luận về tác phẩm theo định hướng của giáo viên.
Chú ý
Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học là một việc làm lâu dài, đồng bộ từ các cấp, giữa chính khoá và ngoại khoá, giữa các phân môn của môn Tiếng Việt
Đề thi học sinh giỏi cần chú ý các mặt kiểm tra: từ ngữ, ngữ pháp, cảm thụ, làm văn, chữ viết, chính tả để các năng lực Tiếng Việt của học sinh được thử thách, bộc lộ.
Chữ viết ,chính tả không thành bài tập riêng trong nội dung kiểm tra, nhưng được đánh giá bằng nội dung thực hành, kĩ năng trình bày bài.( VD trình bày bài thơ lục bát)
4. Bồi dưỡng kiến thức kĩ năng Tiếng Việt
4.1. Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng từ ngữ.
4.1.1.Bồi dưỡng lí thuyết về từ cho HS
Gồm: Từ đơn, từ ghép, từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ trái nghĩa.
a. Phân loại nhận diện từng kiểu từ theo cấu tạo.
Mối quan hệ giữa các tiếng trong từ là là căn cứ để phân biệt từ ghép, từ láy.
+VD: nhà cửa - từ ghép
xanh xao - từ láy
Chú ý: Một số từ phức chứa những tiếng có âm đầu hay vần ( hoặc cả âm và vần) giống nhau nhưng nếu các tiếng này đều có nghĩa thì những từ phức này không phải là từ láy mà là từ ghép.
VD: tươi tốt, cuống cuồng, lăn lộn.
- Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa các tiếng để phân biệt từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại.
* Chú ý trường hợp đồng âm: tuỳ từng ngữ cảnh để xếp loại.
VD. Sáng trong
. Tấm lòng sáng trong như ngọc. ( ghép tổng hợp)
. Loại bóng đèn sáng trong. ( ghép phân loại)
Các dạng bài tập nhận diện, phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy.
+ Dạng 1: Cho sẵn một số từ xếp vào trong nhóm
VD: bàn, nhà, nhà cửa, nguy nga.
+ Dạng 2: Cho đoạn thơ, đoạn văn, xác định phân loại các từ ghép, từ láy có trong đoạn văn, đoạn thơ đó.
+ Dạng3: Cho một yếu tố, ghép với một yếu tố nữa để tạo thành từ ghép, từ láy.
VD: vui- vui vẻ, vui buồn.
b. Về nghĩa của từ láy : rất phong phú
Tăng nghĩa: ( run rẩy); giảm nghĩa ( xanh xanh); nghĩa tổng hợp: (làm lụng); nghĩa phân loại ( nhỏ nhen, nhỏ nhắn)
Diễn đạt sự chính xác, chuẩn mực.
Từ tượng hình và từ tượng thanh.( thanh thanh: dáng thanh thanh, giọng thanh thanh)
Thay các từ bằng từ tượng hình , tượng thanh.
VD: .Trăng tròn quá. - Trăng tròn vành vạnh.( thay bằng từ tượng hình)
. Gió thổi mạnh. - Gió thổi ào ào.( thay bằng từ tượng thanh)
c/ Từ cùng nghĩa, gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ cùng âm khác nghĩa.
Có 2 dạng bài tập:
Dạng 1: Cho các từ yêu cầu xếp theo từng lớp.
VD: Xếp các từ sau theo nhóm đồng nghĩa: ăn , chạy, phi, chết xơi, hi sinh.

Dạng 2: Cho trước một số từ, tìm các từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa.
VD:
Cái cày- cày ruộng
Hòn đá- đá bóng- anh ta đá lắm.( chỉ keo kiệt- ẩn dụ- chuyển nghĩa)
Có lắm tiêu nhiều.( đồng nghĩa)
Nói ít hiểu nhiều. ( Trái nghĩa)
4.1.2. Làm giàu vốn từ, luyện kĩ năng nắm nghĩa của từ, sử dụng từ.
Gồm các dạng bài tập.
Dạng 1. Giải nghĩa từ ngữ.
VD - Lao động trí óc là gì?
- Phân biệt nghĩa của các từ mẹ: mẹ đẻ, mẹ nuôI, mẹ kế, mẹ ghẻ.
- Tìm n ghĩa của các từ ghép: tâm sự, tâm tình, tâm giao.
- Giải nghĩa các từ Hán Việt: tham quan, tham nhũng, tham tàn, tham chiến.
- Giải nghĩa của từ nhiều nghĩa quả: quả ổi, quả mít, quả tim, quả đồi, quả đất.
Dạng 2. Bài tập phát triển vốn từ.
VD - Kể các từ về chủ đề nhà trường.( thầy, cô, bạn bè, lớp học.)
- Kể các từ đức tính tốt của một bạn trong lớp. (chăm, ngoan, )
- Phân loại các từ sau theo nhóm nghĩa và đặt tên nhóm:
+ vạm vỡ, trung thực, tầm thước, gầy, phản bội, chăm chỉ, thấp, nết na ( vạm vỡ, gầy.từ chỉ hình dáng người; chăm chỉ, nết na.từ chỉ đức tính tốt.)
+ bánh dẻo, bánh cuốn, bánh trôi, bánh gai, bánh mật.
- Tìm các từ không thuộc nhóm (lạc nhóm): bàn, tủ, bát, ghế, giường
Dạng 3. Bài tập luyện sử dụng từ.
+ Điền từ ( cho trước từ, tự tìm từ)
VD. Ai cũng .chờ đón Tết. (náo nức, tưng bừng)
+ Tạo ngữ ( chú ý khả năng kết hợp của từ)
VD. Hăng say: Bạn An rất hăng say học tập.
+ Đặt câu với các từ chỉ hoạt động của thú rừng :rình, vồ, quắp, rượt.
VD. Con hổ vồ con hươu.
+ Viết đoạn văn với các từ cho trước (chăm, ngoan, giúp đỡ dậy sớm, thức khuya.)
+ Chữa lỗi dùng từ sai, viết câu sai.
VD: - Bạn Cường có một số yếu điểm cần khắc phục. ( yếu: quan trọng - có một số điểm tốt cần khắc phục.)
- Qua tác phẩm Dế mèn phiên lưu kí cho ta bài học về sự phục thiện. (bỏ từ Qua)
4.2.Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng ngữ pháp.
( Đề thi quốc gia điểm ngữ pháp 5/20)
4.2.1.Câu tiếng Việt.
Lỗi thường gặp.
+ Nhầm trạng ngữ là câu. Trên mặt nước loang loáng như gương. (bỏ: Trên)
+ Nhầm ngữ danh từ là câu. Những bông hoa dẻ thơm ngát ấy.
Đề thi để tăng mức độ khó, thường yêu cầu chữa lỗi câu sai ngữ pháp. (Bằng 2 cách bỏ bớt hoặc thêm thành phần câu vào)
VD. Khi em nhìn ánh mắt thương yêu của Bác.
Chữa: - Bỏ :Khi
- Thêm: Khi em nhìn ánh mắt thương yêu của Bác, em thấy Bác như đang cổ vũ em cố gắng học tập.
4.2.2.Kiến thức cấu tạo ngữ pháp của câu; kĩ năng phân tích các thành phần ngữ pháp của câu.
a, Xác định thành phần câu.
Tìm bộ phận chính, thành phần phụ trạng ngữ.
VD: Vào tháng ba, tháng tư// sớm/ nắng,chiều/ mưa.
TN C V V V
Xác định bổ ngữ, định ngữ trong câu.
VD: - Em bé xem bộ đội diễn kịch.( Bổ ngữ)
- Cái áo tôi mới may rất đẹp.( Định ngữ)
- Lỗi HS thường mắc.
+ Nhầm trạng ngữ là chủ ngữ. Hôm nay, trời đẹp.
+ Nhầm định ngữ là vị ngữ. Những giọt sương long lanh đọng trên lá.
- Cần chú ý các bước thao phân tích câu:
+ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
+ xác định danh từ, động từ, tính từ trung tâm.
+ Xác định thành phần phụ trước, thành phần phụ sau, của DT, ĐT, TT làm chủ ngữ, vị ngữ (Định ngữ, bổ ngữ)
TP phụ của cả câu ( Trạng ngữ)
VD: Hôm nay tất cả lớp 5A sẽ đi thăm quan Ao Vua, Ba Vì.
b, Yêu cầu kết hợp các thành phần câu, thêm các thành phần câu.
Xác lập sự tương hợp giữa chủ ngữ với vị ngữ; trạng ngữ với câu; định ngữ với danh từ, bổ ngữ với động từ, tính từ.
+ Mở rộng thành phần nòng cốt.
VD. Chim hót.
Trên cành bưởi, cạnh cửa sổ, một con chim chích choè đang hót líu lo.
+ Cho chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ; yêu cầu ghép các bộ phận tạo câu.
VD:
Chủ ngữ: tàu thuyền, những chiếc ô tô, học sinh , nông dân
Vị ngữ: đang gặt lúa, đang học bài, sắp chạy, đi lại tấp nập
Trạng ngữ: trên sông, trên cánh đồng, trong lớp, ngoài đường
4.2.3. Những kiến thức và kĩ năng phân loại câu, viết các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp.

Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp gồm: Câu đơn ; câu ghép
Phân biệt câu đơn, câu ghép: căn cứ vào số lượng các vế câu và nội dung thông báo.
VD: Gió thổi. ( 1 vế câu- câu đơn)
Mây bay, gió thổi. ( 2 vế câu- câu ghép)
Chú ý: Các trường hợp sau là câu đơn:
+ Câu có nhiều C chỉ có một V: Bạn An, bạn Lan học giỏi Tiếng Việt.
+ Câu có một chủ nhiều vị: Bạn Nam học giỏi toán,học giỏi văn.
+ Câu có nhiều chủ ,nhiều vị:Nam, Hoa, Hạnh vừa học giỏi vừa hát hay.
- Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn và câu đảo V lên trước C
+ Câu đặc biệt: Không xác định được thành phần, không khôi phục được bộ phận thiếu.

+ Câu rút gọn: nhờ ngữ cảnh khôi phục được thành phần thiếu.
VD: + Câu đặc biệt: Mưa!
+ Câu rút gọn: - Hôm nay trời thế nào?
- Mưa ( Trời Mưa)
+ Câu đảo V: có dụng ý nghệ thuật
đảo lại tự nhiên: Đã tan tác những bóng thù hắc ám.

- Các dạng bài tập:
+ Chuyển câu đơn thành câu ghép.
VD: Pháp chạy. Nhật hàng. Chuyển thành: Pháp chạy, Nhật hàng.
+ Thêm từ chỉ quan hệ, thêm nội dung thông báo để tạo câu ghép.
VD: Huệ học giỏi. Chuyển thành: Tuy huệ học giỏi nhưng huệ vẫn rất khiêm tốn.
+ Chữa câu sai thành câu đúng.
VD: - Vì thời tiết xấu nên cuộc tham quan của lớp không hoãn lại
- Tuy nhà gần trường nhưng Oanh không bao giờ đi học muộn.
* Cách sửa: - Thay cặp quan hệ từ.
- Sửa nội dung vế câu.

4.2.4. Kiến thức và kĩ năng phân loại, viết các kiểu câu theo mục đích nói.
Phân loại câu theo mục đích nói có 4 loại:
Câu kể
Câu cảm
Câu cầu khiến
Câu hỏi.

HS thường nhầm lẫn giữa từ ngữ biểu hiện loại câu và nội dung thông báo của câu
Câu kể có câu hỏi gián tiếp.
VD: Cô hỏi tôi ở nhà Cúc có học bài không.
Câu cảm có từ ngữ (dấu hiệu) là câu hỏi
VD: Có nơi đâu đẹp bằng quê ta!
Câu hỏi không phải để hỏi mà để khẳng định.
VD: Điều đó anh mà lại không biết ư?
* Bài tập chuyển đổi kiểu câu.
Chuyển câu kể sang câu hỏi.
VD. Trời sáng. Chuyển thành: Trời đã sáng chưa?
- Chuyển câu cảm sang câu kể.
VD: Trời mưa! Chuyển thành: Trời mưa.

4.2.5. Kiến thức dấu câu,kĩ năng sử dụng dấu câu.
Các dạng bài tập .
+ tách đoạn văn thành nhiều câu đơn.
+ Điền dấu câu thich hợp vào đoạn văn sau:
" Một con dê Trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp Sói Sói quát dê kia mi đi đâu dê Trắng run rẩy tôi đi tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang run sợ."
4.2.6. Kiến thức về từ loại và kĩ năng xác định từ loại.
* Các từ loại tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.
* Các dạng bài tập:
- Cho các từ, xác định từ loại ( Phân thành các nhóm từ có cùng ý nghĩa ngữ pháp):
VD. Bàn, ghế, đi, chạy, nhảy, gầy, xanh, ngắn, bơi, lội,.
Cho đoạn văn, thơ, xác các định từ loại có trong đoạn văn, đoạn thơ đó. ( Chú ý tách riêng, không để cụm danh từ, cụm tính từ.)
VD: xoài biếc - xoài (DT), biếc (TT).

- Chú ý hiện tượng chuyển từ loại.
VD * học ( ĐT), việc học (DT)
* Tôi ngược Hà Giang, anh xuôi Nam Định (ĐT); đi ngược, về xuôi (DT)

4.3 Bồi dưỡng cảm thụ văn học.

a, Cảm thụ văn học là quá trình là quá trình hoạt động nhận thức thẩm mĩ rất đặc biệt, phức tạp, có tính sáng tạo, là quá trình hận thức cái đẹp ẩn chứa trong ngôn từ nghệ thuật; nó mang nặng tính chủ quan, phụ thuộc rất nhiều vào vốn sống, kinh nghiệm hiểu biết của người đọckhi tiếp cận các tác phẩm văn học.
b, Để bồi dưỡng cảm thụ văn học yêu cầu HS cần chú ý:
Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn.
+ Thích nghe kể chuyện, đọc thơ; biết đọc, thích đọc to một cách thích thú bài văn, bài thơ( đọc lưu loát, diễn cảm); có lòng yêu thích thơ văn.
+ Chú ý quan sát, lắng nghe, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống; khi nói, viết chọn từ ngữ đúng, hay, diễn đạt rõ ý, sinh động, gợi cảm.
Tích luỹ vốn hiểu biết về về thực tế cuộc sống và văn học.
+ Cảm thụ văn học: vốn sống rất quan trọng; cần có thói quen quan sát, nhận xét, tỏ thái độ khi cảm nhận vẻ đẹp hiện thực của cuộc sống.
+ Cần tích luỹ vốn hiểu biết về văn học qua thói quen đọc sách thường xuyên để mở rộng tầm nhìn hiểu biết, rèn luyện tư duy, trí tưởng tượng, liên tưởng.HS cần có sách lựa chọn: những tác phẩm có giá trị nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tốt; đọc có suy ngẫm, có ghi chép để tích luỹ vốn văn học.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt.
+ Có hiểu biết về ngữ âm, chữ viết, về cấu tạo từ TV, về các biện pháp tu từ, về đặc trưng các thể loại văn học.để hiểu đầy đủ nội dung, ý nghĩa của câu thơ, câu văn ẩn sau hình thức ngôn từ.
+ Có khả năng liên tưởng, tưởng tượng, tư duy nghệ thuật để cảm nhận vẻ đẹp hiện thực của cuộc sống một cách sinh động, phong phú.
VD: Tả màu vàng của một cảnh vật ở làng quê:
vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng xẫm, vàng tươi, vàng đốm, vàng ối, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt.( màu vàng nhìn thấy bằng thị giác)
vàng hơn thường khi, vàng như những vạt áo nắng, màu vàng trù phú.( màu vàng được cảm nhận bằng tâm hồn).
4.4 Bồi dưỡng làm văn
Làm văn là thử thách HS về các kĩ năng tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học , năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp
Làm văn là để kiểm tra vốn sống, vốn văn học và nâng caonăng lực thẩm mĩ cho HS
* Các nội dung chủ yếu:
4.4.1.Yêu cầu về đề.
Cần có đề bài tốt: đề ra không đánh đố, cần gần gũi, quen thuộc thực tế không lặp lại, không gò bó, tạo điều kiện cho cảm xúc của HS có cơ hội được bộc lộ.
VD: HS Hà Nội: tả con lợn, tả bác nông dân đang cày ruộng.( đối tượng các em ít hoặc chưa tiếp xúc). Thay bằng: Tả con vật mà em yêu thích, tả một người mà em yêu quý.
4.4.2. Tìm hiểu đề, phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý.
Kĩ năng phân tích đề: Đọc kĩ đề, xác định thể loại, mục đích, nội dung, đối tượng, thái độ bộc lộ.
Kĩ năng quan sát, tìm ý.
+ Quan sát có mục đích, quan sát bằng các giác quan, quan sát bằng tấm lòng với các đối tượng.
+ Tìm ý, chọn từ ngữ để diễn đạt ý
Kĩ năng lập dàn ý, sắp xếp ý. Nhằm mục đích:
+ Nội dung bài văn đủ ý chính
+ Các ý được điều chỉnh, sắp xếp cho hợp lí, mạch lạc, lôgic, không lộn xộn, trùng lặp ( thiếu hoặc thừa )

4.4.3. Luyện viết: Bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt
- Viết câu.
+ BT viết câu theo chủ đề( Thể hiện tâm trạng, cảm xúc, có thể yêu cầu sử dụngcác biện pháp tu từ, nhân hoá, so sánh.)
VD: Được nhận phần thưởng cuối năm.
Mùa gặt bội thu của các bác nông dân.
Trời nắng như đổ lửa hay một trận mưa rào.
+ Viết câu đảo thành phần câu: ( bổ ngữ, định ngữ, vị ngữ.)
VD: - Nơi đây các liệt sĩ vô danh đời đời yên nghỉ ( đảo bổ ngữ )
- Nước sông Hương biêng biếc xanh. (đảo bổ ngữ )
- Đẹp vô cùng Tổ quốc ta. ( đảo vị ngữ )

+ Đảo vị trí hai bộ phận chính trong các câu sau:

Một thế giới ban trắng trời, trắng núi.
Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao.
Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
Những cánh cò trắng muốt tung tăng trên đồng lúa chín.

Trắng trời, trắng núi một thế giói ban.
Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi.
Tung tăng trên đồng lúa chín, những cách cò trắng muốt.
Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.
+ Xác định biện pháp đảo ngữ và nêu tác dụng của các biện pháp đảo ngữ đó trong các đoạn văn đoạn thơ sau:

BT1: " Trắng tròn như hạt nếp tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra."
( Nguyễn Tuân )
* Trắng tròn như hạt nếp tẻ đầu mùa - Bộ phận định ngữ của từ hoa sấu
Tác dụng: Diễn tả vẻ đẹp độc đáo, gợi cảm, giàu ý nghĩa của hoa sấu.

BT2: Đã qua rồi cái thời túp lều nửa sàn nửa đất, xiêu vẹo dựa vào lưng núi.
* Đã qua rồi - đảo vị ngữ
Tác dụng nhấn mạnh nội dung thông báo của câu.
BT3: Em ạ. Cu Ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương..
( Tố Hữu )
* Đường ngọt lịm, đồng bãi mía xanh, đồi nương biếc, nông trai vàng.
Tác dụng: gây ấn tượng đặc biệt vào nội dung thông báo - đất nước Cu Ba giàu đẹp.

BT4:
Qua Đèo Ngang
Bước tới Đèo ngang bóng xế tà Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Lom khom dưới núi tièu vài chú Dừng chân đứng lại: trời non nước
Lác đác ven sông chợ mấy nhà Một mảnh tình riêng ta với ta

( Bà Huyện Thanh Quan )

* Đảo ngữ ở các câu thơ 3,4,5,6
Tác dụng: Cảnh thưa thớt, vắng vẻ, gợi nỗi buồn man mác
Tâm trạng tác giả bâng khuâng đượm buồn.
BT5: Dùng biện pháp đảo ngữ diễn đạt những câu văn sau:
Giữa trời khuya tĩnh mịch, một vầng trăng vằng vặc trên sông, một giọng hò mái đẩy thiết tha dịu dàng.
Một biển lúa vàng vây quanh em, hương lúa chín thoang thoảng đâu đây.
Xa xa, những ngọn núi nhấp nhô, mấy ngôi nhà thấp thoáng, vài cánh chim chiều bay lững thững về tổ.

Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên sông một vầng trăng, thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy.
Vây quanh em một biển lúa vàng, thoang thoảng đâu đây hương lúa chín.
Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim chiều bay về tổ.
+ Chữa dùng từ sai.
VD: Dáng người mẹ đậm đà, nước da đen láy. Khuôn mặt mẹ đầy đặn và có phúc.
Dưới cặp lông mày lưỡi mác là đôi mắt luôn phát ra những tia ấm áp.
+ Mở rộng thành phần câu(Trạng ngữ, bổ ngữ, địnhngữ ).
Cho một số câu chỉ có thành phần nòng cốt, yêu cầu mở rộngcác thành phần phụ để nội dung thông báo thêm rõ, sinh động. VD:
Mây bay.
Mùa hạ, buổi chiều, trên nền trời phía tây, những đám mây ngũ sắc đang bay lững lờ.
Anh Na đi bộ đội.
Ngày mai, đúng 7 giờ, tại trụ sở uỷ ban nhân dân huyện Chí Linh, anh Na, con ông cụ Chuối, ở xóm Mít đi bộ đội đánh Mĩ cứu nước.

Viết đoạn, bài: Một số dạng bài tập về đoạn, bài:
+ Viết tiếp vào câu sau thành đoạn văn:
Bầu trời mùa thu thật thoáng đãng.
+ Dựa vào nội dung bài thơ, hãy tưởng tượng viết thành câu chuyện.
VD: Bài thơ "Mẹ vắng nhà ngày bão" ( Đặng Hiển )
" Chú bò tìm bạn" ( Phạm Hổ)
+ Viết bài văn theo đề ra.
4.4.4. Chấm chữa bài: Là khâu rất quan trọng. Gồm:
Chấm từng bài ở nhà. (Chấm kĩ, sửa từng lỗi.) Giờ trả bài , nhận xét.
-Chấm tay đôi: 1 thầy 1 trò trao đổi, góp ý ngay, giúp trò nhận ra ngay ưu, khuyết điểm để rút kinh nghiệm, mau tiến bộ.
Bài chấm cần đảm bảo chính xác, công bằng đối với học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hường
Dung lượng: 444,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)